610398

Kế hoạch 1110/KH-UBND năm 2024 phòng chống bệnh ký sinh trùng, phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2024-2025

610398
LawNet .vn

Kế hoạch 1110/KH-UBND năm 2024 phòng chống bệnh ký sinh trùng, phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2024-2025

Số hiệu: 1110/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Trịnh Trường Huy
Ngày ban hành: 13/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1110/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
Người ký: Trịnh Trường Huy
Ngày ban hành: 13/05/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1110/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 13 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG, PHÂN VÙNG DỊCH TỄ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2024-2025

Căn cứ Quyết định số 1744/QĐ-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn giám sát và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 1745/QĐ-BYT ngày 30/3/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 5003/QĐ-BYT ngày 29/10/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành kế hoạch phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh ban hành Kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng, phân vùng bệnh dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2024-2025 như sau:

I . MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Làm giảm gánh nặng bệnh tật do ký sinh trùng gây ra góp phần chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm các bệnh giun, sán và giảm gánh nặng bệnh tật do ký sinh trùng gây ra tại các vùng dịch tễ.

- Giảm tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm và giảm gánh nặng bệnh giun truyền qua đất, ưu tiên ở các đối tượng nguy cơ cao như trẻ em từ 12 đến 60 tháng tuổi, học sinh tiểu học từ 6 đến 11 tuổi và phụ nữ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp trên phạm vi toàn tỉnh.

- Thực hiện kế hoạch phân vùng bệnh ký sinh trùng thường gặp của địa phương, bảo đảm nguồn lực, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu và hoạt động của kế hoạch. Cập nhập diễn biến và tình hình ký sinh trùng, đề xuất với cấp có thẩm quyền các biện pháp triển khai các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng.

3. Chỉ tiêu

- Phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp giun truyền qua đất đến năm 2025 trên phạm vi toàn tỉnh.

- Điều trị 100% cho người được chẩn đoán nhiễm các loại giun, sán.

- Tẩy giun 1-2 lần/năm cho các đối tượng ưu tiên: trẻ em 24-60 tháng tuổi; học sinh tiểu học 6 đến 11 tuổi; phụ nữ tuổi sinh sản từ 15 đến 45 tuổi. Tần suất tẩy giun hàng loạt tùy theo phân vùng dịch tễ: vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun từ 50% trở lên (03 lần/năm); vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun từ 20% đến dưới 50% (02 lần/năm); vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun từ 10% đến dưới 20% sẽ (01 lần/năm). Các vùng dịch tễ có tỉ lệ nhiễm giun từ 1% đến dưới 10% (2 năm 01 lần).

- 100% các vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng tiến hành các biện pháp phòng chống.

- Trên 50% người dân tại các vùng dịch tễ tiếp cận với các thông tin truyền thông phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

- 100% các trạm y tế xã, phường tại các vùng dịch tễ tiến hành được các hoạt động phòng chống bệnh giun truyền qua đất và báo cáo kết quả thực hiện, cơ sở y tế các tuyến có cán bộ được đào tạo phòng chống các bệnh ký sinh trùng thường gặp.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về chính sách

- Xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng hằng năm của tuyến tỉnh và huyện.

- Cơ quan, đơn vị tuyến tỉnh xác định và huy động nguồn lực đầu tư, hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới, tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ cho công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.

- Triển khai thực hiện các quy định, quy trình, tài liệu hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật trong phòng chống ký sinh trùng của Bộ Y tế, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương.

- Huy động sự tham gia và phối hợp của các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng.

2. Giải pháp về chuyên môn kỹ thuật

2.1. Giám sát, điều tra bệnh ký sinh trùng

- Giám sát dựa vào hệ thống y tế thông qua hoạt động thống kê báo cáo công tác chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng thường quy tại các cơ sở y tế trong toàn tỉnh.

- Điều tra đánh giá tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, yếu tố nguy cơ thường gặp: bệnh giun truyền qua đất, bệnh giun đường ruột. Giám sát các bệnh giun sán truyền từ động vật sang người và các bệnh ký sinh trùng khác.

- Lập cơ sở dữ liệu về bệnh giun sán trên địa bàn tỉnh.

- Vẽ bản đồ và xác định vùng dịch tễ từng bệnh ký sinh trùng theo đơn vị phân vùng cấp huyện.

2.2. Nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh ký sinh trùng

- Rà soát, cập nhật hướng dẫn chuyên môn; tổ chức triển khai thực hiện hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh ký sinh trùng theo quy định của Bộ Y tế ban hành.

- Nâng cao năng lực chẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh ký sinh trùng cho các cơ sở điều trị, bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh. Đẩy mạnh hoạt động phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đúng phác đồ.

- Đảm bảo việc cung ứng, sử dụng thuốc điều trị bệnh ký sinh trùng an toàn, hiệu quả.

2.3. Can thiệp cộng đồng trong phòng chống bệnh ký sinh trùng

- Xác định được các nhóm đối tượng nguy cơ cần được can thiệp tẩy giun sán tại các vùng dịch tễ.

- Xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp với địa phương theo cấp độ phân vùng đối với từng loại bệnh ký sinh trùng.

- Phát hiện sớm và điều trị các ca bệnh cho đối tượng nhiễm giun, sán.

- Thực hiện chiến dịch tẩy giun, sán cho các đối tượng nguy cơ.

- Phân phối và cấp thuốc tẩy giun, sán cho đối tượng nguy cơ.

- Phối hợp với các ban, ngành liên quan triển khai các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng.

- Theo dõi đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp.

3. Giải pháp về truyền thông, giáo dục sức khỏe

- Đẩy mạnh truyền thông giáo dục sức khỏe phòng chống ký sinh trùng tới cộng đồng bằng các phương tiện truyền thông thích hợp, đặc biệt truyền thông giáo dục sức khỏe trực tiếp cho đối tượng đích theo từng bệnh, nhóm bệnh, từng vùng theo từng năm.

- Phối hợp và đa dạng hóa các hình thức truyền thông giáo dục về phòng chống bệnh ký sinh trùng. Lồng ghép trong hoạt động tư vấn, tuyên truyền, giáo dục hợp lý cho các đối tượng là trẻ em, học sinh tiểu học, cha mẹ học sinh, các cơ sở y tế, trường học và cộng đồng.

- Triển khai các hoạt động về can thiệp sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và giám sát chất lượng nước sinh hoạt, rửa tay bằng xà phòng.

- Tổ chức tốt việc phối hợp, huy động ban, ngành, đoàn thể và nhân dân tích cực tham gia các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe chung tay phòng chống bệnh ký sinh trùng.

4. Giải pháp về nâng cao chất lượng hệ thống phòng chống các bệnh ký sinh trùng

- Xây dựng, phát triển và củng cố hệ thống theo dõi giám sát, đánh giá từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Hoàn thành quy trình và hướng dẫn theo dõi giám sát, đánh giá hoạt động cho từng tuyến. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác theo dõi, giám sát, đánh giá hoạt động ở tất cả các tuyến.

- Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng tại các đơn vị, địa phương.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu tại các đơn vị tuyến tỉnh để tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới về dự phòng, xét nghiệm, giám sát, chẩn đoán và điều trị bệnh.

- Nâng cao năng lực hệ thống xét nghiệm phát hiện tại tuyến tỉnh, tuyến huyện.

5. Giải pháp về nguồn lực và đầu tư

- Đảm bảo bố trí đủ cơ cấu, số lượng, chất lượng chuyên môn của hệ thống phòng chống các bệnh ký sinh trùng, duy trì mạng lưới cán bộ làm công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng tại y tế cơ sở.

- Bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác khám, chẩn đoán, và điều trị bệnh ký sinh trùng cho các tuyến theo quy định.

- Xác định, bố trí đảm bảo nguồn kinh phí cho hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng phù hợp với khả năng và điều kiện của từng địa phương.

6. Giải pháp về xã hội hóa công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng

- Huy động sự tham gia vào công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng của chính quyền các cấp, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân.

- Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng giữa các tổ chức đoàn thể, cộng đồng tại địa phương.

- Thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng có sự tham gia của cộng đồng và cá nhân.

III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

1. Điều tra phân vùng dịch tễ và xây dựng bản đồ phân vùng bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2024-2025

- Tuyến tỉnh tổ chức các cuộc điều tra đánh giá tỉ lệ nhiễm, xác định các yếu tố nguy cơ bệnh giun truyền qua đất, giun đường ruột tại các địa phương. Tổng hợp, phân tích số liệu, xây dựng biểu đồ phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp theo cấp huyện (theo kế hoạch được ban hành kèm theo Quyết định số 5003/QĐ-BYT).

- Tuyến huyện, xã phát hiện ca bệnh ký sinh trùng tại địa phương, điều trị, tổng hợp, thống kê các ca bệnh ký sinh trùng báo cáo lên tuyến huyện, tỉnh để thống kê tình hình bệnh.

2. Hoạt động về đào tạo, tâp huấn nâng cao năng lực phòng chống bệnh ký sinh trùng

- Tuyến tỉnh sẽ xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động đào tạo, đào tạo lại về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, điều tra, giám sát phòng chống bệnh ký sinh trùng cho các tuyến (có thể phối hợp cùng tuyến Trung ương thực hiện).

- Tuyến huyện đào tạo, tâp huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị, truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng cho tuyến xã.

3. Hoạt động cung cấp trang thiết bị, vật tư

Trên cơ sở hệ thống xét nghiệm sẵn có tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các đơn vị Bệnh viện, Trung tâm y tế rà soát, đề xuất bổ sung về trang thiết bị, vật tư, sinh phẩm hóa chất phục vụ cho công tác xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng.

4. Hoạt động giám sát, phòng chống bệnh ký sinh trùng

- Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động giám sát dịch tễ bệnh ký sinh trùng hằng năm. Đánh giá thực trạng nhiễm từng loại bệnh ký sinh trùng về phân bố, mức độ phổ biến, đối tượng nhiễm để chọn biện pháp phòng chống tối ưu. Đồng thời giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống các bệnh ký sinh trùng tại tuyến huyện, xã.

- Lập bản đồ dịch tễ các bệnh ký sinh trùng phạm vi toàn tỉnh và bản đồ dịch tễ theo dõi sự thay đổi qua từng năm, từng giai đoạn. Thực hiện xét nghiệm phát hiện sớm các trường hợp nhiễm ký sinh trùng bằng kỹ thuật xét nghiệm phù hợp với năng lực xét nghiệm từng địa phương.

- Tổ chức điều trị ca bệnh, điều trị chọn lọc đối tượng có nguy cơ, điều trị hàng loạt theo phân vùng dịch tễ. Duy trì và mở rộng hoạt động tẩy giun, sán định kỳ nhằm giảm tỉ lệ nhiễm, giảm cường độ nhiễm và giảm tác hại các bệnh do giun, sán. Giải quyết vấn đề vệ sinh môi trường liên quan đến nhà tiêu hợp vệ sinh và sử dụng nước sạch, vệ sinh cá nhân. Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống trong gia đình và nơi công cộng.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa ngành thú y với thủy sản trong giám sát và phòng chống các bệnh ký sinh trùng truyền qua thức ăn, lây truyền từ động vật sang người. Phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể: ngành giáo dục, hội phụ nữ, đoàn thanh niên, chính quyền địa phương trong công tác phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

- Tập huấn nâng cao năng lực về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phòng chống các bệnh ký sinh trùng các tuyến.

- Thuốc điều trị cộng đồng các bệnh giun truyền qua đất sẽ do tuyến trung ương kêu gọi, vận động các nhà tài trợ. Địa phương sử dụng nguồn kinh phí hợp lý để mua thuốc điều trị chọn lọc cộng đồng đối tượng có nguy cơ cao sau các đợt điều tra đánh giá.

- Các hoạt động nghiên cứu, xây dựng bản đồ dịch tễ các bệnh ký sinh trùng, phát triển vật liệu truyền thông và tổ chức các hoạt động truyền thông, in ấn, phân phối vật liệu truyền thông phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

- Đầu tư nguồn lực ban đầu như kính hiển vi, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư phục vụ công tác xét nghiệm cho các tuyến.

- Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm để thu thập số liệu và xử lý số liệu phục vụ công tác giám sát và phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

IV. KINH PHÍ

Kinh phí hoạt động phục vụ cho công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng, phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng thường gặp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025 do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong kính phí chi hoạt động thường xuyên hằng năm của cơ quan đơn vị và được lồng ghép các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với ban, ngành, đoàn thể, địa phương, triển khai có hiệu quả kế hoạch phân vùng dịch tễ các bệnh ký sinh trùng thường gặp tại tỉnh đến năm 2025. Hằng năm xây dựng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng tại tỉnh; bảo đảm nguồn lực, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu và hoạt động của kế hoạch.

- Cập nhật diễn biến và tình hình ký sinh trùng có biện pháp triển khai phòng chống bệnh ký sinh trùng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế, UBND tỉnh kết quả công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, đơn vị y tế tuyến dưới triển khai các hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng, thống kê, báo cáo theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

1.1. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

- Đầu mối tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tổ chức thực hiện hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng, điều tra và đánh giá các yếu tố nguy cơ, lập bản đồ dịch tễ bệnh ký sinh trùng. Thực hiện tổng hợp, báo cáo số liệu bệnh ký sinh trùng theo quy định.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật và tập huấn cho cán bộ y tế tuyến huyện triển khai thực hiện các hoạt động phân vùng bệnh ký sinh trùng; triển khai giám sát tình hình ký sinh trùng tại các vùng trọng điểm, vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng.

1.2. Trung tâm y tế huyện, thành phố

- Triển khai hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của Tỉnh.

- Phối hợp cùng tuyến trung ương, tuyến tỉnh tiến hành các hoạt động điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo trạm y tế xã, phường, thị trấn cùng phối hợp tiến hành các hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng và các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng sau đánh giá phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn và vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng.

1.3. Trạm y tế xã, phường, thị trấn

- Phối hợp với các tuyến triển khai hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của tuyến tỉnh, tuyến huyện.

- Cập nhật diễn biến và tình hình ký sinh trùng trên địa bàn dựa vào số trường hợp bệnh được phát hiện thụ động tại địa phương hoặc thông tin trường hợp bệnh từ các cơ sở điều trị khác và triển khai các biện pháp phòng chống hiệu quả.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức triển khai công tác phòng chống bệnh ký sinh trùng theo chức năng nhiệm vụ của ngành.

- Sau khi có kết quả phân vùng, chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện biện pháp phòng chống bệnh giun sán ở động vật nhằm làm giảm ảnh hưởng tới công tác chăn nuôi, sản xuất kinh tế và giảm phát tán mầm bệnh giun, sán ra môi trường từ đó hạn chế lây nhiễm sang người.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho giáo viên, học sinh trong các trường; đảm bảo an toàn thực phẩm tại các trường có bếp ăn tập thể để phòng chống bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Phối hợp tổ chức triển khai hoạt động tẩy giun, sán tại các trường học theo kế hoạch của Sở Y tế.

4. Sở Tài chính: phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị liên quan phân bổ kinh phí thường xuyên trong dự toán hằng năm đã giao cho đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh truyền thông sâu rộng kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng thường gặp, phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025.

- Phối hợp với Sở Y tế cung cấp thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp phòng chống bệnh ký sinh trùng, đặc biệt tại các vùng trọng điểm và các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao trên địa bàn tỉnh.

6. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo thực hiện mục tiêu các chương trình phát triển kinh tế - xã hội nâng cao chất lượng sống của nhân dân góp phần để làm giảm bệnh ký sinh trùng.

- Thúc đẩy xây dựng và nâng cao tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh nhằm quản lý, xử lý chất thải tốt, không phóng uế bừa bãi. Tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, đảm bảo không để mầm bệnh ký sinh trùng phát tán ra môi trường.

- Chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng tại địa phương; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống bệnh ký sinh trùng tại địa phương hiệu quả, phù hợp. Bố trí ngân sách huyện đảm bảo kinh phí thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cấp huyện trong kế hoạch.

- Chỉ đạo các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã tăng cường phối kết hợp thực hiện phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí để người dân có nhận thức tốt và hành vi đúng phòng chống bệnh ký sinh trùng tại địa phương.

- Giám sát chặt chẽ tình hình, triển khai hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh ký sinh trùng đến tận thôn/tổ/xóm. Địa phương thuộc các vùng trọng

điểm, nguy cơ cao tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp, từng bước triển khai có hiệu quả các giai đoạn của chương trình phòng chống các bệnh ký sinh trùng.

Căn cứ nội dung của Kế hoạch, các Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế để tổng hợp) kết quả thực hiện trước ngày 15 tháng 12 hoặc báo cáo đột xuất theo quy định. Trong quá trình thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế để tổng hợp) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT, các Ủy viên UBND tỉnh;
- Các Sở: Y tế, GD&ĐT, NN&PTNT, Tài chính, TT&TT;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: LĐVP; CVVX;
- Lưu: VT, VX(TT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Trịnh Trường Huy

 

PHỤ LỤC 1

MỘT SỐ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG, PHÂN VÙNG DỊCH TỄ BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2024-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 1110/KH-UBND ngày 13/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng)

TT

Nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Cơ quan, đơn vị phối hợp

Thời gian

Ghi chú

I

Điều tra phân vùng dịch tễ và xây dựng bản đồ phân vùng bệnh ký sinh trùng giai đoạn 2024-2025

 

 

 

 

1

Tuyến tỉnh xây dựng kế hoạch và các huyện phối hợp thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ tại các địa phương. Tổng hợp, phân tích số liệu, đánh giá kết quả

Sở Y tế

Các Sở, ngành có liên quan, UBND huyện, thành phố; Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương

Tháng 11 hằng năm

 

2

Tuyến xã, huyện phát hiện ca bệnh ký sinh trùng tại địa phương, điều trị, tổng hợp, thống kê các ca bệnh ký sinh trùng báo cáo lên tuyến huyện, tỉnh để thống kê tình hình bệnh theo tháng

Sở Y tế

UBND huyện, thành phố; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trạm Y tế xã

Hằng năm

 

II

Đào tạo, tập huấn về phòng chống bệnh ký sinh trùng

 

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch và tiến hành các hoạt động đào tạo, đào tạo lại về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, điều tra, giám sát phòng chống bệnh ký sinh trùng cho các tuyến.

Sở Y tế

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Hằng năm

 

2

Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị, truyền thông phòng chống bệnh ký sinh trùng cho tuyến huyện, xã.

Sở Y tế

UBND huyện, thành phố; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trạm Y tế xã

Hằng năm

 

III

Cung cấp trang thiết bị, vật tư sinh phẩm hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị phòng chống bệnh ký sinh trùng.

Sở Y tế

UBND huyện, thành phố; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trạm Y tế xã

Hằng năm

 

IV

Giám sát, phòng chống các bệnh ký sinh trùng

 

 

 

 

1

Xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động giám sát dịch tễ bệnh ký sinh trùng hằng năm theo từng bệnh, từng đối tượng, từng vùng dịch tễ bệnh. Giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng chống các bệnh ký sinh trùng tại tuyến huyện, xã.

Sở Y tế

UBND huyện, thành phố; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trạm Y tế xã

Hằng năm

 

2

Lập mới bản đồ dịch tễ các bệnh ký sinh trùng và theo dõi sự thay đổi qua các năm, các giai đoạn. Xét nghiệm xác định tỉ lệ nhiễm, cường độ nhiễm ở các nhóm ảnh hưởng, phát hiện các trường hợp nhiễm ký sinh trùng.

Sở Y tế

UBND huyện, thành phố; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trạm Y tế xã

Hằng năm

 

3

Điều trị ca bệnh, điều trị chọn lọc, điều trị hàng loạt theo phân vùng dịch tễ. Duy trì và mở rộng hoạt động tẩy giun, sán định kỳ.

Sở Y tế

UBND huyện, thành phố; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trạm Y tế xã

Hằng năm

 

4

Đào tạo nâng cao kỹ năng xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị phòng chống các bệnh ký sinh trùng các tuyến.

Sở Y tế

UBND huyện, thành phố; Trung tâm Y tế huyện, thành phố; Trạm Y tế xã

Hằng năm

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN KINH PHÍ ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG GẶP
(Kèm theo Kế hoạch số 1110/KH-UBND ngày 13/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Nội dung chi

Đơn vị

Số lượng

Người/ Lần

Định mức (Đồng)

Thành tiền (Đồng)

I

Điều tra phân vùng dịch tễ một số bệnh ký sinh trùng tại huyện

1

Tiền lưu trú cán bộ tỉnh

Ngày

90

5

200.000

90.000.000

2

Tiền ngủ cán bộ tỉnh

Đêm

64

5

300.000

96.000.000

3

Thuê người đi phát túi thu mẫu phân, dẫn đường đi phỏng vấn cho các nhóm điều tra

Ngày

60

1

100.000

6.000.000

4

Chi cho đối tượng cung cấp thông tin

Phiếu

3.000

1

40.000

120.000.000

5

In phiếu điều tra KAP

Phiếu

3.000

1

3.000

9.000.000

6

Tiền xăng xe đi lại

Lít

640

1

25.000

16.000.000

7

Công thu mẫu phân (người cho mẫu bệnh phẩm)

Mẫu

4.000

1

7.000

28.000.000

 

Cộng I

 

 

 

 

365.000.000

II

Kinh phí dự kiến vật tư, hoá chất cho xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato -Katz tại cộng đồng

1

Bút kính

Chiếc

18

1

10.000

180.000

2

Bút bi

Chiếc

20

1

3.000

60.000

3

Cồn

Lít

4

1

50000

200.000

4

Găng tay

Hộp

20

1

150.000

3.000.000

5

Khẩu trang

Hộp

20

1

100.000

2.000.000

6

Mũ chùm đầu

Cái

800

1

1.200

960.000

7

Túi đựng rác

Kg

4

1

40.000

160.000

8

Giấy vệ sinh

Dây

2

1

70.000

140.000

9

Lam kính

Hộp

110

1

30.000

3.300.000

 

Cộng II

 

 

 

 

10.000.000

 

Tổng cộng I, II

 

 

 

 

375.000.000

Tổng kinh phí dự kiến bằng chữ: Ba trăm bảy mươi năm triệu đồng chẵn./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác