609423

Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2024 quản lý và phát triển lâm sản trên địa bàn Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024-2030

609423
LawNet .vn

Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2024 quản lý và phát triển lâm sản trên địa bàn Thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024-2030

Số hiệu: 92/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ Người ký: Nguyễn Ngọc Hè
Ngày ban hành: 07/05/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 92/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
Người ký: Nguyễn Ngọc Hè
Ngày ban hành: 07/05/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 07 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

VỀ VIỆC QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN LÂM SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

Thực hiện Thông tư số 26/2022/TT-BNN&PTNT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản, Thông tư số 22/2023/TT-BNN&PTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành kế hoạch quản lý và phát triển lâm sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024 - 2030, với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về lâm sản; ngăn chặn tình trạng mua bán, tiêu thụ lâm sản trái pháp luật; tạo điều kiện phát triển nghề sản xuất, kinh doanh lâm sản hợp pháp, góp phần nâng cao thu nhập cho tổ chức, cá nhân và nâng cao giá trị sản xuất lâm nghiệp.

2. Mục tiêu cụ thể

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi, sản xuất, kinh doanh lâm sản đúng quy định của pháp luật; ngăn chặn và xử lý kịp thời trường hợp lợi dụng gây nuôi, sản xuất, kinh doanh để tiêu thụ lâm sản có nguồn gốc không hợp pháp.

- Kiểm soát chặt chẽ điều kiện an toàn, bảo vệ môi trường, dịch bệnh trong hoạt động gây nuôi, sản xuất, kinh doanh lâm sản.

- Từng bước phát triển các cơ sở gây nuôi tập trung theo phương thức an toàn sinh học, giảm thiểu rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm liên quan đến động vật hoang dã.

- Phổ biến, nhân rộng các mô hình đem lại hiệu quả phù hợp tại địa phương và áp dụng các giải pháp gây nuôi, kiểm soát ngăn ngừa các vấn đề ô nhiễm, lây nhiễm chéo,...

- Tiếp nhận các loài động vật hoang dã do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp, đưa vào cứu hộ và thả về môi trường tự nhiên.

II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật quản lý lâm sản

a) Mục đích: Nhằm tạo điều kiện nâng cao nhận thức, định hướng các tổ chức, cá nhân gây nuôi, sản xuất, kinh doanh lâm sản chấp hành các quy định của pháp luật và phát triển bền vững lâm sản.

b) Đối tượng tuyên truyền: Các tổ chức, cá nhân gây nuôi, sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản.

c) Nội dung tuyên truyền: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản.

d) Hình thức, phương pháp thực hiện: Tổ chức lớp tuyên truyền, cung cấp tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm sản đến tổ chức, cá nhân liên quan.

2. Khảo sát, thẩm định, cập nhật dữ liệu thông tin cơ sở gây nuôi, sản xuất, chế biến lâm sản

a) Mục đích: Nhằm quản lý, truy xuất thông tin dữ liệu về đối tượng quản lý, phục vụ cho lập kế hoạch kiểm tra, thực hiện công tác quản lý xác nhận nguồn gốc lâm sản; ngăn chặn hành vi sử dụng lâm sản chưa có nguồn gốc hợp pháp.

b) Nội dung và phương pháp thực hiện:

- Lập kế hoạch và tổ chức phối hợp khảo sát, kiểm tra, thẩm định thu thập thông tin đối tượng quản lý, tổng hợp thống kê, nhập dữ liệu.

- Thẩm định cơ sở, hộ nuôi và cập nhật dữ liệu.

- Bàn giao lâm sản do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp cho Nhà nước.

3. Tổ chức phối hợp kiểm tra, kiểm soát các điểm mua bán lâm sản

a) Mục đích: Nhằm xóa bỏ các điểm mua bán, cất giữ trái phép lâm sản trên địa bàn các quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ.

b) Nội dung và phương pháp thực hiện:

- Hàng năm, sử dụng nguồn dữ liệu kết hợp quá trình xác minh để xác định địa bàn trọng điểm, lên danh sách các điểm nóng mua bán, cất giữ trái phép lâm sản.

- Lập kế hoạch phối hợp, tổ chức lực lượng liên ngành gồm các cơ quan chức năng địa phương tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý lâm sản; truy quét, xóa các điểm mua bán, cất giữ trái phép lâm sản trên địa bàn quận, huyện.

c) Cơ quan phối hợp thực hiện: Công an thành phố, Cục Quản lý thị trường, Cục Hải quan thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện.

4. Mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý về lâm sản

a) Mục đích: Nhằm tạo điều kiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ cứu hộ động vật hoang dã của Chi cục Phát triển nông thôn và Kiểm lâm thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần nâng cao nâng hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với hoạt động gây nuôi và cứu hộ động vật hoang dã.

b) Nội dung: Mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác quản lý lâm sản.

III. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN

1. Thời gian thực hiện: Năm 2024 đến năm 2030.

2. Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng dự toán: 1.117.800.000 đồng (Một tỷ, một trăm mười bảy triệu, tám trăm nghìn đồng).

2. Nguồn kinh phí: Ngân sách thành phố và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện hàng năm; chỉ đạo Chi cục Phát triển nông thôn và Kiểm lâm hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt triển khai thực hiện.

2. Công an thành phố chỉ đạo các phòng chức năng tăng cường phối hợp lực lượng kiểm lâm tổ chức kiểm tra, truy quét, chuyển hóa những điểm mua bán lâm sản trái phép.

3. Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân thành phố bố trí dự toán kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch này theo quy định.

4. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc quản lý lâm sản.

5. Cục Hải quan thành phố chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, bến cảng, để phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về nhập khẩu, xuất khẩu đối với lâm sản.

6. Cục Quản lý thị trường thành phố chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng kiểm lâm thành phố tổ chức kiểm tra, truy quét, chuyển hóa những điểm mua trái phép lâm sản.

7. Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Phát triển nông thôn và Kiểm lâm) thực hiện công tác quản lý Nhà nước theo sự phân công, phân cấp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là Kế hoạch quản lý và phát triển lâm sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2024 - 2030, Ủy ban nhân dân thành phố đề nghị Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan ban ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các đơn vị liên quan căn cứ nội dung Kế hoạch tổ chức thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- CT, PCT UBND thành phố (1AC);
- Các Sở ban, ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND thành phố (2D,3B);
- Lưu: VT.HN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Hè

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác