606526

Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

606526
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 339/QĐ-UBND năm 2024 phê duyệt Đề án phát triển Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc đến năm 2030 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu: 339/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc Người ký: Nguyễn Văn Khước
Ngày ban hành: 22/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 339/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký: Nguyễn Văn Khước
Ngày ban hành: 22/02/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 339/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 22 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Căn cứ Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 2 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành Qui chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên;

Căn cứ Nghị quyết 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII; Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc tại Tờ trình số 12/TTr-SGDĐT ngày 24/1/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đến năm 2030 (có Đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ngành: Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nội vụ, Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ GD&ĐT;
- Chủ tịch;
- Các PCT;
- CPVP;
- Lưu: VT, VX2

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Khước

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 339QĐ-UBND ngày 22/02/2024 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

PHẦN THỨ NHẤT

SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

Trường Trung học Phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định số 382/QĐ-UB ngày 23 tháng 4 năm 1997. Nằm ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, đây là trường trung học phổ thông chuyên duy nhất của tỉnh, thu hút học sinh giỏi từ khắp các huyện, thành phố trong tỉnh.

Năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 958/QĐ-UBND ngày 29 tháng 03 năm 2017 phê duyệt Đề án “Xây dựng và phát triển Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc giai đoạn 2017-2020”. Sau thời gian thực hiện Đề án, đến nay cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư khang trang, hiện đại; đội ngũ giáo viên được quan tâm lựa chọn và bồi dưỡng thường xuyên, đáp ứng yêu cầu của công tác giáo dục trong trường chuyên; chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực giỏi, học sinh thi đỗ các trường đại học luôn duy trì ở mức cao; số học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hằng năm xếp ở vị trí tốp đầu cả nước; có nhiều học sinh đoạt giải Olympic khu vực và quốc tế.

Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của đất nước trong thời kỳ mới, nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập cần sớm khắc phục: Tình trạng thiếu giáo viên ở các môn học, công tác phát triển đội ngũ chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; cơ sở vật chất đã được đầu tư khang trang hiện đại, cơ bản đảm bảo cho công tác dạy và học, tuy nhiên còn thiếu một số hạng mục quan trọng để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hợp tác quốc tế.

Ngày 10/12/2021, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TU về phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030, giáo dục Vĩnh Phúc đạt trình độ tiên tiến của khu vực và tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới; xây dựng Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc là “trường học thông minh” theo chuẩn quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu. Để triển khai thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đảng bộ tỉnh; phát huy hiệu quả năng lực đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất của Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc; phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành trường chất lượng cao trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên của cả nước, tiếp cận với khu vực và thế giới thì việc xây dựng Đề án Phát triển Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đến năm 2030 là cần thiết.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, CƠ SỞ THỰC TIỄN

1. Căn cứ pháp lý

Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;

Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015; Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành trung ương Đảng về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;

Thông tư số 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/2/2023 của Bộ GDĐT về Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông chuyên;

Nghị quyết số 10-NQ/TU, ngày 20/11/ 2019 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ trí thức và trọng dụng nhân tài tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2020-2025;

Nghị quyết 01-NQ/ĐH XVII ngày 16/11/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII;

Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 12/3/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh Khóa XVI về nâng cao thu nhập và phúc lợi của người dân Vĩnh Phúc đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Nghị quyết 06/2021/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 về một số chính sách đặc thù xây dựng đội ngũ tri thức và thu hút trọng dụng người có tài năng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025;

Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển Giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 25/6/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 19/11/2020 của BCH Đảng bộ tỉnh về thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của UBND tỉnh về UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 04/5/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”;

Kế hoạch 190/KH-UBND ngày 25/7/2022 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 10/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025";

Đề án số 06–ĐA/TU ngày 5/11/2021 về đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021 – 2025.

2. Căn cứ thực tiễn

Trong những năm qua, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có sự phát triển mạnh về kinh tế, ổn định về chính trị, xã hội; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và những nhân tố xuất sắc ngay từ ghế nhà trường để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung là yếu tố không thể thiếu trong quá trình hội nhập và phát triển.

Năm học đầu tiên 1997-1998, trường học nhờ địa điểm tại Trường THPT Trần Phú và Trường Tiểu học Liên Bảo. Từ năm học 1998-1999, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc có trụ sở tại phố Chu Văn An, phường Liên Bảo, thành phố Vĩnh Yên. Năm 2019 được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc được xây dựng mới, khanh trang, hiện đại và đồng bộ tại Km số 3 quốc lộ 2B, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên; bàn giao và đi vào hoạt động từ tháng 8/2020.

Với truyền thống dạy tốt, học tốt, nhiều năm liên tục Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc luôn là đơn vị xuất sắc của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh nhà và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao. Trường nằm trong tốp các đơn vị dẫn đầu toàn quốc về chất lượng giáo dục đại trà cũng như chất lượng thi học sinh giỏi, chất lượng thi tốt nghiệp THPT. Trong sự phát triển của giáo dục Vĩnh Phúc, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc có những đóng góp quan trọng. Trường là trung tâm bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế của tỉnh, góp phần đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về chất lượng giáo dục mũi nhọn của cả nước. Trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ học sinh trưởng thành, phát triển toàn diện, thành công trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Tuy nhiên, so với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc chưa thực sự là môi trường thu hút giáo viên và học sinh có trình độ về công tác và học tập; nhà trường thiếu đội ngũ giáo viên có thể tham gia các hội nghị khu vực và quốc tế; việc dạy và học ngoại ngữ, tin học đã có sự chuyển biến tích cực, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và thị trường lao động hiện nay; chất lượng giáo dục mũi nhọn ở tốp đầu toàn quốc về số lượng giải, nhưng chất lượng giải chưa thật cao; quan hệ, hợp tác quốc tế đã có sự khởi sắc, nhưng hiệu quả hợp tác chưa được như mong muốn...Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nhà trường và chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình hội nhập và phát triển.

Vì vậy, cần thiết xây dựng Đề án Phát triển Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đến năm 2030 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, tạo bước đột phá để phát triển giáo dục tỉnh nhà, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh.

PHẦN THỨ HAI

KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2017-2020” VÀ THỰC TRẠNG TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM HỌC 2022-2023

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Quy mô số lớp, học sinh

Năm học 2017-2018, trường có 30 lớp, 1050 học sinh; năm học 2020-2021, trường có 39 lớp, 1258 học sinh; năm học 2022-2023, trường có 44 lớp với 1555 học sinh, khối 10 có 15 lớp (13 lớp chuyên và 02 lớp phổ thông), khối 11 có 15 lớp (13 lớp chuyên và 02 lớp phổ thông) và khối 12 mỗi khối có 14 (12 lớp chuyên và 02 lớp phổ thông). (Phụ lục 1)

So với mục tiêu của đề án: đạt chỉ tiêu về quy mô học sinh và sĩ số học sinh/lớp; thiếu 01 lớp để đạt mục tiêu đề án.

2. Cơ sở vật chất, thiết bị

Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc đã được xây dựng mới (hoàn thành mục tiêu của đề án) với cơ sở vật chất, thiết bị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia và có giá trị sử dụng lâu dài.

Diện tích đất 65.600 m2; diện tích xây dựng các công trình 34.560 m2; diện tích trồng hoa, trồng cỏ 10.400 m2; diện tích sân chơi, bãi tập, đường nội bộ, vỉa hè 26.665 m2.

Các hạng mục cơ bản: 45 phòng học; 13 phòng học đội tuyển; 10 phòng tổ chuyên môn; 25 phòng học chức năng; Thư viện; Hội trường 150 chỗ, Hội trường 500 chỗ; Nhà Rèn luyện thể chất; Bể bơi; Sân vận động; Khu ký túc xá s438 chỗ ở cho học sinh, … được hoàn thiện, phục vụ công tác dạy và học.

Các trang thiết bị dạy học đã được trang bị theo đúng quy định về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đối với các trường THPT.

3. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

100% có trình độ đạt chuẩn trở lên, trong đó 72,6% có trình độ trên chuẩn, có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và năng lực ngoại ngữ trong hội nhập, hợp tác quốc tế.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có trình độ cao về chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong công tác quản lý và dạy học, có trình độ tiếng Anh trong giao tiếp; có 9 giáo viên các bộ môn khoa học tự nhiên (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) được đào tạo bồi dưỡng ngoại ngữ và chuyên môn theo chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đạt trình độ tiếng Anh để giảng dạy, nghiên cứu khoa học tiếp cận với chương trình quốc tế; có 09 giáo viên tiếng Anh có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế Ielts; có 06 giáo viên có chứng chỉ dạy học quốc tế môn ngoại ngữ TKT; có 02 giáo viên tham gia các hội thảo khu vực, quốc tế và biên tập, cộng tác viên cho các tạp chí khoa học chuyên ngành.

So với mục tiêu của đề án, các chỉ tiêu về trình độ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều đạt và vượt chỉ tiêu.

4. Chất lượng giáo dục

Kết quả xếp loại học lực, hạnh kiểm và thi TN THPT: hằng năm có trên 95% học sinh xếp loại học lực giỏi; 100% học sinh được xếp loại hạnh kiểm tốt, khá. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trường đại học đạt 100%. Trong đó năm 2018 có 10%, năm 2022 có 11,8% học sinh được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước.

Chất lượng ngoại ngữ và tin học: năm 2018 có 6,59%; năm 2022 có 68% học sinh lớp 12 có khả năng học đại học bằng tiếng nước ngoài (có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế); gần 100% học sinh lớp 12 đạt 5 điểm trở lên trong Kỳ thi TN THPT, năm 2018 có 10 học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế MOS, năm 2022 đã có 73,4% học sinh đạt chứng chỉ Tin học quốc tế MOS. (Phụ lục 2)

Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế: từ năm 2017 đến nay, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc có 07 học sinh đoạt Huy chương trong các kì thi của khu vực và quốc tế; có 453 giải quốc gia trên tổng số giải 454 quốc gia của cả tỉnh, chiếm tỉ lệ 99,78%. Trong những năm gần đây, chất lượng giáo dục mũi nhọn luôn xếp tốp đầu cả nước. Năm 2018 có 71 giải quốc gia, đạt 78,89%; năm 2020 có 81 giải quốc gia, đạt 90%; năm 2023 có 79 giải quốc gia, đạt 85,87%.

Chất lượng học sinh giỏi trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, khu vực, quốc gia và quốc tế liên tục tăng trưởng, trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về chất lượng và số lượng. (Phụ lục 3)

So với mục tiêu của đề án: cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu của đề án, trong đó chất lượng mũi nhọn được duy trì trong vị trí tốp đầu cả nước, chất lượng giáo dục đại trà được giữ vững và ổn định. Nhiệm vụ nâng cao năng lực ngoại ngữ và tin học cho học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc được chú trọng. Đến năm học 2022-2023, tất cả các khối lớp đều được tăng cường giáo viên người nước ngoài dạy tiếng Anh với thời lượng 1 tiết/ tuần. 100% học sinh ra trường sẽ đạt chuẩn đầu ra là cấp độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu. Trường đã thí điểm dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh bằng tiếng Anh với thời lượng 8 tiết/ học kì.

Các kì thi khác như Toán Hà Nội mở rộng, Olympic Khoa học tự nhiên, hội thi Duyên Hải Bắc Bộ, Trại hè Hùng Vương, thi Hùng biện tiếng Anh, thi Robotis khối THPT toàn quốc, … thu hút đông đảo học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc tham gia và đạt kết quả cao, tạo tiền đề nâng cao chất lượng học sinh giỏi quốc gia, khu vực, quốc tế.

5. Về hợp tác quốc tế

Trong những năm qua, tổ chức hợp tác với hơn 40 đối tác trong và ngoài nước làm công tác tuyển sinh, du học và cấp học bổng cho học sinh. Số học sinh của trường đi du học diện được học bổng của đại học nước ngoài tăng nhanh. (Phụ lục 2) Tổ chức nhiều hoạt động hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài, mời giáo viên nước ngoài về dạy học tiếng Anh. Trong 4 năm trở lại đây đã đón được 07 giáo viên nước ngoài về giảng dạy tiếng Anh tại trường; có 02 giáo viên được tham gia khoá học 6 tuần của Fulbright tại Mỹ theo chương trình đào tạo giáo viên toàn cầu; đưa nhiều học sinh tham dự hội thảo du học do các Đại sứ quán Hoa Kỳ, Italia, Nhật Bản tổ chức, số lượng học sinh đi du học ngày một tăng; năm 2019 đã kí hợp tác với Trường Jean-Baptiste de Baudre à Agen ở Pháp và kết nối với Học viện quản lý Singgapore để trao đổi kinh nghiệm về đào tạo, bồi dưỡng năng khiếu, đổi mới phương pháp giáo dục; bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên; trao đổi giáo viên, học sinh đến trải nghiệm thực tế. (Phụ lục 4)

6. Về việc tham mưu xây dựng cơ chế chính sách đặc thù

Tỉnh đã tham mưu HĐND tỉnh xây dựng các cơ chế chính sách đặc thù cho Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với những cơ chế, chính sách thưởng cho học sinh, giáo viên có học sinh đoạt giải HSG. Những chính sách ấy góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Cụ thể:

+ Nghị quyết số 53/2017/NQ – HĐND quy định chính sách thưởng cho học sinh, sinh viên đạt giải, đỗ thủ khoa và giáo viên có học sinh, sinh viên đạt giải trong các Kỳ thi, cuộc thi học sinh giỏi.

+ Nghị quyết số 40/2019/NQ-HĐND ngày 15/7/2019 sửa đổi một số nội dung khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 53/2017/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 quy định chính sách thưởng cho học sinh, sinh viên đạt giải, đỗ thủ khoa và giáo viên có học sinh, sinh viên đạt giải trong các kỳ thi, cuộc thi học sinh giỏi, sinh viên giỏi.

+ Nghị quyết số 70/2019/NQ – HĐND quy định một số chính sách đặc thù với Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, chế độ đối với chuyên gia, giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng, tập huấn đội tuyển của tỉnh tham dự kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế.

+ Nghị quyết số 17/2021/NQ – HĐND quy định một số chính sách đặc thù với Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc, chế độ đối với học sinh tham gia đội tuyển, chuyên gia, giáo viên tham gia bồi dưỡng đội dự tuyển làm nguồn, đội tuyển chính thức của tỉnh tham dự kì thi chọn học sinh giỏi thi khoa học kĩ thuật cấp quốc gia, khu vực và quốc tế giai đoạn 2022 - 2025.

II. TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại, hạn chế

Đội ngũ giáo viên, nhân viên còn thiếu (Phụ lục 5); năng lực chuyên môn, ngoại ngữ của một bộ phận chưa đáp ứng yêu cầu công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và giảng dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng Anh. Chưa có giáo viên có trình độ tiến sỹ (hiện mới chỉ có 3 giáo viên đang đi học nghiên cứu sinh). Số giáo viên tham gia các hội thảo khu vực quốc tế còn rất ít, chưa tương xứng với vị thế của nhà trường. Năng lực ngoại ngữ của một số giáo viên còn hạn chế, chưa sử dụng được thành thạo ngoại ngữ trong giao tiếp. (Phụ lục 4).

Chất lượng tuyển sinh đầu vào còn thấp so với yêu cầu, chưa đẩy mạnh công tác phối hợp với các Phòng GDĐT, các trường THCS chất lượng cao và hệ trống trường THCS trên địa bàn toàn tỉnh trong việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu cấp THCS, tạo nguồn tuyển sinh đảm bảo chất lượng cho trường chuyên.

Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia chưa ổn định ở các môn: Tin học, tiếng Pháp, Ngữ văn. Số học sinh tham gia thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế còn ít. Chưa thực hiện được việc trao đổi hợp tác với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài trong đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ, trao đổi kinh nghiệm, xây dựng chương trình và tài liệu dạy học cho trường chuyên. Chất lượng dạy học ngoại ngữ, tin học theo chuẩn quốc gia, quốc tế chưa cao, chưa tạo được môi trường để giao tiếp ngoại ngữ thường xuyên trong nhà trường.

Một số học sinh còn học lệch, chưa đồng đều ở các môn học, đặc biệt là các môn học trái ban.

Chưa có các sân chơi trí tuệ dành cho học sinh nhằm phát triển các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo; chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất để học sinh trải nghiệm sáng tạo khoa học, nghiên cứu và áp dụng vào thực tế cuộc sống.

Khu nội trú nhà trường hiện đã quá tải, nhu cầu ở nội trú của học sinh hiện đang gấp đôi công suất thiết kế ban đầu.

Thiết bị dạy học chưa được nâng cấp, các phòng Lý-Hóa-Sinh vẫn dùng thiết bị cũ, đã hết khấu hao hoặc hư hỏng, không đảm bảo chất lượng hoạt động học tập. Các phòng công nghệ, phòng âm nhạc, phòng điện ảnh, phòng hội hoạ hiện chưa có thiết bị.

Nhiều phòng học chưa có bàn ghế, chưa có trang thiết bị cần thiết phục vụ giảng dạy.

Chính sách tuyển đặc cách giáo viên về Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc chưa thực hiện được. Chưa có cơ chế đặc thù cho việc quản lý, khai thác và vận hành trường; cơ chế đặc thù về việc tuyển thẳng học sinh đạt giải Nhất cấp tỉnh kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 vào Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.

2. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Tình trạng thiếu giáo viên ở một số bộ môn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Việc huy động xã hội hóa cho hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học còn gặp khó khăn.

Chưa đổi mới hình thức tổ chức tuyển sinh, chính vì vậy chưa thu hút được những học sinh phát triển toàn diện.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của nhà trường chưa đạt hiệu quả cao; chậm đổi mới; chưa chủ động liên kết, hợp tác với các cơ sở giáo dục trong và ngoài nước.

Cơ sở vật chất mới, khang trang nhưng chưa có những trang thiết bị hiện đại phục vụ đổi mới giáo dục.

PHẦN THỨ BA

NỘI DUNG ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng và phát triển Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc thành trường THPT có cơ sở vật chất hiện đại; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng và đạt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao; chất lượng giáo dục tốt nhất của tỉnh; là “trường học thông minh” theo chuẩn quốc tế, trung tâm nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu của tỉnh. Đến năm 2030, phấn đấu trở thành một trong những trường trọng điểm quốc gia và ngang tầm với các trường THPT chất lượng cao trong khu vực, quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025

a) Qui mô lớp học, học sinh

Trường có 3 khối lớp (lớp 10, lớp 11, lớp 12), từ 1500 đến 1620 học sinh. Mỗi khối có 15 lớp (15 lớp chuyên, trong đó Toán học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh mỗi môn chuyên có 02 lớp; các lớp chuyên khác mỗi môn chuyên có 01 lớp (Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, tiếng Pháp); mở mới 01 lớp chuyên ngoại ngữ phù hợp nhu cầu thực tiễn.

b) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Có trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của trường trọng điểm quốc gia, tiếp cận các trang thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và quốc tế và có giá trị sử dụng lâu dài.

- Nghiên cứu, đề xuất việc đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp quy mô khu ký túc xá hiện tại để đáp ứng nhu cầu của nhà trường.

c) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

- Đảm bảo đủ về số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định.

- Chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giáo viên được nâng cao. 100% giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên, trong đó 80% có trình độ đào tạo trên chuẩn; có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; 30-40% giáo viên đạt trình độ năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế từ B2 trở lên, trong đó, 90-100% giáo viên dạy ngoại ngữ đạt trình độ năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế từ C1 trở lên; 30% cán bộ quản lý tham gia đào tạo nâng cao trình độ tại các cơ sở giáo dục nước ngoài hoặc liên kết với các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam; có từ 3 đến 5 cán bộ, giáo viên đi học nghiên cứu sinh.

d) Cơ chế chính sách đặc thù

Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù: Cơ chế đặc thù để tuyển dụng giáo viên; cơ chế ưu đãi đặc thù đối với giáo viên giảng dạy học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, đội tuyển cấp quốc gia, quốc tế; cơ chế đặc thù để quản lý, khai thác, vận hành nhà trường.

e) Chất lượng giáo dục

- Trên 90% học sinh có kết quả học tập đạt mức Tốt; 100% học sinh có kết quả rèn luyện đạt mức Tốt.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trường đại học hàng năm là 100%. Trong đó có 30% trở lên được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước, từ 45% học sinh trở lên có khả năng học đại học bằng tiếng nước ngoài. 100% học sinh học xong lớp 12 đạt trình độ năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn Quốc) từ bậc 3 (B1) theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; 50% học sinh đạt trình độ năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế từ B1 trở lên; 60% học sinh có chứng chỉ tin học quốc tế.

- Hằng năm có từ 80% trở lên học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia đoạt giải; có học sinh dự thi Olympic quốc tế và khu vực đoạt huy chương.

- Tham gia đầy đủ và đạt giải các cuộc khác: Thi KHKT, thi Robocon, thi sáng tạo thanh thiếu niên, viết thư quốc tế UPU, văn nghệ, TDTT, …

- Học sinh có nhân cách được phát triển toàn diện và được trang bị những kĩ năng mềm cơ bản như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng tự học, kĩ năng tìm tòi, suy xét và có hiểu biết xã hội.

2.2. Đến năm 2030

a) Qui mô lớp học, học sinh

Ổn định với 45 lớp chuyên, từ 1550 đến 1575 học sinh. Mỗi khối có 15 lớp chuyên, trong đó Toán học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh mỗi môn chuyên có 02 lớp; các lớp chuyên khác mỗi môn chuyên có 01 lớp (Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Pháp và 01 lớp chuyên ngoại ngữ khác ngoài Tiếng Anh và Tiếng Pháp).

b) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Đảm bảo đáp ứng đủ chỗ ở cho học sinh có nguyện vọng ở nội trú, bán trú và học sinh các đội tuyển học sinh giỏi của tỉnh dự thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

c) Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Có 85% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn; có năng lực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học; 40-50% giáo viên đạt trình độ năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế từ B2 trở lên, trong đó, 100% giáo viên dạy ngoại ngữ đạt trình độ năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế từ C1 trở lên; có từ 03 đến 05 cán bộ, giáo viên có trình độ tiến sĩ; 50% cán bộ quản lý tham gia đào tạo nâng cao trình độ tại các cơ sở giáo5 dục nước ngoài hoặc liên kết với các cơ sở giáo dục nước ngoài tại Việt Nam.

d) Chất lượng giáo dục

- Trên 95% học sinh có kết quả học tập đạt mức Tốt; 100% học sinh có kết quả rèn luyện đạt mức Tốt.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trường đại học hàng năm là 100%. Trong đó có 40% trở lên được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước, từ 50% học sinh trở lên có khả năng học đại học bằng tiếng nước ngoài. 100% học sinh học xong lớp 12 đạt trình độ năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn Quốc) từ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam; 60% học sinh đạt trình độ năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế từ B1 trở lên; 75% học sinh có chứng chỉ tin học quốc tế.

- Hằng năm có từ 80% trở lên học sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia đoạt giải; có học sinh dự thi Olympic quốc tế và khu vực đoạt huy chương.

- Tham gia một số cuộc thi khác mà quốc tế tổ chức: Thi KHKT, thi Robocon, viết thư quốc tế UPU, thiên văn học, …

- Học sinh có tri thức tốt, nhân cách tốt, phát huy được các năng khiếu của bản thân về văn hóa, nghệ thuật, thể thao và các kỹ năng khác; có năng lực ngoại ngữ, khả năng hội nhập và kỹ năng tổ chức, lãnh đạo; đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo nhân tài cho đất nước.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đầu vào của học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

- Ban hành Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với hình thức phù hợp, sáng tạo, đổi mới theo hướng đánh giá đúng năng lực học sinh, lựa chọn được những học sinh có tố chất tốt, có năng khiếu về môn chuyên tham gia học tập tại Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc. Từng bước áp dụng phương pháp phát hiện năng khiếu, xác định chỉ số thông minh, chỉ số sáng tạo, chỉ số cảm xúc của thí sinh để lựa chọn tốt nhất những học sinh năng khiếu vào học tại trường.

- Mở thêm lớp chuyên phù hợp với điều kiện thực tế về đội ngũ, cơ sở vật chất của nhà trường và nhu cầu học tập của người dân.

2. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

2.1. Đảm bảo đủ số lượng giáo viên, nhân viên theo quy định

- Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên, nhân viên đảm bảo đủ giáo viên, nhân viên theo định mức quy định. Sử dụng, bố trí có hiệu quả nguồn nhân lực theo quy định về quản lý và sử dụng viên chức.

- Tuyển bổ sung, đặc cách các sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính qui loại xuất sắc, loại giỏi đã đạt từ giải Ba cấp quốc gia trở lên các môn văn hóa, khoa học kỹ thuật, ưu tiên sinh viên học song ngữ hoặc có các chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế đạt trình độ từ B2 trở lên.

- Hằng năm, thực hiện sàng lọc, luân chuyển các giáo viên không đáp ứng yêu cầu dạy các lớp chuyên.

2.2. Nâng cao chất lượng giáo viên, đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và hội nhập

- Cử cán bộ, giáo viên tham gia các khóa đào tạo về chuyên môn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước dành cho khối các trường THPT chuyên, các trường trọng điểm quốc gia; cử từ 2 đến 3 giáo viên có trình độ đạt chuẩn đi đào tạo trình độ thạc sỹ; lựa chọn giáo viên có trình độ thạc sỹ đi đào tạo trình độ tiến sỹ. Cử cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia một số dự án về giáo dục quốc tế, tiếp cận các chương trình giáo dục tiên tiến và hiện đại.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên. Cử giáo viên đi bồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài hoặc cơ sở đào tạo tiếng Anh quốc tế có uy tín ở trong nước; giáo viên tham gia biên tập, cộng tác viên, viết bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước và quốc tế; nghiên cứu, viết chuyên đề tham luận và tham gia các hội thảo khoa học khu vực, quốc tế. Tăng cường trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với các cơ sở giáo dục trong, ngoài nước có đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu.

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên cốt cán cấp THCS, tạo nguồn cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia, quốc tế sau này.

3. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

- Đầu tư mua sắm trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến, hiện đại theo mô hình trường học thông minh, phục vụ cho việc giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

- Trang bị thiết bị dạy học cho phòng học STEM, các phòng học nghệ thuật; thiết bị hiện đại cho các phòng tin học và ngoại ngữ đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về đào tạo và thi theo chuẩn quốc tế.

- Trang bị hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và Internet, các phần mềm chuyên dụng quản trị hiệu quả trường học, hệ thống thông tin điện tử liên kết giữa Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với các trường THPT trọng điểm quốc gia, trường đại học và các cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài.

- Trang bị thiết bị thư viện đầy đủ sách, tài liệu tham khảo, tài liệu điện tử, cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước; hệ thống bài giảng của chuyên gia, câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi quốc gia, quốc tế; sử dụng thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin trong tra cứu, khai thác tài liệu.

- Xây dựng thêm khu ký túc xá cho học sinh đảm bảo đủ nhu cầu chỗ ở cho học sinh nội trú, bán trú, học sinh các đội tuyển của tỉnh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia.

- Đầu tư mua sắm các thiết bị thể dục thể thao trong nhà thể chất và khu vực sân ký túc xá.

4. Nâng cao chất lượng giáo dục

4.1. Giữ vững chất lượng giáo dục mũi nhọn

- Thực hiện chương trình giáo dục THPT chuyên theo phương pháp giáo dục tích cực, hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học.

- Phối hợp với các chuyên gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các viện nghiên cứu, trường đại học biên soạn tài liệu chuyên sâu giảng dạy các môn chuyên; tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình các môn chuyên; tài liệu phục vụ cho việc thực hiện giảng dạy bằng tiếng Anh các môn khoa học tự nhiên; tài liệu về tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm bồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực chuyên như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, quản lý...

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật cho học sinh. Phát động, khuyến khích phong trào viết và giải bài trên các báo, tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; đẩy mạnh giáo dục STEM và nghiên cứu khoa học trong nhà trường. Từng bước xây dựng trường học thông minh theo mục tiêu đề ra.

4.2. Phát huy và giữ vững chất lượng giáo dục đại trà

- Sử dụng phương pháp giáo dục tích cực, hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới.

- Tổ chức có hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo trong đội ngũ giáo viên và học sinh trong tỉnh.

- Tích cực hợp tác với các trường THPT chất lượng cao, trọng điểm quốc gia, các trường đại học, các trường quốc tế trong giảng dạy, nghiên cứu, giao lưu quốc tế học sinh và giáo viên.

- Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp góp phần hình thành các phẩm chất chủ yếu theo mức độ phù hợp với cấp học THPT.

4.3. Tăng cường giáo dục đạo đức, lí tưởng cách mạng, chú trọng giáo dục nhân cách, lối sống, hình thành bản sắc con người Vĩnh Phúc riêng biệt cho học sinh.

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lí tưởng cách mạng, thẩm mỹ, thể chất, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Chú trọng nề nếp trong học tập, sinh hoạt trong Kí túc xá và mở rộng hoạt động giáo dục ngoài nhà trường.

4.4. Đẩy mạnh giáo dục ngoại ngữ, tin học, nâng cao khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh

- Liên kết, hợp tác với các trung tâm giảng dạy tiếng Anh, tin học có uy tín để tổ chức dạy học bổ trợ tăng cường tiếng Anh theo hình thức xã hội hóa cho học sinh có nhu cầu. Đẩy mạnh hoạt động cuả các câu lạc bộ tiếng Anh, tin học trong nhà trường.

- Khuyến khích đội ngũ giáo viên và học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc tìm hiểu chương trình giáo dục, trao đổi về chuyên môn với giáo viên, học sinh ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, phát triển.

- Có cơ chế khuyến khích Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc tiếp cận các chương trình giáo dục tiên tiến, xây dựng kế hoạch trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng cần và đủ để học sinh sau khi tốt nghiệp THPT được nhận học bổng của các trường phổ thông, trường cao đẳng, đại học quốc tế hàng đầu trên thế giới.

5. Xây dựng cơ chế, chính sách với giáo viên, học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

- Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách của Nghị quyết 17-NQ/HĐND ngày 21/12/2021 Quy định một số chính sách đặc thù đối với Trường Trung học phổ thông Chuyên Vĩnh Phúc; chính sách đối với học sinh tham gia đội tuyển; chuyên gia, giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển nguồn, đội tuyển chính thức của tỉnh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi, thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia, khu vực, quốc tế giai đoạn 2022-2025.

- Xây dựng chính sách bổ sung với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cơ chế vận hành hoạt động của trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc để phù hợp với tình hình thực tiễn.

6. Tăng cường xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh hợp tác giáo dục trong nước và quốc tế

- Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa giáo dục: Tuyên truyền rộng rãi, kiện toàn ban liên lạc hội cha mẹ học sinh, hoạt động có hiệu quả, hỗ trợ duy trì CSVC các lớp học, phòng ở KTX (với CSVC giao cụ thể cho học sinh, tập thể lớp, ...). Tranh thủ sự ủng hộ và đồng thuận của mọi lực lượng xã hội, cộng đồng dân cư.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp tham gia hỗ trợ cho các giáo viên giỏi, học sinh giỏi của Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc; có cơ chế xã hội hóa trong đầu tư, khai thác sử dụng các công trình phục vụ hoạt động tập thể trong nhà trường.

- Chú trọng xây dựng giải pháp thu hút huy động nguồn lực (cả trí lực và vật lực) từ đội ngũ các cựu học sinh, cựu giáo viên của nhà trường.

- Xây dựng quỹ khuyến tài phục vụ khen thưởng học sinh từ nguồn phí nhà nước; nguồn hỗ trợ của các cựu học sinh, các cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác.

- Xây dựng quỹ bồi dưỡng học sinh thi học sinh giỏi quốc gia, Olimpic quốc tế, khu vực.

- Tăng cường hợp tác quốc tế. Xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp với các cơ sở giáo dục trung học chất lượng cao, một số trường đại học, học viện, viện trong khu vực và quốc tế.

- Tăng cường liên kết đào tạo chương trình tiên tiến với các cơ sở giáo dục nước ngoài đã được kiểm định chất lượng; đẩy mạnh hợp tác chuyên gia, giáo viên, học sinh với nước ngoài để nâng cao chất lượng quản trị trường học, chất lượng dạy và học góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh Vĩnh Phúc.

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc, các Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, đại diện Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam kết nối chương trình hợp tác, giao lưu văn hóa, trao đổi kinh nghiệm giáo dục, trao đổi giáo viên, tổ chức các diễn đàn giao lưu trực tiếp hoặc trực tuyến giữa Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc với các trường phổ thông uy tín, chất lượng trên thế giới; tổ chức các hội nghị tư vấn tuyển sinh tạo điều kiện, môi trường để học sinh Vĩnh Phúc thi và tham gia học tập tại các trường học danh tiếng trong khu vực và quốc tế.

7. Kết nối mạng lưới các trường THPT và THCS trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn tỉnh và tạo nguồn học sinh năng khiếu

- Trong mỗi năm học, Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc chủ trì tổ chức ít nhất 01 hội thảo chuyên đề về tổ chức và quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường với sự tham gia của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác nhằm chia sẻ những giải pháp và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trường chuyên theo quy định.

- Trong mỗi năm học, Tổ chuyên môn chủ trì tổ chức ít nhất 01 lần sinh hoạt chuyên môn có mời giáo viên của các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông khác tham dự nhằm chia sẻ những giải pháp, kết quả thực hiện của tổ chuyên môn trong việc nghiên cứu vận dụng hiệu quả chương trình giáo dục và các phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra, đánh giá tiên tiến trong nước và quốc tế.

- Hàng năm tổ chức các hội nghị tư vấn tuyển sinh vào trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc cho các em học sinh học các trường THCS trên địa bàn tỉnh.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí

a) Tổng mức đầu tư là 117.009 triệu đồng, trong đó:

TT

Nội dung

Thành tiền
(triệu đồng)

1

Kinh phí đảm bảo các phòng học lý thuyết

5.025

2

Kinh phí đảm bảo phòng Tin học

2.128

3

Xây dựng Khu Kí túc xá mới

48.450

4

Trang thiết bị cho Kí túc xá mới

8.036

5

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng GV; cơ chế chính sách đặc thù cho trường THPT Chuyên

53.370

Tổng

117.009

(Chi tiết tại Phụ lục 8)

b) Kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học theo chương trình GDPT 2018 theo danh mục TBDH dành cho các trường THPT chuyên. Kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các phòng chức năng (các phòng học Stem, các phòng nghệ thuật, các phòng NCKH, …). Thực hiện theo kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh giao trong nguồn kinh phí giao cho ngành Giáo dục và Đào tạo thực hiện chương trình GDPT 2018.

c) Kinh phí phục vụ đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện theo kế hoạch hàng năm được UBND tỉnh giao trong nguồn kinh phí thực hiện theo Quyết định số 449/QĐ-UBND ngày 07/3/2022 của UBND tỉnh về UBND tỉnh về việc Phê duyệt Đề án phát triển giáo dục tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 841/QĐ-UBND ngày 04/5/2022 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Quyết định số 625/QĐ-UBND ngày 12/3/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025";

d) Kinh phí thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù đối với trường THPT Chuyên: Sau khi UBND tỉnh báo cáo HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết, hàng năm Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện theo quy định

2. Nguồn vốn thực hiện: Từ ngân sách nhà nước tỉnh và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó:

2.1. Dự kiến nguồn vốn đầu tư

- Ngân sách nhà nước tỉnh: 117.009 triệu đồng.

2.2. Phân kỳ đầu tư

- Giai đoạn đến năm 2026: 42.660 triệu đồng;

- Giai đoạn 2026-2030: 74.349 triệu đồng.

PHẦN THỨ TƯ

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan cụ thể hóa nội dung Đề án và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án theo từng năm.

- Chủ trì, phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông và các Sở, Ngành liên quan trong việc mua sắm thiết bị cho Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.

- Phối hợp với Sở Xây dựng trong việc vận hành, bảo trì Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung về phát triển đội ngũ nhà giáo, phát triển quy mô học sinh, các cơ chế chính sách và chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án theo từng năm, từng giai đoạn, báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ.

2. Sở Xây dựng

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan trong vận hành, bảo trì công trình Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc theo Đề án được UBND tỉnh phê duyệt; hướng dẫn, thẩm định các công trình đầu tư mới theo quy định; thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với việc xây dựng các công trình trường học.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tổng hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; Tổng hợp các dự án có sử dụng vốn đầu tư công ngân sách tỉnh để thực hiện Đề án đảm bảo phù hợp với các quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Sở Tài chính

Tham mưu với Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định hiện hành.

5. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các sở, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện việc ban hành các chính sách và tuyển dụng đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.

6. Sở Tư pháp

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định các nội dung sửa đổi, bổ sung ban hành các chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.

7. Các Sở: Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành liên quan tham mưu trong việc đầu tư các trang thiết bị về công nghệ thông tin - truyền thông, trường học thông minh cho nhà trường bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

8. Quy trình và thời gian thực hiện Đề án

UBND tỉnh giao Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan, các địa phương tổ chức, kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện Đề án, định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ GDĐT; kịp thời điều chỉnh, bổ sung hàng năm các nhiệm vụ và giải pháp đảm bảo hoàn thành các mục tiêu Đề án vào năm 2030./.

 

PHỤ LỤC 1

QUI MÔ SỐ LỚP, SỐ HỌC SINH

Năm

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Số lớp

30

31

32

36

40

44

45

Số HS

1050

1090

1107

1294

1416

1555

1596

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LƯỢNG HỌC SINH DỰ THI CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ VỀ TIN HỌC, NGOẠI NGỮ VÀ HỌC SINH ĐI DU HỌC

Stt

Năm học

Chứng chỉ Mos

Chứng chỉ NN (Ielts, Del, HSK,…)

Số học sinh du học

1

2017-2018

10

18

5

2

2018-2019

16

24

5

3

2019-2020

192

46

7

4

2020-2021

202

108

12

5

2021-2022

1141

266

34

6

2022-2023

1354

268

10

 

PHỤ LỤC 3

SỐ LƯỢNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA, QUỐC TẾ

Stt

Năm học

Số dự thi

Nhất

Nhì

Ba

KK

Tổng số giải

Số giải quốc tế, khu vực

1

2017-2018

90

4

32

25

10

71

0

2

2018-2019

90

2

31

28

18

79

1

3

2019-2020

90

4

34

25

18

81

1

4

2020 -2021

92

11

27

23

21

82

2

5

2021-2022

92

8

18

15

21

62

3

6

2022-2023

92

5

20

23

30

78

1

 

PHỤ LỤC 4

DANH SÁCH CÁC ĐỐI TÁC VỚI NHÀ TRƯỜNG

Stt

Các đơn vị hợp tác

Nội dung hợp tác

1

Hội đồng Anh British council

Tổ chức thi Ielts

2

Đại sứ quán Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa, văn nghệ

3

Chương trình Fulbright

Trao đổi giáo viên, tình nguyện viên tiếng Anh

4

IIG Việt Nam

Tổ chức thi chứng chỉ tin học MOS

5

Đại sứ quán Đức

Giao lưu văn hóa

6

Đại sứ quán Ấn độ

Giao lưu văn hóa

7

Đại sứ quán Italia

Giao lưu văn hóa; Du học Italia

8

Đại học SIM- Singapore

Du học Canada

Du học Nhật Bản- Kake,

Đại học Tokyo

Du học Úc- IDP

Du học New Zealand

Du học Mỹ- Đại sứ quán Mỹ

Du học Hàn Quốc Du học Trung Quốc Du học Đức

Du học Anh

Hội đồng Anh

Trường ĐH Fulbright

Trường ĐH Anh Quốc Việt Nam (BUV)

Trường ĐH Rmit VN Du học Pháp

Trường APU

Các trường đại học, các đơn vị hợp tác về du học có cấp học bổng cho học sinh Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc

9

Đại học NN- ĐHQG

Đại học NN – Hà Nội

Đại học Ngoại Thương

Học viện Ngoại giao

Đại học KTQD

Đại học Bách khoa

Đại học Sư phạm Hà Nội

Đại học FPT Đại học GTVT

Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh

Đại học sư phạm kĩ thuật HCM

Học viên bưu chính viễn thông

Đại học Vinschool

Các trường ĐH trong nước hợp tác về tuyển sinh và cấp học bổng cho học sinh nhà trường

10

TTTA Summit

TTTA Havina

TTTA ICA

TTTA Language Link

Future Catch

Hệ thống du học và luyện thi ISTAR

Trung tâm Nova.edu.vn

Các trung tâm giáo dục

11

Trường Le Lycée Jean-Baptiste de

Baudre à Agen – Cộng hòa Pháp

Giao lưu giáo viên và học sinh

Tổng 48 đơn vị

 

PHỤ LỤC 5

THỐNG KÊ CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN THEO MÔN
(Tính đến 31/12/2022)

Stt

Môn

Định biên

Hiện có

Thừa

Thiếu

Ghi chú

1

Toán

19.9

9

0

10.9

 

2

Ngữ Văn

17.2

10

0

7.2

 

3

Tiếng Anh

16.5

10

0

6.5

 

4

Tiếng Pháp

3.4

3

0

0.4

 

5

GDTC

7.0

5

0

2.0

 

6

GDQP AN

3.5

2

0

1.5

 

7

Lịch sử

7.3

6

0

1.3

 

8

Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp

5.0

0

0

5.0

 

9

Giáo dục địa phương

1.2

0

0

1.2

 

10

Địa lí

7.4

5

0

2.4

 

11

Giáo dục kinh tế và pháp luật

3.6

2

0

1.6

 

12

Vật lý

9.4

5

0

4.4

 

13

Hóa học

9.3

7

0

2.3

 

14

Sinh học

7.1

7

0

0.1

 

15

Công nghệ

3.5

2

0

1.5

 

16

Tin học

9.9

7

0

2.9

 

17

Âm nhạc

0.0

0

0

0.0

 

18

Mĩ thuật

0.0

0

0

0.0

 

 

Tổng

131.3

80.0

0.0

51.3

 

 

PHỤ LỤC 6

BIỂU MỤC THỐNG KÊ THỰC TRẠNG, NHU CẦU TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CÔNG TÁC DẠY VÀ HỌC CỦA NHÀ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2030

A. PHÒNG BỘ MÔN

STT

Tên phòng

Phòng bộ môn

Tỉ lệ số TBDH còn sử dụng được

Tỉ lệ số TBDH phục vụ CT GDPT 2018

Nhu cầu đầu tư TBDH đến năm 2030

1

Phòng Thí nghiệm Vật lý

90%
(mua trước năm 2017)

30%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

2

Phòng Thí nghiệm Hoá học

90%
(mua trước năm 2017)

30%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

3

Phòng Thí nghiệm Sinh học

90%
(mua trước năm 2017)

30%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

4

Phòng Thí nghiệm Công nghệ

Chưa có thiết bị

0%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

5

Phòng Tin học

100%
(mua năm 2020)

100%

Thay thế, bổ sung các máy tính đã quá hạn sử dụng

6

Phòng Ngoại ngữ

100%
(mua năm 2020)

50%

Thay thế, bổ sung các máy tính, thiết bị nghe nhìn đã quá hạn sử dụng

7

Phòng STEM

Chưa có thiết bị

0%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

8

Phòng Âm nhạc

Chưa có thiết bị

0%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

9

Phòng Hội hoạ

Chưa có thiết bị

0%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

10

Phòng Điện ảnh

Chưa có thiết bị

0%

Toàn bộ danh mục thiết bị theo CT GDPT 2018

B. PHÒNG HỌC VÀ CÁC CÔNG TRÌNH PHỤ TRỢ

Phòng học

Nhà thể chất

Kí túc xá

Nhà điều hành

TS

Đáp ứng

Chưa đáp ứng

Diện tích

Đáp ứng nhu cầu

Chưa đáp ứng nhu cầu

TS phòng

Tỉ lệ đáp ứng nhu cầu HS

Nhu cầu đến năm 2030

TS phòng

Đáp ứng nhu cầu vận hành

TS phòng thiếu

45

36

9

2656m2

Đáp ứng nhu cầu tổ chức các hoạt động TDTT

Hệ thống tiêu âm chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu tổ chức giờ sinh hoạt dưới cờ

77

70%

Đầu tư xây dựng thêm 50 phòng KTX

12

Đáp ứng nhu cầu vận hành

Không


 

PHỤ LỤC 7

HOẠT ĐỘNG THU CHI TÀI CHÍNH, NGUỒN TÀI CHÍNH CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC THỰC HIỆN QUA 03 NĂM 2020, 2021, 2022

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội Dung

Nguồn Tài chính năm 2020

Nguồn Tài chính năm 2021

Nguồn Tài chính năm 2022

Thu

Chi

Các quỹ được trích lập

Thu

Chi

Các quỹ được trích lập

Thu

Chi

Các quỹ được trích lập

CCTL

PTrH ĐSN

Phúc lợi

TN TT

 

 

CCTL

PTrHĐSN

Phúc lợi

Khen thưởng

TN TT

 

 

CCT L

PTrH ĐSN

Phúc lợi

Khen thưởng

TNTT

1

Ngân sách tỉnh tự chủ

16,324

16,324

0

0

0

0

18,045

17,906

0

139

0

0

0

22,217

22,217

0

118

480

50

139

2

Ngân sách tỉnh không chủ

16,348

16,348

0

0

0

0

12,414

12,414

0

0

0

0

0

27,441

18,338

0

0

0

0

0

3

Nguồn Học phí

1,762

1,174

410

0

178

0

2,031

756

812

156

169

0

138

3,485

3,485

 

0

0

0

0

4

Phí trông giữ xe đạp

160

156

2

0

2

0

180

127

21

0

32

0

0

181

158

75

0

23

0

0

5

Học thêm

4,074

3,905

67

0

102

0

3,779

3,480

74

54

171

0

0

4,939

4,666

109

0

164

0

0

Cộng

38,668

37,907

479

0

282

0

36,449

34,683

907

349

372

0

138

58,263

48,864

184

118

667

50

139


 

PHỤ LỤC 8

KHÁI TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. KHÁI TOÁN XÂY DỰNG NHÀ KÝ TÚC XÁ CHO 480 CHỖ Ở (đơn vị: triệu đồng)

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Nguyên giá

Thành tiền

1

Khối nhà ký túc xá kết hợp nhà ăn (04 dãy nhà 3 tầng); Áp nguyên giá khối nhà KTX được bàn giao năm 2020

Khối

1

48,450

48,450

 

Cộng

 

 

 

48,450

II. KHÁI TOÁN TRANG THIẾT BỊ CÁC PHÒNG Ở KÍ TÚC (Đơn vị: đồng)

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Giường tầng nội trú

Chiếc

240

5,200,000

1,248,000,000

2

Bàn học

Chiếc

480

1,620,000

777,600,000

3

Ghế chân quỳ

Chiếc

480

897,000

430,560,000

4

Tủ quần áo gỗ công nghiệp

Chiếc

80

50,424,000

4,033,920,000

5

Điều hòa 12000BTU

Chiếc

80

15,125,000

1,210,000,000

6

Quạt thông gió

Chiếc

80

300,000

24,000,000

7

Quạt đảo trần

Chiếc

160

450,000

72,000,000

8

Bình nóng lạnh

Chiếc

80

3,000,000

240,000,000

 

Cộng

 

 

 

8,036,080,000

III. ĐẦU TƯ TRANG BỊ 09 PHÒNG HỌC LÝ THUYẾT (đơn vị: triệu đồng)

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Thành tiền

1

Màn hình tương tác thông minh

Chiếc

9

3,123

2

Bảng từ trượt chống lóa viết phấn

Chiếc

9

93

3

Bộ máy tính đề bàn

Bộ

9

121

4

Điều hòa

Chiếc

18

420

5

Ghế học sinh

Chiếc

324

154

6

Bàn học sinh

Chiếc

162

474

7

Ghế giáo viên

Chiếc

9

5

8

Tủ để đồ học sinh 36 ngăn

Chiếc

9

612

9

Rèm cửa sổ

M2

36

23

Tổng

5.025

IV. KHÁI TOÁN KINH PHÍ TRANG BỊ 05 PHÒNG TIN HỌC (đơn vị: triệu đồng)

STT

NỘI DUNG

ĐVT

Số lượng

Thành tiền

1

Máy tính học sinh

Máy tính đồng bộ FPT-ELEAD

Bộ

180

88

2

Máy tính giáo viên

Máy tính đồng bộ CMS

Bộ

5

69

4

Máy in chuyên dụng cho phòng thi

Máy in đề thi trắc nghiệm đa chức năng Brother: In, Scan, Fax và photo

Chiếc

5

215

5

Máy chấm thi trắc nghiệm

Máy quét 2 mặt tốc cao Brother

Chiếc

10

723

6

Thiết bị lưu trữ đề thi và bài thi

Thiết bị lưu trữ NAS Asustor

Chiếc

5

188

7

Máy chiếu đa năng

Máy chiếu Maxell

Chiếc

5

16

8

Màn chiếu điện

Màn chiếu điện Dalite

Chiếc

5

324

9

Bàn học sinh

Bàn máy tính Bảo Lâm

Chiếc

180

172

10

Cabin học sinh

Cabin cho bàn máy tính Bảo Lâm

Chiếc

180

75

11

Ghế học sinh

Ghế gập Xuân hòa

Chiếc

180

8

12

Bàn giáo viên

Bàn vi tính Hòa phát

Chiếc

5

6

13

Ghế giáo viện

Ghế xoay Hòa phát

Chiếc

5

17

14

Lưu điện cho thiết bị lư trữ

Bộ lưu điện APC Smart

Chiếc

5

42

15

Giá treo

Giá treo máy chiếu Dalite

Chiếc

5

7

16

Cáp HDMI

Cáp HDMI Unitek

M

100

54

17

Dây cáp mạng

Cáp mạng COMMSCOPE CAT-6 UTP

M

3.000

11

18

Dây cáp nguồn

Dây dẫn điện Trần Phú

M

500

28

19

Ổ cắm điện

Ổ cắm Omitsu

Chiếc

185

8

20

Máng luôn dây mạng

Máng điện Tiền Phong

M

250

25

21

Switch chia mạng

Switch TP-Link

Chiếc

10

3

22

Đầu nối mạng

Đầu RJ45 Commscope

Chiếc

500

17

23

Lắp đặt mạng LAN

Lắp đặt hệ thống mạng nội bộ cho phòng học

Phòng

5

32

 

Tổng

 

 

2.128

IV. KINH PHÍ HỖ TRỢ CÁN BỘ, GIÁO VIÊN ĐI HỌC TẬP, ĐÀO TẠO NƯỚC NGOÀI VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ DÀNH CHO TRƯỜNG THPT CHUYÊN VĨNH PHÚC (đơn vị: triệu đồng)

Stt

Nội dung

Số lượng/năm

Đơn giá

Kinh phí/năm

Số năm thực hiện

Tổng tiền

1

Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ, giáo viên học tập, đào tạo tại nước ngoài

2

125

250

6

1.500

2

Trao đổi kinh nghiệm trong nước

40

10

400

6

2.400

3

Đào tạo tiến sĩ

1

145

145

6

870

4

Cơ chế chính sách đặc thù cho Trường Chuyên

 

 

8.100

6

48.600

Tổng

53.370

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản