604335

Quyết định 276/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

604335
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 276/QĐ-UBND năm 2024 về Quy chế phối hợp thực hiện công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Số hiệu: 276/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Võ Văn Hưng
Ngày ban hành: 02/02/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 276/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
Người ký: Võ Văn Hưng
Ngày ban hành: 02/02/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 276/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 02 tháng 02 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/5/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thi hành án hình sự ngày 14/9/2019;

Căn cứ Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 76/TTr-CATPC10 ngày 17/01/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp thực hiện công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ngành: Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Công an (X05, V05, C11, C10);
- TT TU, TT HĐND tỉnh, TT UBMT TQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Trị;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Võ Văn Hưng

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP THỰC HIỆN CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ VÀ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Kèm theo Quyết định số 276/QĐ-UBND ngày 02/02/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nội dung, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

2. Quy chế này áp dụng đối với các sở, ngành liên quan đến việc triển khai các quy định của pháp luật trong công tác thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng (sau đây viết tắt là THAHS&THNCĐ) gồm các sở, ngành: Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh.

Điều 2. Nguyên tắc phối hợp

1. Hoạt động phối hợp giữa các sở, ban, ngành thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn đã được pháp luật quy định; đảm bảo chủ động, thường xuyên, chặt chẽ, kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

2. Đảm bảo triển khai thực hiện có hiệu quả và đúng quy định Luật Thi hành án hình sự 2019, Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thi hành án hình sự về tái hòa nhập cộng đồng và Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong án phạt tù và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

3. Công an tỉnh là cơ quan chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tham mưu, triển khai các nhiệm vụ phối hợp liên quan đến công tác THAHS&THNCĐ.

Điều 3. Hình thức phối hợp

1. Trao đổi ý kiến hoặc cung cấp thông tin bằng văn bản, trường hợp cần thiết, các bên có thể làm việc trực tiếp theo yêu cầu của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; tổ chức họp liên ngành, sơ kết, tổng kết.

2. Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành.

3. Các hình thức khác.

Chương II

NỘI DUNG VÀ TRÁCH NHIỆM PHỐI HỢP

Điều 4. Phối hợp trong việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật

1. Căn cứ tình hình thực tế trong triển khai công tác THAHS&THNCĐ và các quy định của pháp luật, Công an tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành hoặc tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về THAHS&THNCĐ trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện.

2. Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác THAHS&THNCĐ trước khi trình HĐND tỉnh, UBND tỉnh ban hành.

Điều 5. Phối hợp trong phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh

1. Công an tỉnh chủ trì thông báo, cung cấp các văn bản hướng dẫn về chủ trương, biện pháp, tình hình thực hiện công tác THAHS&THNCĐ đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố để thống nhất tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức hội nghị, các lớp tập huấn chuyên sâu phổ biến quy định của pháp luật về công tác THAHS&THNCĐ; xây dựng, nhân rộng các mô hình điển hình; tổ chức sơ kết, tổng kết và biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác THAHS&THNCĐ trên địa bàn tỉnh.

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp luật đến các hội viên và Nhân dân. Phối hợp triển khai các mô hình quản lý, giáo dục, giúp đỡ người thi hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng; giám sát việc thi hành pháp luật về công tác THAHS & THNCĐ trên địa bàn tỉnh.

3. Các Sở: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp trao đổi thông tin, tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến cán bộ, công chức, viên chức và doanh nghiệp, người dân thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục, giúp đỡ người thi hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

4. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham gia tích cực trong công tác quản lý, giáo dục, cảm hóa người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá.

Điều 6. Phối hợp trong công tác quản lý người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng

1. Công an tỉnh

a) Chủ trì tham mưu triển khai công tác tiếp nhận, phối hợp quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.

b) Chỉ đạo Công an các cấp tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phối hợp trong quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án hình sự tại cộng đồng; chủ trì phối hợp với đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về tái hòa nhập cộng đồng.

c) Chỉ đạo Trại tạm giam Công an tỉnh, các Nhà tạm giữ Công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các biện pháp chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân theo quy định.

d) Kịp thời thông báo đến các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố các trường hợp người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh để phối hợp, quản lý, giáo dục, giúp đỡ.

e) Phối hợp, trao đổi, hướng dẫn triển khai các biện pháp quản lý, giáo dục người đang thi hành án hình sự tại cộng đồng và người thuộc diện tái hòa nhập cộng đồng.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan triển khai các hoạt động tư vấn, định hướng nghề nghiệp, giới thiệu việc làm, cho vay vốn, đào tạo nghề cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh phối hợp Trại tạm giam và các địa phương đào tạo, cấp chứng chỉ nghề cho phạm nhân trong Trại tạm giam và người chấp hành xong hình phạt tù đang cư trú tại địa phương.

b) Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp, cho vay ưu đãi để tạo việc làm đối với người chấp hành xong hình phạt tù có hoàn cảnh khó khăn; đưa vào cơ sở bảo trợ xã hội địa phương người chấp hành xong hình phạt tù không có nơi nương tựa thuộc đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội.

Nghiên cứu lồng ghép thực hiện hỗ trợ, giúp đỡ người chấp hành xong án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng vào các chương trình, kế hoạch hoặc đề án có liên quan đang được triển khai trên địa bàn tỉnh.

c) Hướng dẫn các địa phương thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm giúp đỡ người chấp hành xong án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng và thụ hưởng các chính sách theo quy định khi gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3. Sở Tư pháp

a) Phối hợp với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố hướng dẫn triển khai Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác THAHS&THNCĐ. Kiểm tra, đôn đốc UBND huyện, cấp xã trong việc thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người thuộc diện tái hòa nhập cộng đồng;

b) Phối hợp với Công an tỉnh cập nhật thông tin về tình hình án tích của người chấp hành xong hình phạt tù và thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo quy định. Tổ chức trợ giúp, hỗ trợ các thủ tục pháp lý cho người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.

4. Sở Tài chính

a) Hướng dẫn các đơn vị xây dựng dự toán, thẩm định, xét duyệt quyết toán ngân sách hàng năm cho các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai công tác thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng, tổng hợp vào ngân sách tỉnh hàng năm theo quy định của pháp luật.

b) Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí chi thường xuyên cho các đơn vị thực hiện nhiệm vụ thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng trên cơ sở khả năng cân đối ngân sách tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí và hệ thống thông tin cơ sở thực hiện việc đưa tin, truyền thông về công tác THAHS&THNCĐ; các chế độ, chính sách đối với người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, các mô hình hay, cách làm hiệu quả trong tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

a) Phối hợp với các Trại giam, Trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng nắm tình hình người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về cư trú tại địa phương và phối hợp đề xuất những giải pháp hỗ trợ, các hoạt động giáo dục, dạy nghề, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phạm nhân sắp chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

b) Thực hiện công tác tiếp nhận, bố trí sử dụng và giải quyết chính sách đối với người trước khi thi hành án phạt tù là quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, giúp họ ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng.

c) Phối hợp thực hiện công tác quản lý giáo dục quân nhân chấp hành án hình sự tại cộng đồng theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

7. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh

Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về công tác thi hành án hình sự; phối hợp xử lý các vụ việc liên quan đến công tác thi hành án hình sự như phạm nhân chết, bỏ trốn khỏi nơi giam giữ. Tăng cường công tác kiểm sát việc chấp hành pháp luật trong công tác thi hành án hình sự. Kịp thời ban hành kháng nghị, kiến nghị và phối hợp giám sát việc khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác THAHS&THNCĐ.

8. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh

a) Chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện phối hợp với Cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp tiến hành rà soát các đối tượng bị kết án phạt tù còn ngoài xã hội (tại ngoại, hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù) nhưng trốn tránh việc thi hành án để yêu cầu Cơ quan Thi hành án hình sự các cấp tổ chức áp giải, truy bắt thi hành án hoặc truy nã theo quy định (nếu có).

b) Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan thi hành án hình sự các cấp và các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc xem xét, quyết định rút ngắn thời gian thử thách án treo, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có nhiều tiến bộ.

c) Phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện các quy định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

9. Cục Thi hành án dân sự tỉnh

a) Phối hợp với Công an tỉnh trong công tác trao đổi thông tin về người phải thi hành án dân sự để chỉ đạo các cơ sở giam giữ thu nộp, quản lý tiền, giấy tờ của người phải thi hành án dân sự và trả tiền, giấy tờ cho người thi hành án đang chấp hành án tại các cơ sở giam giữ thuộc Công an tỉnh.

b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Chi Cục thi hành án dân sự thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác cưỡng chế thi hành án dân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; lập hồ sơ đề nghị Tòa án xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự cho người chấp hành xong án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù khi có đủ điều kiện và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

10. Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh

a) Phối hợp với cơ quan Công an, các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác các cấp, tố Tiết kiệm và vay vốn tổ chức giám sát chương trình cho vay đối với người chấp hành xong án phạt tù theo Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với người chấp hành xong hình phạt tù.

b) Phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp rà soát, tổng hợp nhu cầu của các đối tượng thụ hưởng theo quy định, lập kế hoạch vốn trình cơ quan cấp trên xem xét để kịp thời bố trí nguồn vốn cho vay. Đồng thời tổ chức hướng dẫn và giải ngân kịp thời nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng; phối hợp cùng với các đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh

Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị tổ chức phân công người quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng. Tạo việc làm, ổn định cuộc sống, phòng ngừa tái phạm và vi phạm pháp luật.

12. UBND các huyện, thị xã, thành phố

a) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện công tác tiếp nhận, quản lý, giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù, người được đặc xá, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện về tái hòa nhập cộng đồng ổn định cuộc sống, chấp hành nghiêm pháp luật tại nơi cư trú, trở thành người có ích cho xã hội, phòng ngừa tái phạm tội và vi phạm pháp luật.

b) Chỉ đạo cơ quan truyền thông, báo chí của địa phương và UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác thi hành án hình sự; xây dựng và nhân rộng mô hình tiêu biểu, điển hình tiên tiến về thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng. Tổ chức hội nghị gặp mặt, tọa đàm với người lầm lỗi trên địa bàn và tư vấn, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ vay vốn, giới thiệu việc làm cho người lầm lỗi.

c) Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan, đơn vị, công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức việc dạy nghề, giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án hình sự tại cộng đồng, người chấp hành xong hình phạt tù tái hòa nhập cộng đồng.

d) Bố trí kinh phí triển khai công tác thi hành án hình sự, tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.

Điều 7. Phối hợp thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong công tác thi hành án hình sự trên địa bàn tỉnh

Công an tỉnh phối hợp với Thanh tra tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo các nội dung liên quan đến việc thực hiện và chấp hành các quy định pháp luật về công tác THAHS&THNCĐ trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Chế độ trao đổi thông tin, báo cáo

1. Các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện việc trao đổi tình hình, kết quả phối hợp trong công tác Thi hành án hình sự và tái hòa nhập cộng đồng trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Luật Thi hành án hình sự khi có đề nghị của Công an tỉnh.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phối hợp, cơ quan được đề nghị phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và cung cấp các thông tin liên quan theo quy định.

2. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố định kỳ báo cáo UBND tỉnh (qua Phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Công an tỉnh) kết quả thực hiện trước ngày 20/11 hàng năm.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế này theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để được hướng dẫn, giải quyết.

2. Giao Công an tỉnh theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy chế này; định kỳ tổng hợp số liệu báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công an theo quy định; tổ chức sơ kết, tổng kết và đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản