Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2024 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025
Kế hoạch 05/KH-UBND năm 2024 kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025
Số hiệu: | 05/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai | Người ký: | Nguyễn Sơn Hùng |
Ngày ban hành: | 04/01/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 05/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Đồng Nai |
Người ký: | Nguyễn Sơn Hùng |
Ngày ban hành: | 04/01/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND |
Đồng Nai, ngày 04 tháng 01 năm 2024 |
KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2023-2025
Căn cứ Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29 tháng 10 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025.
Trên cơ sở diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, quán triệt quan điểm thực hiện hiệu quả việc phòng bệnh từ sớm, từ xa để ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát và chuẩn bị sẵn sàng, chủ động ứng phó trong trường hợp COVID-19 quay trở lại với các biến chủng mới gây ra các tình huống nghiêm trọng về dịch bệnh; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025 như sau:
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID-19 để bảo vệ tối đa sức khỏe của người dân góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm số mắc COVID-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương.
- Giảm ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19.
- Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
a) Rà soát, nghiên cứu các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch; đầu tư phát triển, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở; bãi bỏ, cập nhật các văn bản liên quan đến chính sách, quản lý không còn phù hợp có tính chất kiềm hãm sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, du lịch trên địa bàn tỉnh.
b) Căn cứ diễn biến thực tế tình hình dịch bệnh, thực hiện việc công bố dịch và công bố hết dịch theo Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm; kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp, phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh.
c) Rà soát, lập danh sách các đối tượng đã tiêm, cần tiêm theo từng nhóm đối tượng; xây dựng và triển khai Kế hoạch sử dụng vắc xin phòng COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng; lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên.
d) Hướng dẫn chính sách liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B cho các cơ sở khám chữa bệnh và cho người dân được biết.
đ) Giải quyết những ảnh hưởng do COVID-19 trong việc thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản như: công tác tiêm chủng mở rộng, công tác dinh dưỡng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các biểu hiện hậu COVID-19.
a) Công tác giám sát
- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh.
- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm (ILI), giám sát viêm phổi nặng do vi rút (SVP), giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.
- Rà soát, cập nhật hướng dẫn giám sát và phòng, chống COVID-19 theo quy định của Bộ Y tế, phù hợp tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
b) Công tác điều trị
- Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, người bệnh hồi sức tích cực, thận nhân tạo...).
- Triển khai các hoạt động về quản lý, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người mắc có nguy cơ chuyển nặng ngay tại cộng đồng; theo dõi và kịp thời điều trị các biến chứng sau khi mắc COVID-19.
- Tổ chức phổ biến về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19, hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh; tiếp tục theo dõi, rà soát, cập nhật phù hợp với tình hình mới.
- Rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu trang thiết bị y tế, hồi sức, bao gồm máy móc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân, ô xy y tế, ... phục vụ cho phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình mới.
c) Tiêm vắc xin
- Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng; ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao.
- Lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại từng địa phương.
d) Dự phòng cá nhân
- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn); khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
- Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi nhiễm, ho, hắt hơi.
- Định kỳ vệ sinh bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc, sát khuẩn bề mặt bằng các chất khử khuẩn thông dụng như Javel, CloraminB hoặc các chất tẩy rửa khác.
- Khuyến cáo những trường hợp nghi mắc bệnh/mắc bệnh nhẹ hạn chế tiếp xúc với người khác, tự cách ly.
a) Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới, Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cho người dân biết, không hoang mang, lo lắng nhưng cũng không chủ quan, lơ là.
b) Truyền thông nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân hiểu và biết cách tự phòng bệnh.
c) Truyền thông khuyến cáo tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
d) Định hướng cơ quan thông tin, báo chí trong các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 của ngành y tế.
a) Tập huấn về các hướng dẫn mới trong giám sát phòng, chống dịch COVID-19.
b) Trong chẩn đoán và điều trị COVID-19, hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh.
c) Triển khai các nhóm chuyên gia hỗ trợ các địa phương trong việc hướng dẫn chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật.
a) Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo, thống kê ca bệnh, xét nghiệm, tiêm vắc-xin; tư vấn, điều trị, đào tạo từ xa và chia sẻ thông tin về giám sát dịch bệnh, tiêm vắc-xin, xét nghiệm, điều trị phục vụ phòng, chống dịch.
b) Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư, tài khoản định danh điện tử trong công tác quản lý ca bệnh.
a) Tăng cường các nghiên cứu khoa học về dịch tễ học, giám sát biến chủng của tác nhân gây bệnh.
b) Triển khai nghiên cứu các vấn đề sức khỏe liên quan đến COVID-19 và các vấn đề do hậu COVID-19 gây ra.
c) Khảo sát năng lực ứng phó dịch COVID-19 đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và trường học.
a) Bảo đảm đáp ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phù hợp với tình hình dịch.
b) Thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đối với những trang thiết bị, vật tư y tế, vật tư tiêu hao, thuốc, sinh phẩm đã mua sắm, trang bị phục vụ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các sở ban ngành, các địa phương trong giai đoạn 2020-2022 còn tồn tại, đảm bảo nguyên tắc tránh lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân.
c) Xây dựng sẵn sàng phương án đảm bảo cơ số giường bệnh, giường điều trị tích cực, khu vực điều trị COVID-19 tại các tuyến huyện, tỉnh.
d) Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chế độ đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở, người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.
Thực hiện theo Phương án do ngành y tế xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục “Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” kèm theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Cơ quan thường trực phòng, chống dịch của tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi tình hình dịch bệnh, cập nhật các chỉ đạo của Bộ Y tế, kịp thời tham mưu UBND tỉnh văn bản chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Xây dựng “Phương án đảm bảo công tác y tế trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm, bùng phát mạnh trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế” phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Chủ trì cập nhật, triển khai các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về giám sát, chẩn đoán, điều trị, kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Theo dõi, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình mắc COVID-19 cho UBND tỉnh trường hợp dịch bệnh có diễn biến bất thường, phức tạp; tham mưu Ban cán sự đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh phù hợp với tình huống dịch để chỉ đạo thống nhất công tác phòng, chống dịch, trong đó, huy động toàn thể hệ thống chính trị triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng lực lượng để kịp thời tăng cường trong tình huống vượt quá khả năng kiểm soát dịch COVID-19 của địa phương.
- Phối hợp UBND các huyện, thành phố chỉ đạo và huy động mọi nguồn lực cho việc viêm vắc-xin phòng COVID-19 tại địa phương bảo đảm an toàn, khoa học và tỷ lệ bao phủ các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh đề xuất Trung ương và các tỉnh, thành phố hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch trong tình huống vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cơ động để kịp thời tăng cường trong tình huống vượt quá khả năng kiểm soát dịch COVID-19 của địa phương.
- Chủ động tham mưu UBND tỉnh huy động thành lập Bệnh viện dã chiến nơi có ổ dịch lây lan mạnh khó kiểm soát, để kịp thời tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân tại chỗ, hạn chế việc chuyển bệnh nhân để tránh lây lan mầm bệnh cho cộng đồng.
- Đảm bảo đầy đủ các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc, vật tư tiêu hao,... cho công tác phòng chống dịch; đảm bảo nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch phù hợp với tình huống dịch, không để xảy ra tình trạng thiếu nhân lực, thuốc, vật tư y tế.
- Đảm bảo cơ số giường bệnh, giường điều trị tích cực, khu vực điều trị COVID-19 tại các tuyến huyện, tỉnh.
- Chỉ đạo, triển khai công tác tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là năng lực hồi sức cấp cứu của các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên.
- Tham mưu và triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế cả dự phòng và điều trị, bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng diễn biến của dịch COVID-19. Phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác giám sát trường hợp bệnh tại cộng đồng.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo, thống kê ca bệnh, xét nghiệm, tiêm vắc-xin; tư vấn, điều trị, đào tạo từ xa và chia sẻ thông tin về giám sát dịch bệnh, tiêm vắc-xin, xét nghiệm, điều trị phục vụ phòng, chống dịch.
- Tiếp tục thực hiện rà soát, đề xuất việc tạm dừng hoặc dừng thực hiện đối với các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực do Ban Chỉ đạo tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng các cơ quan, báo chí trong hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh; phổ biến các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn mới về phòng, chống dịch bệnh để cộng đồng biết và thực hiện.
- Phối hợp ngành Y tế tiếp tục cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19; tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm để người dân biết, triển khai thực hiện, tự bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Phối hợp Sở Y tế xây dựng kế hoạch, phương án kết hợp quân dân y trong công tác phòng, chống dịch.
- Sẵn sàng điều động các lực lượng vũ trang của tỉnh hỗ trợ các địa phương, ngành y tế khi có yêu cầu phòng, chống dịch.
Có kế hoạch đảm bảo an toàn vùng dịch khi có dịch xảy ra; hỗ trợ kiểm soát các chốt kiểm soát khu cách ly, chốt cách ly; phối hợp ngành y tế điều tra, truy vết ca mắc bệnh truyền nhiễm.
5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai
Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong Khu công nghiệp thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh; kịp thời báo cáo tình hình dịch bệnh về các đơn vị y tế trên địa bàn để phối hợp triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; có phương án đảm bảo duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khi tình hình dịch bệnh trở nên phức tạp.
6. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai
- Tăng cường tuyên truyền các biện pháp, phòng chống dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đa dạng hóa các loại hình truyền thông nhằm truyền tải thông tin đến người dân; chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn về giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân nhằm hạn chế dịch bệnh.
- Phối hợp với Sở Y tế để được cung cấp thông tin, tài liệu về phòng, chống dịch bệnh, các biện pháp phòng tránh, cách nhận biết triệu chứng, dấu hiệu của dịch bệnh để người dân biết, xử lý, điều trị kịp thời, không thực hiện các hành vi thái quá trong phòng chống dịch bệnh.
- Thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn tin chính thống về tình hình dịch bệnh, nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng và các dịch bệnh truyền nhiễm nói chung đến cán bộ, nhân viên, người dân để biết, không hoang mang, lo lắng nhưng cũng không chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh.
- Tiếp tục thực hiện rà soát, đề xuất việc tạm dừng hoặc dừng thực hiện đối với các văn bản do các cơ quan chủ trì tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 hiện không còn phù hợp hoặc hết hiệu lực.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp phù hợp với tình huống dịch tại địa phương.
- Rà soát, bãi bỏ các văn bản do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp huyện, UBND cấp huyện ban hành hiện không còn hiệu lực. Chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện rà soát, bãi bỏ các văn bản do Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cấp xã, UBND cấp xã ban hành hiện không còn hiệu lực.
- Thông tin tình hình dịch bệnh, nguy cơ và các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 nói riêng và các dịch bệnh truyền nhiễm nói chung đến người dân để biết, không hoang mang, lo lắng nhưng cũng không chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh, biết cách tự bảo vệ bản thân và gia đình; tuyên truyền để người biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh tại địa phương.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức, đoàn thể tỉnh
Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, tổ chức, đoàn thể các cấp chủ động phối hợp chính quyền địa phương triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng dân cư; vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh hiệu quả; hưởng ứng phong trào vệ sinh yêu nước, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở, khu dân cư và phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh để điều trị kịp thời, ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Hàng năm, việc xét đánh giá công nhận danh hiệu ấp, khu phố văn hóa cần đưa vào các tiêu chí khu dân cư đảm bảo vệ sinh môi trường, không để xảy ra các dịch bệnh.
10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, định hướng cơ quan báo chí thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn về phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh và các chính sách mới về phòng chống COVID-19 trong giai đoạn 2023-2025.
Các sở, ngành, đơn vị, địa phương xây dựng dự toán kinh phí và lồng ghép vào kế hoạch phòng chống dịch bệnh giai đoạn 2023-2025 theo các quy định pháp luật về ngân sách nhà nước; phối hợp Sở Tài chính dự trù kinh phí phát sinh (nếu có) tham mưu UBND tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện. Giao Sở Y tế theo dõi tình hình dịch bệnh và việc triển khai thực hiện kế hoạch, kịp thời báo cáo UBND tỉnh theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây