Kế hoạch 197/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình năm 2024
Kế hoạch 197/KH-UBND thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình năm 2024
Số hiệu: | 197/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Hồ An Phong |
Ngày ban hành: | 31/01/2024 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 197/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Hồ An Phong |
Ngày ban hành: | 31/01/2024 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 197/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 31 tháng 01 năm 2024 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH QUẢNG BÌNH NĂM 2024
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2023
1. Xây dựng, ban hành các văn bản triển khai thực hiện Chương trình
Căn cứ hệ thống các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cùng với việc xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trong năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng các sở, ban ngành liên quan đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, triển khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh một cách kịp thời, đầy đủ và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, qua đó đã triển khai một cách đồng bộ công tác giảm nghèo, đạt được nhiều kết quả, cụ thể:
(Chi tiết hệ thống các văn bản tại Phụ lục 1 kèm theo)
2. Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, các cấp trong tổ chức thực hiện Chương trình
Sự thống nhất chung đầu mối 03 chương trình mục tiêu quốc gia thành 01 Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia góp phần tạo sự gắn kết, phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành và địa phương trong công tác triển khai thực hiện các chương trình nói chung và chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nói riêng trên địa bàn tỉnh. Theo chức năng nhiệm vụ, các sở, ngành chủ các dự án thành phần thuộc chương trình đã chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các chính sách giảm nghèo hiện hành (y tế, giáo dục, tín dụng, truyền thông ...); hướng dẫn các địa phương thực hiện phân bổ, sử dụng và quản lý kinh phí thực hiện CTMTQG GNBV và tổ chức các cuộc họp định kỳ, đột xuất để đánh giá tình hình tổ chức thực hiện, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện của các địa phương.
3. Công tác truyền thông, thông tin về Chương trình
- Công tác tuyên truyền về Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tiếp tục được chú trọng và được triển khai đúng trọng tâm, trọng điểm, tiếp tục phát huy hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và địa phương đã chủ động tham gia, vận động, tuyên truyền và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần đẩy mạnh việc triển khai, thực hiện, xây dựng Chương trình giảm nghèo, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã tăng cường phối hợp, phân công trách nhiệm trong triển khai các nội dung cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”. Công tác tuyên truyền thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình đã tập trung tuyên truyền công tác giảm nghèo trên làn sóng phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử.
4. Công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá
Thực hiện Kế hoạch của UBND tỉnh về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Các Sở, ban ngành cấp tỉnh và các địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao đã xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá và tổ chức nhiều đợt kiểm tra, giám sát tại các địa phương về tình hình thực hiện Chương trình và công tác rà soát hộ nghèo. Qua công tác kiểm tra đã kịp thời chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở; đồng thời tiếp thu các kiến nghị, đề xuất hợp lý để tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Cuối năm 2023: Tỷ lệ nghèo đa chiều (gồm hộ nghèo và hộ cận nghèo) trên phạm vi toàn tỉnh: 8,06%; tổng số hộ: 20.852 hộ. Trong đó:
+ Tỷ lệ hộ nghèo: 4,05%; tổng số hộ nghèo: 10.473 hộ (giảm 0,95% so với cuối năm 2022) đạt 119% chỉ tiêu kế hoạch (KH giảm 0,80%);
+ Tỷ lệ hộ cận nghèo: 4,01%; tổng số hộ cận nghèo: 10.379 hộ (giảm 0,75% so với cuối năm 2022) đạt 150% chỉ tiêu kế hoạch (KH giảm 0,50%)
6. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,47% so với đầu kỳ; đạt 62% so với chỉ tiêu giảm bình quân từ 1,0%/năm trở lên của giai đoạn (giảm 6.184 hộ, tương đương với giảm 37,1% số hộ nghèo đầu kỳ).
- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số: 48,6% so với hộ DTTS (giảm 438 hộ, tương đương giảm 9,6%, đạt 240% so với kế hoạch chỉ tiêu giảm bình quân mỗi năm 4,0%); chiếm 34,4% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh.
- Số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển: 04 xã; đạt 0% so với chỉ tiêu không còn xã ĐBKK vùng BNVB cuối giai đoạn.
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%: 74,2% (112/151 xã); đạt 92,8% so với chỉ tiêu đạt 80% số xã đến cuối giai đoạn.
- 4/4 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, liên kết vùng, phục vụ dân sinh; đạt 100%.
- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức.
- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ việc làm.
- 75,8% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế, đạt 75,8% so với chỉ tiêu đạt 100% đến cuối giai đoạn; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại còn 18,8%.
- Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi: 95,6%; đạt 98,6% so với chỉ tiêu đạt 97% cuối giai đoạn.
- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 77% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt 86% so với chỉ tiêu đạt 90% cuối giai đoạn; 51% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 85% so với chỉ tiêu đạt 60% cuối giai đoạn.
- Chiều thiếu hụt về thông tin: 64,8% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet, đạt 72% so với chỉ tiêu đạt 90% cuối giai đoạn.
7. Kết quả thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình
7.1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển
Đến nay, với nguồn vốn được hỗ trợ phân bổ cho 4 xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển trên địa bàn đã triển khai đầu tư và duy tu bảo dưỡng cho 36 công trình gồm: công trình giao thông, công trình giáo dục, công trình thủy lợi, công trình chợ, công trình nhà văn hóa. Những con đường, chợ kiên cố, hệ thống kênh mương nội đồng và cả những ngôi trường học khang trang... được đầu tư xây dựng đã và đang làm thay đổi đời sống của người dân vùng bãi ngang ven biển.
7.2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Qua hướng dẫn và chỉ đạo, việc triển khai thực hiện các mô hình đa dạng hóa sinh kế và phát triển mô hình giảm nghèo tại các địa phương đạt nhiều kết quả tích cực, giúp cho nhiều người nghèo được tiếp cận các “điều kiện cần”, “cho chiếc cần câu để câu con cá” để phát triển kinh tế gia đình, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến nay các địa phương đã triển khai thực hiện và hỗ trợ cho 97 mô hình gồm 04 mô hình trồng trọt, 82 mô hình chăn nuôi, 5 mô hình phi nông nghiệp cho 815 hộ nghèo, 996 hộ cận nghèo, 449 hộ mới thoát nghèo, hộ khuyết tật... tham gia mô hình.
7.3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ PTSX trong lĩnh vực nông nghiệp
Việc triển khai thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, tại các địa phương đạt nhiều kết quả tích cực, giúp cho nhiều người nghèo được tiếp cận các dự án hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo. Đến nay, đã triển khai thực hiện được 56 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp cho hơn 1.500 hộ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo... tham gia dự án.
b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng
Việc triển khai thực hiện dự án cải thiện dinh dưỡng đã giúp cho 681 trẻ em dưới 5 tuổi được bổ sung vi chất dinh dưỡng, 815 bà mẹ có con dưới 5 tuổi được tư vấn dinh dưỡng; 34 phụ nữ mang thai được bổ sung vi chất dinh dưỡng; 154 trẻ em được theo dõi và quản lý SDD cấp tính tại cộng đồng; 1076 số trẻ em từ 5 đến 16 tuổi được bổ sung vi chất dinh dưỡng; 1.381 trẻ em từ 5 đến 16 tuổi được tư vấn dinh dưỡng...
7.4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
a) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn Công tác đào tạo nghề giúp người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng để có việc làm hoặc tự tạo việc làm ổn định, chủ động vươn lên thoát nghèo, đến nay đã tổ chức được 39 lớp với 1.279 lao động được hỗ trợ đào tạo nghề từ CTMTQG Giảm nghèo bền vững.
b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Người lao động thuộc trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được hỗ trợ tiền đào tạo nghề, bổ túc kỹ năng nghề; Hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ; hỗ trợ một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ. Vì vậy xuất khẩu lao động đã mở ra hướng đi mới cho việc thoát nghèo, theo đó nhiều hộ gia đình có người xuất khẩu lao động đã vươn lên thành hộ khá. Đến nay đã thực hiện tư vấn, hỗ trợ đào tạo cho 200 người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng lao động thuộc các xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang, ven biển; có 12 người lao động được hỗ trợ đào tạo; làm thủ tục thanh toán hỗ trợ cho 12 lao động với số tiền 14,2 triệu đồng.
c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững các trung tâm dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động; hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc qua đó giúp cho người lao động dễ dàng truy cập, tiếp cận nhiều thông tin hơn trong việc tìm thông tin hỗ trợ việc làm. Tập huấn cho 1.479 đại biểu là cán bộ cấp huyện, xã, thôn bản nâng cao năng lực thu thập thông tin người lao động, thu thập thông tin của 28.059 người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm trên địa bàn.
7.5. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin
Đến nay, đã tổ chức triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông cho hơn 2.000 đại biểu tham gia, qua đó giúp cho cán bộ làm công tác thông tin và truyền thông cấp cơ sở được bổ túc, nâng cao nhiều kiến thức mới, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn để tuyên truyền các chính sách đến người dân ngày càng hiệu quả. Có 5 cụm đài được nâng cấp, 07 đài thiết lập mới; 02 đài được nâng cấp, chuyển đổi; tổ chức 43 chương trình phát thanh; 24 chương trình truyền hình tuyên truyền về công tác giảm nghèo. Có 168 số lượng file điện tử, 37 sản phẩm truyền thông được đăng tải trên mạng internet, mạng xã hội, 09 sản phẩm truyền thông khác.
b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều
Để thực hiện dự án Truyền thông về giảm nghèo đa chiều, đến nay toàn tỉnh đã tổ chức 03 chương trình phong trào, 22 hội nghị tập huấn, đối thoại cho hơn 2.600 đối tượng tham gia; tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội số lượng hơn 1000 đại biểu tham dự; đã có hơn 150 bài, 200 tin và 400 ảnh về chương trình giảm nghèo; đồng thời đã xây dựng, tổ chức thực hiện hơn 25 phóng sự, tin bài trên truyền hình, 175 bản tin bài trên truyền thanh; 738 pano, băng rôn; 4.600 tờ rơi, tài liệu tuyên truyền; in ấn hơn 1.000 cuốn Cẩm nang, sổ tay.. Qua công tác tuyên truyền đã giúp cho người dân và toàn xã hội hiểu rõ hơn về Chương trình, góp phần nâng cao nhận thức trong công tác giảm nghèo.
7.6. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình
Đến nay, đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới cho hơn 11.000 lượt đại biểu; cấp tỉnh và các địa phương cũng đã tổ chức 13 đoàn cho hơn 350 cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã đi học tập, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh. Việc triển khai tập huấn nâng cao năng lực và đi học tập kinh nghiệm thực hiện Chương trình cho cán bộ các cấp từ tỉnh đến địa phương đã góp phần nâng cao sự hiểu biết, năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo, từ đó có thể tham mưu công tác triển khai thực hiện đạt được nhiều kết quả tốt hơn.
b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá
Cấp tỉnh đã thành lập 02 Đoàn liên ngành, tiến hành giám sát, đánh giá tại các huyện, thị xã, thành phố; Các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ đã tổ chức giám sát, đánh giá việc triển khai các nội dung thành phần thuộc chương trình. Cấp huyện: 8/8 đơn vị đã xây dựng kế hoạch và thành lập 38 đoàn triển khai giám sát, đánh giá trên địa bàn. Công tác kiểm tra, giám sát đã kịp thời chỉ đạo, đôn đốc tiến độ thực hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở; đồng thời tiếp thu các kiến nghị, đề xuất hợp lý để tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh cơ chế, chính sách của tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
8.1. Kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo thường xuyên
- Chính sách bảo hiểm y tế: Đã cấp 21.887 thẻ BHYT cho đối tượng nghèo; 23.293 thẻ BHYT đối tượng cận nghèo; 44.239 thẻ cho hộ làm nông, lâm, ngư, diêm nghiệp có mức sống trung bình; 18.451 thẻ BHYT cho người sống tại vùng đặc biệt khó khăn. Qua hoạt động cấp thẻ Bảo hiểm y tế, hỗ trợ khám chữa bệnh đã tạo điều kiện cho người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng có điều kiện tiếp cận các dịch vụ y tế tốt hơn, góp phần giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình.
- Chính sách trợ giúp pháp lý: Tổ chức 9 hội nghị trợ giúp pháp lý gồm: truyền thông, bồi dưỡng kiến thức, chuyên đề, tập huấn điểm... cho 809 người tham gia; Biên soạn và in ấn gần 2.800 cuốn sổ tay pháp luật về trợ giúp pháp lý..
- Chính sách hỗ trợ tiền điện: Toàn tỉnh đã có 12.855 lượt hộ nghèo hỗ trợ tiền điện.
- Các chính sách, hỗ trợ khác: Ngân sách địa phương hỗ trợ cho hộ nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 cho 10.473 hộ nghèo với kinh phí 10.473 triệu đồng.
8.2. Kết quả thực hiện tín dụng chính sách xã hội hỗ trợ giảm nghèo
Năm 2023, toàn tỉnh có:
- 1.768 lượt hộ nghèo được vay vốn với tổng vốn vay 126.903 triệu đồng;
- 2.252 lượt hộ cận nghèo được vay vốn với tổng số vốn vay 174.707 triệu đồng;
- 2.033 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn với tổng số vốn vay 159.091 triệu đồng;
- 981 lượt hộ học sinh, sinh viên vay vốn với tổng số tiền 57.229 triệu đồng; có 7.704 lượt cho vay giải quyết việc làm với số tiền 437.253 triệu đồng
- 20 lượt cho vay xuất khẩu lao động với số tiền 1.503 triệu đồng.
Việc được sử dụng nguồn vốn vay từ chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đã dần thay đổi tâm lý trông chờ, ỷ lại, giúp hộ nghèo chuyển từ sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa, vươn lên thoát nghèo, cải thiện đời sống. Hàng nghìn hộ nghèo nhờ vốn vay ưu đãi đã biết tổ chức sản xuất và sản xuất kinh doanh có hiệu quả, góp phần thoát nghèo bền vững. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cơ hội học tập cho HSSV, giúp cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện trang trải các chi phí trong học tập, sinh hoạt; giúp hộ nghèo giảm bớt được sức ép và nỗi lo về điều kiện tài chính chu cấp cho con em trong suốt quá trình học tập, giúp các em có cơ hội vươn lên thực hiện ước mơ học tập của mình để cải thiện đời sống cho bản thân và gia đình.
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
a) Kết quả đạt được
- Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân về công tác giảm nghèo bền vững đã được nâng lên và có chuyển biến rõ rệt; mục tiêu giảm nghèo trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu quan trọng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Các hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận tốt hơn các chính sách, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng; mức sống dân cư được cải thiện rõ rệt.
- Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm được 0,95% so với đầu năm, có 2.382 hộ thoát nghèo, vượt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra (giảm 0,8%). Tính bền vững trong công tác giảm nghèo đã được cải thiện đáng kể, hộ tái nghèo và nghèo phát sinh mới chỉ chiếm 5,0% so với tổng số hộ nghèo.
- Các địa bàn đặc biệt khó khăn đã được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh; hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin.
- Các chính sách giảm nghèo thường xuyên như cấp thẻ bảo hiểm y tế, chính sách tín dụng, trợ giúp pháp lý, tiền điện... được triển khai thường xuyên, kịp thời và đồng bộ giúp cho người dân được tiếp cận và sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững.
b) Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Phần lớn hộ nghèo tỉnh Quảng Bình vẫn chủ yếu tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và hộ không có khả năng lao động; chênh lệch giàu nghèo, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp.
- Sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và cơ quan chủ quản chương trình có lúc chưa chặt chẽ nên quá trình tổng hợp, báo cáo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình còn chưa chủ động về tiến độ.
- Một số nội dung do văn bản quy định, hướng dẫn của cấp trên chưa cụ thể, rõ ràng, nội dung thay đổi liên lục gây khó khăn cho các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện do đó, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của một số dự án, tiểu dự án thành phần của Chương trình.
- Chính sách giảm nghèo vẫn còn tình trạng vừa trùng lặp vừa dàn trải, phân tán... đã làm giảm tính hiệu quả của các chính sách. Còn nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp nên chưa tạo được ý thức chủ động của các cấp và người dân, làm phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp và của bản thân người nghèo, xu hướng nhiều địa phương, huyện, xã và người dân muốn vào danh sách đối tượng hộ nghèo để được hưởng lợi các chính sách trợ giúp vẫn còn xảy ra.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo, ý thức được trách nhiệm của mình, từ đó tự vươn lên thoát nghèo, tránh tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.
- Cập nhật, bám sát các văn bản hướng dẫn của cấp trên, đồng thời tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách giảm nghèo đa chiều gắn với mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo mức sống tối thiểu tăng dần và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; ban hành chính sách hỗ trợ có điều kiện, tăng cường chính sách tín dụng cho người nghèo.
- Cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững.
- Phải thực hiện lồng ghép tốt các chương trình, dự án, nguồn vốn trên địa bàn để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bằng một cơ chế chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.
- Xác định rõ nguyên nhân nghèo của từng địa phương, từ đó xây dựng chương trình, kế hoạch giảm nghèo với những giải pháp phù hợp, đúng hướng, giúp người nghèo, xã nghèo, xã khó khăn vươn lên thoát nghèo.
- Đẩy mạnh công tác xây dựng nhân rộng mô hình giảm nghèo với phương châm mỗi địa phương có một mô hình hiệu quả; hướng dẫn cách làm ăn; phát huy hệ thống dạy nghề, tập trung ngành nghề gắn với thực tiễn sản xuất, nhu cầu học nghề của từng đối tượng và nhu cầu việc làm; tổ chức sơ, tổng kết kịp thời.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình của các cấp, các ngành nhằm phát hiện những hạn chế, thiếu sót để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nhằm nâng cao hiệu quả tối đa trong việc thực hiện Chương trình.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM 2024
- Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,8%, tương ứng với giảm 2.063 hộ, số hộ nghèo còn lại là 8.410 hộ; hộ cận nghèo 0,5% tương ứng với giảm 1.295 hộ, số hộ nghèo còn lại là 9.084 hộ (Chi tiết giao chỉ tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2024 theo Phụ lục 2 đính kèm)
- 80% xã có tỷ lệ hộ nghèo dưới 5%;
- 100% xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, liên kết vùng, phục vụ dân sinh...;
-100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức;
- 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ việc làm;
- 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại còn 12%;
- Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi: 97%;
- Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh;
- 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet;
- 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Chương trình
Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững.
Hai là, Đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng đến các cấp, các ngành, mọi tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là người nghèo, nhằm thay đổi nhận thức trong giảm nghèo, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, loại bỏ tư tưởng trông chờ vào các chính sách của Nhà nước mà phải sử dụng hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo bền vững, làm giàu chính đáng.
Ba là, hàng năm triển khai kịp thời, chính xác công tác điều tra cung cầu lao động, thị trường lao động, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều mới áp dụng cho giai đoạn 2021-2025.
Bốn là, thực hiện có hiệu quả việc lồng ghép các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch đào tạo nghề, tạo việc làm, giảm nghèo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tranh thủ các nguồn hỗ trợ khác đầu tư cho công tác giảm nghèo, tăng cường huy động vốn từ ngân sách địa phương, các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng để tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất và dân sinh. Tập trung nguồn lực thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo việc làm, phát triển kinh tế cho các đối tượng nghèo; chăm lo cho các đối tượng bảo trợ xã hội, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Năm là, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo; hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản để giúp họ thoát nghèo bền vững. Chú trọng hỗ trợ vốn vay phát triển sản xuất, đa dạng nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay, các chương trình, dự án để phát triển sản xuất; hướng dẫn hộ nghèo có kế hoạch sử dụng vốn vay hiệu quả.
Sáu là, nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, mô hình sinh kế, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng; triển khai các mô hình hợp tác, liên kết với giữa các hộ nghèo với doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm. Khuyến khích nhà đầu tư phát triển vào nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp để tạo thêm việc làm mới cho người dân địa phương; tích cực tham gia thị trường lao động trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu lao động; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo nghề và chủ động giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Bảy là, tổ chức tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động ở nông thôn, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số (chú trọng đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của từng người lao động); đồng thời, gắn với hoạt động vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, tạo việc làm.
Tám là, bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, nhất là cán bộ công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang ven biển; phát triển thị trường lao động, động viên người lao động tự tạo việc làm.
Chín là, thường xuyên kiểm tra, giám sát đánh giá kết quả triển khai thực hiện các chính sách, dự án, giải pháp về đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo để có giải pháp điều chỉnh, bổ sung, uốn nắn những hạn chế, bất cập, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Hàng năm có sơ kết, tổng kết đánh giá hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm và giảm nghèo và định hướng công tác này cho năm tiếp theo.
VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình theo quy định.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành, địa phương liên quan phân bổ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024 cho các địa phương, đơn vị.
- Chủ trì hướng dẫn các sở, ban, ngành liên quan và địa phương thực hiện hiệu quả kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2024 sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương hướng dẫn quy trình và tổ chức việc giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.
- Tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp các Chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.
Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, tổng hợp phân bổ kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương và đối ứng của ngân sách địa phương để đảm bảo hoạt động của Chương trình.
4. Các Sở, ban, ngành chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình
- Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địa phương triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ và tổ chức thực hiện nội dung thành phần thuộc chương trình được phân công chủ trì.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và sở, ban, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần của Chương trình do đơn vị chủ trì theo quy định, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo tỉnh.
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra ở các địa phương được phân công; giám sát, kiểm tra kết quả thực hiện các nội dung của Chương trình theo lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công.
- Báo cáo kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định.
5. Các Sở, ban, ngành tham gia thực hiện Chương trình
Nghiên cứu, lồng ghép thực hiện Chương trình với các chương trình, dự án, đề án khác được giao bảo đảm hiệu quả, không chồng chéo.
6. Các cơ quan thông tin và truyền thông, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu của Chương trình.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo, thành lập, kiện toàn Tổ công tác thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại địa phương.
- Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương và chủ động huy động thêm các nguồn lực khác thực hiện Chương trình.
- Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí.
- Phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp và cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.
- Ban hành cơ chế, chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn theo thẩm quyền và nhiệm vụ được giao.
- Tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo thực hiện Chương trình trên địa bàn định kỳ, đột xuất theo quy định.
- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình theo nhiệm vụ được giao.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị, xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Bình năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
TT |
Hình thức văn bản |
Cơ quan ban hành |
Số, ngày, tháng ban hành |
Tên văn bản |
I |
NGHỊ QUYẾT HĐND TỈNH |
|
||
1 |
Nghị quyết |
HĐND tỉnh |
Số 116/NQ-HĐND ngày 24/3/2023 |
Phân bổ nguồn vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các CTMTQG năm 2023 trên địa bàn tỉnh. Quảng Bình; kéo dài nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các CTMTQG năm 2022 sang năm 2023; điều chỉnh nhiệm vụ chi đã phân bổ năm 2022 tại Nghị quyết số 86/NQ-HĐND ngày 09/9/2022 của HĐND tỉnh Quảng Bình. |
2 |
Nghị quyết |
HĐND tỉnh |
Số 42/NQ-HĐND ngày 24/3/2023 |
Ban hành quy định nội dung hỗ trợ; mẫu hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc CTMTQG giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
3 |
Nghị quyết |
HĐND tỉnh |
Số 49/2023/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 |
Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Nghị quyết số 23/2022/NQ-HĐND ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. |
4 |
Nghị quyết |
HĐND tỉnh |
Số 125/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 |
Nghị quyết về điều chỉnh phương án phân bổ nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025, năm 2023 cho Tiểu dự án 3 - Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. |
5 |
Nghị quyết |
HĐND tỉnh |
Số 53/2023/NQ-HĐND ngày 02/10/2023 |
Nghị quyết quy định định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các dự án, kế hoạch, phương án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. |
6 |
Nghị quyết |
HĐND tỉnh |
Số 153/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 |
Nghị quyết về phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2024 thực hiện CTMTQG Giảm nghèo bền vững |
7 |
Nghị quyết |
HĐND tỉnh |
Số 148/NQ-HĐND ngày 08/12/2023 |
Nghị quyết về dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2024. |
II |
QUYẾT ĐỊNH UBND TỈNH |
|
||
1 |
Quyết định |
UBND tỉnh |
Số 646/QĐ-UBND ngày 28/3/2023 |
Phân bổ nguồn vốn sự nghiệp nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các Chương trình MTQG năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; chuyển nguồn vốn sự nghiệp thực hiện các Chương trình MTQG năm 2022 sang năm 2023. |
2 |
Quyết định |
UBND tỉnh |
Số 370/QĐ-UBND ngày 26/12/2023 |
Về việc phân bổ vốn đầu tư phát triển ngân sách Trung ương và đối ứng ngân sách tỉnh năm 2024 thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững |
3 |
Quyết định |
UBND tỉnh |
Số 3821/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 |
Phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo định kỳ năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều 2022 - 2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
III |
KẾ HOẠCH, VĂN BẢN UBND TỈNH, SỞ NGÀNH |
|
||
1 |
Kế hoạch |
UBND tỉnh |
265/KH-UBND ngày 27/02/2023 |
Truyền thông về giảm nghèo thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh. |
2 |
Kế hoạch |
UBND tỉnh |
Số 207/KH-UBND ngày 20/02/2023 |
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
3 |
Kế hoạch |
UBND tỉnh |
Số 1525/KH-UBND ngày 31/7/2023 |
Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Quảng Bình |
4 |
Văn bản |
UBND tỉnh |
431/UBND-KT ngày 17/3/2023 |
Về việc quy định việc quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình và thủ tục quản lý chất lượng thi công công trình được đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù quy định tại Điều 18, Điều 19 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP |
IV |
VĂN BẢN CÁC SỞ, NGÀNH CẤP TỈNH |
|
||
1 |
Công văn |
Sở Lao động TB&XH |
Số 145/SLĐTBXH-BTTETN ngày 09/02/2023 |
V/v hướng dẫn phạm vi, đối tượng phân bổ vốn CTMTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 |
2 |
Công văn |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Số 886/SNN-PTNT ngày 19/4/2023 |
Hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 “Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp” thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh và Tiểu dự án 2 - Dự án 3 hỗ trợ PTSX theo chuỗi giá trị thuộc CTMTQG Phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021-2025. |
3 |
Kế hoạch |
Sở Lao động TB&XH |
Số 300/KH-SLĐTBXH ngày 09/3/2023 |
Truyền thông về giảm nghèo thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh. |
KẾ HOẠCH GIẢM TỶ LỆ HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO NĂM 2024
(Kèm theo Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 31/01/2024 của UBND tỉnh)
TT |
Khu vực/Địa bàn |
Tổng số hộ dân cư cuối năm 2023 |
Tổng số hộ nghèo |
Tổng số hộ cận nghèo |
||||||||||
Số hộ nghèo cuối năm 2023 |
Tỷ lệ (%) |
Chỉ tiêu giảm tỷ lệ (%) |
Số hộ giảm |
Số hộ nghèo cuối năm 2024 |
Tỷ lệ (%) |
Số hộ cận nghèo cuối năm 2023 |
Tỷ lệ (%) |
Chỉ tiêu giảm tỷ lệ (%) |
Số hộ giảm |
Số hộ cận nghèo cuối năm 2024 |
Tỷ lệ (%) |
|||
A |
B |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
|
Tổng cộng |
258.808 |
10.473 |
4,05 |
0,80 |
2.063 |
8.410 |
3,25 |
10.379 |
4,01 |
0,50 |
1.295 |
9.084 |
3,51 |
1 |
Huyện Lệ Thủy |
42.337 |
1.893 |
4,47 |
0,88 |
373 |
1.520 |
3,59 |
1.452 |
3,43 |
0,43 |
181 |
1.271 |
3,00 |
2 |
Huyện Quảng Ninh |
27.780 |
1.172 |
4,22 |
0,83 |
231 |
941 |
3,39 |
1.177 |
4,24 |
0,53 |
147 |
1.030 |
3,71 |
3 |
TP. Đồng Hới |
34.790 |
92 |
0,26 |
0,05 |
18 |
74 |
0,21 |
189 |
0,54 |
0,07 |
24 |
165 |
0,48 |
4 |
Huyện Bố Trạch |
51.488 |
1.949 |
3,79 |
0,75 |
384 |
1.565 |
3,04 |
1.749 |
3,40 |
0,42 |
218 |
1.531 |
2,97 |
5 |
Thị xã Ba Đồn |
29.903 |
445 |
1,49 |
0,29 |
88 |
357 |
1,20 |
1.019 |
3,41 |
0,43 |
127 |
892 |
2,98 |
6 |
Huyện Quảng Trạch |
33.718 |
1.451 |
4,30 |
0,85 |
286 |
1.165 |
3,46 |
1.304 |
3,87 |
0,48 |
163 |
1.141 |
3,38 |
7 |
Huyện Tuyên Hoá |
24.551 |
1.292 |
5,26 |
1,04 |
255 |
1.037 |
4,23 |
964 |
3,93 |
0,49 |
120 |
844 |
3,44 |
8 |
Huyện Minh Hoá |
14.241 |
2.179 |
15,30 |
3,01 |
429 |
1.750 |
12,29 |
2.525 |
17,73 |
2,21 |
315 |
2.210 |
15,52 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây