596436

Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2024 phát triển hạ tầng số tỉnh Yên Bái đến năm 2025

596436
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 19/KH-UBND năm 2024 phát triển hạ tầng số tỉnh Yên Bái đến năm 2025

Số hiệu: 19/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái Người ký: Ngô Hạnh Phúc
Ngày ban hành: 22/01/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 19/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
Người ký: Ngô Hạnh Phúc
Ngày ban hành: 22/01/2024
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/KH-UBND

Yên Bái, ngày 22 tháng 01 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh; Chương trình hành động số 15/CTr-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030”;

Căn cứ Quyết định số 885/QĐ-BTTTT ngày 25 tháng 5 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ tiêu chí đánh giá phát triển hạ tầng số của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công văn số 3115/BTTTT-CVT ngày 02 tháng 8 năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc xây dựng Kế hoạch phát triển hạ tầng số giai đoạn 2023-2025 của địa phương;

Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch Phát triển hạ tầng số tỉnh Yên Bái đến năm 2025 với nội dung cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Quan điểm

Hạ tầng ,số là hạ tầng của nền kinh tế, được ưu tiên phát triển và bảo vệ. Phát triển đồng bộ: Các doanh nghiệp phối hợp phát triển hạ tầng số theo nguyên tắc dùng chung, chia sẻ. Hạ tầng số được quy hoạch, triển khai song song, đồng bộ với hạ tầng giao thông, công trình ngầm và các hạ tầng kỹ thuật khác.

2. Mục đích, yêu cầu

2.1. Mục đích

- Phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng) băng rộng, siêu rộng, phổ cập, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, giải trí của Nhân dân; sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối, xử lý dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin mạng, xoá các vùng trắng sóng, lõm sóng đã có điện lưới quốc gia.

- Phát triển hạ tầng số phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh. Nâng cao chất lượng mạng 4G, từng bước triển khai mạng 5G. Phổ cập Internet băng rộng, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thúc đẩy chuyển dịch từ dịch vụ viễn thông cơ bản sang dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.

- Phát triển hạ tầng số của tỉnh góp phần hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22 tháng 7 năm 2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030”.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước; tăng cường chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo an toàn mạng lưới, giảm thiểu các sự cố mất thông tin liên lạc, đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị.

- Là cơ sở để các cơ quan, đơn vị, địa phương, doanh nghiệp viễn thông phối hợp thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp hoàn thành mục tiêu đề ra.

2.2. Yêu cầu

- Phát triển hạ tầng số phải bám sát quan điểm, định hướng lớn, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm và hoàn thành các mục tiêu trong Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng, đến năm 2030; Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 11 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc phê duyệt Đề án “Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030”.

- Hạ tầng số được phát triển với năng lực cao, chất lượng tốt, băng thông rộng, an toàn, đáp ứng nhu cầu phát triển của Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh; đồng thời bảo đảm mọi người dân đều được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, giá cước phù hợp.

- Hạ tầng số phát triển theo hướng mở, ảo hóa, tối ưu cho việc dùng chung để có thể được cung cấp như một dịch vụ, trong đó giải pháp đột phá là hạ tầng điện toán đám mây và các nền tảng số. Phát triển hạ tầng số phải đảm bảo tính kế thừa, đồng bộ, có bước đi và lộ trình cụ thể.

- Hạ tầng số là hạ tầng kinh tế xã hội, do đó phải an toàn, tin cậy, có chức năng về giám sát mạng lưới đến từng nút mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng, tạo niềm tin cho xã hội khi tham gia vào các hoạt động trên không gian mạng.

II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2025

1. Mạng viễn thông băng rộng di động

- Số thuê bao băng rộng di động/100 dân đạt 85 thuê bao.

- 85% thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh.

- 90% dân số trưởng thành có điện thoại thông minh..

- Tốc độ băng rộng di động đạt tối thiểu 40 Mbps.

-100% thôn, bản có điện lưới quốc gia được phủ sóng di động băng rộng.

- 15% vị trí BTS được dùng chung.

2. Mạng viễn thông băng rộng cố định

- Số thuê bao cố định/100 dân đạt 20 thuê bao.

- 85% hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cáp quang.

- Tốc độ băng rộng cố định đạt tối thiểu đạt 40Mbps.

- Phấn đấu 100% thôn, bản có điện lưới quốc gia được phủ băng rộng cố định.

3. Hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

Duy trì 100% hệ thống thông tin dùng chung cấp tỉnh có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây.

4. Hạ tầng công nghệ số

Phấn đấu 100% các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng công nghệ số.

5. Nền tảng số có tính chất hạ tầng

- Phấn đấu 100% các cơ quan nhà nước sử dụng các nền tảng số có tính chất hạ tầng.

- Phấn đấu 95% các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng các nền tảng số có tính chất hạ tầng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ đến hết năm 2025

1.1. Phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, phổ cập, bền vững, an toàn

- Phát triển hạ tầng băng rộng cố định tốc độ cao; tăng cường phát triển thuê bao bằng rộng cố định tới hộ gia đình; đảm bảo cung cấp dịch vụ truy nhập Internet băng thông rộng tốc độ cao được phổ cập tới các khu công nghiệp, khu đô thị, trung tâm xã, cơ quan nhà nước, trường học, bệnh viện, địa điểm du lịch trên địa bàn tỉnh...

- Phát triển hạ tầng băng rộng di động chất lượng cao (4G/5G) trên phạm vi toàn tỉnh; thực hiện lộ trình dừng công nghệ di động cũ 2G/3G (theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông) và chương trình thúc đẩy sử dụng điện thoại thông minh cho người dân.

- Phát triển hạ tầng kết nối mạng IoT đáp ứng yêu cầu của các lĩnh vực có liên quan như công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, năng lượng, điện, nước, quản lý đô thị.

- Phối hợp, chia sẻ, sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động để tăng hiệu quả đầu tư, phát triển, xây dựng hạ tầng của doanh nghiệp bảo đảm mỹ quan và an toàn cho người dân; triển khai các phương pháp chia sẻ hạ tầng tiên tiến (thụ động/tích cực tích hợp với các hạ tầng liên ngành có tính thiết yếu như điện, nước).

- Triển khai mạng truyền số liệu chuyên dùng trở thành hạ tầng truyền dẫn căn bản thống nhất, ổn định, an toàn, thông suốt, kết nối từ cấp tỉnh đến cấp xã, kết nối các hệ thống thông tin, nền tảng, ứng dụng phục vụ Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh.

- Chuyển đổi mạng lưới, hệ thống thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6).

- Phát triển Hệ thống truy cập Internet không dây công cộng miễn phí (Wifi công cộng) tại các điểm du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử trung tâm sinh hoạt, hành chính, trường học, bệnh viện trên địa bàn, đặc biệt phát triển tại các điểm công cộng (khu vực trung tâm xã, nơi sinh hoạt cộng đồng, điểm du lịch cộng đồng, ...) thuộc các xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

- Triển khai hiệu quả chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để thực hiện hỗ trợ phổ cập dịch vụ viễn thông băng rộng, máy tính bảng, điện thoại thông minh và thực hiện xây dựng hạ tầng số theo Chương trình triển khai trong từng giai đoạn.

1.2. Phát triển hạ tầng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây

- Đầu tư, xây dựng, phát triển, mở rộng hạ tầng trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của tỉnh.

- Tích hợp, sử dụng hạ tầng điện toán đám mây vào các hệ thống thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Khuyến khích, thúc đẩy các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người dân ưu tiên dùng các nền tảng điện toán đám mây, sản phẩm dịch vụ trên nền tảng điện toán đám mây do các doanh nghiệp trong tỉnh cung cấp.

- Nghiên cứu, ban hành các chính sách, tiêu chuẩn yêu cầu tích hợp, sử dụng hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng IoT trong việc phát triển các lĩnh vực của kinh tế số như thương mại điện tử; chăm sóc sức khỏe từ xa; công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.

1.3. Phát triển hạ tầng công nghệ số

- Phát triển hạ tầng công nghệ số, ưu tiên công nghệ AI, blockchain, IoT đáp ứng yêu cầu phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh.

- Ứng dụng cảm biến, mạng đáng tin cậy, phần mềm và phần cứng cũng như các công nghệ khác phục vụ thu thập, lưu trữ, xử lý dữ liệu, để dữ liệu trở thành yếu tố đầu vào sản xuất mới.

- Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số AI, Blockchain, IoT trở thành nền tảng để xây dựng sức mạnh sản xuất và sức mạnh không gian mạng, phát triển kinh tế số, hệ thống quản trị số và năng lực quản trị số của tỉnh.

1.4. Phát triển nền tảng số có tính chất hạ tầng

- Phối hợp, triển khai sử dụng các nền tảng số do cơ quan nhà nước chủ quản, doanh nghiệp Việt Nam phát triển, làm chủ công nghệ, sử dụng thống nhất trên toàn quốc, phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công phục vụ xã hội bao gồm: Nền tảng định danh và xác thực điện tử quốc gia; Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; Nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; Nền tảng dạy học trực tuyến; Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở (MOOCS), Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa; Nền tảng trợ lý ảo hỗ trợ công chức và người dân; Nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số...

- Phát triển các nền tảng số phục vụ chuyển đổi số của các ngành, lĩnh vực: y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải, logistics, năng lượng, tài nguyên và môi trường, sản xuất công nghiệp.

- Thúc đẩy phát triển các nền tảng số do doanh nghiệp làm chủ quản, làm chủ công nghệ, cung cấp dịch vụ phục vụ nhu cầu chuyển đổi số của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức.

1.5. Phát triển hạ tầng phục vụ thương mại điện tử (bưu chính)

- Tăng cường xây dựng các hệ thống hạ tầng (ứng dụng công nghệ hiện đại, xây dựng trung tâm bưu chính tỉnh) và dịch vụ nhằm hỗ trợ phát triển thương mại điện tử.

- Triển khai Mã địa chỉ số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, hình thành cơ sở dữ liệu quan trọng phục vụ xây dựng chính quyền số gắn với xây dựng đô thị thông minh, phục vụ người dân và hoạt động vận chuyển, giao nhận hàng hóa trong thương mại điện tử và logistics.

- Thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ công qua mạng bưu chính công cộng, dịch vụ bưu chính công ích góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tại các cơ quan Đảng, Nhà nước.

1.6. Các nhiệm vụ trọng tâm khác

- Chuyển đổi từ cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang cung cấp dịch vụ số, phát triển các nền tảng cung cấp hạ tầng như dịch vụ; triển khai các hạ tầng số phục vụ xây dựng Chính quyền số; đầu tư, xây dựng, phát triển các nền tảng số cung cấp hạ tầng như dịch vụ, phục vụ cho các lĩnh vực kinh tế số, xã hội số; phát triển các nền tảng, dịch vụ thanh toán điện tử, tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích dữ liệu lớn để khai thác, phân tích dữ liệu, biến dữ liệu thành tài sản.

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng viễn thông, Internet; triển khai quản lý an toàn cơ sở hạ tầng số; chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phát hiện, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật; từ chối hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và không để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật sử dụng hạ tầng, của mình; phát triển hệ thống nền tảng, hạ tầng, mạng lưới gắn với bảo đảm an toàn, an ninh mạng, có khả năng tự sàng lọc, phát hiện tấn công và tự bảo vệ; phát hiện và xử lý các vấn đề mất an toàn, an ninh thông tin; xử lý triệt để tình trạng rác viễn thông (SIM rác, tin nhắn rác, cuộc gọi rác, thư điện tử rác); xây dựng các công cụ chặn lọc, làm sạch các dịch vụ được cung cấp trên hạ tầng số; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi cung cấp các dịch vụ trên nền tảng số cho tổ chức, cá nhân; có phương án, hệ thống dự phòng bảo đảm an toàn, an ninh cho các tình huống xấu nhất; đảm bảo chất lượng dịch vụ; giải quyết tranh chấp; ngăn chặn, xử lý thông tin giả mạo, lừa đảo trong lĩnh vực viễn thông; tăng cường các biện pháp nhằm bảo vệ người dân về chất lượng dịch vụ và giá thành.

2. Giải pháp

2.1. Cơ chế, chính sách

- Phê duyệt Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động của tỉnh; hoàn thiện các chính sách, thúc đẩy, ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm trung chuyển Internet,...trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch của doanh nghiệp.

- Rà soát, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, viễn thông, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng số phát triển trở thành hạ tầng số an toàn, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Xây dựng chính sách/quy định ưu tiên ứng dụng điện toán đám mây trong triển khai các hệ thống thông tin của tỉnh

- Triển khai, áp dụng các chính sách ưu tiên người sử dụng thiết bị do Việt Nam sản xuất và hỗ trợ, trợ giá cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, gia đình có công trên địa bàn tỉnh (kết hợp Chương trình viễn thông công ích) đảm bảo 100% người dân được tiếp cận chương trình phổ cập thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, máy tính bảng).

2.2. Tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số

- Tổ chức các Hội thảo, hội nghị về hạ tầng số, kết hợp với cơ quan báo chí tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh.

- Tuyên truyền, phổ biến những đặc tính, khả năng đáp ứng, cung cấp dịch vụ của hạ tầng băng rộng cố định, băng rộng di động chất lượng cao để các tổ chức, cá nhân, nắm bắt, xác định nhu cầu (về tốc độ, độ trễ...) theo từng mục đích sử dụng (y tế, giáo dục, thương mại điện tử...) từ đó đặt hàng các doanh nghiệp hạ tầng số thiết lập cung cấp.

- Truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.

- Truyền thông nâng cao nhận thức về lợi ích của chuyển đổi từ hạ tầng công nghệ thông tin đơn lẻ sang điện toán đám mây nhằm tăng tỷ lệ sử dụng điện toán đám mây của doanh nghiệp trong nước.

2.3. Ưu tiên phát triển hạ tầng số như hạ tầng kỹ thuật giao thông, năng lượng

- Bảo đảm trong quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đô thị, quy hoạch của khu vực, của từng địa phương phải có phương án quản lý, thúc đẩy phát triển hạ tầng số (ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm chuyển mạch...).

- Triển khai hạ tầng băng rộng đồng bộ với hạ tầng ngành khác (giao thông, xây dựng, cấp thoát nước, chiếu sáng, năng lượng) theo nguyên tắc tăng cường chia sẻ, dùng chung cơ sở hạ tầng.

2.4. Huy động nguồn lực, bảo đảm kinh phí, nguồn nhân lực thực hiện

- Doanh nghiệp bảo đảm kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp do doanh nghiệp triển khai.

- Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số.

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển, khai thác hạ tầng viễn thông và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động (cột anten, cột treo cáp, cống bể cáp, hào và tuynel kỹ thuật); đa dạng hóa các dịch vụ viễn thông,

- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ số, đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng số; Tạo mối liên kết về nhân lực giữa cơ sở đào tạo, nghiên cứu với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số.

2.5. Bảo đảm an toàn hạ tầng số, an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng

- Triển khai hiệu quả các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an toàn đối với hạ tầng số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu số, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng.

- Xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng số từ chối hợp tác, kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp có hành vi vi phạm pháp luật và không để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật sử dụng hạ tầng của mình.

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi cung cấp các dịch vụ trên nền tảng số cho tổ chức, cá nhân; có phương án, hệ thống dự phòng bảo đảm an toàn, an ninh.

2.6. Đo lường, quản lý, giám sát

- Triển khai các hệ thống đo lường, giám sát, đánh giá, quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông, hạ tầng trung tâm dữ liệu, hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng.

- Ban hành bộ tiêu chí đo lường, quản lý, giám sát hạ tầng số. Hàng năm thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập, công bố kết quả thống kê, đo lường, giám sát triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển hạ tầng số đặt ra tại địa phương...

IV. KINH PHÍ

Các cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đã được giao dự toán hằng năm; lồng ghép từ các chương trình, đề án liên quan theo quy định của pháp luật; huy động từ các nguồn xã hội, cộng đồng và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này như:

- Nguồn ngân sách Trung ương thông qua Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, Chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2025.

- Nguồn ngân sách của tỉnh theo các Chương trình, Dự án, Đề án chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030.

- Nguồn vốn của các doanh phát triển nền tảng số; doanh nghiệp bưu chính, viễn thông đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới của doanh nghiệp và hạ tầng, nền tảng số...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì, phối hợp, hướng dẫn các Sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hạ tầng số tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn chi tiết, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, tổng hợp, định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện kế hoạch này. Căn cứ kết quả triển khai thực hiện, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện đảm bảo kết quả, tiến độ mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Thực hiện sơ kết và tổng kết kế hoạch; kịp thời tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh các nội dung cần sửa đổi, bổ sung trong quá trình triển khai đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Chủ trì cung cấp, hướng dẫn các cơ quan báo chí của địa phương và trung ương đóng trên địa bàn thông tin, tuyên truyền về nội dung kế hoạch và kết quả phát triển hạ tầng số phục vụ chuyển đổi số của tỉnh.

- Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông trong công tác quản lý nhà nước về công nghệ thông tin, viễn thông triển khai các giải pháp định hướng, khuyến khích và tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông trên địa bàn tỉnh phát triển đầu tư vào hạ tầng số, nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường, lưu lượng; tăng cường dùng chung hạ tầng viễn thông. Khuyến khích các thành phần kinh tế có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng số và các hạ tầng khác cho chuyển đổi số của tỉnh.

- Phối hợp với Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố liên quan tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển hạ tầng số.

2. Sở Xây dựng

- Nghiên cứu, hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong việc tích hợp các thành phần của hạ tầng số đối với các công trình xây dựng dân dụng; tạo điều kiện trong việc cấp phép xây dựng các công trình xây dựng thuộc hạ tầng số...

- Phối hợp với UBND các huyện, các thị xã, thành phố lập danh mục các tuyến đường trong các đô thị cần phải xây dựng sửa chữa, nâng cấp công trình hạ tầng viễn thông sử dụng chung; tiếp nhận thông tin phản ánh về các trường hợp xây dựng công trình hạ tầng viễn thông sử dụng chung không đúng quy định, không đảm bảo an toàn; các sự cố về công trình hạ tầng viễn thông sử dụng chung để kịp thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khắc phục và xử lý theo quy định.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn thực hiện việc xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phù hợp với quy hoạch kiến trúc, đô thị của tỉnh và quy định của pháp luật về xây dựng.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp thu hút vốn đầu tư hợp pháp từ doanh nghiệp, xã hội để phát triển hạ tầng số theo quy định.

4. Sở Tài chính

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối ngân sách, bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng kinh phí được giao theo quy định. (Nguồn kinh phí từ các Chương trình, Dự án, Đề án chuyển đổi số tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2023-2030).

5. Các sở, ban, ngành liên quan

Căn cứ yêu cầu, mục tiêu phát triển hạ tầng số tỉnh các cơ quan, đơn vị chủ động ban hành phương án phát triển hạ tầng số, đầu tư xây dựng hạ tầng số của cơ quan, đơn vị theo hưởng ưu tiên thuê dịch vụ trên cơ sở các nhiệm vụ có liên quan trong hoạt động chuyển đổi số của ngành, đơn vị để triển khai thực hiện các mục tiêu thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị.

- Triển khai thực hiện phương án quản lý, thúc đẩy phát triển hạ tầng số; ban hành, tham mưu ban hành chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư vào hạ tầng số, thúc đẩy dùng chung hạ tầng viễn thông và hạ tầng kỹ thuật liên ngành (nếu có).

- Thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển hạ tầng số, theo phương thức đối tác công tư, đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng hạ tầng viễn thông tại các địa bàn, khu vực cần khuyến khích đầu tư.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao và các quy định của pháp luật.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng số và chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu cụ thể của địa phương trên cơ sở nội dung kế hoạch này.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông đảm bảo phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển của tỉnh. Hằng năm, chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sắp xếp, chỉnh trang, làm gọn, hạ ngầm mạng cáp treo viễn thông trên địa bàn quản lý; từng bước đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung tại các đô thị; quản lý, giám sát chặt chẽ doanh nghiệp triển khai quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn; thường xuyên thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

- Hỗ trợ bảo vệ hạ tầng số, xử lý các vụ việc phá hoại hạ tầng số, cản trở xây dựng các công trình bưu chính, viễn thông trên địa bàn.

7. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Yên Bái, Cổng Thông tin điện tử tỉnh

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về chuyển đổi số của tỉnh. Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kết quả, thành tựu trong quá trình phát triển hạ tầng số phục vụ Chương trình chuyển đổi số của tỉnh.

8. Các doanh nghiệp tham gia phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, hạ tầng số trên địa bàn tỉnh

- Trên cơ sở những nội dung định hướng của tỉnh nêu tại kế hoạch này, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả phục vụ Chương trình chuyển đổi số của tỉnh. Gửi kế hoạch về Sở Thông tin và Truyền thông trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.

- Các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng, dịch vụ viễn thông, Internet triển khai đảm bảo mạng 4G phủ sóng toàn tỉnh, phát triển mạng 5G đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số của tỉnh theo mục tiêu kế hoạch; triển khai cáp quang băng rộng đến tất cả các xã, phường, thị trấn; các thôn, bản, tổ dân phố đã có điện lưới quốc gia đảm bảo nhu cầu sử dụng và phục vụ chuyển đổi số; triển khai nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt, hóa đơn điện tử...

- Tuân thủ các quy định về quản lý xây dựng, sử dụng đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; chấp hành các quy định về sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật; tăng cường việc chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông và hạ tầng kỹ thuật liên ngành; xác định giá cho thuê công trình hạ tầng kỹ thuật được sử dụng chung do doanh nghiệp đầu tư đúng quy định.

- Tích cực phối hợp, tham gia, đồng hành cùng tỉnh phát triển hệ thống mạng Truyền số liệu chuyên dùng cấp II; triển khai chuyển đổi hỗ trợ khách hàng ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6); hệ thống Wifi công cộng trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các cơ quan, doanh nghiệp liên quan đến đầu tư hạ tầng, thống nhất phương án đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ với đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

- Đề xuất các cơ chế, chính sách để thúc đẩy, triển khai kế hoạch phát triển hạ tầng số tại địa phương.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2025. Các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tham gia phát triển hạ tầng bưu chính, viễn thông, hạ tầng số trên địa bàn tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp) xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh;
- Trung tâm Chuyển đổi số tỉnh;
- Các Doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông;
- Lưu: VT, TH, XD, TC, VX.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Hạnh Phúc

 

PHỤ LỤC

MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG SỐ TỈNH YÊN BÁI ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 19/KH-UBND ngày 22/01/2024 của UBND tỉnh Yên Bái)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Hiện trạng (2023)

Mục tiêu

Năm 2024

Năm 2025

I

Hạ tầng viễn thông băng rộng di động

1

Số thuê bao băng rộng di động/100 dân

Thuê bao

80

83

85

2

Tỷ lệ thuê bao di động sử dụng điện thoại thông minh

%

83

84

85

3

Tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng điện thoại thông minh

%

85

87

90

4

Tốc độ băng rộng di động

Mb/s

30

≥40

≥40

5

Tỷ lệ thôn, bản được phủ sóng di động băng rộng

%

>98

100

100

6

Tỷ lệ dùng chung vị trí BTS

%

10

12

15

II

Hạ tầng viễn thông băng rộng cố định

1

Số thuê bao băng rộng cố định/100 dân

Thuê bao

15

18

20

2

Tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet băng rộng cáp quang

%

60

70

85

3

Tốc độ băng rộng cố định

Mb/s

40

≥40

≥40

4

Tỷ lệ thôn, bản được phủ băng rộng cố định

%

>95

97

100

III

Hạ tầng Trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây

1

Tỷ lệ hệ thống thông tin dùng chung cấp tỉnh có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây

%

100

100

100

IV

Hạ tầng công nghệ số

1

Tỷ lệ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp cận, ứng dụng công nghệ số

%

>80

90

100

V

Nền tảng số có tính chất hạ tầng

1

Tỷ lệ cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng nền tảng số có tính chất hạ tầng

%

>90

90

100

2

Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số có tính chất hạ tầng

%

>80

85

95

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản