Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2023 về kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội giai đoạn 2023-2025
Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2023 về kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 tại Hà Nội giai đoạn 2023-2025
Số hiệu: | 292/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội | Người ký: | Vũ Thu Hà |
Ngày ban hành: | 06/12/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 292/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Thành phố Hà Nội |
Người ký: | Vũ Thu Hà |
Ngày ban hành: | 06/12/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 292/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 2023 |
KIỂM SOÁT, QUẢN LÝ BỀN VỮNG DỊCH BỆNH COVID-19 TẠI HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2023-2025.
Căn cứ Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 29/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID -19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Thủ tướng Chính phủ ban hành trong đó có nội dung bãi bỏ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc;
Căn cứ Quyết định số 3896/QĐ-BYT ngày 19/10/2023 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sang bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế tại Quyết định số 3984/QĐ-BYT ngày 29/10/2023 về việc ban hành Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025; Công văn số 6293/BYT-DP ngày 29/10/2023 của Bộ Y tế về việc thực hiện hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thuộc nhóm B;
UBND Thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch Kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 tại Hà Nội cụ thể như sau:
1.1. Trên thế giới
Dịch bệnh COVID-19 ghi nhận lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc sau đó đã nhanh chóng lây lan, bùng phát tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Ngày 30/01/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh COVID-19 là vấn đề sức khỏe y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu (PHEIC); đến ngày 11/3/2020 WHO đã tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Sau hơn 3 năm đại dịch, toàn cầu đã ghi nhận ít nhất 697 triệu trường hợp mắc COVID-19 trong đó có gần 7 triệu trường hợp tử vong. Căn cứ các đặc điểm, tính chất của vi rút truyền bệnh; tình hình dịch hiện tại; kết quả các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai trong giai đoạn 3 năm 2020 -2023, ngày 5/5/2023 WHO đã chính thức tuyên bố COVID-19 không còn là vấn đề sức khỏe y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu nữa. Tuy nhiên WHO vẫn nhấn mạnh, COVID-19 vẫn còn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, vi rút SARS -CoV-2 chưa biến mất và vẫn liên tục biến đổi. WHO nhận định đã đến lúc các quốc gia thành viên chuyển sang giai đoạn quản lý lâu dài đối với dịch bệnh COVID-19.
1.2. Tại Việt Nam
Ngày 23/01/2020, Việt Nam ghi nhận ca bệnh COVID-19 đầu tiên. Đến ngày 01/4/2020, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch COVID-19 trên phạm vi toàn quốc. Sau 3 năm chống dịch COVID-19, Việt Nam đã ghi nhận 4 đợt dịch với hơn 11,6 triệu trường hợp mắc và hơn 43.000 trường hợp tử vong. Dịch COVID-19 hiện đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, số mắc, tử vong giảm sâu; số mắc trung bình tháng hiện nay khoảng 10.000 ca, giảm 14 lần so với năm 2021 và giảm 82 lần so với 2022; tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% (2021) xuống 0,11% (2022) và hiện còn 0,02%. Nhờ sự triển khai quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch (điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly, xét nghiệm, tiêm chủng) và sự tham gia, vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị và người dân mà dịch bệnh đã được kiểm soát hiệu quả từ giữa năm 2022 đến nay. Ngày 19/10/2023, trên cơ sở ý kiến thống nhất của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3896/QĐ-BYT về việc điều chỉnh phân loại bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
1.3. Tại Hà Nội
Ngày 06/3/2020, Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc COVID-19 đầu tiên trên địa bàn thành phố là người nhập cảnh từ Châu Âu về Hà Nội. Cùng với cả nước, Hà Nội đã trải qua 4 đợt dịch với các quy mô, mức độ khác nhau trong đó đợt dịch thứ tư là phức tạp nhất. Cụ thể như sau:
Đợt dịch |
Số mắc |
Số tử vong |
Đợt 1 (từ 23/01/20-23/7/20) |
121 (74/47) |
0 |
Đợt 2 (từ 24/7/20-27/01/21) |
83 (11/72) |
0 |
Đợt 3 (từ 28/01/21-26/4/21) |
50 (35/15) |
0 |
Đợt 4 (từ 27/4/21 đến nay) |
1.689.610 (1.689.452/158) |
1.347 |
Tổng cộng |
1.689.864 (1.689.572/292) |
1.347 |
1. Mục tiêu chung
Bảo đảm kiểm soát hiệu quả, bền vững dịch COVID -19 để bảo vệ tối đa sức khỏe của người dân góp phần phát triển kinh tế-xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giảm số mắc COVID-19, nhất là ở nhóm nguy cơ cao và dễ bị tổn thương.
- Giảm số ca bệnh nặng và tử vong do COVID-19.
- Đảm bảo việc quản lý bệnh COVID-19 bền vững cùng với các bệnh truyền nhiễm khác.
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện thể chế, các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch; nhất là đầu tư phát triển hệ thống y tế, nâng cao năng lực y tế dự phòng, y tế cơ sở.
- Các địa phương chủ động rà soát, điều chỉnh kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các cấp, phù hợp với việc đáp ứng tình hình dịch bệnh và xây dựng Kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID-19 giai đoạn 2023-2025 trên cơ sở thực tế đảm bảo đáp ứng tốt các tình huống dịch đột xuất xảy ra.
- Xây dựng và triển khai thực hiện lồng ghép tiêm chủng vắc xin phòng chống COVID-19 vào chương trình tiêm chủng thường xuyên theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, Chương trình tiêm chủng Quốc gia.
- Hướng dẫn chính sách liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B.
- Rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID -19 của Thành phố để bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc giải quyết những ảnh hưởng do COVID -19 trong việc thực hiện các dịch vụ y tế cơ bản như: công tác tiêm chủng mở rộng, công tác dinh dưỡng, phòng chống các bệnh không lây nhiễm và các biểu hiện hậu COVID-19,...
2.1. Công tác giám sát
- Theo dõi sát diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước, cung cấp kịp thời các thông tin về tình hình dịch bệnh.
- Lồng ghép giám sát COVID-19 vào hệ thống giám sát tác nhân gây bệnh đường hô hấp, bao gồm giám sát trọng điểm hội chứng Cúm, giám sát viêm phổi nặng do vi rút, giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể của vi rút.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ định kỳ và đột xuất, triển khai ngay đáp ứng nhanh trong công tác phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ.
2.2. Công tác điều trị
- Bảo đảm năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong các cơ sở y tế, chú trọng bảo vệ người bệnh thuộc nhóm có nguy cơ cao (như phụ nữ có thai, người mắc bệnh nền, người cao tuổi, người bệnh hồi sức tích cực, thận nhân tạo...)
- Tổ chức phổ biến về Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID -19, Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm COVID-19 trong cơ sở khám chữa bệnh; tiếp tục theo dõi, rà soát, sửa đổi, cập nhật phù hợp với tình hình mới.
2.3. Công tác tiêm chủng vắc xin
- Xây dựng và triển khai kế hoạch sử dụng vắc xin phòng chống COVID-19 phù hợp theo đối tượng, lịch tiêm chủng, ưu tiên tiêm chủng nhóm nguy cơ cao theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Thực hiện lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên tại các cơ sở y tế hoặc tổ chức tiêm chủng chiến dịch phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương theo đúng chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, Chương trình tiêm chủng quốc gia.
2.4. Dự phòng cá nhân
- Khuyến khích thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
- Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn thông thường, đặc biệt sau khi tiếp xúc với bề mặt nghi nhiễm, ho, hắt hơi.
- Định kỳ vệ sinh bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc.
- Khuyến cáo những trường hợp nghi mắc bệnh/mắc bệnh nhẹ hạn chế tiếp xúc với người khác, tự cách ly.
- Thường xuyên cập nhật để thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên thế giới và Việt Nam cho người dân biết, không hoang mang, lo lắng nhưng cũng không chủ quan, lơ là.
- Tuyên truyền các khuyến cáo, khuyến nghị theo hướng dẫn của Bộ Y tế các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người dân hiểu và biết cách tự phòng bệnh. Khuyến cáo người dân thực hiện 2K (Khẩu trang - Khử khuẩn). Khuyến khích đeo khẩu trang tại nơi đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế.
- Truyền thông tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, báo cáo, thống kê ca bệnh, xét nghiệm, tiêm vắc xin; tư vấn, điều trị, đào tạo từ xa và chia sẻ thông tin về giám sát dịch bệnh, tiêm vắc xin, xét nghiệm, điều trị, phục vụ phòng, chống dịch.
- Triển khai ứng dụng dữ liệu dân cư, tài khoản định danh điện tử trong công tác quản lý ca bệnh.
- Bảo đảm đáp ứng đủ thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị phù hợp với tình hình dịch.
- Có phương án đảm bảo cơ số giường bệnh, giường điều trị tích cực, khu vực điều trị COVID-19 tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn đặc biệt trong các tình huống dịch bệnh bùng phát, lan rộng.
- Xây dựng, đề xuất các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở, người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.
- Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Thành phố; rà soát, nghiên cứu tham mưu các giải pháp phòng, chống COVID-19 phù hợp tình hình thực tiễn trên địa bàn Thành phố; Thường xuyên cập nhật tình hình dịch, đánh giá xác định nguy cơ dịch để tham mưu triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho các đơn vị trong ngành về các quy định, hướng dẫn giám sát, chẩn đoán điều trị cập nhật và các biện pháp phòng, chống dịch cần triển khai theo các quy định của Bộ Y tế sau khi Bộ Y tế chuyển phân loại bệnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát, quản lý bền vững dịch bệnh COVID -19 giai đoạn 2023-2025 của ngành Y tế để phối hợp với các đơn vị liên quan và chỉ đạo các đơn vị trong ngành triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan để hướng dẫn thực hiện các chính sách liên quan đến chi phí khám chữa bệnh COVID-19 khi chuyển từ nhóm A sang B; các chi phí liên quan đến chế độ chính sách cho người tham gia phòng, chống dịch COVID-19 tại các tuyến.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện giám sát đặc điểm di truyền của vi rút SARS-CoV-2 để theo dõi các biến thể mới của vi rút.
- Hướng dẫn các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch và triển khai sử dụng vắc xin phòng COVID-19 phù hợp đối tượng, lịch tiêm chủng; hướng dẫn thực hiện lồng ghép tiêm vắc xin COVID-19 vào buổi tiêm chủng thường xuyên theo đúng hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Y tế.
- Rà soát các văn bản, hướng dẫn về phòng, chống dịch COVID -19 để phát hiện những nội dung không phù hợp với thực tiễn kịp thời bãi bỏ những văn bản không còn phù hợp, tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn trong thực tiễn khi tổ chức thi hành.
- Rà soát, thống kê, điều chỉnh nhu cầu trang thiết bị y tế, hồi sức bao gồm máy móc, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu, phương tiện phòng hộ cá nhân, ô xy y tế,... đảm bảo phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 phù hợp với tình hình dịch mới. Có phương án đảm bảo cơ số giường bệnh, giường điều trị tích cực, khu vực điều trị COVID -19 tại các tuyến (đặc biệt trong các tình huống dịch bệnh có xu hướng bùng phát, lan rộng).
- Thực hiện truyền thông nguy cơ, truyền thông tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ theo khuyến cáo của Bộ Y tế, truyền thông về các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới để người dân hiểu và biết cách tự phòng bệnh; Thường xuyên cập nhật tình hình dịch bệnh để thông tin đến người dân để biết, không hoang mang lo lắng nhưng cũng không chủ quan, lơ là.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, báo chí Trung ương và địa phương phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở chủ động thông tin kịp thời, chính xác về diễn biến dịch bệnh và công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố.
- Đầu mối phối hợp với ngành Y tế để định hướng các hoạt động, nội dung truyền thông đảm bảo hiệu quả, phù hợp tình hình thực tiễn; phối hợp tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao nhận thức của người dân để người dân chủ động phòng bệnh và hợp tác với cơ quan y tế trong công tác phòng, chống dịch nói chung và phòng, chống COVID -19 nói riêng.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống dịch trong trường học, phối hợp UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan thực hiện công tác vệ sinh môi trường khử khuẩn, thông thoáng lớp học để phòng chống dịch bệnh; bố trí đủ xà phòng và khu vực rửa tay thường quy cho học sinh.
- Phối hợp với ngành Y tế, các cơ quan truyền thông để tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cho học sinh các cấp.
- Phối hợp với ngành Y tế triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm chủng vắc xin tại các trường học theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Y tế, UBND Thành phố.
- Thực hiện tốt công tác y tế trường học (quản lý, chăm sóc sức khỏe học sinh), công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học.
- Cung cấp kịp thời thông tin về trường hợp học sinh mắc bệnh trong trường học cho ngành Y tế để phối hợp xử lý.
Chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn Thành phố chủ động tổ chức tập huấn và thực hiện công tác phòng, chống dịch, công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho cán bộ, nhân viên nhất là nhân viên phục vụ ăn, uống; chuẩn bị đầy đủ, sẵn sàng các phương án, điều kiện về công tác phòng, chống dịch, đáp ứng khi ghi nhận khách du lịch mắc bệnh truyền nhiễm đặc biệt dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi...; Thường xuyên liên hệ, phối hợp và thông tin với cơ quan y tế địa phương để cập nhật các thông tin về tình hình dịch bệnh, thông báo kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh dịch và hành trình của các đoàn khách đến từ vùng có dịch cho cơ quan y tế địa phương để chỉ đạo, phối hợp giám sát và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan, xem xét đề xuất UBND Thành phố bố trí cấp đủ kinh phí cho hoạt động phòng, chống dịch, chuẩn bị nguồn kinh phí dự phòng cho công tác phòng, chống dịch trong tình huống dịch COVID-19 bùng phát, lan rộng trên địa bàn Thành phố.
6. Cảng vụ Hàng không Miền bắc
Chỉ đạo các đơn vị tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài triển khai các biện pháp phòng chống dịch, phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ hành khách, hàng hóa nhập cảnh từ vùng có dịch, đặc biệt là hành khách nhập cảnh từ các quốc gia có biến thể nguy hiểm của SARS-CoV-2 lưu hành.
Phối hợp với Sở Y tế trong thanh toán chi phí xét nghiệm, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh theo quy định.
8. Các Sở, ngành khác của Thành phố
Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao để chỉ đạo, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt trong tình huống dịch bệnh bùng phát, lan rộng trên địa bàn Thành phố.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các đoàn thể Thành phố
- Phối hợp với ngành Y tế và các Sở, ngành Thành phố trong chỉ đạo tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho thành viên, hội viên các cấp Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch tại cộng đồng; Tổ chức quyên góp, hỗ trợ nhằm giảm bớt các thiệt hại do dịch bệnh gây nên trong trường hợp cần thiết.
10. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng chống dịch trên địa bàn trước UBND Thành phố. Tổ chức triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý theo phương châm "4 tại chỗ".
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát và quản lý bền vững dịch COVID-19 giai đoạn 2023-2025 phù hợp tình hình thực tiễn địa phương.
- Bố trí kinh phí đảm bảo đầy đủ, kịp thời và đúng quy định cho hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn từ nguồn kinh của địa phương và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí cho hoạt động phòng chống dịch của tuyến xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo Phòng Y tế phối hợp với Trung tâm Y tế tổ chức các hoạt động chuyên môn phòng, chống dịch theo chỉ đạo, hướng dẫn của Sở Y tế.
- Chỉ đạo các ban, ngành thực hiện công tác phòng chống dịch theo nhiệm vụ được phân công. Huy động lực lượng của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng chống dịch.
- Chỉ đạo tuyên truyền để nhân dân biết cách tự phòng bệnh, chủ động đến các cơ sở y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ và tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng.
IV. CHẾ ĐỘ GIAO BAN VÀ THÔNG TIN BÁO CÁO
- Tổ chức giao ban định kỳ cũng như đột xuất khi có yêu cầu về công tác phòng, chống dịch giữa Thành phố với các quận, huyện, thị xã cũng như giữa quận, huyện, thị xã với xã, phường, thị trấn để nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh và có các biện pháp chỉ đạo phòng, chống kịp thời.
- Sở Y tế (cơ quan thường trực) tham mưu cho UBND Thành phố đôn đốc các thành viên Ban chỉ đạo và các sở, ban, ngành Thành phố triển khai các hoạt động phòng, chống dịch và tổng hợp báo cáo với UBND Thành phố. Các thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống dịch theo nhiệm vụ được phân công.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo dịch bệnh theo quy định tại Thông tư số 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ Y tế về Hướng dẫn chế độ thông tin báo cáo và khai báo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm.
Kinh phí thực hiện được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách thực hiện và các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, UBND quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về UBND Thành phố (qua Sở Y tế để tổng hợp)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
Tiêu chí đánh giá:
(1) Về vi rút: phát hiện biến thể mới của vi rút có sự tăng độc lực và ảnh hưởng tới hiệu quả của vắc xin, dịch bệnh có xu hướng gia tăng đột biến về số mắc, số trường hợp nặng và tử vong.
(2) Vắc xin phòng COVID-19: vắc xin hiện tại giảm hoặc mất hiệu quả với biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2 (theo đánh giá của WHO, Bộ Y tế)
(3) Tình hình dịch: số mắc, số ca nặng và tử vong tăng nhanh:
- Tỷ lệ ca mắc mới/100.000 dân trong tuần trên địa bàn Thành phố ≥ 450.
- Tỷ lệ ca bệnh phải thở ô xy trung bình trong 7 ngày qua ghi nhận trên địa bàn tỉnh, thành phố/100.000 người: ≥ 32.
(4) Vượt quá năng lực của hệ thống y tế: thiếu giường điều trị, người dân không được tiếp cận để tư vấn điều trị:
- Tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh COVID-19 còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn thành phố /100.000 dân tại thời điểm đánh giá: ≤10.
- Tỷ lệ giường điều trị tích cực (ICU) có đủ nhân viên y tế phục vụ/100.000 dân: <4/100.000 dân.
1. Mục tiêu
Nâng cao năng lực ứng phó, sẵn sàng đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn, bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế. Bảo đảm kiểm soát dịch hiệu quả, kiểm soát tốc độ lây lan trong cộng đồng, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp mắc bệnh nặng, tử vong do dịch COVID-19, tránh quá tải hệ thống y tế, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
2. Chỉ tiêu cụ thể
a) Các cấp chính quyền ban hành, triển khai kế hoạch, kịch bản phòng, chống trong tình huống dịch COVID-19 có biến chủng mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
b) Bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19
Trên 80% nhóm dễ bị tổn thương và đối tượng nguy cơ cao (trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền, suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai, cán bộ y tế và tuyến đầu) được tiêm vắc xin phòng COVID-19 biến thể mới (nếu có).
c) Kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19
- Thực hiện việc giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời các ổ dịch COVID-19.
+ Ít nhất 95% số người nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài từ các quốc gia ghi nhận biến thể nguy hiểm được khai báo y tế, giám sát, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán kịp thời.
+ 100% các quận, huyện, thị xã thực hiện việc giám sát, phát hiện, báo cáo các trường hợp mắc mới hàng ngày.
+ 100% các ổ dịch được giám sát, khoanh vùng, xử lý triệt để.
+ 100% các ổ dịch bất thường (có sự lây lan nhanh, xảy ra trên diện rộng, tỷ lệ bệnh nặng cao) được giám sát, lấy mẫu đại diện để giải trình tự gen phát hiện biến thể nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2.
- Giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên 1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.
- Tất cả người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp:
+ Ít nhất 95% người dân trong vùng nguy cơ cao thực hiện 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế) theo khuyến cáo của Bộ Y tế và quy định cụ thể của địa phương.
+ >Ít nhất 95% người mắc bệnh tuân thủ việc cách ly và được tiếp cận với dịch vụ khám, điều trị phù hợp.
- 100% các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch phù hợp.
d) Bảo đảm năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.
- 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên thực hiện kết nối trực tuyến khám, chữa bệnh từ xa.
- 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên được tăng cường số giường bệnh và bảo đảm đủ số giường hồi sức tích cực theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- 100% cơ sở y tế công lập và ngoài công lập (bao gồm cả cơ sở y tế dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh) có kế hoạch huy động, phân công các đơn vị tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
- 100% người mắc COVID-19 diễn biến nặng, nguy kịch được điều trị, chăm sóc sức khỏe theo quy định.
- Đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc thiết yếu phục vụ công tác phòng chống dịch.
đ) Bảo đảm năng lực đáp ứng phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh
100% các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có kế hoạch, phương án bảo đảm cơ sở vật chất, chăm sóc y tế, cách ly, điều trị tại chỗ người mắc COVID-19.
e) Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương bởi dịch COVID-19
100% các đối tượng dễ bị tổn thương (người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị...) đều được tiếp cận các dịch vụ y tế khi có nhu cầu.
g) Bảo đảm thông tin, truyền thông phục vụ công tác phòng, chống dịch
- Thường xuyên, kịp thời cung cấp thông tin, bảo đảm người dân được thông tin đầy đủ, chính xác, minh bạch, kịp thời về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống dịch, tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn.
- Chủ động cung cấp thông tin, thực hiện truyền thông nguy cơ phòng, chống dịch COVID-19, với nguyên tắc kịp thời, chính xác, minh bạch, hiệu quả, đồng bộ, giúp định hướng dư luận để tạo sự đồng thuận, tạo niềm tin xã hội trong tổ chức triển khai thực hiện; quản lý và xử lý kịp thời các khủng hoảng truyền thông liên quan đến công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 an toàn.
h) Chỉ tiêu về công nghệ thông tin
100% các cơ sở y tế và các đơn vị liên quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chia sẻ thông tin về số mắc, tử vong, vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần, theo dõi người tiếp xúc, quản lý việc thu thập mẫu bệnh phẩm và báo cáo kết quả xét nghiệm, ứng dụng để khai báo, hỗ trợ và quản lý người mắc COVID-19.
i) Bảo đảm duy trì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu.
100 % các cơ sở y tế duy trì thường xuyên, liên tục các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu (thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân; thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng; phòng, chống, quản lý các bệnh không lây nhiễm; chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh; chăm sóc trẻ sơ sinh; cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình).
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
- Kích hoạt kế hoạch đáp ứng với tình huống xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng lây lan nhanh hơn, có khả năng làm giảm hiệu quả vắc xin hoặc miễn dịch, khiến số mắc, số ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.
- Triển khai thực hiện 3 trụ cột trong phòng, chống dịch COVID-19: (1) Cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể; có mục tiêu và lộ trình để có giải pháp phù hợp, hiệu quả để sớm kết thúc cách ly, phong tỏa; (2) Xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; (3) Điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong. Đồng thời thực hiện hiệu quả phương châm 5K + vắc xin + điều trị + công nghệ + đề cao ý thức người dân + các biện pháp cần thiết khác.
- Kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 Thành phố theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế. Ban chỉ đạo tổ chức họp thường xuyên hoặc đột xuất khi cần thiết để ra các văn bản chỉ đạo nhằm triển khai kịp thời, đồng bộ, thống nhất các biện pháp phòng chống dịch.
- Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 của Thành phố thường xuyên báo cáo tình hình dịch và những khó khăn vướng mắc lên Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế để có giải pháp can thiệp kịp thời, đảm bảo thống nhất quan điểm từ Trung ương đến địa phương.
- Ban Chỉ đạo có vai trò thống nhất, điều phối các hoạt động phòng chống dịch giữa các Sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội của Thành phố để các đơn vị, địa phương làm căn cứ triển khai theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Công tác chuyên môn
2.1. Công tác giám sát
- Thực hiện khai báo y tế linh hoạt, có điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh.
- Thực hiện xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm (đối tượng nguy cơ, vùng nguy cơ) để phục vụ đánh giá nguy cơ cũng như để giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch mới.
- Thực hiện đánh giá nguy cơ thường xuyên để điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
- Tổ chức điều tra, truy vết người tiếp xúc gần với ca bệnh xác định theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Triển khai các biện pháp khoanh vùng diện hẹp, dập dịch triệt để, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng đến kinh tế và an sinh xã hội.
- Theo dõi, giám sát xét nghiệm phát hiện các biến thể mới và những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền, đáp ứng miễn dịch và hiệu quả của các biện pháp chống dịch. Thường xuyên tổng hợp, phân tích kết quả giải trình tự gen của các phòng xét nghiệm một cách định kỳ, có hệ thống để tham mưu công tác chỉ đạo, điều hành và phòng, chống dịch.
2.2. Cách ly y tế, phòng tránh lây nhiễm và các biện pháp y tế công cộng, xã hội
- Những trường hợp mắc bệnh, người nghi ngờ và người tiếp xúc gần tại các ổ dịch, phân loại theo nhóm để quản lý phòng tránh lây nhiễm.
- Thực hiện cách ly tại nhà những trường hợp bệnh nhẹ, những người tiếp xúc gần theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hạn chế cách ly tập trung.
- Không thực hiện phong tỏa diện rộng, có thể thực hiện phong tỏa diện hẹp theo quy mô hộ gia đình hoặc cụm hộ gia đình khi cần thiết.
- Hạn chế việc giãn cách xã hội ở phạm vi rộng. Chỉ thực hiện giãn cách xã hội khi các biện pháp khác không kiểm soát được dịch.
- Áp dụng biện pháp hạn chế hoặc giảm công suất của một số phương tiện vận chuyển hành khách công cộng; khuyến cáo người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết.
2.3. Công tác điều trị
- Thực hiện tốt việc phân loại người bệnh và phân tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Kết hợp hiệu quả giữa điều trị tại nhà và tại cơ Sở y tế.
- Thành lập, kích hoạt khu vực điều trị COVID-19 tại bệnh viện các tuyến.
- Chỉ thành lập bệnh viện dã chiến, trung tâm hồi sức tích cực khi cần thiết theo mức độ quá tải, quá mức kiểm soát.
- Tổ chức chỉ đạo điều trị COVID-19 từ xa (Telehealth): các cơ sở y tế chủ động phối hợp với các bệnh viện tuyến trung ương và các chuyên gia y tế để thực hiện chỉ đạo điều trị COVID-19 từ xa.
- Tổ chức quản lý, chăm sóc tại nhà đối với người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.
- Tăng cường thiết lập trạm y tế lưu động tại khu dân cư, trạm y tế lưu động tại các khu công nghiệp hỗ trợ quản lý, chăm sóc người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, nhóm bác sĩ đồng hành ....
- Đảm bảo duy trì hoạt động liên tục của các bệnh viện trong và ngoài công lập đóng trên địa bàn Thành phố để đảm bảo tiếp tục các dịch vụ y tế thiết yếu bao gồm cả dịch vụ có các nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng như trẻ em, phụ nữ có thai, người già và người bệnh mạn tính.
- Huy động toàn bộ hệ thống cơ sở y tế của ngành y tế, y tế Bộ, ngành, các cơ sở khám, chữa bệnh của các trường đại học, cơ sở y tế tư nhân, y tế của cơ quan, công sở, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia công tác thu dung, quản lý, điều trị COVID-19 khi dịch bệnh lan rộng với số ca mắc lớn tại địa phương.
2.4. Tiêm vắc xin
- Tiếp cận, tìm nguồn cung và triển khai tiêm vắc xin có hiệu lực với biến thể vi rút mới (nếu có).
- Rà soát, ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian ngắn nhất cho khu vực nguy cơ cao (nơi có nguy cơ bùng phát dịch lớn xảy ra, tốc độ lây lan nhanh), các đối tượng nguy cơ cao (người trên 50 tuổi, người mắc bệnh nền mạn tính, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch).
- Huy động mọi nguồn lực để tổ chức tiêm vắc xin một cách nhanh nhất, đạt tỷ lệ bao phủ cao.
2.5. Duy trì việc thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu
- Đảm bảo duy trì thường xuyên, liên tục các dịch vụ cấp cứu, bao gồm vận chuyển cấp cứu và cấp cứu lưu động.
- Phòng, chống các bệnh lây nhiễm khác.
- Tiêm chủng mở rộng.
- Phòng, chống, quản lý các bệnh không lây nhiễm.
- Chăm sóc bà mẹ trước, trong và sau sinh; chăm sóc trẻ sơ sinh; cung cấp dịch vụ kế hoạch hóa gia đình.
2.6. Xử lý chất thải y tế và trường hợp tử vong
- Các cơ sở y tế, cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 và các địa phương phải có kế hoạch/phương án phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải phát sinh trong phòng chống dịch COVID-19 đảm bảo thực hiện theo đúng quy định.
- Thực hiện nghiêm ngặt vệ sinh trong mai táng, hỏa táng người tử vong, rác thải người bệnh, bảo đảm an toàn cho những người tham gia thực hiện, không để lây nhiễm ra cộng đồng và gây ô nhiễm môi trường.
2.7. Dự phòng cá nhân
- Áp dụng linh hoạt trở lại việc hạn chế các hoạt động tập trung đông người, giữ khoảng cách, khai báo y tế.
- Áp dụng linh hoạt trở lại 5K và các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế.
3. Công tác truyền thông
- Cung cấp kịp thời thông tin về diễn biến dịch, biến thể mới, tình hình dịch bệnh, công tác phòng, chống dịch, tình hình điều trị bệnh nhân, triển khai tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
- Cập nhật, bổ sung các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch phù hợp tình hình dịch, truyền thông kịp thời đến người dân, đặc biệt là các khu vực có dịch bùng phát. Truyền thông các khuyến cáo, hướng dẫn, vận động người dân tham gia tiêm vắc xin phòng COVID-19 mới (nếu có).
- Đa dạng hóa các loại hình truyền thông, phát huy vai trò các tổ COVID cộng đồng, các tổ chức chính trị, chính trị xã hội tại địa phương, để phổ biến các khuyến cáo, biện pháp phòng chống dịch đến tận hộ gia đình.
- Thường xuyên theo dõi dư luận xã hội và các thông tin trên mạng xã hội, quản trị và xử lý kịp thời các thông tin sai lệch, tin giả, tin đồn liên quan đến công tác phòng, chống dịch và tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
4. Tập huấn
Tổ chức tập huấn, đào tạo cho cán bộ y tế về kỹ thuật mới, công nghệ mới về dịch tễ học, quản lý ca bệnh, xử lý ổ dịch, tiêm chủng, điều trị, truyền thông.
5. Công nghệ thông tin
- Triển khai thống nhất và có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và chia sẻ thông tin về số mắc, tử vong, vắc xin, xét nghiệm, điều trị, hậu cần.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi người tiếp xúc, quản lý việc thu thập mẫu bệnh phẩm và báo cáo kết quả xét nghiệm; ứng dụng để khai báo, hỗ trợ và quản lý người mắc COVID-19.
6. Công tác hậu cần
- Chủ động xây dựng kế hoạch, xác định nguồn kinh phí mua sắm và phương thức mua sắm hợp lý để kịp thời tiếp cận với vắc xin, thuốc điều trị COVID-19 thế hệ mới để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Bảo đảm giường điều trị, thuốc, vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị... theo phương châm “bốn tại chỗ”, kết hợp với việc huy động, điều phối sự hỗ trợ của các địa phương lân cận, hỗ trợ của trung ương:
+ Thiết lập việc cung cấp ô xy với số lượng lớn.
+ Bảo đảm vật tư, trang, thiết bị phòng, chống dịch, thuốc thiết yếu.
+ Thiết lập trở lại việc cung cấp gói thuốc điều trị tại nhà, gói hỗ trợ an sinh.
+ Bảo đảm các điều kiện để vận hành các khu vực điều trị COVID-19 tại bệnh viện các tuyến.
+ Thiết lập trở lại bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19.
- Huy động các cơ sở y tế, bao gồm cả y tế tư nhân, y tế ngành, y tế tại các cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia phòng, chống dịch.
- Huy động các khoa chuyên môn phù hợp hoặc đào tạo nhanh kỹ thuật chuyên môn cán bộ tham gia điều trị và phòng chống COVID-19.
- Tập trung huy động các nguồn lực hỗ trợ, chi viện kịp thời cho các địa phương, địa bàn có dịch theo sự điều phối thống nhất từ Trung ương đến địa phương.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan thường trực phòng, chống dịch COVID-19 của UBND Thành phố. Căn cứ kịch bản, hướng dẫn phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế, xây dựng, tham mưu kịp thời UBND Thành phố các giải pháp, phương án, kịch bản phòng, chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội.
- Thường xuyên cập nhật, tổng hợp tình hình dịch trong nước và quốc tế, thường xuyên báo cáo Bộ Y tế, UBND Thành phố và các đơn vị liên quan.
- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ, xác định tình huống dịch, triển khai ngay các đáp ứng trong phòng, chống dịch tương ứng với các mức nguy cơ dịch COVID-19.
- Dự trù đầy đủ nhu cầu thuốc, vật tư tiêu hao, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, hóa chất... phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Cập nhật, hướng dẫn việc thực hiện các quy định, hướng dẫn chuyên môn (về đánh giá cấp độ dịch, xét nghiệm, cách ly, điều trị, kiểm soát nhiễm khuẩn, ...) theo chỉ đạo của Bộ Y tế, phù hợp với tình hình thực tế của Hà Nội. Tham mưu, hướng dẫn các địa phương xác: định mức độ tình huống dịch COVID-19, điều kiện chuyển tình huống dịch COVID-19 làm cơ sở để các đơn vị, địa phương áp dụng thống nhất trên toàn Thành phố.
- Chỉ đạo và triển khai thực hiện nâng cao năng lực giám sát dịch tễ; triển khai đồng bộ giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm COVID-19 để đánh giá sự lưu hành, sự lây lan của các biến thể COVID-19.
- Chỉ đạo, triển khai công tác tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, củng cố toàn diện năng lực điều trị của hệ thống khám bệnh, chữa bệnh đặc biệt là năng lực hồi sức cấp cứu của các bệnh viện từ tuyến huyện trở lên; Xây dựng mạng lưới cơ sở y tế thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 do chủng mới của vi rút theo từng tình huống dịch, không để xảy ra tình trạng quá tải, hạn chế chuyển bệnh nhân;
- Thường xuyên đánh giá việc thu dung, điều trị và mức độ tăng nặng, tử vong để rút kinh nghiệm điều trị, cập nhật hướng dẫn chuyên môn; thường xuyên đánh giá các chỉ số về năng lực hệ thống điều trị như số giường bệnh, số giường hồi sức cấp cứu, nhân lực hồi sức cấp cứu, thuốc, trang thiết bị hồi sức cấp cứu định kỳ và có kế hoạch củng cố, nâng cao các chỉ số này; Theo dõi
thường xuyên và đánh giá định kỳ nguy cơ quá tải hệ thống y tế, đặc biệt là năng lực giường bệnh và chăm sóc tích cực.
- Trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc tất cả cơ sở khám chữa bệnh thực hiện tốt việc phân tuyến thu dung, cách ly, cấp cứu, điều trị bệnh nhân phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn Thành phố.
- Chỉ đạo và phối hợp với các đơn vị liên quan trong ứng dụng khoa học công nghệ trong giám sát, phân tích, dự báo tình hình dịch bệnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu dịch tễ học phục vụ cho công tác dự báo và giám sát.
- Chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện phù hợp, kịp thời, khoa học và hiệu quả công tác xét nghiệm phát hiện các trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2; xét nghiệm phát hiện các biến thể mới; thường xuyên giám sát, đánh giá những thay đổi về khả năng gây bệnh, khả năng lây truyền và hiệu quả bảo vệ của vắc xin đối với các biến chủng mới.
- Tiếp tục chỉ đạo triển khai an toàn, khoa học, hiệu quả chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn Thành phố theo đúng các hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế. Chỉ đạo thực hiện giám sát tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng COVID-19, cập nhật dữ liệu, nhu cầu vắc xin phòng COVID-19; Chỉ đạo đánh giá miễn dịch cộng đồng của vắc xin phòng COVID-19; kịp thời cập nhật vắc xin mới phù hợp, hiệu quả với biến thể mới.
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, các khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp về phòng, chống dịch COVID-19.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và Thành phố để tổ chức rà soát, đánh giá để hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống dịch COVID-19 để đề xuất, xây dựng, sửa đổi, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cản trở công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố và các đơn vị liên quan chuẩn bị sẵn sàng lực lượng cơ động để kịp thời tăng cường cho các quận, huyện, thị xã trong trường hợp dịch bệnh vượt quá khả năng kiểm soát của địa phương.
- Phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Xây dựng có phương án, có địa điểm phù hợp để sẵn sàng thành lập cơ sở thu dung điều trị hoặc bệnh viện dã chiến thu dung người bệnh khi cần thiết.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế cơ sở, đáp ứng công tác điều trị; triển khai an toàn, khoa học, hiệu quả tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan rà soát tổ chức bộ máy, năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở; bảo đảm nguồn nhân lực và chế độ cho người làm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Đầu mối đề xuất thành lập các đoàn công tác chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch tại các địa phương, đơn vị.
2. Bộ Tư lệnh Thủ đô
- Chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Sở Xây dựng chủ động bố trí các địa điểm phù hợp để sẵn sàng thành lập cơ sở thu dung điều trị hoặc bệnh viện dã chiến thu dung người bệnh trong tình huống dịch bùng phát trên diện rộng.
- Tiếp tục huy động các lực lượng quân đội, nhất là lực lượng quân y, dân quân tự vệ phối hợp chặt chẽ với ngành y tế và các địa phương trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình trạng khẩn cấp về dịch.
3. Công an Thành phố
- Chủ trì tổ chức các lực lượng chức năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, quản lý xuất, nhập cảnh và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở, địa bàn, khu vực trọng điểm; tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, đặc biệt là các đối tượng lợi dụng tình hình dịch COVID-19 để vi phạm pháp luật, chống lực lượng chức năng tham gia phòng, chống dịch COVID-19; xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng chính sách phòng, chống dịch để thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực.
- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các quận, huyện, thị xã trong tổ chức thực hiện và bố trí lực lượng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
- Chỉ đạo lực lượng công an xã, công an khu vực chủ động nâng cao vai trò của các Tổ COVID cộng đồng, phối hợp các lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh,... trong công tác theo dõi, giám sát di biến động dân cư, nhất là người nhập cảnh vào lưu trú, cư trú tại Thành phố. Phát hiện xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch COVID-19.
- Kết nối cơ sở dữ liệu dân cư với dữ liệu về tiêm chủng, xét nghiệm, quản lý người nhiễm COVID-19 khỏi bệnh để triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn cước công dân mới) phục vụ việc quản lý người dân và công tác phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo an ninh, an toàn việc kết nối cơ sở dữ liệu, bảo mật thông tin.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải và các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các phần mềm phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai các phần mềm phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19. Trong đó tiếp tục triển khai sử dụng hiệu quả các nền tảng công nghệ bắt buộc dùng chung toàn quốc trong phòng chống dịch COVID-19, phục vụ quản lý, theo dõi, giám sát theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương ký chương trình phối hợp công tác với Thành phố và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền kịp thời về công tác phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường thông tin, lan tỏa nội dung tích cực nhằm tạo đồng thuận xã hội, khuyến khích tính tự giác của người dân trong phòng, chống dịch COVID- 19”; đấu tranh, phản bác, xử lý nghiêm các luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan bảo đảm hạ tầng viễn thông phục vụ công tác phòng, chống dịch, khám chữa bệnh theo chỉ đạo của trung ương và Thành phố; xây dựng, triển khai các tiêu chuẩn kỹ thuật kết nối đảm bảo an toàn thông tin, bí mật dữ liệu cá nhân công dân.
- Phối hợp với Công an Thành phố, Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan thúc đẩy triển khai chuyển đổi số y tế quốc gia.
5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì việc tổ chức triển khai thực hiện các chế độ, chính sách hỗ trợ các lực lượng tham gia và các đối tượng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ trẻ em, người lao động, người sử dụng lao động; đề xuất các giải pháp khôi phục thị trường lao động.
- Tham mưu UBND Thành phố, thực hiện bổ sung nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội theo chỉ đạo của trung ương.
6. Sở Ngoại vụ
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, trong công tác ngoại giao. Giữ mối liên lạc với các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế, ngoại giao; tổng hợp kinh nghiệm các nước về thích ứng an toàn với COVID-19 để báo cáo, tham mưu kịp thời cho Thành phố.
- Phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế, tổ chức các hoạt động phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, bài học hay về phòng, chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh nguy hiểm; hỗ trợ, tài trợ công tác phòng, chống dịch.
- Phối hợp với Công an Thành phố, các Sở, ban, ngành Thành phố và các quận, huyện, thị xã triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt công tác phòng chống dịch bệnh tại các nơi/cho các đối tượng là người nước ngoài đang sinh sống, làm việc, học tập trên địa bàn Thành phố.
- Thực hiện công tác thông tin, phổ biến và tuyên truyền cho các tổ chức ngoại giao, quốc tế, người nước ngoài thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định của Thành phố.
7. Sở Công Thương
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố và các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan chỉ đạo công tác bảo đảm hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng để đáp ứng yêu cầu sinh hoạt, phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm lưu thông thông suốt, không để ách tắc các hoạt động cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư các cơ quan đề xuất cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực quản lý; hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp duy trì và khôi phục sản xuất để giữ đơn hàng, chuỗi cung ứng.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, phối hợp với với các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, đặc biệt cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho các đơn vị, địa phương, Nhân dân, nhất là đơn vị, địa phương thực hiện phong tỏa, cách ly do dịch bệnh.
- Rà soát, chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bao gồm cả trung tâm thương mại, siêu thị, chợ) thuộc thẩm quyền quản lý đánh giá, cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm; xây dựng, triển khai kế hoạch đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
8. Sở Giao thông vận tải
Thường xuyên cập nhật chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải, trên cơ sở đó:
- Hướng dẫn các hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
- Rà soát hướng dẫn, phương án, kế hoạch tổ chức hoạt động giao thông, vận tải hành khách, lưu thông hàng hóa, bảo đảm liên tục chuỗi cung ứng sản xuất, phù hợp với tình hình diễn biến dịch.
- Phối hợp với Sở Công Thương, Công an Thành phố và các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đảm bảo lưu thông hàng hóa thông suốt.
- Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực quản lý thực hiện các quy định về phòng, chống dịch trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định.
9. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Rà soát, hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong các hoạt động, đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý.
- Chủ động điều chỉnh hợp lý kế hoạch sản xuất nông nghiệp để tránh thiếu hụt nguồn cung. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nước để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm, giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu.
- Chủ động tìm kiếm nguồn tiêu thụ các nông sản đến kỳ thu hoạch, nhất là tại những vùng chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp trọng điểm và phối hợp chặt chẽ với Sở Giao thông vận tải, Sở Công Thương, các địa phương bảo đảm điều kiện, tạo thuận lợi, thông suốt cho vận chuyển, tiêu thụ nông sản.
10. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn về các hoạt động thi công các dự án, công trình xây dựng đảm bảo “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch trong lĩnh vực, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Cập nhật yêu cầu đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 và dịch lây nhiễm trong các khu nhà ở cho công nhân ở các khu, cụm công nghiệp...
- Chủ trì, phối hợp Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Y tế và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát các cơ sở để sẵn sàng triển khai các khu cách ly, điều trị trong trường hợp cần thiết.
11. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Rà soát hướng dẫn thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải (bao gồm cả chất thải lây nhiễm và không lây nhiễm) phát sinh trong phòng, chống dịch COVID- 19 tại các cơ sở y tế, khu thu dung và tại cộng đồng.
- Chỉ đạo tăng cường năng lực xử lý chất thải trong phòng, chống dịch COVID-19 đảm bảo an toàn, kịp thời, theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải lây nhiễm an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, có kế hoạch điều phối trong trường hợp vượt quá năng lực xử lý hiện tại của đơn vị, đảm bảo kịp thời, đúng quy định.
12. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, đơn vị tham mưu UBND Thành phố nguồn kinh phí để triển khai công tác phòng, chống dịch; hướng dẫn việc sử dụng nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống dịch; phối hợp với các Sở, ban, ngành tham mưu cơ chế, chính sách huy động lực lượng, thúc đẩy xã hội hóa, kết hợp công tư cho phòng, chống dịch.
- Đề xuất thành lập và duy trì nguồn tài chính ổn định cho Quỹ phòng, chống dịch COVID-19 trên cơ sở Quỹ vắc xin phòng COVID-19 theo chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, đảm bảo các quy định về tài chính của pháp luật.
13. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì xây dựng, hoàn thiện chiến lược, kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp; chính sách ưu đãi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vắc xin, thuốc điều trị, sinh phẩm, thiết bị xét nghiệm đạt tiêu chuẩn.
14. Sở Giáo dục và Đào tạo
Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát hướng dẫn phòng, chống dịch COVID- 19 trong hoạt động giáo dục, đào tạo.
- Chủ trì chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục, đào tạo khi học sinh, sinh viên học trực tiếp; hạn chế tới mức tối đa, không để kéo dài tình trạng học trực tuyến.
- Phối hợp với Sở Y tế, các quận, huyện, thị xã tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh trong độ tuổi tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Thành phố.
- Chủ trì, chỉ đạo việc cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá an toàn COVID-19 trong trường học và các cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo tổ chức hoạt động truyền thông, giáo dục chăm sóc sức khỏe, phòng, chống dịch COVID-19 cho học sinh, học viên, sinh viên.
15. Sở Văn hóa và Thể thao; Sở Du lịch
- Kịp thời tham mưu UBND Thành phố các nội dung liên quan tới hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch (bao gồm việc đóng, mở cửa, hạn chế đối với các khu danh lam, di tích, quán bar, karaoke, vũ trường, massage... thuộc lĩnh vực quản lý).
- Hướng dẫn “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID- 19” trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch trong tình hình mới theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 gắn với phục hồi, phát triển kinh tế.
- Cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá an toàn COVID-19 trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.
16. Sở Khoa học - Công nghệ
Huy động các trường Đại học, Cao đẳng, Viện nghiên cứu và các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường công tác nghiên cứu, triển khai các chương trình nghiên cứu, nhiệm vụ khoa học công nghệ về vắc xin, sinh phẩm, thiết bị,... phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
17. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan đề xuất tháo gỡ các quy định của pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện dịch bệnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất việc áp dụng các quy định xử phạt vi phạm hành chính do hoàn cảnh khách quan, ảnh hưởng của dịch COVID-19.
18. Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế rà soát bộ máy tổ chức, năng lực của hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng.
- Rà soát hướng dẫn hoạt động của các cơ sở, điểm, nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của cơ sở tín ngưỡng, thờ tự đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19; phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo trong phòng, chống dịch.
- Tham mưu UBND Thành phố phát động các phong trào thi đua trong phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Phối hợp với Sở Y tế, các Sở, ngành, địa phương đề xuất khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.
19. Ban Dân tộc
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Thông tin và Truyền thông và các địa phương tăng cường công tác vận động người dân các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất các chính sách hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
20. Thanh tra Thành phố
Chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thanh tra định kỳ, đột xuất trong phòng, chống dịch COVID-19 nhằm chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
21. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội
- Bảo đảm chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
- Bảo đảm thanh toán chi phí khám, chữa bệnh theo đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế cho người có thẻ bảo hiểm y tế trong dịch COVID-19 đơn giản, thuận tiện.
- Phối hợp với Sở Y tế kịp thời có giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác chi trả, thanh toán bảo hiểm, chi phí khám chữa bệnh theo bảo hiểm; kịp thời báo cáo, tham mưu cho UBND Thành phố, Bảo hiểm xã hội Việt Nam các nội dung vượt quá thẩm quyền theo quy định.
22. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội; các Báo: Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị
- Tăng cường công tác truyền thông nhằm tạo sự hưởng ứng, tham gia của xã hội trong việc thực hiện chuyển hướng chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 theo Nghị quyết của Chính Phủ và Kế hoạch của Thành phố. Phản ánh, phân tích kết quả phòng, chống dịch, phục hồi kinh tế - xã hội, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong phòng, chống dịch. Kịp thời động viên, biểu dương các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, các mô hình chống dịch, thực hiện mục tiêu kép có hiệu quả.
- Đấu tranh, phản bác các hành vi, luận điệu xuyên tạc, kích động, sai sự thật về phòng, chống dịch trên địa bàn Thành phố. Tăng cường thông tin về tình hình, dự báo dịch bệnh trên thế giới, Việt Nam và Thành phố; các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các giải pháp mới trong phòng, chống dịch.
23. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị, đoàn thể
- Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động toàn dân tham gia công tác phòng, chống dịch theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Tăng cường phối hợp với các cấp chính quyền vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh; tiếp tục vận động các tổ chức, doanh nghiệp vừa phòng, chống dịch bệnh, khắc phục những hậu quả do dịch bệnh gây ra, vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh,... phát huy tinh thần sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống dịch, thực hiện mục tiêu kép. Tiếp tục chủ trì, điều phối các hoạt động hỗ trợ, ủng hộ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
- Chủ động phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở, tham gia tuyên truyền, vận động và giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại địa phương.
24. Đề nghị Ban Dân vận Thành ủy
Tiếp tục phát huy công tác dân vận trong việc huy động xã hội tham gia phòng, chống dịch COVID-19.
25. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
- Căn cứ kế hoạch, phương án của UBND Thành phố, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện trên địa bàn quản lý cụ thể, khả thi, phù hợp với tình hình của đơn vị, bảo đảm kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
- Thực hiện nhất quán, thống nhất ở các cấp về các quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID- 19, các Bộ, ngành, UBND Thành phố về công tác phòng, chống dịch trên cơ sở điều kiện thực tế và tình hình dịch trên địa bàn; trên cơ sở đó, chủ động, kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các biện pháp phòng, chống dịch theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đồng thời đảm bảo mục tiêu hồi phục, phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với tình hình của đơn vị.
- Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID- 19 và phát triển kinh tế với tinh thần chủ động, sáng tạo, bám sát thực tiễn, không chủ quan khi dịch đi qua; đảm bảo phương châm “4 tại chỗ”; thực hiện việc mua sắm để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19 đúng quy định, đảm bảo công khai, minh bạch, chặt chẽ; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng, chống tiêu cực, lãng phí, tham nhũng.
- Củng cố hệ thống y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ công tác phòng, chống dịch.
- Bảo đảm các nhiệm vụ, giải pháp về an sinh xã hội trên địa bàn, chú trọng hỗ trợ trẻ em và nhóm dễ tổn thương, người lao động, người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
- Tổ chức tập huấn chuyên môn cho các lực lượng làm công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo tăng cường năng lực xử lý chất thải đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19.
- Tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát và phát huy tính tự chủ, linh hoạt, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cơ sở, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đáp ứng nhanh khi tình hình dịch bệnh COVID- 19 thay đổi.
- Thường xuyên, định kỳ kiểm tra, giám sát, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật các hướng dẫn, quy định về phòng, chống dịch COVID-19 để triển khai áp dụng thống nhất trên toàn địa bàn; Chủ động chỉ đạo, thực hiện đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn quản lý theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế, Sở Y tế; căn cứ kết quả đánh giá cấp độ dịch của các xã, phường, thị trấn để áp dụng các biện pháp phù hợp đảm bảo mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể trực thuộc; yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung Kế hoạch. Kịp thời báo cáo các khó khăn, vướng mắc, các giải pháp, sáng kiến hay trong quá trình thực hiện về Ủy ban nhân dân Thành phố (thông qua sở Y tế để tổng hợp)./.
(Nội dung thực hiện Phương án này có thể được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với tình hình dịch bệnh thực tế trên địa bàn Thành phố và chỉ đạo của Trung ương)
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây