Quyết định 4765/QĐ-BNN-TT năm 2023 về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 4765/QĐ-BNN-TT năm 2023 về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 4765/QĐ-BNN-TT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Người ký: | Hoàng Trung |
Ngày ban hành: | 09/11/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4765/QĐ-BNN-TT |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Hoàng Trung |
Ngày ban hành: | 09/11/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4765/QĐ-BNN-TT |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2023 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19/11/2018;
Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Trồng trọt và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch.
QUYẾT ĐỊNH:
1. Phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng địa phương; phục vụ nhu cầu sử dụng rau ngày càng đa dạng của người tiêu dùng trong nước và quốc tế.
2. Ứng dụng khoa học công nghệ mới trong toàn bộ quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm rau chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có khả năng cạnh tranh cao.
3. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết chặt chẽ giữa người trồng rau với Hợp tác xã/Tổ hợp tác và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm rau.
4. Phù hợp với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
5. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất, chế biến rau. Nhà nước tạo cơ chế, chính sách và đầu tư, hỗ trợ đầu tư theo quy định của pháp luật.
1. Mục tiêu chung
Phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc, gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng rau trong nước và một phần xuất khẩu, phát triển bền vững ngành hàng rau; góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Sản lượng rau cả nước đạt 23-24 triệu tấn; trong đó, sản lượng rau phục vụ chế biến khoảng 1,0-1,3 triệu tấn.
- Trên 95% số mẫu rau được thanh tra, kiểm tra đạt tiêu chuẩn an toàn.
- Tỷ lệ diện tích rau an toàn, tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc chiếm khoảng 30% tổng diện tích gieo trồng rau cả nước.
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu rau đạt khoảng 1,0-1,5 tỷ USD.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2030
1. Định hướng phát triển sản xuất rau cả nước
Đến năm 2030, định hướng diện tích rau cả nước đạt khoảng 1,2-1,3 triệu ha, trong đó:
- Nhóm rau chủ lực:
+ Rau cải các loại: Diện tích khoảng 200-220 ngàn ha; tập trung tại Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Giang, Lào Cai, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Trà Vinh, An Giang,.…
+ Dưa hấu: Diện tích khoảng 50-60 ngàn ha; tập trung tại Hải Dương, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Nam, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,.…
+ Dưa chuột (dưa leo): Diện tích khoảng 50-60 ngàn ha; tập trung tại Hà Nam, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Thuận, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh,.…
+ Hành, tỏi: Diện tích khoảng 55-60 ngàn ha; tập trung tại Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Bình Định, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, An Giang,.…
+ Rau họ đậu: Diện tích khoảng 50-55 ngàn ha; tập trung tại Thái Bình, Hà Nội, Nam Định, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Thuận, Quảng Nam, Lâm Đồng, Gia Lai, Tây Ninh, Đồng Nai, Hậu Giang, Tiền Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long,.…
+ Ớt cay: Diện tích khoảng 40-45 ngàn ha; tập trung tại Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thanh Hóa, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đồng Tháp, Tiền Giang, Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng,.…
+ Cà chua: Diện tích khoảng 25-30 ngàn ha; tập trung tại Hà Nội, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Thuận, Lâm Đồng, Gia Lai, Trà Vinh.,…
- Nhóm rau khác: Chiếm khoảng 60% tổng diện tích gieo trồng rau cả nước, gồm các loại: Rau muống; bầu, bí; khoai tây; cà rốt; rau gia vị; cà các loại; rau bản địa,… phân bổ ở tất cả các vùng trong cả nước.
2. Định hướng phát triển sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến
Đến năm 2030, diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc cả nước khoảng 360-400 nghìn ha; trong đó, diện tích rau phục vụ chế biến khoảng 50-60 nghìn ha, gồm các loại: Cà chua, dưa chuột, ớt cay, khoai tây, một số loại rau cải... Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc phân chia theo các vùng như sau:
- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 70-78 nghìn ha; tập trung tại Hà Nội, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình... Các loại rau chính được sản xuất gồm: Cải các loại, dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, tỏi, ớt cay,.…
- Vùng Trung du miền núi phía Bắc: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 30-35 nghìn ha; tập trung tại Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn,.... Các loại rau được sản xuất gồm: Cải các loại, rau họ đậu, dưa chuột, hành, tỏi, rau bản địa,.…
- Vùng Bắc Trung Bộ: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 20-25 nghìn ha; tập trung tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Các loại rau được sản xuất gồm: Cải các loại, rau họ đậu, ớt cay, dưa chuột, dưa hấu, hành, tỏi,....
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 20-25 nghìn ha; tập trung tại Bình Định, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Ninh Thuận... Các loại rau được sản xuất gồm: Dưa hấu, ớt cay, cải các loại, hành, tỏi, măng tây,…
- Vùng Tây Nguyên: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 75-82 nghìn ha; tập trung tại Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk... Các loại rau được sản xuất gồm: Cải các loại, cà chua, dưa chuột, các loại ớt, cà rốt, rau bản địa,.…
- Vùng Đông Nam Bộ: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 35-40 nghìn ha; tập trung tại Tây Ninh, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh... Các loại rau được sản xuất gồm: Cải các loại, rau họ đậu, dưa chuột, dưa hấu, mướp đắng, các loại ớt,….
- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc khoảng 110-115 nghìn ha; tập trung tại Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Trà Vinh,... Các loại rau được sản xuất gồm: Cải các loại, rau họ đậu, dưa chuột, dưa hấu, hành, ớt cay,.…
1. Về tổ chức sản xuất
Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định quy mô vùng sản xuất rau tập trung trong phương án Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch có liên quan khác.
Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng rau, ưu tiên tại các vùng tập trung; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất rau từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Các địa phương cần thực hiện đồng bộ giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã sản xuất rau an toàn để xây dựng mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp với hộ sản xuất rau.
Đối với hộ gia đình sản xuất rau, cần liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã và Tổ hợp tác để sản xuất rau tại các vùng tập trung, gắn với tiêu thụ sản phẩm; xây dựng mã số vùng trồng, bảo đảm truy xuất nguồn gốc; tham gia các khóa đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ về quy trình sản xuất rau an toàn, sơ chế, bảo quản rau,....
2. Về khoa học công nghệ
Tiếp tục đầu tư lưu giữ nguồn gen các giống rau, đặc biệt là nhóm rau bản địa; chọn tạo, sản xuất hoặc nhập nội các giống rau mới, các giống lai F1 (cải bắp, cà chua, dưa chuột, ớt cay...) có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu.
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bền vững; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và thuốc bảo vệ thực vật sinh học; hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ; chuyển giao quy trình sản xuất rau an toàn vào thực tiễn sản xuất.
Nghiên cứu dự báo thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau; nghiên cứu, chế tạo hoặc mua bản quyền công nghệ mới trong sơ chế, bảo quản, chế biến rau. Thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin thúc đẩy chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc trong sản xuất rau an toàn,...
3. Về thị trường tiêu thụ
Đối với thị trường trong nước, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ gia đình xây dựng thương hiệu sản phẩm rau an toàn, gắn với mã số vùng trồng và chỉ dẫn địa lý; đa dạng hóa các kênh phân phối rau an toàn, hình thành các sàn giao dịch; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại,... để người tiêu dùng có đủ thông tin về sản phẩm rau Việt Nam,....
Đối với thị trường xuất khẩu, tiếp tục giữ vững những thị trường tiêu thụ rau truyền thống, đồng thời đẩy mạnh xúc tiến mở rộng các thị trường mới; chủ động đàm phán tháo gỡ rào cản thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm rau Việt Nam được tiêu thụ rộng trên thị trường thế giới.
4. Về quản lý nhà nước
Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển sản xuất rau an toàn: Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển Hợp tác xã,.… Đồng thời, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới hỗ trợ phát triển rau, trong đó có rau an toàn; chính sách hỗ trợ áp dụng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn, xây dựng mã số vùng trồng, chuyển đổi số trong sản xuất rau an toàn,....
Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất (thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưởng, giống, chất bảo quản,....); nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng các sản phẩm rau. Quản lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm đất, nguồn nước tưới cho các vùng sản xuất rau an toàn,....
5. Về đầu tư tăng cường năng lực
Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất rau theo hướng xã hội hóa, chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và người dân. Các hộ gia đình đầu tư hình thành vùng sản xuất rau tập trung. Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết với các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư cơ sở sơ chế, bảo quản rau. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, cơ sở sơ chế, nhà máy chế biến, thương hiệu sản phẩm rau,....
Ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất rau theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế, chính sách; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực, ưu tiên nguồn nhân lực sản xuất rau an toàn; cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo, nghiên cứu sản xuất, chế biến rau; hạ tầng vùng sản xuất rau tập trung: giao thông, thủy lợi, điện,.…; chợ đầu mối, sàn giao dịch.,…; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ,....
6. Về hợp tác quốc tế
Tăng cường hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế về phát triển sản xuất rau như: Trao đổi nguồn gen cây rau; nghiên cứu chọn tạo hoặc nhập nội các giống rau mới, các giống lai; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật sản xuất rau an toàn phù hợp với các nước nhập khẩu rau; quản trị chuỗi sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến rau; quản lý các yếu tố gây ô nhiễm nguồn nước và đất trồng rau; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm rau,....
1. Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Cục Trồng trọt
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Đề án; đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách phát triển rau an toàn. Phối hợp rà soát, đề xuất điều chỉnh, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Chủ trì hướng dẫn xây dựng mã số vùng trồng; kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án; tổng hợp, tham mưu đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn triển khai thực hiện Đề án,.…
b) Cục Bảo vệ thực vật
Phối hợp với Cục Trồng trọt hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án, xây dựng mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu. Chủ trì rà soát tham mưu trình Bộ ban hành danh mục thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng được phép lưu hành phù hợp với thông lệ quốc tế và các nước nhập khẩu rau; giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Chủ trì, phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất kích thích sinh trưởng; chất lượng sản phẩm rau. Phối hợp rà soát, đề xuất điều chỉnh, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm,....
c) Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan rà soát, đề xuất điều chỉnh, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; cơ chế, chính sách phát triển chế biến rau; tiêu chuẩn về rau an toàn; đàm phán tháo gỡ rào cản thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ rau; tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sơ chế, chế biến rau, chất lượng rau... Phối hợp với Cục Trồng trọt hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án,....
d) Các Cục, Vụ, Viện và các đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Cục Trồng trọt và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động nhằm thực hiện hiệu quả Đề án: Tuyên truyền nội dung Đề án; xây dựng cơ chế, chính sách; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về rau an toàn; thanh tra, kiểm tra; đề xuất các nhiệm vụ, dự án cụ thể thực hiện Đề án,....
2. Các Bộ, Ngành liên quan khác
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án. Các nội dung phối hợp chủ yếu là: Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xây dựng cơ chế, chính sách; cân đối nguồn vốn; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến rau; thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư phục vụ sản xuất, chế biến rau,....
3. Ủy ban Nhân dân các tỉnh/TP trực thuộc Trung ương
Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; xây dựng Đề án hoặc Kế hoạch thực hiện tại địa phương; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn; báo cáo kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để có giải pháp tháo gỡ,....
4. Các Hiệp hội, doanh nghiệp
Phối hợp với các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tuyên truyền nội dung Đề án; đề xuất cơ chế, chính sách thực hiện Đề án; hỗ trợ kinh phí triển khai thực hiện Đề án (nếu có); cung cấp thông tin về thị trường rau; chuyển giao khoa học công nghệ về sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến rau cho người sản xuất,....
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây