Công văn 2354/TTCP-KHTH năm 2023 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024 do Thanh tra Chính phủ ban hành
Công văn 2354/TTCP-KHTH năm 2023 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024 do Thanh tra Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 2354/TTCP-KHTH | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Người ký: | Đoàn Hồng Phong |
Ngày ban hành: | 23/10/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2354/TTCP-KHTH |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Thanh tra Chính phủ |
Người ký: | Đoàn Hồng Phong |
Ngày ban hành: | 23/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
THANH TRA CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2354/TTCP-KHTH |
Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Cơ quan
thuộc Chính phủ; |
Căn cứ Luật Thanh tra; Thông tư số 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra; căn cứ Định hướng chương trình thanh tra năm 2024 đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phê duyệt (tại Văn bản số 8138/VPCP-V.I ngày 19/10/2023 của Văn phòng Chính phủ); Thanh tra Chính phủ hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024 như sau:
1. Triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả Luật Thanh tra năm 2022 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật; các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến hoạt động thanh tra. Hoạt động thanh tra phải thực hiện đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trình tự, thủ tục pháp luật quy định, bảo đảm nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, công vụ được giao, tập trung vào các ngành, lĩnh vực, địa phương có nhiều dấu hiệu vi phạm, tham nhũng, tiêu cực hoặc phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo, dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những yếu kém, thiếu sót trong quản lý nhà nước; có biện pháp xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực; kiến nghị hoàn thiện chính sách, pháp luật còn bất cập, sơ hở. Chú trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra; tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 76-NQ/BCSĐ ngày 6/6/2023 của Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra và việc phát hiện, xử lý vi phạm qua thanh tra.
2. Thực hiện nghiêm các quy định Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao trách nhiệm và chủ động tích cực phối hợp với các ngành, các cấp để triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền, quan tâm kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Triển khai thực hiện nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật và các Nghị quyết, Chỉ thị và chỉ đạo của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tăng cường phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật. Quan tâm triển khai các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích; phòng, chống tham nhũng trong khu vực ngoài Nhà nước; các biện pháp về phòng, chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tích cực, chủ động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
4. Nâng cao năng lực và đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiếp tục hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định mới. Tập trung hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tăng cường kỷ luật, kỷ cương, xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, trình độ và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
a) Thanh tra Chính phủ
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tập trung thanh tra trên các lĩnh vực quan trọng để góp phần chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước, phát hiện, phòng ngừa, xử lý vi phạm và hoàn thiện chính sách, pháp luật trên lĩnh vực được thanh tra;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản; thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
- Tiếp tục thanh tra chuyên đề quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; thanh tra chuyên đề việc chấp hành pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng nguồn tiền từ trái phiếu doanh nghiệp (theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực);
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 02/8/2023, Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 10/8/2023 của Văn phòng Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ);
- Thanh tra theo chuyên đề đối với công tác thăm dò, khảo sát, quy hoạch, đấu thầu, quản lý, cấp phép, khai thác, vận chuyển đối với các mỏ vật liệu xây dựng, làm rõ các sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan để kiến nghị và để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật (theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại Văn bản số 3454/VPCP-CN ngày 21/9/2023 của Văn phòng Chính phủ);
- Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước khi được Thủ tướng Chính phủ giao;
- Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Bộ, Thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ hoặc Thanh tra tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Thanh tra vụ việc khác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ và khi được Thủ tướng Chính phủ giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ, Thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra tỉnh và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.
b) Bộ
- Thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, bao gồm thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc bộ và thanh tra công tác quản lý tài chính, tài sản, dự án đầu tư của các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ; Thanh tra chuyên ngành đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ (Nội dung Định hướng thanh tra của từng Bộ có Phụ lục kèm theo);
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 02/8/2023, Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 10/8/2023 của Văn phòng Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ);
- Thanh tra việc quản lý vốn, tài sản, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ (nếu có);
- Thanh tra về nội dung có liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ đã có kết luận của Thanh tra sở nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Thanh tra vụ việc khác theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và khi được Bộ trưởng giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan của các kết luận thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục, Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ.
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bộ, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng; kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Cục, của cơ quan khác thuộc Bộ được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và quyết định xử lý sau thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
c) Cơ quan thuộc Chính phủ
- Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đối với tổ chức, cá nhân trong phạm vi quản lý của Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 02/8/2023, Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 10/8/2023 của Văn phòng Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ);
- Thanh tra theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, theo yêu cầu của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và khi được Thủ trưởng cơ quan trực thuộc Chính phủ giao.
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở và Thủ trưởng các ngành cấp tỉnh (tập trung vào những sở, ngành có nhiều dấu hiệu vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm, phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo; cần kiểm soát quyền lực, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn);
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp huyện, tập trung thanh tra các dự án đầu tư xây dựng; quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai; quản lý và khai thác tài nguyên, khoáng sản; việc mua bán, chuyển nhượng, mua sắm tài sản công; việc quản lý và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (tập trung vào vào những địa phương có nhiều dấu hiệu vi phạm, tham nhũng, tiêu cực, dư luận xã hội quan tâm, phát sinh nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo; cần kiểm soát quyền lực, kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn);
- Tiếp tục thanh tra chuyên đề về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng (theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ);
- Thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ, cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước (theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 02/8/2023, Thông báo số 318/TB-VPCP ngày 10/8/2023 của Văn phòng Chính phủ và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 20/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ);
- Thanh tra việc quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là đại diện chủ sở hữu khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; Thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của các sở không thành lập cơ quan thanh tra;
- Thanh tra theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh và khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Thanh tra lại vụ việc thanh tra hành chính đã có kết luận của Thanh tra sở, Thanh tra huyện nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra tỉnh, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Thanh tra sở, Thanh tra huyện và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
Lưu ý: Ngoài những nhiệm vụ trên, theo quy định của Luật Thanh tra 2022 (quy định mới, khác với Luật Thanh tra 2010) đối với nội dung thanh tra chuyên ngành, đề nghị UBND tỉnh giao Thanh tra tỉnh căn cứ Phụ lục nội dung Định hướng thanh tra của từng Bộ có để hướng dẫn cho thanh tra sở xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra năm 2024.
2. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Các cấp, các ngành triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐ/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH15 ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 363/KH-TTCP ngày 20/3/2019 và Kế hoạch số 1910/KH-TTCP ngày 29/10/2021 của Thanh tra Chính phủ về kiểm tra, rà soát, giải quyết khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, góp phần ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
- Thanh tra Chính phủ thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; chủ động trong việc nắm tình hình khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là ở những địa phương đang có hoặc tiềm ẩn xảy ra vụ việc đông người, phức tạp để chủ động đôn đốc, phối hợp với địa phương giải quyết, xử lý, trước mắt tập trung chỉ đạo, phối hợp xử lý những vụ việc liên quan đến đất đai có nguồn gốc đất nông, lâm trường quốc doanh tại một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên; tiếp tục phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành, địa phương xử lý tình trạng khiếu kiện đông người tại các cơ quan Trung ương; rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các kế hoạch của Thanh tra Chính phủ. Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước để phát hiện, chấn chỉnh, xử lý những tồn tại, yếu kém, vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo.
- Các bộ tiếp tục rà soát, đánh giá việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực thuộc bộ quản lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, nhằm hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo; đồng thời, quan tâm phối hợp, chỉ đạo, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương tháo gỡ vướng mắc trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, có kế hoạch tổ chức tiếp công dân, giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật và những vụ việc Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành chức năng của Trung ương đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết; tiếp tục rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
- Thủ trưởng các cơ quan hành chính nhà nước tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp, nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các ngành đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nghiêm túc công tác tiếp công dân định kỳ, đột xuất, thường xuyên theo quy định, trong đó, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại Trụ sở Tiếp công dân đảm bảo mọi công dân đến Trụ sở đều được tiếp, hướng dẫn, xử lý kịp thời các đơn thư của công dân theo đúng quy định; phối hợp chặt chẽ giữa Trụ sở Tiếp công dân trung ương với địa phương để nắm tình hình khiếu kiện của công dân, tuyên truyền vận động công dân trở về địa phương đảm bảo ổn định tình hình an ninh, trật tự tại Thủ đô trong thời gian diễn ra các kỳ họp của Trung ương và Quốc hội.
Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu tỷ lệ trên 90%; kiên quyết xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ người tố cáo dẫn đến người tố cáo bị trả thù, trù dập; cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời gian giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo để công dân khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, thực hiện không nghiêm các quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
Nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng, chú trọng bố trí đủ nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; sử dụng có hiệu quả các phần mềm, hệ thống đang có, đồng thời, nghiên cứu, có phương án triển khai thực hiện việc nâng cấp, mở rộng Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo.
3. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
- Triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị về bảo vệ người phát hiện, tố giác, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kết luận số 05-KL/TW ngày 03/6/2021 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 12-KL/TW ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; tiếp tục triển khai thi hành quy định mới về kê khai tài sản, thu nhập, kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng khu vực ngoài nhà nước, thanh tra phát hiện, xử lý tham nhũng... tập trung xử lý nghiêm, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
- Triển khai thực hiện Chương trình công tác của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương và cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực. Triển khai thực Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ về ban hành Chiến lược quốc gia về phòng, chống, tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Cơ sở dữ liệu Quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình, kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ quản lý cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Tiến hành thực hiện công tác kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập theo quy định, chú trọng xác minh tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.
- Triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường thanh tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhất là những vụ việc có dấu hiệu vi phạm trong thực hiện các dự án đầu tư, kinh doanh gây thất thoát, thua lỗ lớn và bức xúc trong xã hội. Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh theo dõi, chỉ đạo, dư luận xã hội quan tâm; kịp thời chuyển ngay các vụ việc có dấu hiệu tội phạm phát hiện qua thanh tra sang cơ quan điều tra để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; triệt để thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt; kiên quyết khắc phục tệ “tham nhũng vặt” và tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Triển khai đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của các địa phương theo Bộ Chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng cấp tỉnh và tăng cường theo dõi, đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Tiếp tục rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị; rà soát, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp...
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng theo hướng mở rộng và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế song phương và đa phương theo đúng các nguyên tắc, định hướng về công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, phê chuẩn.
- Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kiên trì xây dựng văn hóa tiết kiệm, liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân; đề cao sự gương mẫu, quyết liệt, nói đi đôi với làm của người đứng đầu và tập thể lãnh đạo các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Triển khai thực hiện quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan thanh tra. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017, Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, trong đó chú trọng xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo, thực hiện chế độ, chính sách để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ.
1. Thanh tra Chính phủ xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2024 của Thanh tra Chính phủ và hướng dẫn Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2024 theo Định hướng Chương trình thanh tra năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Chánh Thanh tra bộ, Chánh thanh tra tỉnh căn cứ vào Văn bản hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch thanh tra của Tổng Thanh tra Chính phủ; yêu cầu công tác quản lý nhà nước của bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật được đăng tải trên báo chí hoặc dư luận xã hội quan tâm để xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ban hành theo quy định của Luật Thanh tra năm 2022. Theo đó: Bộ trưởng ban hành kế hoạch thanh tra của Bộ, bao gồm: Kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Tổng cục, Thanh tra Cục và Kế hoạch thanh tra của Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra của tỉnh, bao gồm: Kế hoạch thanh tra của Thanh tra tỉnh, Kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở, Kế hoạch thanh tra của Thanh tra huyện.
3. Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo xây dựng và quyết định ban hành Kế hoạch thanh tra năm 2024 để tổ chức thực hiện.
4. Thanh tra Chính phủ, các cơ quan thanh tra phối hợp xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp được quy định trong Luật Thanh tra năm 2022 và Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với Kiểm toán Nhà nước để trao đổi, thống nhất xử lý chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm toán theo quy định tại Điều 55 Luật Thanh tra năm 2022, bảo đảm theo nguyên tắc, trong 01 năm kế hoạch, không được tiến hành thanh tra, kiểm toán cùng một nội dung tại một đối tượng cụ thể (cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp). Trường hợp không trùng về nội dung thì 2 cơ quan thống nhất, tránh chồng chéo về thời gian tiến hành thanh tra, kiểm toán để không ảnh hưởng hoạt động bình thường của đơn vị.
Trường hợp cần thiết phải thanh tra do có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; yêu cầu của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc cần phải phát hiện, xử lý kịp thời vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thủ trưởng cơ quan thanh tra trao đổi, thống nhất với Kiểm toán Nhà nước để cơ quan thanh tra tiến hành thanh tra. Nếu không thống nhất được thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ để trao đổi với Tổng Kiểm toán Nhà nước thống nhất xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
5. Kế hoạch thanh tra năm 2024 sau khi được phê duyệt phải gửi về cơ quan thanh tra cấp trên, Kiểm toán Nhà nước và thông báo cho đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết, thực hiện và phối hợp xử lý chồng chéo trong quá trình tổ chức thực hiện.
6. Bên cạnh việc triển khai thực hiện theo Định hướng chương trình thanh tra năm 2024, Thanh tra Chính phủ tham mưu Thủ tướng Chính phủ triển khai kịp thời các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Thanh tra Bộ tham mưu Bộ trưởng triển khai kịp thời các chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Thủ tướng Chính phủ; Thanh tra tỉnh tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.
7. Thủ trưởng các cơ quan thanh tra tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra cấp dưới trong việc xây dựng, thực hiện Kế hoạch thanh tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ và kỷ luật, kỷ cương hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá hoạt động thanh tra; phát động phong trào thi đua thực hiện Định hướng chương trình thanh tra, Kế hoạch thanh tra năm 2024 đạt hiệu lực, hiệu quả.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc vấn đề mới phát sinh, Bộ, Thanh tra Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra Cơ quan thuộc Chính phủ, UBND tỉnh, Thanh tra tỉnh phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Kế hoạch - Tổng hợp)./.
|
TỔNG THANH TRA |
NỘI DUNG ĐỊNH HƯỚNG THANH TRA CỦA CÁC BỘ, NGÀNH
(Kèm theo Văn bản 2354/TTCP-KHTH ngày 23/10/2023 của Thanh tra Chính phủ)
THANH TRA HÀNH CHÍNH |
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH |
1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 2. Thanh tra việc thực hiện quy định về kiểm soát tài sản thu nhập, công tác quản lý và sử dụng tài sản, tài chính. |
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công tại các Bộ, ngành và địa phương. 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư tại các Bộ, ngành và địa phương. 3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật theo phương thức đối tác công - tư (PPP). 4. Công tác đấu thầu tại các Bộ, ngành, địa phương. 5. Công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực đăng ký kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã, quy hoạch. |
1. Thanh tra trách nhiệm Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công thương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu đối với các đơn vị trực thuộc Bộ Công thương. 2. Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với đơn vị trực thuộc Bộ, chú trọng các đơn vị có nhiều đơn thư phát sinh. 3. Thanh tra chuyên đề, thanh tra diện rộng đối với các lĩnh vực quan trọng, nhạy cảm. 4. Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 5. Thanh tra công vụ một số lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Bộ Công Thương dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. |
1. Lĩnh vực Quản lý thị trường: - Lĩnh vực an toàn thực phẩm: thanh tra các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. - Lĩnh vực kinh doanh khí: thanh tra pháp luật về kinh doanh khí đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG; thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG. 2. Lĩnh vực Điều tiết Điện lực: thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật chuyên ngành về điện lực đối với một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực phân phối và bán điện được Cục ĐTĐL cấp phép. 3. Lĩnh vực Quản lý cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng: - Về thanh tra lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Mua bán căn hộ chung cư; Sở hữu kỳ nghỉ; Tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Sản xuất và kinh doanh ô tô; Sản xuất, bán lẻ (online và offline); Doanh nghiệp ứng dụng nền tảng thương mại điện tử; Viễn thông, truyền hình trả tiền. - Về thanh tra lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp: Thanh tra các doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp (chú trọng doanh nghiệp có biểu hiện bán hàng đa cấp bất chính, chưa được tiến hành thanh tra trong những năm gần đây). 4. Lĩnh vực An toàn và môi trường công nghiệp: - Lĩnh vực an toàn điện: Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn điện, tập trung khu vực có nguy cơ mất an toàn cao, những năm gần đây có số vụ tai nạn cao; Thanh tra về kiểm định: Một số tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận hoạt động từ 01 năm trở lên theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT quy định về hoạt động kiểm định an toàn kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ điện và Thông tư số 31/2014/TT-BCT quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện. - Lĩnh vực an toàn đập và hồ chứa thủy điện: Thanh tra việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật trong các lĩnh vực về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện. Tập trung vào khu vực tư nhân và các địa phương có tần suất xả lũ cao, ảnh hưởng đến vùng hạ du trong thực hiện quy trình vận hành. - Lĩnh vực hoạt động vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN): Thanh tra việc chấp hành và thực hiện các quy định pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động VLNCN tại một số địa phương có hoạt động sử dụng VLNCN có nguy cơ gây mất an toàn trong hoạt động VLNCN có khả năng dẫn đến các tai nạn, sự cố; các tổ chức có tố cáo, khiếu nại liên quan đến hoạt động sử dụng VLNCN. - Lĩnh vực hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản: Thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn tại một số tổ chức khai thác, chế biến khoáng sản có nguy cơ cao về mất an toàn trong hoạt động sản xuất hoặc qua dư luận phản ánh những vấn đề trong hoạt động khoáng sản gây mất an toàn, ảnh hưởng đến người lao động, người dân và doanh nghiệp. - Lĩnh vực an toàn hóa chất: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn hóa chất tại một số tổ chức hoạt động hóa chất nhằm giúp các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực an toàn hóa chất để nâng cao mức độ an toàn, giảm thiểu các tai nạn, sự cố. 5. Lĩnh vực Thương mại điện tử: Tập trung các nhóm đối tượng là các Doanh nghiệp sở hữu website/ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các doanh nghiệp sở hữu website/ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, đang kinh doanh các lĩnh vực, ngành hàng như: thực phẩm - thực phẩm chức năng, mỹ phẩm - chăm sóc sắc đẹp, điện tử - điện lạnh, thiết bị gia dụng, thiết bị số - phụ kiện điện tử, thời trang và phụ kiện. 6. Lĩnh vực hóa chất: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động hóa chất về: Đảm bảo an toàn, điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất; Sử dụng hóa chất; Sản xuất, kinh doanh hóa chất thuộc Danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện và hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp; Xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất công nghiệp; Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc; Phân loại và ghi nhãn hóa chất; Phiếu an toàn hóa chất; Khai báo hóa chất nhập khẩu; Kế hoạch, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; Chế độ báo cáo; Sản xuất, xuất nhập khẩu, khai báo, thanh sát hóa chất Bảng; Tồn trữ, bảo quản hóa chất. 7. Lĩnh vực Công nghiệp: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản. |
1. Thanh tra trách nhiệm việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, tài chính công tại các đơn vị trực thuộc Bộ, (theo Quyết định số 1836/QĐ-BTNMT ngày 07/7/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường). 2. Thanh tra dự án đầu tư công và dự án ODA (theo Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ). 3. Thanh tra việc cấp, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường (theo Thông báo số 410-TB/UBKTTW ngày 30/12/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương). |
1. Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và một số dự án (về đất đai tập trung theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 06/12/2019 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT- TTg ngày 03/01/2018 và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; về khoáng sản tập trung theo Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị; về môi trường tập trung theo Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ; việc cấp giấy phép trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo Thông báo số 410-TB/UBKTTW ngày 30/12/2022 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương). 2. Lĩnh vực đất đai: - Các dự án không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất (theo Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn Giám sát Quốc hội khóa XV). - Việc quản lý, sử dụng đất rừng, đất nông lâm trường, sử dụng đất sai mục đích, chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái quy định của pháp luật (theo Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn Giám sát Quốc hội khóa XV). - Việc đấu giá quyền sử dụng đất (theo Chỉ thị số 40/CT-TTg ngày 02/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ). - Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (theo Báo cáo số 330/BC-ĐGS ngày 11/10/2022 của Đoàn Giám sát Quốc hội khóa XV). - Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các dự án nhà ở, đô thị, trọng tâm là việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân khi mua nhà tại các dự án này (theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước). 3. Lĩnh vực môi trường: - Các cơ sở có nguồn phát sinh khí thải lớn có sử dụng nhiên liệu than như nhiệt điện, nhà máy thép, xi măng, cơ sở lò đốt chất thải (theo Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ). - Các cơ sở có lưu lượng nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên và các cơ sở sản xuất nằm ngoài Khu công nghiệp có lưu lượng nước thải từ 500m3/ngày đêm trở lên (theo Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 và Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ). - Các cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước). 4. Lĩnh vực khoáng sản: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về khoáng sản, trong đó tập trung vào các nội dung: việc cấp phép hoạt động khoáng sản không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản; việc tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; việc chấp hành giấy phép hoạt động khoáng sản; việc đóng cửa mỏ, thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường (theo Chỉ thị số 38/CT- TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị). 5. Lĩnh vực tài nguyên nước: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước, trong đó tập trung vào đối tượng là các đơn vị khai thác, sử dụng nước đa mục tiêu, có quy mô lớn (theo Chỉ thị số 34/CT-TTg ngày 28/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ). 6. Lĩnh vực đo đạc và bản đồ: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo đạc và bản đồ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động đo đạc và bản đồ (theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước). 7. Lĩnh vực biển và hải đảo: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trong đó tập trung vào các nội dung: các dự án được giao, sử dụng khu vực biển, lấn biển, cấp giấy phép nhận chìm ở biển (theo Chỉ thị 29/CT- TTg ngày 01/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ). 8. Lĩnh vực khí tượng thủy văn: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về khí tượng thủy văn đối với các dự án phải thực hiện quan trắc khí tượng thủy văn (theo yêu cầu của công tác quản lý nhà nước). 9. Thanh tra đột xuất: Tăng cường thanh tra đột xuất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường trên cơ sở yêu cầu của công tác quản lý nhà nước cũng như thông tin phản ánh, của cơ quan truyền thông, của người dân cũng như của các cơ quan, đơn vị, địa phương. |
1. Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng giao thông. 2. Thanh tra công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, đổi mới doanh nghiệp. 3. Thanh tra công tác quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu khác đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. 4. Thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. |
1. Lĩnh vực đường bộ: - Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về kinh doanh, điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực: Vận tải bằng xe ô tô; dịch vụ đào tạo lái xe ô tô, sát hạch lái xe cơ giới đường bộ; định vụ kiểm định xe cơ giới đường bộ. - Thanh tra công tác quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 2. Lĩnh vực đường sắt: - Thanh tra việc chấp hành các quy định trong hoạt động vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường sắt; công tác tổ chức chạy tàu; công tác đào tạo, huấn luyện nhân viên đường sắt; việc đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; công tác đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt; thông tin, chỉ dẫn, trang thiết bị phục vụ hành khách, thiết bị an toàn trên phương tiện giao thông đường sắt. - Thanh tra công tác quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt và đảm bảo an toàn giao thông đường sắt. 3. Lĩnh vực đường thủy nội địa: - Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động vận tải, hoạt động của cảng, bến thủy nội địa; công tác đào tạo, thi, kiểm tra, cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; công tác quản lý, sử dụng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa; công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa. - Thanh tra công tác: Đảm bảo an toàn giao thông khi thi công công trình trên đường thủy nội địa; quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa. 4. Lĩnh vực hàng không: - Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật chuyên ngành hàng không về: giờ cất hạ cánh (slot); đảm bảo an toàn, an ninh hàng không; duy trì điều kiện khai thác cảng hàng không, sân bay; khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; công tác đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp giấy phép, năng định trong lĩnh vực hàng không; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của nhân viên hàng không. - Thanh tra công tác quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không do nhà nước đầu tư, quản lý. 5. Lĩnh vực hàng hải: - Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế về: hoạt động vận tải, cảng biển; hoạt động hoa tiêu hàng hải; hoạt động lai dắt hỗ trợ tàu biển; công tác đào tạo, huấn luyện, cấp giấy chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, hoa tiêu hàng hải; tiêu chuẩn, điều kiện làm việc của thuyền viên trên tàu biển; thực hiện cung ứng dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải; tìm kiếm, cứu nạn hàng hải. - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phá dỡ tàu biển. - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hàng hải. |
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, bao gồm thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Thanh tra việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản đối với doanh nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đại diện chủ sở hữu. 3. Thanh tra công tác quản lý, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, dự án mua sắm tài sản công; công tác quản lý, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sản xuất thử, dự án hỗ trợ kỹ thuật và các dự án khác thuộc thẩm quyền của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
1. Thanh tra chuyên đề một số lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT được giao cho các tổ chức ngoài nhà nước thực hiện. 2. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quản lý ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan. 3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với một số Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. |
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; công tác phòng, chống tham nhũng. 2. Thanh tra về công tác quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. |
1. Thanh tra công tác quản lý hoạt động đầu tư xây dựng tại một số dự án do Bộ (ngành), tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm chủ đầu tư/nhà đầu tư. 2. Thanh tra công tác quản lý nhà nước về xây dựng của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong 08 lĩnh vực: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng. 3. Thanh tra đột xuất theo yêu cầu, chỉ đạo của cơ quan cấp trên để phục vụ công tác QLNN; “đối với các trường hợp” có nguy cơ xảy ra sai phạm; đối với các trường hợp có đơn thư tố cáo, phản ánh, kiến nghị có cơ sở hoặc dư luận xã hội quan tâm. |
1. Thanh tra Bộ Tài chính: - Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, chính sách pháp luật và việc thực thi trách nhiệm theo thẩm quyền tại các đơn vị trong ngành Tài chính. Tập trung thanh tra công tác quản lý thuế, hải quan,... nhằm chống thất thu ngân sách Nhà nước, gian lận thương mại và chấn chỉnh, phòng ngừa rủi ro. - Thanh tra việc thực hiện các quy trình, quy chế tài chính; công tác quản lý tài chính nội bộ; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên, mua sắm, đầu tư xây dựng; công tác quản lý và sử dụng cán bộ. - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật, chương trình, kế hoạch của Bộ Tài chính về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. |
1. Thanh tra Bộ Tài chính: - Thanh tra công tác quản lý và điều hành ngân sách Nhà nước đối với các địa phương và các bộ ngành, công tác quản lý các nguồn thu phí, lệ phí và các nguồn thu sự nghiệp khác. - Thanh tra đối với các Bộ, ngành, địa phương có nguồn thu và sử dụng ngân sách Nhà nước lớn, có cơ chế tài chính đặc thù. - Thanh tra công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng đối với các Bộ, ngành, địa phương; các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực nợ công; các nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí từ nguồn trái phiếu Chính phủ; các dự án đầu tư được nhà nước quyết định đầu tư hoặc quyết định chủ trương đầu tư có liên quan đến công tác an sinh xã hội; các dự án đầu tư đường giao thông cao tốc, các dự án giao thông, xây dựng, điện, thủy lợi (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các tỉnh). - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài chính, kế toán và chấp hành nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn do Chính phủ, Bộ ngành và địa phương quản lý, nhằm đánh giá tình hình tài chính, việc bảo toàn và phát triển vốn, đầu tư mua sắm tài sản của doanh nghiệp và việc đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác, phát hiện và thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước. - Thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp gồm: Việc quản lý, sử dụng tài sản; việc quản lý, sử dụng đất đai được nhà nước giao đất cho thuê đất; việc quản lý, thực hiện các dự án đầu tư do doanh nghiệp làm chủ đầu tư; việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; Việc cơ cấu lại vốn nhà nước theo đề án cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước trọng tâm là Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2021-2025 đã được Chính phủ phê duyệt. - Thanh tra công tác quản lý tài chính các quỹ tài chính ngoài ngân sách nhà nước của Trung ương và các địa phương Quỹ đầu tư phát triển địa phương; tài khoản tạm giữ của các cơ quan nhà nước; dự trữ xăng dầu. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại một số Bộ ngành, địa phương. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác giám định, định giá tài sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác giám định, định giá tài sản |
2. Tổng cục Thuế: kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của cơ quan cấp trên; việc chấp hành các quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế; việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoàn thuế GTGT; công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; tính liêm chính của công chức thuế trong công tác chống thất thu thuế đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản; công tác quản lý, sử dụng tài sản, kinh phí; việc thực hiện Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng chống tham nhũng; công tác kiểm soát tài sản, thu nhập; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra định kỳ, đột xuất địa bàn, lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực, bộ phận trực tiếp tiếp xúc với người nộp thuế... Kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác tổ chức cán bộ: Tiếp nhận công chức; công tác sử dụng Hợp đồng lao động; công tác quy hoạch, rà soát quy hoạch hàng năm; công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại; công tác điều động, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác; công tác xử lý kỷ luật công chức; công tác thi đua, khen thưởng. 3. Tổng cục Hải quan: - Về thuế XNK thực hiện thanh tra, kiểm tra vào các lĩnh vực nhạy cảm như: về phân loại hàng hóa đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu có dấu hiệu khai báo sai tên hàng để được hưởng mức thuế suất thấp, về trị giá hải quan đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu có thuế suất cao, kim ngạch lớn, có rủi ro về trị giá cụ thể: bia, rượu, gạch, thiết bị vệ sinh, thiết bị điện gia dụng nhập khẩu, thép phế liệu, gỗ ván xuất khẩu...; kiểm tra việc miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của dự án ưu đãi đầu tư; miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được; miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu tại chỗ theo loại hình SXXK; giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa XNK; kiểm tra công tác nợ thuế, kế toán thuế. - Kiểm tra công tác phân tích để phân loại và kiểm định hàng hóa XNK, cụ thể: Việc thực hiện quy trình phân loại hàng hóa XNK; quy trình phân tích để phân loại hàng hóa; quy chế kiểm định, phân tích hàng hóa XNK và các văn bản liên quan của TCHQ; Việc gửi giám định tại các đơn vị ngoài ngành; Việc sử dụng các văn bản hướng dẫn phân loại của TCHQ. - Kiểm tra chuyên đề công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; Kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng. - Kiểm tra chuyên đề kiểm tra về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, chấp hành các quy định trong thực thi công vụ. - Điều tra chống buôn lậu: thực hiện kiểm tra chuyên đề thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ kiểm soát Hải quan; Xây dựng kế hoạch kiểm soát, phòng chống ma túy; Công tác phối hợp phòng chống rửa tiền, tài trợ khủng bố; Công tác thực thi bảo vệ sở hữu trí tuệ, chống hàng giả trong lĩnh vực Hải quan; Công tác quản lý, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ ngành Hải quan. - Kiểm tra Quản lý rủi ro: Tập trung vào rủi ro đối với hoạt động lợi dụng tờ khai luồng xanh trong hoạt động xuất nhập khẩu; loại hình gia công, SX-XK, nhập kinh doanh sản xuất, xuất nhập cảnh, quá cảnh. Công tác KSRR đối với hàng cá nhân, tờ khai trị giá thấp, hành lý ký gửi tại các Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế và chi cục Hải quan chuyển phát nhanh; Công tác phân tích, xác định trọng điểm, lựa chọn và thực hiện soi chiếu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Chi cục được trang bị máy soi container; Công tác phân luồng, chuyển luồng, áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro; Công tác thu thập xử lý thông tin theo Kế hoạch thu thập xử lý thông tin hàng năm; Việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan theo Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15/7/2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. 4. Kho bạc Nhà nước: |
(theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ). - Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là lĩnh vực tài chính công. 2. Tổng cục Thuế: thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro: Dầu khí; Xăng dầu; Điện lực; Viễn Thông; Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Cho thuê tài chính; Dược phẩm; Bất động sản; Xây dựng (bao gồm cả trang trí, thiết kế nội thất); Sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng (sản xuất kinh doanh xi măng, sắt thép); Kinh doanh hạ tầng, khu công nghiệp; Kinh doanh dịch vụ cảng; Công nghiệp khai khoáng, Công nghiệp chế biến chế tạo; Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; Bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Vận tải, kho bãi, logistics; Dịch vụ lưu trú và ăn uống; Hoạt động vui chơi giải trí; Truyền thông quảng cáo; Thương mại điện tử; Công ty xổ số kiến thiết; Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong nước; Các Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty có số thu nộp thuế lớn. Các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra; phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án; có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm hoặc thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành nghề, lĩnh vực; Doanh nghiệp có giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị giao dịch; Doanh nghiệp có phát sinh chi phí dịch vụ, bản quyền... lớn từ các bên liên kết; Doanh nghiệp có tỷ trọng vốn vay lớn trên tổng nguồn vốn. Các doanh nghiệp có rủi ro cao về hóa đơn; rủi ro về hoàn thuế; các doanh nghiệp thuộc diện phải kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định. Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; có phát sinh hồ sơ miễn giảm thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; có nguồn thông tin từ cơ quan Hải quan chuyển tới liên quan đến xe quà biếu, quà tặng; Doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng cung cấp. 3. Tổng cục Hải quan: - Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế đối với doanh nghiệp nhập khẩu, xuất khẩu với các mặt hàng trọng tâm gồm: Mặt hàng nhập khẩu có thuế suất cao, kim ngạch lớn trong đó chú trọng các mặt hàng có kim ngạch tăng đột biến, có khả năng gian lận về mã số, trị giá, quản lý chính sách mặt hàng (như: linh kiện điện tử, sắt thép, gỗ, các mặt hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, thuốc tân dược, rượu bia thuốc lá, khoáng sản...); có dấu hiệu gian lận về nguồn gốc xuất xứ (như: nguyên vật liệu, lốp ô tô xe tải, gỗ, sắt thép, thực phẩm đông lạnh chế biến...); có dấu hiệu gian lận về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm (như: phế liệu, đồ điện tử tiêu dùng, các loại đồ uống, thuốc lá, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm...). Mặt hàng xuất khẩu có dấu hiệu gian lận về trị giá, thuế suất và chính sách quản lý nhà nước như: khoáng sản, sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản, gỗ, sắt thép, thiết bị y tế...; hàng hóa xuất khẩu có dấu hiệu gian lận về xuất xứ. - Thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: Doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng có rủi ro cao; nhập khẩu nguyên liệu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu sang thị trường nước ngoài; khẩu hàng hóa được miễn thuế có dấu hiệu hồ sơ không chi tiết rõ ràng đảm bảo điều kiện miễn thuế. Doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến; xuất khẩu khoáng sản và các sản phẩm có nguồn gốc từ khoáng sản có dấu hiệu gian lận về mã số, trị giá và quản lý chính sách; xuất khẩu hàng hóa sau đó xin hoàn thuế có số thuế hoàn lớn, tăng đột biến. |
- Kiểm tra công tác quản lý tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng nội ngành; việc tổ chức triển khai việc chấp hành các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng. - Kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng. 5. Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Kiểm tra về công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng; Kiểm tra công tác phòng chống tham nhũng. |
4. Kho bạc Nhà nước: - Thanh tra tập trung vào các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn chương trình mục tiêu Quốc gia; các khoản chi ngân sách nhà nước qua KBNN. - Kiểm tra công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN (kiểm soát chi thường xuyên, chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu, chuyển nguồn, ...); tăng cường kiểm tra đột xuất trên cơ sở kết quả công tác giám sát từ xa.
|
|
5. Tổng cục Dự trữ Nhà nước: Tập trung thanh tra công tác xuất cấp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng hàng dự trữ quốc gia (lương thực, các loại hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật, các loại vắc xin,...) tại các đơn vị, địa phương xuất cấp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng hàng dự trữ quốc gia số lượng lớn. 6. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: - Thanh tra, kiểm tra các công ty đại chúng chưa thanh tra, kiểm tra trong trong 03 năm 2021, 2022, 2023; công ty có khiếu kiện/phản ánh về việc tuân thủ quy định pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, sử dụng vốn từ các đợt chào bán, phát hành chứng khoán; công ty có hoạt động chào bán/phát hành thêm chứng khoán riêng lẻ, ra công chúng; công ty có vi phạm về nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin, quản trị công ty và các nghĩa vụ khác liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán. - Thanh tra, kiểm tra các công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán được kiểm tra định kỳ quay vòng 03 năm/lần. - Thanh tra, kiểm tra các các công ty chứng khoán chưa được thanh tra định kỳ trong 03 năm 2021, 2022, 2023; công ty có biến động về tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí; báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính (tăng hoặc giảm); công ty có tăng trưởng mạnh về số lượng nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch, giá trị giao dịch, thị phần môi giới; công ty tăng vốn nhanh; công ty có cung cấp dịch vụ liên quan đến chào bán trái phiếu doanh nghiệp; công ty có đơn thư phản ánh, kiến nghị. - Thanh, kiểm tra với các công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư chứng khoán; ngân hàng lưu ký, giám sát, đại lý phân phối; văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam: đối tượng là các công ty quản lý quỹ chưa thực hiện kiểm tra, thanh tra trong những năm gần đây (2021, 2022, 2023); Công ty có nguồn vốn ủy thác lớn từ các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm; Các công ty thuộc diện tái cấu trúc (tỷ lệ an toàn tài chính thấp, lỗ lũy kế lớn, hoạt động không hiệu quả; quản lý các quỹ có quy mô vốn lớn; Công ty có vốn góp của ngân hàng thương mại, doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán; Công ty thực hiện tăng vốn lớn trong giai đoạn 2021-2023; công ty có đơn thư phản ánh, kiến nghị. Đại lý phân phối thực hiện phân phối chứng chỉ quỹ cho nhiều quỹ đầu tư chứng khoán; thực hiện phân phối chứng chỉ quỹ trên môi trường mạng, tích hợp tại nhiều ứng dụng. Ngân hàng lưu ký, giám sát cung cấp dịch vụ lưu ký, giám sát cho nhiều quỹ đầu tư chứng khoán. Các VPĐD của các công ty quản lý quỹ nước ngoài có nhiều quỹ đầu tư trên thị trường Việt Nam. đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm đối với các công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ và các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường chứng khoán. 7. Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm: Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên một số vấn đề: khả năng thanh toán của doanh nghiệp; việc trích lập dự phòng nghiệp vụ; tái bảo hiểm; chi trả quyền lợi bảo hiểm, Chi bồi thường bảo hiểm; quản lý công nợ; tách quỹ và phân chia thặng dư; hoạt động đầu tư; việc thực hiện quy tắc, điều khoản biểu phí bảo hiểm của DNBH; Hoạt động đại lý (công tác bán hàng qua đại lý cá nhân và đại lý tổ chức (ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các đại lý tổ chức khác)); hoạt động môi giới bảo hiểm;... 8. Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán: Tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán; doanh nghiệp kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm toán độc lập; đơn vị kế toán nhà nước và đơn vị kế toán khác; cơ sở đào tạo hoạt động cấp chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng. 9. Cục Quản lý Giá: - Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong việc đăng ký, kê khai giá, thực hiện giá bán theo giá kê khai và việc xây dựng giá bán theo quy định của pháp luật; các sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công, công ích do cấp có thẩm quyền quy định; rà soát tình hình thực hiện trích lập, chi sử dụng, quản lý Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp và rà soát đánh giá chi phí giá thành than tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh than. - Đối với doanh nghiệp thẩm định giá tập trung thanh tra, kiểm tra về việc tuân thủ các tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam trong thực hiện thẩm định giá tài sản; việc chấp hành quy định hiện hành về quản lý thẩm định viên về giá; việc tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của các thẩm định viên; đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá của doanh nghiệp thẩm định giá. 10. Cục Quản lý công sản: Kiểm tra việc cập nhật, chuẩn hóa thông tin về tài sản công trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công; việc triển khai các quy định của Chính phủ về quản lý, sử dụng và khai thác đối với một số loại tài sản kết cấu hạ tầng do nhà nước đầu tư, quản lý. 11. Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí: - Thanh tra tình hình thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế, phí trong hoạt động khai thác khoáng sản tại một số địa phương, doanh nghiệp. - Kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện khi tham gia Chương trình ưu đãi thuế của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Điều 8 Nghị định số 26/2023/NĐ-CP ngày 31/5/2023 của Chính phủ. - Kiểm tra tình hình thực hiện chính sách hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu tư tại một số cơ quan thuế địa phương. - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ưu đãi thuế đối với hoạt động chế biến nông sản, thủy sản tại một số địa phương có nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này. - Kiểm tra thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về phí, lệ phí. |
1. Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, theo phân công, ủy quyền của Thống đốc NHNN; việc thực hiện các quy định của pháp luật, quy định nội bộ liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra. 2. Việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định của pháp luật. 3. Hoạt động phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc NHNN, các đơn vị ngoài NHNN trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, được giao. |
1. Căn cứ vào đặc thù hoạt động của từng Tổ chức tín dụng (TCTD) được thanh tra và kết quả thực tế giám sát an toàn đối với các TCTD cũng như yêu cầu quản lý nhà nước trong từng thời kỳ để xác định rõ các cuộc thanh tra toàn diện/thanh tra chuyên đề/lĩnh vực thanh tra cụ thể cho từng đối tượng thanh tra. 2. Tập trung vào thanh tra những vấn đề dễ phát sinh rủi ro trong hoạt động của các TCTD, những vấn đề nổi cộm mà dư luận xã hội và các cơ quan quản lý quan tâm, như: (i) cấp tín dụng tập trung vào các khách hàng lớn tiềm ẩn rủi ro; (ii) cấp tín dụng đối với nhóm khách hàng (tập trung tín dụng có liên quan đến lĩnh vực bất động sản; liên quan đến cổ đông lớn, người có liên quan của cổ đông lớn của TCTD, cho vay chéo...); (iii) Thanh tra việc thực hiện Thông tư 01/2020/TT- NHNN ngày 13/3/20201 và các văn bản sửa đổi, bổ sung;... 3. Ngoài các vấn đề dễ phát sinh rủi ro trong hoạt động của các TCTD như đã nêu trên; căn cứ điều kiện, tình hình hoạt động cụ thể của từng TCTD, tình hình về nguồn nhân lực, thời gian thanh tra và yêu cầu quản lý nhà nước về công tác thanh tra, xem xét lựa chọn thêm một hoặc một số nội dung: - Đánh giá thực trạng tài chính, kết quả kinh doanh, lãi dự thu và phí phải thu, hoạt động huy động vốn. - Công tác quản trị, điều hành, quản lý rủi ro của các TCTD. - Công tác xử lý nợ xấu và thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu; việc thực hiện phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Việc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN ngày 20/5/2022. - Việc chấp hành các quy định của pháp luật về ngoại hối và phòng, chống rửa tiền; hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần của các TCTD; hoạt động ủy thác đầu tư và các tài sản có khác; hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đại lý bảo hiểm của các TCTD (phối hợp với Bộ Tài chính); hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và các hoạt động cung cấp dịch vụ liên quan trái phiếu doanh nghiệp; việc chấp hành các quy định về an toàn kho quỹ, công tác an ninh bảo vệ đối với trụ sở, địa điểm giao dịch... 4. Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán: Thanh tra việc tuân thủ các quy định pháp luật trong hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. |
1. Thanh tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhằm tăng cường kỷ cương hành chính, trong đó tập trung thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, công vụ của tổ chức, cá nhân; việc thực hiện văn hóa giao tiếp trong thi hành công vụ; thanh tra việc chấp hành quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng. 2. Thực hiện xác minh tài sản, thu nhập hàng năm đối với người có nghĩa vụ kê khai theo quy định của pháp luật phòng chống tham nhũng. |
1. Lĩnh vực lao động: - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động tại các đơn vị, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tập trung lĩnh vực điện, xây dựng và sản xuất tiêu dùng; các lĩnh vực sử dụng, bảo quản hóa chất; sử dụng nhiều máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; phát sinh bệnh nghề nghiệp, yếu tố gây nguy hiểm cho người lao động; sử dụng nhiều lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động, chất lượng sản phẩm hàng hóa nhóm 2, chứng nhận hợp quy. - Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền tại Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và việc chấp hành pháp luật lao động của một số doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện phương thức thanh tra theo vùng, phát phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật qua việc thực hiện phiếu tự kiểm tra. 2. Lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong đó tập trung thanh tra việc doanh nghiệp đáp ứng những điều kiện duy trì giấy phép; việc thực hiện các hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; việc thu tiền của người lao động, việc đóng góp quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước của doanh nghiệp. 3. Lĩnh vực người có công: thanh tra việc quản lý đối tượng và việc sử dụng nguồn kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công trong đó tập trung thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí ưu đãi người có công với cách mạng. 4. Lĩnh vực trẻ em: Thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền trẻ em và phòng chống xâm hại trẻ em tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền trẻ em và phòng, chống xâm hại trẻ em tại các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em 5. Lĩnh vực bảo hiểm xã hội: Phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan có liên quan thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp. 6. Lĩnh vực việc làm: Thanh tra chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về lĩnh vực việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam trong đó tập trung thanh tra tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh và việc chấp hành pháp luật tại một số đơn vị, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. 7. Lĩnh vực bảo trợ xã hội, tệ nạn xã hội: - Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về chính sách trợ giúp xã hội Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và cơ sở trợ giúp xã hội. - Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy. 8. Lĩnh vực giảm nghèo: Tập trung thanh tra việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. 9. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong đó nội dung thanh tra trọng tâm là tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ tốt nghiệp đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc khối ngành kỹ thuật, khối ngành sức khỏe; liên kết đào tạo; việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo cho người học tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp các ngành, nghề trình độ trung cấp; tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia. 10. Các lĩnh vực khác: Căn cứ yêu cầu quản lý nhà nước, vấn đề đang được dư luận quan tâm để lựa chọn xây dựng nội dung thanh tra. |
1. Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng đơn vị trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân; giải quyết khiếu nại, tố cáo. 2. Thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp dễ phát sinh các hành vi tham nhũng lãng phí như: đầu tư, mua sắm trang thiết bị và phần mềm CNTT. |
1. Doanh nghiệp bưu chính có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có hiện tượng bù chéo dịch vụ (các mô hình kinh doanh mới, cung ứng dịch vụ bưu chính có kết nối, liên kết với sàn thương mại điện tử, vi phạm quy định về giá cước, chất lượng, về bảo đảm an toàn thông tin của người sử dụng dịch vụ). 2. Hoạt động quản lý thông tin thuê bao di động bảo đảm thông tin thuê bao đầy đủ, chính xác, chính chủ sử dụng, tình trạng tổ chức/cá nhân đăng ký nhiều SIM tại các doanh nghiệp viễn thông không đúng quy định; đấu tranh, xử lý nghiêm các đối tượng phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác, lừa đảo; hoạt động sử dụng thiết bị vô tuyến điện có khả năng gây can nhiễu đến hệ thống thông tin công cộng. 3. Hoạt động thu thập, lưu trữ, khai thác, cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân của người dùng đối với các đơn vị có số lượng lớn người sử dụng như: ngân hàng, doanh nghiệp cung cấp nền tảng, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình chuỗi. 4. Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn, xử lý tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí; đấu tranh hiệu quả với biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí; đẩy mạnh kiểm tra hoạt động của Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú tại địa phương, công tác quản lý, cấp giấy giới thiệu cho phóng viên thường trú, cộng tác viên thuộc văn phòng đại diện, hoạt động tác nghiệp báo chí của phóng viên, cộng tác viên tại địa phương; đặc biệt là các đơn vị có nhiều dấu hiệu vi phạm pháp luật, gây bức xúc xã hội, mất ổn định nội bộ, không bảo đảm hoạt động báo chí theo quy định. 5. Hoạt động quảng cáo, cung cấp thông tin công cộng xuyên biên giới tại Việt Nam, hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình xuyên biên giới vào Việt Nam. 6. Hoạt động phát hành xuất bản phẩm và trách nhiệm của đối tác liên kết phát hành xuất bản phẩm trên môi trường mạng, trên các sàn thương mại điện tử. |
1. Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong quản lý tài chính và quản lý, sử dụng tài sản công; công tác quản lí, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cơ bản. 2. Thanh tra trách nhiệm thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. 3. Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. |
1. Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa; quyền tác giả, quyền liên quan; điện ảnh; quảng cáo; hoạt động thi người đẹp, người mẫu. 2. Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong công tác tổ chức giải thi đấu thể thao; kinh doanh hoạt động thể thao; hoạt động của các câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp; việc thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao. 3. Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch; việc thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch, cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. |
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tài chính, ngân sách; Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Công tác đào tạo tại một số đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2. Thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật về tiếp công dân, xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế; việc tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân qua đường dây nóng trong lĩnh vực y tế tại một số Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 3. Triển khai xác minh tài sản, thu nhập tại một số đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Y tế (Theo quy định tại Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và theo định hướng của Thanh tra Chính phủ). |
1. Thanh tra Bộ Y tế a) Lĩnh vực Y tế dự phòng: - Thanh tra về công tác kiểm dịch y tế biên giới và an toàn tiêm chủng. - Thanh tra về đảm bảo chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. - Thanh tra về quản lý hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn b) Lĩnh vực Khám, chữa bệnh, Bảo hiểm y tế và Dân số: - Thanh tra chuyên ngành về khám bệnh, chữa bệnh tại Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở khám, chữa bệnh công lập, tư nhân. - Thanh tra chuyên ngành bảo hiểm y tế tại Sở Y tế, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế công lập, tư nhân. c) Công tác thanh tra Dược, Mỹ phẩm và Trang thiết bị y tế - Thanh tra công tác quản lý nhà nước về tiếp nhận, thẩm định, cấp chứng chỉ hành nghề dược, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn thực hành tốt “phân phối thuốc” và “bán lẻ thuốc”, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; công tác quản lý chất lượng thuốc; quản lý thuốc đặc biệt tại một số Sở Y tế các tỉnh, thành phố. - Thanh tra việc thực hiện quy định của pháp luật về đăng ký, công bố, phân loại lưu hành; kinh doanh, quản lý chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế tại các cơ sở có liên quan đã được Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận, thẩm định, cấp phép hoạt động. - Thanh tra việc thực hiện quy chế chuyên môn dược và các quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc, kinh doanh dược liệu tại các cơ sở liên quan. - Thanh tra công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị y tế tại một số đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. - Thanh tra công tác quản lý nhà nước về cấp phép, quản lý chất lượng, quản lý giá thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền. - Thanh tra việc sử dụng thuốc, trang thiết bị y tế được cấp phép sử dụng trong hoạt động nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. 2. Cục Dân số: - Thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức; các quy định của pháp luật để đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên. - Thanh tra việc thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản đến năm 2030”. - Thanh tra việc thực hiện “Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030”. 3. Cục An toàn thực phẩm: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại 06 tỉnh, thành phố. |
Công tác tổ chức bộ máy, nhân sự; quản lý tài chính, tài sản; tổ chức tuyển sinh và quản lý đào tạo; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng chống tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra theo quy định của pháp luật. |
1. Thanh tra việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của địa phương. 2. Thanh tra kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 và việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông năm 2018; việc lựa chọn sách giáo khoa năm học 2023-2024. 3. Thanh tra việc tự chủ giáo dục đại học: Mở ngành; hoạt động tuyển sinh và đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục và trách nhiệm giải trình xã hội của các cơ sở giáo dục đại học. 4. Thanh tra một số vấn đề theo chỉ đạo của Trung ương, các cấp có thẩm quyền và yêu cầu công tác quản lý nhà nước về giáo dục. |
1. Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định; thực hiện kế hoạch công tác được Bộ trưởng giao. 2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí. |
1. Về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ KH&CN; tổ chức, cá nhân hoạt động đánh giá sự phù hợp thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. - Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đo lường trong hoạt động sản xuất, kiểm định, sử dụng phương tiện đo; hoạt động của các tổ chức được chỉ định kiểm định phương tiện đo thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 2. Về an toàn bức xạ, hạt nhân: Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân đối với các đơn vị sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong hoạt động khám chữa bệnh; trong đào tạo, nghiên cứu và các đơn vị làm dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử. 3. Về khoa học và công nghệ: - Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về KH&CN của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước. - Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về KH&CN của các tổ chức KH&CN. 4. Về sở hữu công nghiệp: Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp và về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. 5. Thanh tra chuyên đề diện rộng trên phạm vi toàn quốc trong lĩnh vực: quản lý nhà nước về KH&CN, đổi mới sáng tạo (một hoặc một số lĩnh vực: tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm hàng hóa; an toàn bức xạ và hạt nhân, sở hữu công nghiệp). |
1. Thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; công tác tổ chức cán bộ. 2. Thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ (nếu có). |
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập; việc sử dụng hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ; công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Tuyển dụng công chức, viên chức; việc tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. 2. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức. 3. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác bổ nhiệm công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. 4. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tổ chức bộ máy hành chính, sự nghiệp nhà nước. 5. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác Tín ngưỡng, tôn giáo. 6. Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thi đua, khen thưởng. |
1. Thanh tra toàn diện về công tác tổ chức cán bộ, việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với 02 đơn vị thuộc Bộ. 2. Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự địa phương. 3. Thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản: thanh tra công tác đấu thầu đối với các công trình chưa phê duyệt quyết hoàn thành; thanh tra việc quyết toán hoàn thành đối với các công trình đã phê duyệt quyết toàn hoàn thành. 4. Thanh tra công tác quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước của 02 đơn vị cấp Cục của Bộ Tư pháp. 5. Thanh tra công tác mua sắm tập trung của Tổng cục Thi hành án dân sự. 6. Thanh tra trách nhiệm thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số cơ quan thi hành án dân sự địa phương. |
1. Thanh tra lĩnh vực: lý lịch tư pháp, công chứng, luật sư, đấu giá tài sản, hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, trọng tài thương mại, quản tài viên. 2. Thanh tra chuyên đề: - Thanh tra chuyên đề về hoạt động công vụ đối với 01 đơn vị thuộc Bộ và 02 đơn vị thi hành án dân sự địa phương (căn cứ theo Công văn số 4786/VPCP-V.I ngày 28/6/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra công vụ). - Thanh tra, kiểm tra trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế với giá trị tài sản từ 500 triệu đồng trở lên (theo Kế hoạch số 102-KH/BCSĐ ngày 19/12/2019 của Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện các kết luận và chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo Kế hoạch số 129- KB/BCDTW ngày 04/9/2018): + Nội dung thanh tra: thanh tra, kiểm tra trình tự, thủ tục đấu giá tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế với giá trị tài sản từ 500 triệu trở lên; + Đối tượng: các tổ chức đấu giá trong việc đấu giá tài sản bảo đảm thi hành án là quyền sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác giám định, định giá tài sản, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong công tác giám định, định giá tài sản (theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ). |
1. Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; các quy trình nghiệp vụ trong ngành Ngoại giao theo quy định của pháp luật; việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động của đơn vị; công tác quản lý, điều hành, xây dựng đơn vị và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. 2. Thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Luật Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; công tác nội bộ và vai trò của Trưởng Cơ quan đại diện; công tác lãnh sự; công tác quản lý và sử dụng tài chính, tài sản; công tác về người Việt Nam ở nước ngoài; công tác phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí. |
Thanh tra việc thực hiện pháp luật trong công tác thỏa thuận quốc tế; công tác quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế; công tác lãnh sự; công tác tổ chức đoàn đi công tác nước ngoài, đón tiếp khách nước ngoài; công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam. |
Thanh tra công vụ tại một số vụ, đơn vị thuộc và trực thuộc Ủy ban Dân tộc. |
1. Thanh tra thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021-2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ tại các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, khu vực miền Trung Tây nguyên, khu vực miền Tây Nam bộ. 2. Thanh tra việc thực hiện chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 12/2018/QĐ- TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ tại một số tỉnh. |
1. Thanh tra chuyên đề diện rộng một số mặt của công tác của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 2. Thanh tra một số mặt công tác của các cục trực thuộc Bộ Công an, các học viện, trường trong Công an nhân dân. 3. Thanh tra công tác tiếp nhận, giải quyết đơn tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân. 4. Thanh tra một số mặt công tác của Trại giam thuộc Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. 5. Thanh tra công tác đầu tư xây dựng cơ bản trong Công an nhân dân. |
1. Thanh tra chuyên đề diện rộng việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và an ninh trật tự; quản lý, sử dụng con dấu; quản lý cư trú; quản lý căn cước công dân, Cơ sở dữ liệu quốc về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước công dân. 2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam. 3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; phòng, chống mua bán người. 4. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố; bảo vệ các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vụ trang canh gác bảo vệ. |
|
|
1. Thanh tra thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng tập trung vào: Công tác sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, vùng biển, biên giới, nội địa, các địa bàn trọng điểm và không gian mạng; công tác huấn luyện, xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật; công tác giáo dục chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật; công tác xây dựng lực lượng; công tác bảo đảm hậu cần, kỹ thuật, tài chính. 2. Thanh tra công tác quản lý đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất quốc phòng, công trình quốc phòng; quản lý tài chính, ngân sách, mua sắm tài sản công; quản lý sử dụng vốn, tài sản, sắp xếp, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp; việc tổ chức thực hiện các dự án đầu tư mua sắm vũ khí, trang bị kỹ thuật. 3. Thanh tra các khoản nợ phải thu, phải trả của các doanh nghiệp trong toàn quân; tập trung vào các đơn vị, doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật của Nhà nước và quy định của Bộ Quốc phòng hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm, các doanh nghiệp đang có kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả thấp. 4. Thanh tra trách nhiệm của người chỉ huy trong việc chấp hành các quy định của pháp luật Nhà nước về công tác thanh tra; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. |
1. Thanh tra việc ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn về quốc phòng theo thẩm quyền; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động quốc phòng theo quy định. 2. Thanh tra việc xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về quốc phòng; việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về công tác quốc phòng của các Bộ, ngành trung ương, địa phương theo quy định của pháp luật. 3. Thanh tra về công tác kiểm tra, thanh tra xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý liên quan đến quốc phòng theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo, giao ban, sơ tổng kết, thi đua khen thưởng về công tác quốc phòng. |
1 Quy định về việc TCTD cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid- 19.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây