584937

Công văn 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2023 về tổng hợp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

584937
LawNet .vn

Công văn 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ năm 2023 về tổng hợp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Số hiệu: 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư Người ký: Trần Quốc Phương
Ngày ban hành: 26/10/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Người ký: Trần Quốc Phương
Ngày ban hành: 26/10/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8890/BKHĐT-CQTTHĐTĐ
V/v tổng hợp ý kiến thẩm định đối với hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023

 

Kính gửi:

Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hội đồng thẩm định).

Thực hiện nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao tại Quyết định số 358/QĐ-BKHĐT ngày 21/3/2023; căn cứ quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động của Hội đồng thẩm định ban hành kèm theo Quyết định 359/QĐ-HĐTĐ ngày 21/3/2023; theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn tại Tờ trình số 66/TTr-SKHĐT ngày 08/7/2023 về việc thẩm định Quy hoạch Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn) và kết quả đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn (Báo cáo ĐMC), cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định - Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Hội đồng thẩm định về tổng hợp ý kiến thẩm định của các thành viên, ủy viên phản biện Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn như sau:

I. TIẾP NHẬN HỒ SƠ TRÌNH THẨM ĐỊNH

1. Ngày 11/7/2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận được hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, gồm:

- Tờ trình số 66/TTr-SKHĐT ngày 08 tháng 7 năm 2023 của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn về việc thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn;

- Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn;

- Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn (báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt);

- Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân về quy hoạch; bản sao ý kiến góp ý của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương liên quan;

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về quy hoạch;

- Báo cáo ĐMC;

- Văn bản số 2605/BTNMT-MT ngày 17/4/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường tham gia ý kiến về nội dung Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu về quy hoạch;

- Văn bản số 866/UBND-KT ngày 07/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc chấp thuận trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2030.

2. Hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn nêu tại mục 1 đảm bảo đầy đủ theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạchđiểm a khoản 4 Điều 32 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch.

II. XIN Ý KIẾN THẨM ĐỊNH ĐỐI VỚI QUY HOẠCH

Thực hiện Kế hoạch thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn được Bộ trưởng - Chủ tịch Hội đồng thẩm định ban hành tại văn bản số 5677/KH-HĐTĐ ngày 18/7/2023, Hội đồng thẩm định đã gửi công văn số 5823/CV-HĐTĐ ngày 24/7/2023 kèm hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ có đại diện là thành viên Hội đồng thẩm định tham gia ý kiến; công văn số 5824/CV-HĐTĐ và số 5825/CV-HĐTĐ ngày 24/7/2023 kèm hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn gửi đến các ủy viên phản biện để cho ý kiến thẩm định theo quy định. Tính đến nay, Hội đồng thẩm định đã nhận được ý kiến tham gia của 20/20 Bộ, cơ quan ngang Bộ và 10/10 ý kiến tham gia của các ủy viên phản biện đối với hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn.

III. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH ĐỐI VỚI QUY HOẠCH

Căn cứ quy định tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP ngày 12/8/2023 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2019/NĐ-CP, cơ quan thường trực Hội đồng tổng hợp ý kiến thẩm định của các thành viên, ủy viên phản biện Hội đồng thẩm định đối với hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn như sau:

1. Sự phù hợp của quy hoạch với Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Giao thông vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài chính; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban dân tộc và các chuyên gia Hà Văn Định, Nguyễn Anh Tuấn, Trương Văn Quảng

1.1. Sự phù hợp về tên, thời kỳ, phạm vi ranh giới quy hoạch

Nội dung, hồ sơ trình thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn cơ bản phù hợp với Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 748/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 748/QĐ-TTg). Đề nghị cơ quan lập quy hoạch tiếp tục rà soát đảm bảo sự thống nhất về diện tích tự nhiên, phạm vi ranh giới, đảm bảo các nội dung của báo cáo được kết nối với nhau đầy đủ, chặt chẽ, logic, khoa học.

1.2. Về quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu và phương pháp lập quy hoạch

Các Bộ: Khoa học và công nghệ; Kế hoạch và Đầu tư

- Đề nghị rà soát, đảm bảo quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc lập quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thống nhất với các quan điểm, nguyên tắc đã được nêu tại Điều 1 Quyết định số 748/QĐ-TTg.

- Đề nghị cơ quan lập quy hoạch nghiên cứu, rà soát lại các phương pháp áp dụng trong quá trình lập quy hoạch phù hợp với các nội dung phân tích của báo cáo; cách tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch cần trình bày cụ thể hơn, đảm bảo độ tin cậy và sự phù hợp với nội dung quy hoạch.

1.3. Về thành phần, số lượng, tiêu chuẩn và quy cách hồ sơ quy hoạch

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Giao thông vận tải; Khoa học và công nghệ; Thương binh và Xã hội; Ngoại giao; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban dân tộc và chuyên gia Hà Văn Định; Hoàng Minh Nguyệt; Lã Ngọc Khuê; Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn

Đề nghị rà soát, bổ sung và hoàn thiện đầy đủ các thành phần hồ sơ thẩm định Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Quy hoạch trước khi tổ chức thẩm định.

1.4. Việc tuân thủ quy trình lập quy hoạch

Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Giao thông vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư và chuyên gia Hà Văn Định

Cơ quan lập quy hoạch đã báo cáo về quá trình triển khai lập Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, nội dung còn sơ sài, chưa thể hiện được đầy đủ quy trình theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn còn có sự sai khác về số liệu các ngành, lĩnh vực, còn lẫn lộn giữa hiện trạng và quy hoạch, nội dung một số phần mục chưa thống nhất. Do vậy, đề nghị bổ sung vào phần Mở đầu của Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn một số nội dung thể hiện quá trình triển khai lập quy hoạch theo quy định thể hiện việc triển khai, phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc đề xuất nội dung đưa vào quy hoạch; việc xem xét, xử lý các vấn đề liên ngành, liên huyện.

Đối tượng lấy ý kiến quy hoạch tỉnh được thực hiện theo quy định tại Điều 32 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP và Cơ quan lập quy hoạch đã có báo cáo việc tiếp thu, giải trình ý kiến trong quá trình hoàn thiện quy hoạch.

1.5. Việc tích hợp các nội dung quy hoạch

Các Bộ: Giao thông vận tải; Lao động, Thương binh và Xã hội; Kế hoạch và Đầu tư và chuyên gia Hà Văn Định

Đã thực hiện việc phân công và tích hợp các nội dung theo yêu cầu tại Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về ban hành danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Tuy nhiên, đề nghị cơ quan lập quy hoạch tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành đang tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc (TDMNPB) để cập nhật nội dung các quy hoạch, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống quy hoạch; đồng thời, tiếp tục rà soát các nội dung tích hợp, xử lý các vấn đề liên ngành để đảm bảo có sự thống nhất giữa quan điểm, mục tiêu, phương án phát triển, bố trí không gian phát triển, số liệu và giải pháp thực hiện quy hoạch với nội dung quy hoạch tỉnh.

2. Nhận xét, đánh giá thẩm định về nội dung quy hoạch tỉnh

2.1. Cấu trúc báo cáo quy hoạch

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Công Thương; Khoa học và công nghệ; Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban dân tộc và các chuyên gia Hà Văn Định, Hoàng Minh Nguyệt, Nguyễn Ngọc Sơn

- Đề nghị rà soát, sắp xếp lại các phần mục của báo cáo, bổ sung một số nội dung của Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn theo trình tự đã được quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch và bổ sung chi tiết, hoàn thiện các nội dung của quy hoạch theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CPkhoản 10 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP[1].

- Chỉnh sửa các lỗi kỹ thuật: (i) Rà soát số liệu đảm bảo tính thống nhất giữa các phần (có khá nhiều nội dung không khớp nhau, đặc biệt là các số liệu thống kê các ngành, lĩnh vực [2]) và nội dung một số phân tích và bảng biểu, hình vẽ cho phù hợp; (ii) Rà soát trình bày tách bạch nội dung hiện trạng và nội dung quy hoạch; thống nhất giữa đề mục và thuyết minh; (iii) Rà soát lại diễn đạt của một số nội dung và tính toán một số chỉ tiêu; (iv) Điều chỉnh cách viết một số nội dung để chuẩn hóa sang tiếng Việt.

2.2. Căn cứ lập quy hoạch

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Công Thương; Giao thông vận tải; Khoa học và công nghệ; Ngoại giao; Nội vụ; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban dân tộc và chuyên gia Hà Văn Định, Hoàng Minh Nguyệt, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn

Đề nghị sắp xếp lại cấu trúc “căn cứ lập quy hoạch” phù hợp Điều 20 Luật Quy hoạch; đồng thời loại bỏ các văn bản hết hiệu lực, trùng lặp và bổ sung các Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị; các Luật, Nghị quyết của Quốc hội; các Nghị quyết của Chính phủ; một số quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt; một số quy hoạch thời kỳ trước còn hiệu lực (hiện còn thiếu) có liên quan đến tỉnh vào căn cứ lập quy hoạch. Trên cơ sở đó cần nghiên cứu, đưa vào nội dung định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực tương ứng, phù hợp với đặc thù, tính chất và điều kiện của tỉnh vào trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn.

2.3. Nội dung phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện đặc thù phát triển của tỉnh

Các Bộ: Giao thông vận tải; Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Nguyễn Ngọc Sơn, Trương Văn Quảng

a) Về phân tích, đánh giá dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương

- Bổ sung đánh giá chi tiết tiềm năng, lợi thế mức độ khai thác và những vấn đề đặt ra trong quy hoạch và khả năng khai thác, phát triển, đặc biệt là tài nguyên khoáng sản như kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý,....

- Về tài nguyên khoáng sản, bổ sung đánh giá kỹ tiềm năng, trữ lượng và lợi thế cũng như vấn đề đặt ra trong khai thác những tài nguyên khoáng sản.

- Bổ sung đánh giá về tài nguyên du lịch để đánh giá kỹ về tiềm năng, lợi thế những đặc điểm khác biệt của tỉnh Lạng Sơn với nhiều danh lam, thắng cảnh kết hợp với những đặc trưng văn hóa riêng có, khác biệt cũng những những loại vật phẩm truyền thống đặc sắc để tạo nên tiềm năng thu hút, phát triển du lịch của Lạng Sơn.

- Rà soát, bổ sung đầy đủ công tác dự báo nhu cầu vận tải về số liệu đầu vào (kết quả thu thập, khảo sát giao thông; định hướng phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô dân số), định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, đô thị và các khu chức năng và bổ sung chi tiết kết quả dự báo đối với từng tuyến đường, công trình làm cơ sở xác định quy mô quy hoạch, tiến trình đầu tư và danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong kỳ quy hoạch.

- Bổ sung đánh giá làm rõ ảnh hưởng của các yếu tố, điều kiện xã hội, văn hóa, mang tính đặc thù lên phát triển quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tích cực, cũng như những yếu tố cản trở quá trình phát triển.

b) Về vị thế, vai trò của tỉnh đối với vùng, quốc gia

- Làm rõ vị trí quan trọng trong kết nối các tỉnh của tiểu vùng Đông Bắc và là cửa ngõ quan trọng của vùng TDMNPB trong kết nối với Quảng Tây (Trung Quốc); là điểm trung chuyển, kết nối quan trọng của các địa phương trong vùng, có vai trò quan trọng trong kết nối các tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc, nhất là Cao Bằng, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên…Đặc biệt khả năng kết nối Lạng Sơn với Quảng Ninh hướng ra biển (cảng Mũi Chùa, Quảng Ninh)...Đây là cơ hội để các tỉnh vùng Đông Bắc tiếp cận với cảng biển nhanh chóng và thuận tiện...

c) Về các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh

- Đề nghị rà soát, bổ sung phân tích cụ thể các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch; bổ sung nội dung phân tích xu hướng chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh hiện nay theo Nghị quyết số 81/2023/QH15; tích cực thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

2.4. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn

Các Bộ: Công an; Công Thương; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và công nghệ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giao thông vận tải; Thông tin và Truyền thông; Y tế; Kế hoạch và Đầu tư và chuyên gia Hà Văn Định, Lã Ngọc Khuê, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn, Trương Văn Quảng

a) Về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh: Đề nghị rà soát, chỉnh sửa, bổ sung: (i) Tính chính xác của số liệu tăng trưởng GDP cả nước đảm bảo đồng bộ, thống nhất về số liệu đầu kỳ tính đến 31/12/2020; (ii) Phân tích sâu về chất lượng tăng trưởng thông qua đánh giá chỉ số nhân tố tổng hợp (TFP) và đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Lạng Sơn; (iii) Bổ sung phân tích đóng góp của tất cả các ngành vào tăng trưởng; (iv) Phân tích những mặt được, những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch của từng ngành, lĩnh vực trong giai đoạn 2011-2020.

- Về công nghiệp

+ Bổ sung, đánh giá cụ thể về giá trị tăng thêm về số lượng lao động, cơ sở sản xuất công nghiệp, năng suất lao động, trình độ khoa học công nghệ, .... trong các phân ngành công nghiệp chủ chốt của tỉnh như sản xuất sản phẩm điện tử và thiết bị cơ khí; chế tạo, lắp ráp và sản xuất kim loại; chế biến thực phẩm...

+ Làm rõ về mức độ tập trung và tích tụ công nghiệp của ngành này và khả năng phát triển các cụm ngành (cluster) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. (Nên sử dụng phương pháp thương số vị trí).

+ Bổ sung, đánh giá cụ thể về giá trị tăng thêm: số lượng lao động, cơ sở sản xuất công nghiệp, năng suất lao động, trình độ khoa học công nghệ,... trong các phân ngành công nghiệp chủ chốt của tỉnh nhất là các ngành quan trọng, có đóng góp lớn và sự phát triển của công nghiệp tỉnh như chế biến nông lâm sản, sản xuất thực phẩm, chế biến gỗ,...

+ Thống nhất thời điểm đánh giá hiện trạng (năm 2020), hiện trạng các ngành và lĩnh vực. Thống nhất số liệu liên quan đến khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN); làm rõ các KCN, CCN đã triển khai trên địa bàn tỉnh[3]; bổ sung nội dung đánh giá về hiệu quả hoạt động của các KCN, CCN mới cập nhật thông tin đến hết năm 2020 làm cơ sở tính toán phương án phát triển và khả năng lấp đầy các KCN, CCN trong giai đoạn 2021-2030 để đề xuất số lượng, quy mô các KCN, CCN dự kiến trong quy hoạch, đảm bảo tính khả thi, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất.

Về hạ tầng các KCN, CCN: Làm rõ sự phù hợp trong việc lựa chọn vị trí các KCN, CCN, thể hiện ở các nội dung, như: (i) Khả năng kết nối với hệ thống giao thông và logistics; (ii) Khả năng kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác (điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc...); (iii) Đánh giá kỹ hơn về khả năng liên kết (kinh tế tuần hoàn) giữa các doanh nghiệp trong các KCN, CCN đang vận hành..(iv) Đánh giá phát triển đồng bộ hệ sinh thái công nghiệp, bao gồm cả hệ thống an sinh cho lao động công nghiệp tập trung; (v) Tính liên kết sản xuất trong các KCN và giữa các KCN và tính đặc thù của các sản phẩm có gắn với đặc thù và lợi thế của tỉnh Lạng Sơn.

- Về nông, lâm nghiệp và thủy sản

+ Sắp xếp, kết cấu lại sản phẩm của từng lĩnh vực theo nhóm: (a) Nhóm sản phẩm chủ lực Quốc gia; (b) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; (c) Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương để đảm bảo phù hợp với việc phân nhóm sản phẩm theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022.

+ Sắp xếp, kết cấu lại sản phẩm của từng lĩnh vực theo nhóm: (a) Nhóm sản phẩm chủ lực Quốc gia; (b) Nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; (c) Nhóm sản phẩm đặc sản địa phương để đảm bảo phù hợp với việc phân nhóm sản phẩm theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022.

+ Về hiện trạng lâm nghiệp, bổ sung vai trò quan trọng trong phát triển bền vững, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, đặc biệt là việc hấp thụ khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã ký cam kết COP26 đưa cắt giảm khí thải. Bổ sung thực trạng công tác chi trả môi trường rừng và thực trạng phát triển nông lâm trường.

+ Về hiện trạng nuôi trồng thủy sản, bổ sung đánh giá về tiềm năng phát triển các loại cá nước lạnh (cá lăng, cá hồi, cá tầm). Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng, tiềm năng, hướng phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng và du lịch hậu cần phục vụ nuôi trồng và chế biến thủy sản (đặc biệt là nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa).

+ Bổ sung thêm hiện trạng về phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hiện trạng tổ chức sản xuất và liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; kết quả thực hiện Chương trình OCOP; kết quả thực hiện Chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, chăn nuôi;.... Bổ sung đánh giá thực trạng chế biến, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu nông sản, đặc biệt là thực trạng xuất khẩu nông sản gắn với các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh.

- Về thương mại, du lịch, dịch vụ

+ Bổ sung đánh giá tình hình thực hiện Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 07/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 1374/QĐ- UBND). Phân tích nguyên nhân không đạt chỉ tiêu đề ra đối với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2011 -2015. Xem xét lại nguyên nhân ảnh hưởng ảnh hưởng dịch bệnh Covid 2019 không phù hợp trong giai đoạn này.

+ Bổ sung phân tích rõ hiện trạng kho xăng dầu, khí đốt cụ thể về quy mô, sức chứa và khả năng mở rộng.

+ Bổ sung đánh giá về đầu tư du lịch và số liệu cụ thể về các dự án đầu tư du lịch; công tác quản lý nhà nước về du lịch, tác động của đại dịch COVID -19 đến hoạt động du lịch trong giai đoạn 2020-2022.

+ Đánh giá rõ hơn việc triển khai dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn đã được triển khai thực hiện như thế nào sau khi chủ trương đầu tư được phê duyệt tại Quyết định số 928/QĐ- UBND ngày 18/5/2018 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Quần thể khu du lịch sinh thái, cáp treo Mẫu Sơn và chỉ ra nguyên nhân.

- Về dân số và lao động: Đánh giá kết quả thực hiện bố trí, ổn định dân cư theo Thông tư số 03/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện Quyết định số 1776/QĐ-TTg, ngày 21/11/2012, của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020”, những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

- Về giáo dục và đào tạo (GDĐT)

+ Đối với thực trạng giáo dục mầm non, bổ sung thông tin, đánh giá về giáo viên mầm non đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục, xã hội hóa giáo dục mầm non; bổ sung đánh giá khó khăn vướng mắc trong việc đảm bảo quyền của trẻ em được tiếp cận giáo dục, đặc biệt tại các khu đô thị mới, địa bàn phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

+ Đối với thực trạng giáo dục phổ thông, bổ sung thông tin, đánh giá thực trạng về công tác phân luồng, hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp học sinh, xã hội hóa giáo dục; bổ sung số liệu, minh chứng về việc đáp ứng đủ số phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, thiết bị dạy học,...

+ Đối với thực trạng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, bổ sung thông tin, số liệu kết quả thực hiện chính sách, phát triển (đào tạo, bồi dưỡng) đối với đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và nhân viên ngành giáo dục; bổ sung số liệu về giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo của từng cấp học theo quy định của Luật Giáo dục; số lượng giáo viên thừa/thiếu so với định mức quy định hiện nay đặc biệt là số lượng giáo viên dạy các môn học năng khiếu, đặc thù theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (giáo viên dạy Tin học, Tiếng Anh cấp Tiểu học, giáo viên dạy Nghệ thuật cấp Trung học cơ sở, giáo viên dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật cấp Trung học phổ thông,...).

+ Đối với thực trạng giáo dục thường xuyên, bổ sung thực trạng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm ngoại ngữ - tin học; bổ sung đánh giá công tác xây dựng xã hội học tập theo Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030” của Chính phủ.

+ Đối với thực trạng giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm, bổ sung thông tin, đánh giá về thực trạng số người học đại học trong độ tuổi (18-24 tuổi), số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông, số học liên thông, tỷ lệ di chuyển vùng của sinh viên đại học người Lạng Sơn, số sinh viên đại học người Lạng Sơn đã tốt nghiệp và trở về Lạng Sơn làm việc,... để làm cơ sở xác định nhu cầu, định hướng của tỉnh đối với phát triển hệ thống giáo dục đại học trên địa bàn tỉnh trong tương lai.

+ Bổ sung đánh giá kết quả đạt được so với mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo theo quy hoạch, kế hoạch mà tỉnh đã đề ra trong giai đoạn 2011-2020, có so sánh với cả nước và các tỉnh trong vùng TDMNPB để thấy được vị trí của GDĐT của tỉnh hiện nay cũng như để xác định rõ hơn mức đạt được so với điều kiện, tiềm năng của tỉnh; bổ sung nguyên nhân hạn chế đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo từng vấn đề làm cơ sở cho việc đề xuất mục tiêu, phương án, giải pháp phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Về y tế: Bổ sung một số chỉ tiêu y tế cơ bản để có cơ sở theo dõi, phân tích, đánh giá, làm định hướng phát triển cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Rà soát, thống nhất số liệu và nhận định trong Báo cáo quy hoạch tỉnh.

- Về văn hóa, xã hội: Bổ sung về công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; các chủ trương, chính sách liên quan đến công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; các đề án về bảo tồn, khôi phục, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; công tác sưu tầm nghiên cứu văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số; kế hoạch tổng thể để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Bổ sung nội dung liên quan đến điện ảnh, Quảng cáo và đánh giá sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh.

- Về khoa học và công nghệ (KHCN)

Đề nghị bổ sung số liệu về chi cho KHCN so với tổng chi ngân sách của tỉnh thời kỳ 2011-2020, từ đó đánh giá về mức độ đáp ứng so với yêu cầu thực tế cũng như có căn cứ để đề ra định hướng cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Về phát triển thể dục thể thao

Đề nghị bổ sung các số liệu cụ thể (lấy trong Báo cáo nội dung đề xuất tích hợp ngành thể dục thể thao) Về thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao, tỷ lệ người tập thể thao thường xuyên...để minh chứng rõ hơn thực trạng phát triển của lĩnh vực này.

- Về hiện trạng ngành thông tin và truyền thông

Đề nghị xem xét bổ sung phân tích hiện trạng ngành thông tin và truyền thông và bổ sung nội dung về chuyển đổi số, kinh tế số trong mục này để làm cơ sở đề xuất mục tiêu về kinh tế số giai đoạn 2021-2030. Bổ sung đánh giá việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia quan trọng như: CSDL dân cư, CSDL đăng ký kinh doanh, CSDL Bảo hiểm, CSDL Tài chính...;, tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc cấp Thành phố/quận (huyện)/phường(xã) được xử lý trên mạng... Bổ sung việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2010-2020 (vốn đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN), vốn đầu tư ngoài NSNN) lĩnh vực thông tin và truyền thông.

- Về quốc phòng, an ninh

Đề nghị rà soát nội dung về quan điểm xây dựng lực lượng Công an nhân dân theo đúng Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 16/3/2022 của Bộ chính trị.

- Về hệ thống doanh nghiệp

Đề nghị phân tích, so sánh bổ sung quy mô doanh nghiệp theo vốn, theo lao động, theo lĩnh vực (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ....) để thấy rõ bức tranh về hiện trạng doanh nghiệp của tỉnh. Bên cạnh đó, cần chỉ ra những khó khăn, rào cản mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình sản xuất kinh doanh

b) Đánh giá tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất, tính hợp lý và hiệu quả sử dụng đất

- Về hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng: (i) Bổ sung đánh giá hiện trạng diện tích đất rừng đặc dụng gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên; hiện trạng diện tích khu, cụm công nghiệp đã hoạt động trên địa bàn tỉnh; các khu chức năng sử dụng đất theo điểm c khoản 7 Điều 28 Nghị định số 37/NĐ-CP.

- Bổ sung xu hướng biến động, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sử dụng đất với tốc độ phát triển các hoạt động sử dụng các loại đất làm căn cứ dự báo nhu cầu sử dụng đất theo mức độ phát triển của các hoạt động kinh tế trong tương lai.

- Phối hợp với Bộ Công an và Công an tỉnh Lạng Sơn rà soát, thống nhất số liệu về hiện trạng đất an ninh. Theo số liệu của Bộ Công an, tổng diện tích đất an ninh do Bộ Công an đang quản lý, sử dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 55,36 ha.

- Về đánh giá thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước

+ Cần bổ sung đánh giá cho giai đoạn 2010-2015 cụ thể đánh giá thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 09/01/2013 của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2025). Bổ sung hệ thống bảng có thể hiện các chỉ tiêu sử dụng đất, số liệu hiện trạng, biến động sử dụng đất và ghi chú nguồn số liệu tham khảo.

+ Bổ sung nguyên nhân tình trạng số công trình cấp tỉnh quy hoạch treo còn cáo (tổng số dự án được phê duyệt theo quy hoạch 420 dự án, đã và đang thực hiện 250 dự án đạt 59%).

+ Rà soát cơ sở pháp lý của việc rà soát 03 loại rừng, theo báo cáo giải thích nguyên nhân diện tích đất rừng phòng hộ thấp hơn so với quy hoạch được duyệt (theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có 122.661 ha, kết quả thực hiện là 99.151 ha, thấp hơn 23.510 ha so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt) là do thực hiện rà soát 3 loại rừng, trong đó một số khu vực rừng phòng hộ xung yếu được chuyển sang trồng rừng sản xuất như ở huyện Bình Gia, Văn Lãng. Một phần do diện tích đất rừng sản xuất theo quy hoạch chuyển sang đất rừng phòng hộ, đất trồng cây hàng năm, lâu năm chuyển sang rừng phòng hộ cũng chưa thực hiện được.

+ Rà soát, phân tích lại nguyên nhân đất rừng đặc dụng thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt, theo báo cáo là do chưa chuyển đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang đất rừng đặc dụng theo phương án quy hoạch, còn lại do thực hiện rà soát 03 loại rừng là chưa phù hợp. Theo quyết định 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch đất rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 13.220 ha gồm có 3 Khu DTTN Hữu Liên 8.250 ha, Khu BTL-SC Bắc Sơn 1.088 ha, Khu BTL-SC Mẫu Sơn 3.882 ha.

+ Rà soát, phân tích nguyên nhân giảm diện tích đất KCN (theo quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 có 762 ha, kết quả thực hiện là 31 ha, đạt 4% chỉ tiêu quy hoạch được duyệt).

+ Bổ sung đánh giá về kết quả thực hiện, tồn tại và bài học kinh nghiệm rút ra trong việc thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất kỳ trước để làm cơ sở cho việc xác định các chỉ tiêu sử dụng đất thời kỳ 2021-2030. Cần đánh giá kỹ hơn để làm rõ nguyên nhân nhiều chỉ tiêu thực hiện ở tỷ lệ rất thấp.

+ Đánh giá kết quả thực hiện cần nêu rõ tên một số dự án trọng điểm/quy mô lớn đã thực hiện trong kỳ quy hoạch đối với từng loại đất. Đối với đánh giá kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất các KCN, CCN cần nêu rõ tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp, nêu những tên các KCN, CCN chưa thực hiện, chưa được lấp đầy là cơ sở xây dựng định hướng sử dụng đất cho giai đoạn tiếp theo.

+ Bổ sung đánh giá về hiệu quả sử dụng đất cả về kinh tế, xã hội trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

- Về đánh giá tiềm năng đất đai

+ Bổ sung các căn cứ, tài liệu, cơ sở khoa học cho việc đánh giá tiềm năng đất đai; nghiên cứu, tham khảo các Thông tư số 35/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014, Thông tư số 60/TT-BTNMT ngày 15/12/2015,.... Bổ sung bảng tiêu chí phân cấp tiềm năng cao, tiềm năng trung bình, tiềm năng thấp đối với từng loại đất và bảng biểu thể hiện tiềm năng quy mô các loại đất theo các mức tiềm năng.

+ Nghiên cứu, xem xét đánh giá tiềm năng đất đai theo 02 nhóm chính: (i) Tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản); (ii) Tiềm năng đất đai cho các mục đích phi nông nghiệp (Công nghiệp, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, phát triển du lịch,...).

+ Bổ sung làm rõ cơ sở, phương pháp thực hiện đánh giá tiềm năng đất đai nhằm phân vùng, khoanh vùng sử dụng đất, bố trí sử dụng đất khoa học, tiết kiệm và hiệu quả.

c) Thực trạng phát triển đô thị, nông thôn và các khu chức năng

- Đề nghị bổ sung nội dung về thực trạng các khu chức năng như khu thể dục thể thao, khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích được quy định tại điểm d Điều 27 Luật Quy hoạch.

- Bổ sung phân tích, đánh giá: (i) Chức năng đô thị, hiện trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của từng đô thị trong tỉnh; (ii) Tính liên kết đô thị với nông thôn của tỉnh trong xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, điểm dân cư nông thôn và thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh; (iii) Sự phù hợp về phân bổ không gian của hệ thống đô thị và nông thôn; (iv) Kết quả phân loại đô thị theo Quyết định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các chương trình phát triển đô thị đã được UBND tỉnh phê duyệt.

- Cấu trúc lại nội dung thực trạng phát triển các khu chức năng đảm bảo tương thích theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 27 Luật Quy hoạch. Đề nghị bổ sung các thông tin chung về các KCN, CCN như: Tên, vị trí, quyết định phê duyệt, diện tích được phê duyệt, diện tích đất công nghiệp, diện tích đã triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, diện tích đất đã giao cho nhà đầu tư, diện tích chưa triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng, ngành nghề hoạt động, tỷ lệ lấp đầy. Đề nghị đánh giá về khả năng đáp ứng các công trình hạ tầng và xã hội; đánh giá việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với các KCN, CCN; chuẩn hóa số lượng, diện tích KCN, CCN giữa các phần mục trong Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn.

d) Về hiện trạng hệ thống kết cấu hạ tầng

- Về hạ tầng giao thông:

+ Bổ sung số liệu về vận tải (cơ cấu, thị phần vận tải các phương thức vận tải), số liệu về chi phí đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông trong giai đoạn vừa qua, các kết quả đạt được so mục tiêu đặt ra trong quy hoạch đã được phê duyệt trong giai đoạn trước (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng cạn), từ đó xác định các điểm nghẽn, nút thắt về kết cấu hạ tầng giao thông làm cơ sở hoạch định, định hướng phát triển, ưu tiên đầu tư trong giai đoạn tiếp theo.

+ Bổ sung đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch thời kỳ trước, xác định rõ khó khăn, vướng mắc trong huy động, bố trí đầu tư hạ tầng giao thông.

+ Rà soát, nghiên cứu cập nhật, đánh giá lại nội dung về kết cấu hạ tầng khu ga Đồng Đăng, để phù hợp với Quyết định số 1011/QĐ-BGTVT ngày 27/7/2022 của Bộ GTVT về việc phê duyệt Dự án cải tạo các ga trên các tuyến đường sắt phía Bắc; trong đó quy mô đầu tư ga Đồng Đăng như sau: Xây mới nhà điều hành, xây dựng mới nhà kho, xây dựng mới 01 bãi hàng và cải tạo 01 bãi hàng hiện hữu, Xây dựng hàng rào, nhà bảo vệ, cổng, nhà để xe, sân, hệ thống PCCC, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng... đồng bộ với ga.

+ Thống nhất chiều dài đường sắt quốc gia qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn là 124,402km, trong đó tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn là 93,099km (Km73+800 - Km166+899,5); tuyến nhánh Mai Pha - Na Dương là 31,303km (Km0 - Km31+303).

- Về hạ tầng mạng lưới cấp điện và năng lượng

+ Phân tích làm rõ tình hình hình vận hành lưới điện 220kV (bao gồm TBA và đường dây 220kV). Bổ sung số liệu vận hành trạm 110kV Cao Lộc vào bảng 36; đồng thời đánh giá tình hình vận hành của các TBA 110kV Đồng Mỏ, Lạng Sơn theo các cấp điện áp trung thế.

- Rà soát, làm rõ lưới điện phân phối của tỉnh Lạng Sơn còn tồn tại 3 hay 4 cấp điện áp. Bổ sung tình hình cấp điện nông thôn: số xã có điện, có điện lưới, số hộ có điện và số hộ có điện lưới.

+ Bám sát các nội dung đã được phê duyệt tại Quyết định số 1210/QĐ- BCT ngày 29/3/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2025. Bổ sung số liệu tình hình thực hiện năm 2020 để so sánh với chỉ tiêu đặt ra. Đồng thời, đánh giá cụ thể tình hình thực hiện từng công trình lưới điện 110kV trở lên; khả năng thực hiện điện gió Mẫu Sơn và nguyên nhân chậm tiến độ.

- Về hạ tầng thương mại, du lịch:

+ Bổ sung đánh giá hiện trạng hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh, làm rõ về mức độ đáp ứng của hạ tầng thương mại đối với phát triển kinh tế xã hội và hoạt động thương mại, du lịch của tỉnh. Chỉnh sửa tiêu đề “Hạ tầng thương mại” thành “Hạ tầng thương mại, dịch vụ, du lịch”.

+ Rà soát hệ thống hạ tầng thương mại trên địa bàn tỉnh thuộc đối tượng các quy hoạch tích hợp theo Nghị quyết số 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về việc ban hành Danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch.

+ Bổ sung đánh giá hiện trạng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở, dịch vụ phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như: cơ sở lưu trú du lịch, ăn uống, mua sắm, vui chơi giải trí...; hiện trạng phát triển hệ thống các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đặc biệt khu du lịch quốc gia Tam Đảo.

+ Đề nghị bổ sung nội dung hiện trạng hạ tầng du lịch, bao gồm thực trạng phát triển và phân bố hệ thống các khu, điểm du lịch; hệ thống cơ sở lưu trú, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí, ăn uống, mua sắm...phục vụ khách du lịch và đánh giá sự phân bố của các khu điểm du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú... có phù hợp với tổ chức phát triển du lịch và khai thác tối ưu tài nguyên hiện có.

+ Đối với hệ thống hạ tầng xăng dầu, khí đốt, đề nghị bổ sung nội dung đánh giá hiện trạng, hiệu quả đầu tư, hiệu quả sử dụng hệ thống kho trên địa bàn tỉnh; đồng thời, bổ sung nhu cầu về quy mô, sức chứa của hệ thống kho xăng dầu khí đốt trên địa bàn tỉnh.

- Về hạ tầng khoa học công nghệ (KHCN), bổ sung nội dung đánh giá thực trạng hạ tầng KH&CN nói chung cũng như cơ sở vật chất - kỹ thuật của các tổ chức KH&CN hoạt động trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để từ đó đưa ra các định hướng phát triển hạ tầng KH&CN trong giai đoạn quy hoạch. Bổ sung thống kê các tổ chức là đơn vị sự nghiệp thuộc các Sở, ban, ngành khác để tránh chồng chéo trong quá trình thực hiện.

- Về hạ tầng GDĐT, đề nghị bổ sung: (i) Đánh giá về việc phân bố không gian mạng lưới trường học các cấp trên địa bàn tỉnh; (ii) Đánh giá về thừa thiếu trường lớp ở từng địa bàn so với quy mô dân số và khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng giáo dục và đào tạo đối với yêu cầu phát triển của tỉnh; (iii) Bổ sung thông tin, số liệu về quỹ đất, diện tích đất trung bình/học sinh các cấp học; (iv) Các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo; (v) Bổ sung đánh giá kết quả triển khai các quy hoạch lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; (v) Đánh giá sự liên kết, đồng bộ, sự phù hợp của hệ thống hạ tầng giáo dục và đào tạo với các hệ thống kết cấu hạ tầng khác của tỉnh; (vi) Đánh giá những hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, tồn tại, các yếu tố tác động đến mạng lưới trường lớp và hạ tầng giáo dục và đào tạo của tỉnh giai đoạn 2011-2020 làm căn cứ, cơ sở quy hoạch.

- Về hạ tầng thông tin và truyền thông, bổ sung hiện trạng hạ tầng mạng thông tin di động theo công nghệ và theo loại hình cột ăng ten, vùng lõm sóng,...; đồng thời đánh giá hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, hiện trạng triển khai xây dựng đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành, lĩnh vực trọng điểm.

- Về hạ tầng thoát nước, đề nghị xem xét bổ sung cụ thể địa danh, quy mô các khu vực đánh giá là ngập; nguồn tiếp nhận nước thải của các trạm xử lý nước thải; đánh giá cao độ nền các khu vực đô thị, các khu công nghiệp; bổ sung nguồn cung cấp các số liệu. Nghiên cứu xem xét hạn chế sử dụng phương án khai thác nước ngầm để phục vụ công trình sản xuất nước sạch do việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất kinh doanh nước sạch có nhiều tác động không có lợi cho địa chất khu vực khai thác nước ngầm, khó kiểm soát chất lượng và trữ lượng nguồn nước thô.

- Về thực trạng thoát nước, xử lý nước thải (XLNT) và chất thải rắn (CTR): Bổ sung bảng tổng hợp các trạm XLNT, CTR và quy mô công suất để đánh giá được tỷ lệ nước thải, CTR đã được thu gom và xử lý (đặc biệt là nước thải và CTR sinh hoạt). Bổ sung đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại để có cơ sở lập quy hoạch khu xử lý chất thải cho phù hợp; làm rõ quy hoạch các khu xử lý chất thải nguy hại (địa điểm, quy mô, phạm vi xử lý) bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 5 Điều 84 Luật Bảo vệ môi trường.

- Về cơ hội của tỉnh, rà soát đánh giá lại một số nhận định, như là tỉnh không có tiềm năng về phát triển đô thị và công nghiệp (theo đánh giá trong báo cáo), nhưng lại nhận định “Cơ hội đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa... và các khu - cụm công nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam đang trở thành “điểm nóng” thu hút FDI, dư địa phát triển công nghiệp tại các tỉnh vùng TDMNPB và các tỉnh lân cận ngày càng hẹp, Lạng Sơn với ưu thế về quỹ đất, nhân công, kết nối giao thông, có thể trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là khi làn sóng đầu tư sản xuất công nghiệp đã lan đến Bắc Giang…”…

đ) Về hiện trạng bảo vệ môi trường, bảo vệ và khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên, phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, rà soát, kết cấu lại nội dung về đánh giá hiện trạng bảo vệ môi trường đảm bảo tuân thủ theo khoản 1 Điều 10 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường năm 2020.

e) Về phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tỉnh

- Nhận định rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để có đủ cơ sở và căn cứ hoạch định Quy hoạch phát triển một cách đúng đắn, đúng tầm và khả thi. Cần nhìn nhận điểm yếu về kết nối hạ tầng giao thông chủ yếu là sự liên kết đường bộ; liên kết đường sắt còn yếu, chưa được tập trung đầu tư khiến kinh tế cửa khẩu đối diện với nhiều rủi ro, thách thức.

- Nghiên cứu, xem xét phân tích 02 nội dung chính, cụ thể: (i) Đánh giá chung hiện trạng phát triển của tỉnh Lạng Sơn (khái quát và nêu bật kết quả đạt được, các điểm mạnh, điểm yếu, hạn chế và nguyên nhân về tất cả các mặt liên quan đến kinh tế- văn hóa - xã hội - quốc 4 phòng - an ninh của tỉnh); (ii) Những tồn tại, hạn chế cần giải quyết trong kỳ quy hoạch tới (không đưa số liệu hiện trạng tránh trùng lặp; làm rõ hạn chế về hạ tầng giao thông kết nối tới và tại các khu du lịch, điểm du lịch tiềm năng của tỉnh và hạn chế về chất lượng dịch vụ).

- Về cơ hội của tỉnh, rà soát đánh giá lại một số nhận định, như là tỉnh không có tiềm năng về phát triển đô thị và công nghiệp (theo đánh giá trong báo cáo), nhưng lại nhận định “Cơ hội đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa... và các khu - cụm công nghiệp. Trong bối cảnh Việt Nam đang trở thành “điểm nóng” thu hút FDI, dư địa phát triển công nghiệp tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh lân cận ngày càng hẹp, Lạng Sơn với ưu thế về quỹ đất, nhân công; kết nối giao thông, có thể trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là khi làn sóng đầu tư sản xuất công nghiệp đã lan đến Bắc Giang...”.

- Về thách thức, cần rà soát đánh giá thách thức về tài nguyên rừng bị chặt phá không còn rừng nguyên sinh, chủ yếu là rừng tái sinh non, phân tầng che phủ kém do đó thảm thực vật mỏng, có nơi không có; nước ở các khe suối cạn hoặc khô; đất đai khô cằn và bạc màu; đa dạng sinh học đang ngày càng nghèo đi.

g) Đánh giá việc thực hiện quy hoạch thời kỳ trước

Đề nghị bổ sung đánh giá việc thực hiện Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 09/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 (Quyết định 545/QĐ-TTg) và các quy hoạch ngành cấp tỉnh như: Quy hoạch sử dụng đất, xây dựng, đô thị, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi....; phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan về kết quả thực hiện Quyết định số 545/QĐ-TTg để xác định dư địa trong tăng trưởng thời gian tới.

2.5. Quan điểm, mục tiêu và lựa chọn phương án phát triển tỉnh

Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và công nghệ; Xây dựng; Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Hà Văn Định, Hoàng Minh Nguyệt, Lã Ngọc Khuê, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn

a) Về quan điểm phát triển

- Xem xét, đề xuất các quan điểm phù hợp, đúng với tình hình thực tế tỉnh Lạng Sơn. Các quan điểm đề xuất trong báo cáo có thể áp dụng cho tất cả các tỉnh trên toàn quốc, không làm nổi bật vị trí vai trò của tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ quy hoạch.

- Bổ sung vấn đề phát triển kinh tế xanh, kinh tế các bon thấp, kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, kinh tế ban đêm đã được thể hiện tại: Quyết định số 1658/QĐ- TTg ngày 01/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 7/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đồ án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam. Bổ sung vấn đề chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai.

- Nghiên cứu, bổ sung luận chứng, xác định thứ tự ưu tiên phát triển của các ngành dịch vụ thương mại - du lịch, kinh tế cửa khẩu, công nghiệp, nông nghiệp, trong đó chú trọng thúc đẩy phát triển mạnh hơn nữa ngành dịch vụ, gia tăng tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp cao hơn giai đoạn trước của ngành dịch vụ và kinh tế cửa khẩu trong cơ cấu kinh tế chung trên cơ sở phát huy tối ưu lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý cũng như tiềm năng du lịch của tỉnh.

- Phân tích, chỉ ra nguyên nhân ngành công nghiệp lại là ngành có lợi thế hơn ngành thương mại - dịch vụ, du lịch và nông lâm thủy sản. Theo phân tích của Báo cáo tổng hợp, giai đoạn 2011-2020, ngành dịch vụ đóng góp tới 49,47% trong GRDP của tỉnh, tiếp đến là ngành Nông lâm thủy sản, đóng góp tới 24,88%, còn Công nghiệp - Xây dựng chỉ đóng góp 20,19% GRDP, thấp nhất so với hai ngành trên.

b) Về kịch bản phát triển và lựa chọn phương án phát triển tỉnh

- Bổ sung tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trong giai đoạn 2021-2020, số hộ tương đối và bình quân đất ở trên hộ gia đình từ đó đưa ra tốc độ chuyển dịch đất ở để lựa chọn kịch bản phát triển cho đất ở trên địa bàn tỉnh, so sánh đánh giá với giai đoạn 2010 - 2020 để từ đó đưa ra kết quả dự đoán dân số đến năm 2030 cho từng đơn vị hành chính.

- Nghiên cứu, phân tích sâu, cụ thể, chi tiết và khách quan các điều kiện để thực hiện 03 kịch bản, trên cơ sở đó lựa chọn kịch bản phát triển phù hợp nhất cho địa phương; không tập trung phân tích cụ thể kịch bản được lựa chọn (kịch bản 2) trong khi kịch bản 1 và 3 khá sơ sài.

- Bổ sung tính toán làm căn cứ cho các phương án đưa ra, làm rõ sự khác biệt giữa 03 kịch bản tăng trưởng. Nghiên cứu xem xét bổ sung đến yếu tố cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, áp dụng Công nghệ mới, nâng cao trình độ nhân lực, tăng cường thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng để vừa tăng trưởng về lượng vừa nâng cao đóng góp của năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) để đạt mục tiêu tăng trưởng tham vọng hơn.

- Luận giải rõ cơ sở đưa ra tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế. Bổ sung luận chứng rõ ràng khi đề xuất tập trung cao phát triển công nghiệp và tỷ trọng ngành dịch vụ tăng rất ít trong thời kỳ quy hoạch.

- Bổ sung nội dung lựa chọn nhóm ngành chủ lực dẫn dắt sự tăng trưởng kinh tế, nhóm ngành khai thác thế mạnh đặc trưng truyền thống, nhóm ngành mới nổi có nhiều triển vọng và nhóm ngành kinh tế truyền thống, có nhu cầu chuyển đổi.... để đảm bảo thành công cho kịch bản. Xem xét, bám sát những tiềm năng, lợi thế của tỉnh đề định hướng đầu tư phát triển phù hợp.

- Bổ sung luận chứng có tính thuyết phục khi lựa chọn kịch 02 khi đưa ra mục tiêu phát triển là đạt được đột phá trong phát triển các ngành công nghiệp thì Lạng Sơn có cơ hội trở thành một nền kinh tế xanh.

c) Mục tiêu phát triển

- Thống nhất các mục tiêu phát triển giai đoạn 2021-2030 và phân kỳ cho 2 giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Một số mục tiêu chưa có phân kỳ cho 2 giai đoạn 2021-2015 và 2026-2030 (mục tiêu chuyển dịch cơ cấu, thu nhập bình quân đầu người, tổng vốn đầu tư phát triển...)

- Mục tiêu tổng quát: (i) Biên tập lại để làm nổi bật các mục tiêu cần đạt được trong thời kỳ quy hoạch; cần định vị được vị trí của tỉnh đến năm 2030; (ii) Nghiên cứu bổ sung phát triển ngành nông nghiệp phát triển theo hướng nông lâm sản hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, hiệu quả cao, phát triển nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ hướng tới “nông nghiệp sinh thái - nông thôn hiện đại - nông dân thông minh”; (iii) Nghiên cứu, xem xét mục tiêu đến năm 2030, Lạng Sơn không nằm trong danh sách các tỉnh nhận trợ giúp ngân sách từ Trung ương.

- Mục tiêu cụ thể: Luận giải nguyên nhân khi đề xuất tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2021- 2025 lại cao hơn tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2026-2030, đồng thời tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng lại cao nhất, trong khi dịch vụ là ngành có thể mạnh lại tăng trưởng thấp hơn. Thay thế chỉ tiêu “99% hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch hợp vệ sinh” bằng chỉ tiêu “tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng theo quy chuẩn” để phù hợp với Chiến lược quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghiên cứu thay mục tiêu, chỉ tiêu: “Tổng số trường học đạt chuẩn quốc gia đến năm 2030 khoảng 375 trường” thành chỉ tiêu "Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đối với mỗi cấp học bao gồm mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông đến năm 2030" để làm căn cứ theo dõi, đánh giá thực hiện quy hoạch và có cơ sở so sánh với mặt bằng chung của vùng và cả nước.

d) Về tầm nhìn đến năm 2050

Cần cô đọng các định hướng mang tính khái quát, mang tính mở; thể hiện rõ được khát vọng phát triển dựa trên các lợi thế, nguồn lực của địa phương. Bổ sung hướng tới đạt mục tiêu phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050 mà Chính phủ Việt Nam cam kết tại Hội nghị các bên của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

đ) Về nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá

- Xác định rõ những đột phá mang tính chiến lược trong thời gian tới; nghiên cứu bổ sung đột phá về thể chế và môi trường kinh doanh mở, thuận lợi cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

- Bổ sung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối tới và tại các khu/điểm du lịch của tỉnh, chú trọng cả kết nối nội tỉnh, nội vùng và liên vùng. Đầu tư hạ tầng để hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại, trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, hội chợ quy mô lớn để đăng cai các sự kiện quy mô lớn cấp khu vực và quốc tế.

- Nghiên cứu, bổ sung phát triển du lịch đô thị, du lịch MICE (xây dựng Lạng Sơn thành điểm đến hàng đầu tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo, hội chợ, triển lãm có quy mô lớn của tiểu vùng Đông Bắc, phát huy vai trò cửa ngõ quan trọng của vùng và của cả nước trong kết nối với thị trường Trung Quốc rộng lớn), du lịch thể thao, thể thao giải trí và thể thao mạo hiểm.

- Nghiên cứu, xem xét khâu đột phá có tính quyết định phải là nguồn lực, trong đó có nguồn lực tài chính, con người, năng lực tổ chức, lãnh đạo của hệ thống quản lý nhà nước, phải có khát vọng, ước mơ, sáng tạo để đưa Lạng Sơn bứt phá đi lên.

- Để đảm bảo mục tiêu phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; phát triển các khu, cụm công nghiệp để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, cần cân nhắc xem xét trên cơ sở phân tích thực trạng, dự báo các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị từng giai đoạn (đặc biệt là khắc phục chỉ tiêu, tiêu chí theo quy định về phân loại đô thị còn thiếu và chưa đạt), đảm bảo phù hợp với phát triển địa phương.

2.6. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng trên địa bàn

Các Bộ: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Xây dựng; Bộ Công Thương; Ngoại giao; Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Hà Văn Định, Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Minh Nguyệt, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn, Trương Văn Quảng

a) Về phương hướng phát triển ngành công nghiệp - xây dựng

- Bổ sung định hướng phát triển các cụm ngành để thúc đẩy chuyển dịch sản xuất công nghiệp đi theo chiều sâu, tăng giá trị gia tăng của các sản phẩm và các ngành công nghiệp hiện có trên địa bàn.

- Nghiên cứu, bổ sung các giải pháp khắc phục thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh hiện nay (chủ yếu là gia công, lắp ráp, sử dụng nhiều lao động, giá trị gia tăng thấp).

- Rà soát phương án phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đảm bảo phù hợp với văn bản số 3557/VP-KT ngày 25/7/2023 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc tham mưu thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023.

- Đối với phương án phát triển ngành công nghiệp sản xuất điện, năng lượng tái tạo và năng lượng sạch, đề nghị tuân thủ theo Quyết định số 500/QĐ- TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quyết định số 500/QĐ-TTg).

b) Về phương hướng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Bổ sung mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao và thông minh, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tích hợp đa giá trị; đảm bảo an ninh lương thực, an ninh lương thực quốc gia, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi hậu. Đồng thời, bổ sung các chỉ tiêu về cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ đến năm 2030 để đảm bảo logic với đánh giá thực trạng.

- Không đưa những chỉ tiêu quy hoạch cứng về diện tích, địa điểm từng loại cây trồng cụ thể mà thay bằng nội dung mang tính định hướng về không gian vùng trồng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất.

- Nghiên cứu, bổ sung định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản của tỉnh, bám sát vào định hướng phát triển chung của ngành đã được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 985/QĐ-TTg về Phê duyệt Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.

- Nghiên cứu, đánh giá tính khả thi đảm bảo an ninh lương thực cho tỉnh khi đề xuất diện tích lúa đến năm 2030 là 46.000 ha trên cơ sở dự báo dân số của tỉnh đến năm 2030.

- Bổ sung định hướng về tổ chức không gian lãnh thổ cho phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản theo 3 vùng: (i) Vùng kinh tế động lực; (ii) Vùng kinh tế phía Đông; (ii) Vùng kinh tế phía Tây; hoặc nghiên cứu tiếp tục phân chia thành các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp trên cơ sở 3 vùng trên.

- Bổ sung định hướng rõ về phát triển các khu công nghiệp ứng dụng cao, vùng nông nghiệp ứng dụng cao. Nghiên cứu đề xuất vị trí phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng cao.

- Bổ sung làm rõ định hướng phát triển, đề xuất vị trí phát triển các vùng nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là định hướng phát triển các vùng nông nghiệp hữu cơ cho các sản phẩm trồng trọt lợi thế của tỉnh; vùng dược liệu hữu cơ, vùng chăn nuôi hữu cơ, vùng thủy sản hữu cơ.

- Bổ sung định hướng, giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp; định hướng, giải pháp phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị, nông nghiệp gắn với du lịch[4].

- Phương án phát triển ngành lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh phải đảm bảo duy trì việc bảo vệ và phát triển diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất hiện có, đặc biệt là rừng tự nhiên, thống nhất về mặt vị trí, diện tích, không chồng lấn với các nhóm đất đã được quy hoạch sang mục đích khác không phải đất lâm nghiệp; đồng thời, nội dung phương án phát triển ngành lâm nghiệp trong quy hoạch tỉnh được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, kế thừa, ổn định, thứ bậc và hệ thống trong quy hoạch.

c) Về phương hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, văn hóa

- Bổ sung định hướng phát triển các điểm du lịch, đặc biệt là các điểm du lịch cộng đồng, các bản làng có tiềm năng thu hút khách du lịch.

- Đối với nhóm sản phẩm du lịch chủ đạo, cần bám sát các tiềm năng lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý của tỉnh để định hướng phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo cho phù hợp [5]. Lưu ý, Thủy Vân Sơn là hồ thủy điện, do đó không nên định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe ở đây.

- Sắp xếp nội dung định hướng không gian phát triển du lịch trước định hướng phát triển thị trường khách du lịch và định hướng phát triển sản phẩm du lịch để đảm bảo tính logic. Xem xét điều chỉnh thứ tự không gian phát triển du lịch, cụ thể xác định không gian du lịch; định hướng phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế trong không gian đó.

- Bám sát Luật Di sản văn hóa và các pháp luật có liên quan khi đề xuất điều chỉnh Quy hoạch tổng thể khu di tích danh thắng Nhị - Tam Thanh, núi Tô Thị, thành Nhà Mạc, đặc biệt là liên quan đến đề xuất di dời dân. Bổ sung luận chứng rõ ràng, có tính thuyết phục khi đề xuất khu nghỉ dưỡng 5 sao mang kiến trúc nhà Mạc (địa điểm xây dựng resort gần khu di tích).

- Bổ sung các mục tiêu nhằm phát huy tối đa lợi thế vị trí địa lý của tỉnh, lợi thế về cửa khẩu kết nối với Trung Quốc trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế thương mại - du lịch để phát triển kinh tế của tỉnh.

d) Về phương hướng phát triển kinh tế cửa khẩu

- Rà soát, điều chỉnh phạm vi, ranh giới Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, trong đó đưa một phần các khu vực phát triển đô thị của thành phố Lạng Sơn ra khỏi Khu kinh tế để đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị của địa phương; đồng thời xem xét đưa các khu vực cửa khẩu, lối mở đáp ứng được các điều kiện vào trong ranh giới Khu kinh tế cửa khẩu, nhằm đáp ứng phát triển kinh tế cửa khẩu gắn với bảo vệ an ninh quốc phòng.

- Rà soát đảm bảo xây dựng hệ thống cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở phù hợp với các quy định của Hiệp định cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, Nghị quyết số 81/2023/QH15. Nghiên cứu, cân nhắc bổ sung nội dung thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại các cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, Tân Thanh - Pò Chài.

2.7. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

Các Bộ: Khoa học và Công nghệ; Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tin và Truyền thông

a) Về khoa học và công nghệ

- Rà soát, bổ sung quy hoạch hệ thống tổ chức KHCN công lập và ngoài công lập, để thu hút các nguồn lực tài chính và tri thức từ các tổ chức nhà nước, các tổ chức ngoài công lập, các doanh nghiệp, công ty, các nhà khoa học...nhằm phát triển KHCN của tỉnh. Xem xét bổ sung hình thức liên kết nghiên cứu giữa tỉnh và các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với lợi thế có nhiều doanh nghiệp đầu tư, nên có thể lựa chọn các doanh nghiệp phù hợp để phối hợp nghiên cứu...

- Bổ sung số liệu cụ thể về mốc thời gian, tiến độ, yêu cầu kết quả thực hiện các nội dung mục tiêu đã nêu; bổ sung định hướng về thu hút công nghệ, chuyển giao công nghệ, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao để phù hợp với mục tiêu về phát triển nguồn nhân lực KHCN và đổi mới sáng tạo.

b) Về giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và cơ sở trợ giúp xã hội

- Đề nghị bổ sung mục tiêu, chỉ tiêu phát triển đối với giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, giáo dục dân tộc và giáo dục đại học để làm căn cứ thực hiện và đánh giá đối với quy hoạch.

+ Đối với giáo dục dân tộc, nghiên cứu bổ sung thêm nội dung đối với định hướng phát triển giáo dục dân tộc: “Củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT, trường PTDTBT trên địa bàn tỉnh; khuyến khích các nhà trường ở vùng dân tộc và miền núi tổ chức dạy tiếng dân tộc cho học sinh”.

+ Đối với giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật, bổ sung định hướng phát triển hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ giáo dục hòa nhập phục vụ phát triển giáo dục hòa nhập của tỉnh trong giai đoạn quy hoạch tới để phù hợp với phương án phát triển hạ tầng nêu tại Mục 2.2 (trang 550): “Bổ sung 01 trường/trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập tại thành phố Lạng Sơn nhằm đáp ứng nhu cầu và tạo cơ hội học tập của trẻ em khuyết tật có khả năng đi học”.

+ Đối với giáo dục thường xuyên, ngoài việc quan tâm phát triển các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, đề nghị cần quan tâm phát triển các thiết chế giáo dục thường xuyên khác, đặc biệt là mô hình trung tâm học tập cộng đồng tại các xã, phường, thị trấn; triển khai có hiệu quả Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030”; đẩy mạnh việc xây dựng và nhân rộng mô hình xã học tập, huyện học tập và đến năm 2030 tỉnh được công nhận là tỉnh học tập của Việt Nam.

+ Đối với định hướng phát triển giáo dục đại học, chỉnh sửa nội dung: “Thành lập 01 phân hiệu đại học trên địa bàn tỉnh” thành “Phát triển trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn thành phần hiệu cơ sở giáo dục đại học/trường đại học phù hợp với Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt” để phù hợp, thống nhất với quy hoạch tổng thể chung và phương án phát triển hạ tầng giáo dục đại học của tỉnh nêu tại Mục 2.2 (trang 550).

- Bổ sung phương hướng liên kết ngành giữa mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các hệ thống giáo dục đào tạo khác trong hệ thống giáo dục quốc dân (giáo dục phổ thông, giáo dục đại học).

- Đánh giá kỹ tác động của việc đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ đến ngành giáo dục và đào tạo để từ đó có những mục tiêu, định hướng, giải pháp phát triển giáo dục và đào tạo của tỉnh phù hợp.

- Rà soát, cập nhật nội dung phương án phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Lạng Sơn đảm bảo sự thống nhất, phù hợp với Quy hoạch mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 966/QĐ-TTg ngày 17/8/2023.

c) Về văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí

- Đề nghị bổ sung việc xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu; gắn bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử với phát triển du lịch.

- Nghiên cứu bổ sung mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế như thủ công mỹ nghệ; nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa... để trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, lấy du lịch văn hóa là trung tâm gắn kết, phát triển rõ rệt về chất lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân.

d) Về thông tin và truyền thông

- Bổ sung căn cứ đề xuất, các giải pháp thực hiện; xem xét bổ sung dự báo nhu cầu thông tin viễn thông theo các thời kỳ quy hoạch 2021-2030 và 2050.

- Xem xét đề xuất “Phát triển mới mạng lưới các trạm trên phạm vi toàn tỉnh, đảm bảo mức độ phủ sóng theo yêu cầu kỹ thuật (số lượng trạm và vị trí, quy mô sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn nghiên cứu lập đề án chi tiết)”, nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch này làm cơ sở triển khai các bước quy hoạch, dự án tiếp theo.

- Bổ sung phương án phát triển công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động, hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.

2.8. Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Bộ Xây dựng; Nội vụ; Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban dân tộc và chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hùng, Trương Văn Quảng

- Rà soát, bổ sung các nội dung: (i) Bố trí không gian các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh; (ii) Xây dựng phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh với hệ thống kết cấu hạ tầng quốc gia và vùng; (iii) Xác định khu vực khuyến khích phát triển và khu vực hạn chế phát triển; (iv) Đề xuất phương án tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên huyện; (v) Lựa chọn phương án sắp xếp không gian phát triển và phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường ở cấp tỉnh, liên huyện cho phù hợp, đảm bảo tuân thủ các quy định tại khoản 5 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

- Nghiên cứu, xem xét lại luận cứ dự báo tốc độ tăng dân số trung bình và tỷ lệ đô thị hóa đảm bảo đủ cơ sở khoa học, phù hợp với điều kiện phát triển của tỉnh trong giai đoạn tới.

- Xem xét tính khả thi, có luận chứng thuyết phục, rõ ràng về đề xuất mở rộng địa giới hành chính thành phố Lạng Sơn (sáp nhập huyện Cao Lộc vào thành phố Lạng Sơn).

- Nghiên cứu, phát triển loại hình du lịch đô thị, du lịch MICE, mua sắm tại vùng kinh tế động lực đặc biệt là tại thành phố Lạng Sơn; phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chăm sóc sức khỏe, du lịch trải nghiệm văn hóa và du lịch cộng đồng, du lịch gắn với nông nghiệp tại vùng kinh tế phía Tây đặc biệt là ở huyện Bắc Sơn và huyện Bình Giá; chú trọng kết nối với Công viên địa chất non nước Cao Bằng để hình thành tuyến du lịch qua các Công viên địa chất khu vực Đông Bắc.

- Cần cân nhắc kỹ khi xác định vùng kinh tế phía đông là trung tâm du lịch của tỉnh và là một trong những trọng điểm du lịch của vùng trung du miền núi phía Bắc trong khi tiềm năng du lịch chính chỉ là khu du lịch Mẫu Sơn. Trong khi đó, vùng kinh tế phía Tây có rất nhiều tiềm năng du lịch thì định hướng phát triển du lịch còn khá mờ nhạt.

- Đối với trục phát triển và các tuyến hành lang kinh tế, bổ sung thêm du lịch vào nội dung chức năng các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn để phát huy vai trò vị trí địa lý thuận lợi cho việc thúc đẩy trao đổi khách du lịch bằng đường bộ từ Trung Quốc vào Việt Nam và ngược lại.

- Nghiên cứu, xem xét mô hình phát triển của tỉnh Lạng Sơn theo hướng: 01 trục, 02 cánh, 02 hành lang; 03 trung tâm (01 trục động lực phát triển kinh tế Đồng Đăng - Hữu Lũng; 02 cánh (cánh phía Đông và cánh phía Tây); 02 hành lang (Tuyến Hành lang kinh tế Cao Lộc-Văn Lãng-Tràng Định; Tuyến Hành lang kinh tế Cao Lộc-Vãn Lãng-Tràng Định); 03 trung tâm (TP Lạng Sơn mở rộng/trung tâm động lực chính của tỉnh; Đô thị Lộc Bình và Đô thị Hữu Lũng là 02 trung tâm động lực hỗ trợ, cũng là 02 trung tâm của cánh Đông và cánh Tây của tỉnh). Hoặc nghiên cứu kỹ hơn các trục hành lang phát triển dựa trên các (1) Hướng kết nối từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng về thủ đô Hà Nội và ra cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh: gồm có cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, QL 1, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng; (2) Hướng kết nối ngang về phía Tây: theo QL 1B đi Thái Nguyên và theo tuyến QL 279 đi Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên; (3) Hướng kết nối ngang về phía Đông: theo tuyến QL 4B và đường bộ cao tốc Tiên Yên - Lạng Sơn trong tương lai đi Quảng Ninh ra biển (Mũi Chùa, Vân Đồn); (4) Hướng kết nối Lạng Sơn - Cao Bằng về phía Tây Bắc theo QL.4A và đường bộ cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh trong tương lai...Đây là các trục hành lang phát triển có ý nghĩa quan trọng trong phát triển KT - XH của tỉnh kết nối trực tiếp, hiệu quả các vùng liên huyện (03 vùng phát triển kinh tế trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn.

- Đề nghị bổ sung, hoàn thiện toàn diện nội dung về phương án tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội. Xem xét bổ sung đơn vị hành chính (ĐVHC) theo quy định tại Công điện số 616/CĐ-TTg ngày 04/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ

2.9. Phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn, các khu chức năng

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Xây dựng; Nội vụ; Quốc phòng; Ủy ban dân tộc; Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Trương Văn Quảng

a) Về định hướng phát triển đô thị và nông thôn

- Đề nghị rà soát: (i) Kế hoạch phát triển đô thị của tỉnh Lạng Sơn với kế hoạch phân loại đô thị, hình thành đô thị mới chưa có trong định hướng, kế hoạch của quốc gia giai đoạn 2021-2030 tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 19/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ để đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với từng giai đoạn theo Chương trình phát triển đô thị của tỉnh đã được phê duyệt; (ii) Dự báo tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đến năm 2025 và sau năm 2030 để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với chiến lược phát triển đô thị quốc gia 2021-2030; đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển chung của Vùng.

- Nghiên cứu phát triển nhanh hơn, quy mô lớn hơn hệ thống đô thị dọc tuyến Hành lang kinh tế Cao Lộc-Văn Lãng-Tràng Định và tuyến Hành lang kinh tế Cao Lộc-Văn Lãng-Tràng Định, bao gồm: Đô thị Thất Khê, Nà Sản, Tân Thanh, Lộc Bình, Na Dương, Đình lập...Trong chuỗi đô thị này cần chọn ra 02 - 03 đô thị mang tính động lực chính, gắn với kinh tế cửa khẩu, an ninh quốc phòng... để khai thác tốt tiềm năng lợi thể của hệ thống cửa khẩu, khu kinh tế cửa khẩu, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng, phương án phát triển hệ thống đô thị, nông thôn.

- Đối với phương án phân bố hệ thống điểm dân cư nông thôn, đề nghị:

+ Rà soát, bổ sung định hướng xây dựng các trung tâm cụm xã; xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn, xác định các khu vực dành cho mục tiêu phát triển điểm dân cư trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn (2021-2025 và 2026-2030) trong thời kỳ quy hoạch, đảm bảo nguyên tắc khai thác và sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả.

+ Bổ sung dự án quan trọng cấp tỉnh cần ưu tiên đầu tư để phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư. Xây dựng giải pháp thực hiện nội dung quy hoạch.

+ Nghiên cứu thay Mô hình trung tâm cụm xã bằng Mô hình Cụm đổi mới sáng tạo để phù hợp với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, xu hướng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Cụm đổi mới sáng tạo là trung tâm dịch vụ KHCN - dịch vụ thương mại - TTCN- nông nghiệp...là nền tảng phát triển trở thành đô thị trong tương lai

- Xem xét bổ sung ĐVHC cần sắp xếp theo quy định tại Công điện số 616/CĐ-TTg ngày 04/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

- Đề nghị phối hợp với Bộ Xây dựng hiện đang tổ chức lập Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia để lồng ghép, bố trí hệ thống đô thị và nông thôn của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b) Phương án phát triển KCN, CCN

Đề nghị rà soát, thống nhất lại số liệu về KCN, CCN và trên cơ sở đó đề nghị lập danh mục các KCN, CCN xác định: Tên, vị trí, quy mô diện tích từng KCN, CCN ở dạng bảng, gồm: (i) Danh mục các KCN, CCN đã quy hoạch thời kỳ trước (Quyết định phê duyệt); KCN, CCN giữ nguyên quy mô diện tích; KCN, CCN mở rộng quy mô diện tích; KCN, CCN thu hẹp quy mô diện tích; KCN, CCN đưa ra khỏi quy hoạch; (ii) Danh mục các KCN, CCN quy hoạch mới (sắp xếp thứ tự các KCN, CCN theo đơn vị hành chính cấp huyện); (iii) Danh mục các KCN, CCN đề xuất mở rộng, KCN, CCN thành lập mới sau năm 2030.

- Về phương án phát triển hệ thống KCN: (i) Cần bổ sung làm rõ về hiện trạng sử dụng đất, luận chứng rõ 05 KCN quy hoạch mới đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý KCNp và khu kinh tế (KKT), đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng, đặc biệt là đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên để quy hoạch KCN và đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh; phù hợp với chỉ tiêu phân bổ đất tại Phụ lục 12 của Quyết định số 326/QĐ-TTg; (ii) Xác định rõ, phân kỳ phát triển và xây dựng phương án KCN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để đảm bảo phù hợp với chỉ tiêu đã được phân bổ theo Phụ lục 12 ban hành kèm theo Quyết định số 326/QĐ-TTg6; đồng thời đáp ứng các điều kiện đối với Danh mục các KCN trong quy hoạch tỉnh quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 35/2022/NĐ-CP; (iii) Chỉ xác định phần diện tích của KCN để đưa vào trong danh mục, phương án phát triển KCN tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đối với phần diện tích đô thị dịch vụ, đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về đô thị và pháp luật khác có liên quan.

Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh chỉ tiêu đất KCN để đảm bảo thực hiện được mục tiêu phát triển của tỉnh, đề nghị làm rõ sự cần thiết, bổ sung nội dung giải trình đối với phương án phân bổ chỉ tiêu nói trên và trao đổi với Bộ Tài nguyên và Môi trường để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định theo Công điện số 360/CĐ-TTg ngày 02/5/2023 về kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất đã được giao, tổng hợp chỉ tiêu sử dụng đất cần điều chỉnh trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2025 (Công điện số 360/CĐ-TTg).

- Về phương án phát triển CCN:

+ Xem xét tính khả thi của việc đề xuất thành lập thêm 12 CCN mới đến năm 2025. Nghiên cứu xem xét tính liên kết dọc và liên kết ngang của 17 CCN thành lập thêm trong giai đoạn 2021-2025 khi tất cả các CCN này đều cùng tính chất hoạt động.

Theo số liệu Báo cáo tổng hợp quy hoạch tỉnh, từ năm 2017 đến nay, Lạng Sơn mới chỉ có 16 CCN được thành lập, đạt 50% so với Quyết định số 252/QĐ-UBND ngày 20/01/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt Quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

+ Cần tổng hợp số liệu, nội dung liên quan đến đề xuất phát triển hệ thống CCN với đầy đủ các thông tin kể trên, nội dung chủ yếu của phương án phát triển cụm công nghiệp cần đảm bảo tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 66/2020/NĐ-CP ngày 11/6/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.

+ Đối với các CCN đề xuất mới và CCN tăng quy mô diện tích, cần bổ sung làm rõ hiện trạng sử dụng đất, tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tuân thủ quy định tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP; tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất để quy hoạch CCN và đảm bảo các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh.

c) Về phương án phát triển khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao; khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh.

- Bổ sung phương án phát triển các khu du lịch, khu thể dục thể thao, khu văn hóa liên huyện trên địa bàn, lập danh mục, gồm: Tên khu, vị trí, quy mô diện tích, khu đã được phê duyệt, khu quy hoạch mới (tổng hợp vào bảng). Xác định tính chất của từng khu, bổ sung luận chứng với các khu đề xuất quy hoạch mới.

- Định hướng rõ để phát huy vai trò là trung tâm du lịch, tập trung ưu tiên nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất cho phát triển du lịch đô thị, khẳng định vị thế thành phố hiện đại, nhộn nhịp và sôi động nhất vùng biên, thành phố kết nối thị trường Trung Quốc rộng lớn với các nước ASEAN.

- Đề nghị điều chỉnh lại tiêu đề “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Lạng Sơn” vì hiện nay, Lạng Sơn mới đang có kế hoạch xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là công viên địa chất toàn cầu. Bổ sung định hướng phát triển không gian ở các huyện, thành phố trong công viên địa chất; đồng thời, bổ sung các loại hình du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế của khu vực.

- Về phương án phát triển sân gôn, bổ sung luận chứng về đề xuất số lượng đầu tư xây dựng, mở rộng 05 sân gôn đến năm 2030; đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, việc giải quyết việc làm cho người dân tại các sân gôn hiện có để đưa ra định hướng và giải pháp phát triển hệ thống sân gôn phù hợp của tỉnh, cũng như của vùng TDMNPB. Hiện trạng sử dụng đất, minh chứng danh mục sân gôn đề xuất mới đảm bảo đáp ứng quy định tại Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân gôn, Luật Đầu tư năm 2020, tuân thủ quy định của pháp luật về lâm nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng, đặc biệt là đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên để quy hoạch sân gôn. Đặc biệt, lưu ý sân gôn sử dụng rất nhiều hóa chất để chăm sóc cỏ cây nên nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường là không nhỏ, vì thế sân golf chỉ được đầu tư xây dựng ở xa khu vực dân cư để giảm tác động tiêu cực tới môi trường sống của người dân.

d) Về phương án phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, khu vực có vai trò động lực

- Đề nghị rà soát, bổ sung, xác định rõ các khu vực có vai trò động lực, thế mạnh của từng khu vực để từ đó định hướng, xây dựng phương án phát triển các khu vực động lực trở thành trung tâm phát triển, tạo sức lan tỏa, kết nối, thúc đẩy sự phát triển của các khu vực xung quanh.

- Định hướng phát triển kinh tế các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn cần gắn với các địa phương cụ thể và gắn với giải quyết vấn đề an sinh xã hội, thoát nghèo bền vững, từng bước nâng cao dân trí, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống với các vùng khác. Xây dựng phương án kết nối, liên kết cụ thể giữa các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn với các khu vực có vai trò động lực của tỉnh

- Xác định thống nhất tên gọi các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn, khu vực có vai trò động lực; bổ sung mục tiêu phát triển cụ thể từng giai đoạn theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2045 và bổ sung nhiệm vụ thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

đ) Về xác định khu vực quân sự, an ninh

Đề nghị cơ quan tổ chức lập quy hoạch phối hợp chặt chẽ với Quân khu 1 để kịp thời cập nhật các nội dung quy hoạch ngành của Bộ Quốc phòng và nội dung tích hợp các khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng vào quy hoạch tỉnh Lạng Sơn.

2.10. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

Các Bộ: Công an; Công Thương; Giao thông vận tải; Xây dựng; Ngoại giao; Kế hoạch và Đầu tư và chuyên gia Hoàng Minh Nguyệt; Nguyễn Ngọc Sơn, Trương Văn Quảng

a) Phương án phát triển mạng lưới giao thông

- Về quan điểm, mục tiêu: (i) Cần thể hiện cụ thể quan điểm phát triển, mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên các định hướng phát triển chung của quốc gia, của vùng, của ngành quốc gia và các đặc thù của tỉnh Lạng Sơn; (ii) Đề nghị bổ sung mục tiêu về tỷ lệ quỹ đất hạ tầng giao thông đường bộ đô thị so với quỹ đất xây dựng đô thị để làm căn cứ thực hiện trong quá trình triển khai các quy hoạch đô thị.

- Bổ sung kết quả chính của công tác dự báo (đặc biệt là kết quả phân bổ nhu cầu vận tải) để làm căn cứ đề xuất phương án phát triển.

- Về đường bộ:

+ Thể hiện ngắn gọn phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ quốc gia theo nội dung đã được hoạch định trong quy hoạch ngành quốc gia (điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến trình đầu tư nếu có).

+ Rà soát, bỏ nội dung liên quan đến nút giao khác mức liên thông (lối, ra vào đường cao tốc) do nội dung này nằm trong quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành, cụ thể hóa quy hoạch mạng lưới đường bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch. Đề nghị phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải trong quá trình lập quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thời gian tới.

+ Đối với việc quy hoạch phát triển mạng lưới đường tỉnh, thống nhất danh mục các tuyến đường (trong hồ sơ quy hoạch, các tuyến đường tỉnh hiện hữu không có mô tả, trong khi các tuyến đường tỉnh làm mới thống kê từng tuyến) về điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật làm cơ sở quản lý, đầu tư xây dựng.

+ Xem xét, đầu tư tới tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn; tuyến Cao tốc Tiên Yên - Lạng Sơn - Cao Bằng (CT.10) phải kết nối được với cảng biển Mũi Chùa (Quảng Ninh)...tạo hành lang thông suốt để các tỉnh vùng Đông Bắc tiếp cận với cảng biển nhanh chóng và thuận tiện.

- Đề nghị xem xét xây dựng các tuyến đường gom để bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường bộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 44 Luật Giao thông đường bộ.

- Đề nghị bổ sung định phương án phát triển giao thông tĩnh, trong đó xác định rõ nhu cầu, định hướng phát triển. Đồng thời, trên cơ sở nhu cầu phát triển của tỉnh, đề nghị xác định các đoạn tuyến tránh của các tuyến quốc lộ, sau khi hoàn thành đầu tư, trường hợp phù hợp, đồng bộ quy mô các tuyến quốc lộ sẽ xem xét, quyết định điều chuyển tuyến tránh thành đường quốc lộ và đoạn quốc lộ trong tuyến tránh thành đường địa phương theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg.

- Rà soát, cân đối lại đề xuất mở rộng thành 14 làn đường sẽ ảnh hưởng đến vị trí mốc 1120 và quy hoạch của địa phương.

- Về đường sắt:

+ Rà soát, cập nhật nội dung về quy hoạch mạng lưới đường sắt qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021.

+ Đề nghị lộ trình ưu tiên sớm đầu tư cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội (Yên Viên) - Lạng Sơn từ ga Hà Nội đến ga Đồng Đăng, kết nối ga Yên Trạch với cảng cạn Yên Trạch, ga Đồng Đăng với khu trung chuyển hàng hóa và logistics cửa khẩu Hữu Nghị, đồng thời kết nối được với Trung Quốc để tăng khả năng, xuất nhập khẩu, du lịch, giao lưu văn hóa trong tương lai gần...

+ Rà soát, thống nhất tên “Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn”.

+ Đối với nội dung: “Cải tuyến đoạn tránh trung tâm TP Lạng Sơn và chuyển ga Lạng Sơn về ga Yên Trạch; Xây dựng mới tuyến đường sắt Mai Pha - Na Dương; Xây dựng mới tuyến từ ga Yên Trạch chạy song song với QL.4B, nối từ Lạng Sơn sang Quảng Ninh và nối tới cảng Mũi Chùa. Ga đầu mối trung chuyển phía Bắc của tuyến đường sắt xuyên á và tuyến đường sắt xây dựng mới đi cảng Mũi Chùa - Quảng Ninh được xác định tại khu vực ga Yên Trạch hiện tại”, đề nghị không đưa nội dung này vào quy hoạch tỉnh do chưa được đề cập trong Quy hoạch mạng lưới đường sắt đã được phê duyệt. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng sẽ nghiên cứu cụ thể nội dung này (nếu có).

- Về hệ thống cảng cạn, trung tâm logistics: Đề nghị rà soát, cập nhật các nội dung trong Quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 979/QĐ-TTg ngày 22/8/2023; thống nhất dùng thuật ngữ cảng cạn trong báo cáo (không sử dụng thuật ngữ ICD); phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan trong việc nghiên cứu định hướng, quy hoạch về phát triển trung tâm logistics, cảng cạn và các quy hoạch khác liên quan trong một tổng thể thống nhất. Rà soát, xem xét đề xuất xây dựng tại cửa khẩu Chi Ma 01 trung tâm logistics.

b) Phương án phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện

- Đề nghị rà soát danh mục các dự án điện trên địa bàn tỉnh đưa vào quy hoạch đảm bảo sự phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, trong đó lưu ý bảo đảm nguyên tắc quy mô không vượt quá quy mô quy định trong Quy hoạch điện VIII. Bổ sung sơ đồ lưới điện, hiện trạng, quan điểm phát triển và tiêu chí thiết kế lưới điện của Lạng Sơn, trên cơ sở đó mới tiến hành thiết kế lưới điện cho Lạng Sơn trong những năm tới, đảm bảo phù hợp và không chồng lấn giữa các không gian quy hoạch khác nhau

- Làm rõ cơ sở khoa học kết quả dự báo nhu cầu sử dụng điện đến năm 2050 (bảng 64); xem xét khả năng đáp ứng của lưới điện khi GRDP của Tỉnh tăng đột phá (PA cao). Phân tích rõ tiến độ của nhà máy điện gió Mẫu Sơn, tính khả thi khi đề xuất đưa vào vận hành đến năm 2025, tính phù hợp với Quyết định 1210/QĐ-BCT.

- Về phát triển năng lượng tái tạo, rà soát số liệu của các dạng năng lượng tái tạo, cụ thể quy mô công suất và việc đầu nối điện mặt trời (xu thế hiện nay là phát triển ĐMT áp mái tự sản, tự tiêu không nối lưới). Phân tích khả năng vận hành của các nguồn thủy điện, điện rác, điện sinh khối năm 2025.

- Rà soát, phân tích tiềm năng và khả năng khai thác năng lượng tái tạo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo phù hợp với Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019, Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 và Thông tư số 01/2023/TT-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định và bãi bỏ một số quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BCT ngày 15/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió và Thông tư số 18/2020/TT-BCT ngày 17/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện phát triển dự án điện gió và hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện mặt trời.

- Bổ sung nội dung và số liệu định lượng trên cơ sở dữ liệu thông tin địa lý (GIS) về tiềm năng, hiện trạng và dự kiến phát triển, sử dụng các nguồn điện năng lượng tái tạo. Bổ sung nhu cầu điện và phương án cấp điện cho hệ thống đường sắt.

c) Phương án phát triển mạng lưới viễn thông; phương án phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và công trình viễn thông của tỉnh

- Đề nghị phân định rõ mục tiêu phát triển, yêu cầu phát triển và bổ sung phương án phát triển của từng lĩnh vực cụ thể của hạ tầng thông tin và truyền thông. Cập nhật các tuyến viễn thông quốc tế, quốc gia, liên tỉnh đã được xác định trong Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức lập và xác định trong quy hoạch vùng TDMNPB.

- Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin: Đề nghị bổ sung một số mục tiêu đến năm 2025, năm 2030 về phát triển điện tử theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030.

- Bổ sung nhu cầu sử dụng đất phát triển mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh; xác định Danh mục dự án quan trọng của tỉnh cần ưu tiên đầu tư để phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

- Bổ sung nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư theo từng giai đoạn thời kỳ quy hoạch (2021-2025 và 2026-2030); xây dựng các giải pháp quản lý, thực hiện nội dung quy hoạch.

d) Phương án phát triển thủy lợi, tưới tiêu và cấp thoát nước

- Bổ sung tính toán nhu cầu nước, cân bằng nước, nhu cầu tiêu, hệ số tiêu phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu, làm cơ sở đề xuất phương án phát triển mạng lưới thủy lợi của tỉnh.

- Rà soát lại các chỉ tiêu sử dụng nước theo QCVN 01: 2021/BXD Quy chuẩn Quốc gia về quy hoạch, không sử dụng TCVN 33:2006 (lưu ý một số chỉ tiêu lựa chọn cao: nước cho khu công nghiệp (chỉ tính 60-70% quy mô KCN), nước rò rỉ, nước cho bản thân NMN, nước sinh hoạt đô thị loại III,IV,V... .Bổ sung lượng nước dự phòng chữa cháy và bảng tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các thời kỳ quy hoạch.

đ) Về phát triển hạ tầng phòng cháy, chữa cháy

Rà soát, đối chiếu và thống nhất số liệu về quy hoạch hạ tầng phòng cháy và chữa cháy (giữa quy hoạch tỉnh và quy hoạch ngành quốc gia) trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt quy hoạch

e) Về cơ sở xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và cơ sở hỏa táng

- Đối với định hướng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ, bổ sung các nội dung dự báo nhu cầu đất nghĩa trang, cơ sở hỏa táng theo các thời kỳ quy hoạch, định hướng phân bổ các nghĩa trang, cơ sở hỏa táng (khu vực đô thị, nông thôn hoặc theo phân vùng), quy mô, vị trí, các thông số kỹ thuật và khoảng cách an toàn môi trường, danh mục các khu vực nghĩa địa cần di dời,...dự báo tỷ lệ hình thức táng (khu vực đô thị, nông thôn),....

- Đối với định hướng chất thải rắn, xác định rõ các nội dung, dự báo tổng lượng CTR phát sinh theo các thời kỳ QH 2030, 2050; phân vùng thu gom CTR, trạm trung chuyển CTR (nếu có), quy mô, vị trí, các thông số kỹ thuật, công nghệ xử lý, khoảng cách ly an toàn môi trường,... và các giải pháp thu gom xử lý CTR khu vực đô thị, nông thôn.

g) Về hạ tầng xăng dầu, khí đốt

Đề nghị bổ sung cơ sở xác định phương án quy hoạch kho xăng dầu, khí đốt của tỉnh giai đoạn quy hoạch thống nhất với Quy hoạch hạ tầng, dự trữ xăng dầu khí đốt quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân và bố trí quỹ đất phù hợp.

2.11. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội

Các Bộ: Bộ Công Thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Tài chính; Y tế và chuyên gia Nguyễn Ngọc Sơn

a) Phương án phát triển hạ tầng thương mại, văn hóa, thể dục, thể thao

- Phân tích rõ phương án phát triển các loại hình chợ; bổ sung phương án phát triển các cửa hàng xăng dầu và dự báo khả năng xây dựng kho xăng dầu trên địa bàn Tỉnh nhằm ứng phó với thị trường xăng dầu khi có đột biến thay đổi.

- Cập nhật các khu du lịch, khu thể dục thể thao, khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định ở quy hoạch vùng và quy hoạch ngành quốc gia. Rà soát bổ sung các thiết chế văn hóa - thể thao phục vụ công nhân lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Rà soát bổ sung nhu cầu sử dụng đất từng loại hình hạ tầng thương mại và tổng diện tích sử dụng trên địa bàn tỉnh trong kỳ quy hoạch; định hướng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước; xây dựng các giải pháp quản lý, thực hiện nội dung quy hoạch.

b) Phương án phát triển khoa học và công nghệ

Đề nghị bổ sung nội dung về phương án phát triển hạ tầng KHCN, trong đó nêu rõ định hướng, tầm nhìn, kế hoạch đầu tư mới, đầu tư nâng cấp, sửa chữa, hoàn thiện các cơ sở, trung tâm, khu chức năng phục vụ KHCN và đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh; phương án thu hút, bố trí quỹ đất, nguồn vốn, nhân lực, cơ chế chính sách để phát triển hạ tầng KHCN và đổi mới sáng tạo.

c) Hạ tầng giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

- Rà soát, bổ sung thuyết minh làm cơ sở xác định các mục tiêu, chỉ tiêu tính toán cụ thể trong quy hoạch để đảm bảo phương án thuyết phục, phù hợp, khả thi, đảm bảo tiếp cận giáo dục của người dân, chất lượng giáo dục và phù hợp với năng lực quản lý, điều hành có tính toán gắn với nguồn lực thực hiện (đội ngũ giảng viên, khái toán kinh phí thực hiện, quỹ đất. Xem xét cách tiếp cận để tăng thêm tính khách quan, dựa trên cơ sở khoa học.

- Bổ sung làm rõ phương án phát triển hạ tầng, bảo đảm bố trí quỹ đất đối với phương án “Bổ sung 01 trường/trung tâm phát triển giáo dục hòa nhập tại thành phố Lạng Sơn” (loại hình, quy mô, địa điểm, không gian bố trí và nhu cầu sử dụng đất). Bổ sung làm rõ thêm phương án bố trí không gian đối với nội dung “quỹ đất dành cho trường đại học khoảng 35ha” và các điều kiện để thành lập cơ sở giáo dục đại học theo quy định hiện hành đối với phương án này.

- Đề nghị rà soát, làm rõ phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp), trung tâm dịch vụ việc làm. Đối với các phương án phát triển đảm bảo về số lượng cơ sở, quy mô phát triển (quy mô đào tạo đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, quy mô tư vấn, giới thiệu việc làm đối với cơ sở dịch vụ việc làm, quy mô chăm sóc,...); định hướng không gian phát triển, nhu cầu sử dụng đất và khả năng bố trí quỹ đất của tỉnh cho mạng lưới các cơ sở này trong thời kỳ quy hoạch (bao gồm cả định hướng phát triển đối với các cơ sở ngoài công lập).

d) Mạng lưới hạ tầng y tế

Đề nghị rà soát, cập nhật cơ sở y tế cấp quốc gia, cấp vùng trên địa bàn tỉnh đã được xác định ở quy hoạch vùng TDMNPB và quy hoạch mạng lưới cơ sở y tế quốc gia; xác định các dự án cơ sở y tế cấp tỉnh và liên huyện được ưu tiên đầu tư nâng cấp và xây dựng mới trong thời kỳ quy hoạch, phân kỳ theo từng giai đoạn (2021-2025 và 2026-2030).

đ) Về quy hoạch hệ thống kho dự trữ quốc gia

Đề nghị điều chỉnh tích hợp hệ thống kho dự trữ quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo quy định sau khi Quy hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

e) Phương án phát triển các khu xử lý chất thải

- Bổ sung mục tiêu về thu gom bùn thải, mục tiêu về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn. Nội dung dự báo CTR cần bổ sung thêm dự báo chất thải vật liệu xây dựng, dự báo bùn thải.

- Cập nhật, bổ sung các khu xử lý chất thải nguy hại cấp vùng, liên tỉnh đã được xác định trong Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Xây dựng tổ chức lập, Quy hoạch bảo vệ môi trường thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập, xác định khu xử lý chất thải trong quy hoạch vùng TDMNPB.

- Nghiên cứu xây dựng các khu xử lý CTR sinh hoạt tập trung có sử dụng công nghệ hiện đại, thu hồi năng lượng; tránh phân tán thành nhiều cơ sở có quy mô nhỏ; giảm việc chôn lấp CTR sinh hoạt trực tiếp.

2.12. Phân bổ và khoanh vùng đất đai theo khu chức năng và theo loại đất đến từng đơn vị hành chính cấp huyện

Các Bộ: Bộ Công an, Bộ Công Thương; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường và chuyên gia Hà Văn Định, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Đức Hùng, Nguyễn Ngọc Sơn

- Đề nghị sắp xếp lại bố cục theo đúng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản 7 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019; bổ sung hệ thống các bảng biểu số liệu về phân bổ và khoanh vùng đất đai trên địa bàn tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

- Rà soát lại một số chỉ tiêu chênh lệch so với chỉ tiêu phân bổ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 326/QĐ-TTg như đất nông nghiệp, đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên; đất phi nông nghiệp, đất an ninh, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh; một số loại đất trong nhóm đất phát triển hạ tầng như đất giao thông, đất xây dựng cơ sở văn hóa, đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo, đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao, đất công trình năng lượng, đất công trình bưu chính, viễn thông, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất bãi thải, xử lý chất thải; đất chưa sử dụng.

- Rà soát lại số liệu về chỉ tiêu sử dụng đất xác định trong dự thảo Báo cáo Quy hoạch tỉnh tại Bảng 95 từ trang 573 đến trang 575 với Phụ biểu 5 tại Phụ lục Báo cáo số 225/BC-UBND ngày 19 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc Báo cáo kết quả thực hiện chỉ tiêu sử dụng đất và đề xuất nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030, phân kỳ thực hiện đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Đối với việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ (415 ha) và rừng đặc dụng (15 ha) sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, cần làm rõ mục đích chuyển đổi, và vị trí chuyển đổi đảm bảo đảm bảo tuân thủ, phù hợp theo Luật lâm nghiệp năm 2017 và Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Đối với đề xuất giảm chỉ tiêu đất rừng phòng hộ; đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đề nghị bổ sung các căn cứ pháp lý đối với đề xuất giảm thêm 228 đất rừng phòng hộ và giảm thêm 20.198 ha đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên là không phù hợp với Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 06/10/2022 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 152/NQ-CP ngày 15/11/2022 của Chính phủ “...chú trọng phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ nghiêm ngặt các diện tích rừng tự nhiên hiện có, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; tiến hành khoanh nuôi tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng bổ sung làm giàu rừng”.

- Đối với quy hoạch khu công nghiệp: Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Lạng Sơn có 02 KCN với diện tích 761,76ha; giai đoạn 2026-2030, tỉnh quy hoạch bổ sung mới 05 KCN với diện tích 1.293ha. Như vậy đến năm 2030, tỉnh Lạng Sơn có 07 KCN với tổng diện tích 2.055 ha. Là chưa có cơ sở, chưa đánh giá dựa trên thực trạng, tiềm năng về đất đai, nguồn lực lao động của tỉnh, đề nghị thực hiện đúng chỉ tiêu phát triển đất khu công nghiệp đã được TTg phân bổ.

+ Rà soát lại chỉ tiêu đất dành cho phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030 (1.152 ha) (Bảng 95 trang 573 và Bảng 106 trang 596) cho phù hợp với thống nhất với số liệu tại bảng 59 trang 387 (1.161,1 ha).

- Đối với đất giao thông, đề nghị rà soát cân nhắc, tính toán đầy đủ, đúng diện tích sử dụng vào mục đích giao thông, qua xem xét cho thấy một số công trình cao tốc tính toán diện tích quy hoạch chưa đúng với các thông số quy hoạch tuyến đường, tính cả diện tích bãi đỗ đất trong quá trình làm đường vào đất giao thông, hành lang giao thông... do vậy diện tích đất giao thông vượt chỉ tiêu quốc gia phân bổ.

- Nghiên cứu, xem xét bổ sung thêm phần phụ lục ở báo cáo thuyết minh tổng hợp về Danh mục các công trình, dự án sử dụng vào đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là cơ sở quan trọng để giám sát việc chuyển đổi đất rừng theo Luật lâm nghiệp năm 2017 và Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Đối với chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở thể dục - thể thao đến năm 2030, xác định rõ diện tích đất tăng thêm của 05 sân gôn quy hoạch mới và đảm bảo tính pháp lý về sử dụng đất theo Điều 6 Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ về đầu tư xây dựng và kinh doanh sân golf.

- Đối với chỉ tiêu đất ở nông thôn, đất ở đô thị đến năm 2030, đề nghị làm rõ cơ sở tính toán dựa vào diện tích đất ở trên đầu người/hộ gia đình theo quy định và dự báo dân số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030.

- Đối với chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất an ninh đến năm 2030, đề nghị nghiên cứu, bổ sung, cập nhật số liệu của Bộ Công an về quy hoạch sử dụng đất an ninh7.

- Bổ sung tầm nhìn sử dụng đất đến năm 2050 để đảm bảo thống nhất với các phương án khác.

- Bổ sung vào danh mục phân bổ đất cho cơ sở du lịch vào bảng 94. Chỉ tiêu sử dụng đất. Đối với việc xác định đất dành cho các khu du lịch (Bảng 100), Bình Gia và Bắc Sơn có nhiều tiềm năng du lịch có thể phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và các công trình dịch vụ du lịch khác nên cần nhiều đất hơn cho các dự án đầu tư khu nghỉ dưỡng và các công trình khác; tuy nhiên, diện tích khu du lịch phân bổ đến năm 2030 của 2 huyện này gần như thấp nhất (Bình Gia: 12 ha; Bắc Sơn: 22 ha). Do đó, cần xem xét, cân nhắc lại định hướng phân bổ đất này cho phù hợp với yêu cầu đầu tư phát triển du lịch ở những khu vực giàu tiềm năng du lịch.

- Nghiên cứu, xem xét lại đề xuất chỉ tiêu đất phân bổ cho khu thương mại - du lịch tại thành phố Lạng Sơn là 86 ha, không phù hợp so với yêu cầu phát triển thành phố cửa ngõ vươn ra thị trường Trung Quốc rộng lớn và trung tâm tiểu vùng Đông Bắc.

- Đối với các chỉ tiêu sử dụng đất cấp tỉnh xác định thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh tăng nhiều trong kỳ quy hoạch như đất cụm công nghiệp tăng thêm 1.152 ha (hiện trạng 33 ha, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước đạt 6% đến hết năm 2020 còn 515 ha chưa thực hiện, dự kiến quy hoạch 1.152 ha); đất thương mại dịch vụ tăng thêm 1.184 ha (hiện trạng 242 ha, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước là 65% đến hết năm 2020 còn 133 ha chưa thực hiện, dự kiến quy hoạch 1.184 ha); đất sản xuất kinh doanh tăng thêm 1.062 ha (hiện trạng 209 ha, kết quả thực hiện quy hoạch kỳ trước là 39%, đến hết năm 2020 còn 458 ha chưa thực hiện, dự kiến quy hoạch 1.062 ha... đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn cần xem xét kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kỳ trước; dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021 - 2030, khả năng bố trí đầu tư công của toàn tỉnh, khả năng thu hút đầu tư,... để bố trí quỹ đất cho phù hợp với điều kiện giới hạn về tổng diện tích, đáp ứng nhu cầu của tất cả các ngành, lĩnh vực và các địa phương.

- Về thu hồi đất: Đề nghị tiếp tục rà soát việc xác định diện tích các loại đất cần thu hồi8 vào các mục đích quy định tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai; rà soát việc xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích quy định tại điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai. Phân tích, làm rõ nguồn lực vốn đầu tư, giải pháp tổ chức thực hiện, đặc biệt đối với việc chuyển mục đích sử dụng đất lớn trong kỳ quy hoạch

2.13. Phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Sơn, Trương Văn Quảng

- Đề nghị rà soát, chuẩn hóa lại tên bảng trong phần dự báo quy mô dân số của các huyện (mục 2.10 Vùng huyện Văn Quan nhưng bảng Dự báo quy mô dân số lại là huyện Bình Lộc).

- Làm rõ hơn các trục động lực và các cực phát triển dựa trên khai thác các tiềm năng lợi thế để hình thành, đồng thời tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành, lĩnh vực và tạo sự lan tỏa cho phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Đồng thời, bổ sung các căn cứ để phân vùng phát triển tỉnh Lạng Sơn.

- Nghiên cứu, xem xét liên kết giữa các huyện thông qua hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông, trong đó có Trục phát triển và các tuyến hành lang kinh tế như Trục phát triển kinh tế Đồng Đăng - Hữu Lũng; 02 tuyến hành lang: (1) Tuyến Hành lang kinh tế Cao Lộc-Văn Lãng-Tràng Định (dọc theo cao tốc Đồng Đăng-Trà Lĩnh, kết nối với Cao Bằng); (2) Tuyến Hành lang kinh tế TP Lạng Sơn mở rộng; các tuyến hành lang hỗ trợ và mối liên kết giữa các đô thị trong từng phân vùng...như (1) Hướng kết nối từ cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Đồng Đăng về thủ đô Hà Nội và ra cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh; (2) Hướng kết nối ngang về phía Tây; (3) Hướng kết nối ngang về phía Đông; (4) Hướng kết nối Lạng Sơn - Cao Bằng về phía Tây Bắc...

- Xem xét bổ sung ĐVHC các huyện, các xã cần sắp xếp theo quy định tại Công điện số 616/CĐ.

- Về phương án xây dựng vùng liên huyện, đề nghị:

+ Đối với vùng kinh tế động lực, cần xem xét, bổ sung loại hình du lịch đô thị, du lịch MICE. Bổ sung định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cụ thể là xây dựng trung tâm hội chợ, triển lãm quốc tế quy mô lớn, hiện đại để phục vụ đăng cai tổ chức các sự kiện, hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo quy mô lớn cả trong nước, khu vực và quốc tế để khẳng định vai trò và vị trí cửa ngõ của ASEAN vào Trung Quốc và nâng cấp mở rộng tuyến đường vành đai biên giới kết nối thông tuyến đường vành đai biên giới với Quảng Ninh và Cao Bằng để hình thành “tuyến du lịch vành đai biên giới” đặc biệt hấp dẫn khách du lịch.

+ Đối với vùng kinh tế phía Đông, xem xét lại nhận định vùng này là trung tâm du lịch của tỉnh và trọng điểm du lịch của vùng TDMNPB vì vùng kinh tế động lực cũng đã xác định vai trò là trung tâm du lịch của tỉnh.

+ Đối với vùng kinh tế phía Tây, nghiên cứu xem xét xác định đây là một trong 3 trọng điểm phát triển du lịch của tỉnh vì tiềm năng du lịch, đặc biệt ở Bắc Sơn, Bình Gia khá đa dạng, hấp dẫn, có thể phát triển nhiều loại hình du lịch, nhất là du lịch nghỉ dưỡng núi, du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch gắn với nông nghiệp, thể thao mạo hiểm.

- Về phương án xây dựng vùng huyện, đề nghị:

+ Nghiên cứu quy hoạch xây dựng các vùng huyện trong đó xác định rõ: (i) Phạm vi ranh giới lập quy hoạch; (ii) Tính chất và động lực phát triển; (iii) Các chỉ tiêu phát triển; (iv) Các định hướng phát triển, để làm căn cứ lập các quy hoạch xây dựng sau này; (v) Dự báo quy mô và các chỉ tiêu phát triển chính; (vi) Các định hướng phát triển lớn về không gian và cơ sở hạ tầng.

+ Đối với vùng thành phố Lạng Sơn mở rộng, cân nhắc, không nên định hướng phát triển sân gôn trong thành phố Lạng Sơn.

+ Đối với vùng huyện Chi Lăng, nhấn mạnh hơn tới đầu tư phát triển du lịch lịch sử kết hợp giáo dục truyền thống, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm.

+ Đối với vùng huyện Bắc Sơn, cần định hướng phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện vào năm 2030, trong đó tập trung đầu tư phát triển mạnh du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm văn hóa cộng đồng, du lịch tìm hiểu lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp.

+ Đối với vùng huyện Văn Lãng, xem xét không định hướng phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại hồ thủy điện Thác Xăng.

2.14. Phương án bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên, đa dạng sinh học, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn

Các Bộ: Bộ Công an, Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các chuyên gia Hà Văn Định

a) Phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học

- Đề nghị rà soát tên, nội dung đảm bảo đầy đủ, đúng thứ tự quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g Khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

- Về nội dung phương án phân vùng môi trường, bổ sung bảng biểu, bản đồ phương án phân vùng môi trường (A3) về nội dung này của báo cáo thuyết minh. Bổ sung nội dung đánh giá những điểm thuận lợi, khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường, quản lý chất thải; đánh giá sự phù hợp với quy hoạch hiện hữu của các khu vực, cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại (nếu có) đang hoạt động hoặc đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh để từ đó điều chỉnh, bổ sung nội dung quản lý chất thải đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.

- Trên cơ sở kịch bản 2 được lựa chọn là phương án phát triển của tỉnh Lạng Sơn, bổ sung nội dung rà soát, đánh giá những vấn đề môi trường, đặc biệt là việc gia tăng phát sinh chất thải từ các khu vực dân cư, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung và các ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư để đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển trong từng giai đoạn của quy hoạch.

- Xem xét, bổ sung nội dung về phương hướng thực hiện (cải tạo, mở rộng, đầu tư mới) về hạ tầng bảo vệ môi trường, quản lý chất thải đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050, phù hợp với phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng trên địa bàn tỉnh.

- Đối với nội dung về phương án quan trắc môi trường, bổ sung thông tin cụ thể về căn cứ để lựa chọn bổ sung các địa điểm, đối tượng quan trắc môi trường định kỳ, giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý và vận hành trạm quan trắc môi trường (không khí, nước) tự động, liên tục hiện hữu và việc bổ sung các trạm quan trắc môi trường lưu động.

- Đề nghị chỉnh sửa tiêu đề mục 1.5 “Các trạm, điểm quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh” thành “Phương án về điểm, thông số, tần suất quan trắc chất lượng môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh đã được định hướng trong quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia” để đảm bảo phù hợp với điểm đ Khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP. Nghiên cứu, phân tích hệ thống các điểm quan trắc theo 2 nội dung, cụ thể: (i) Hệ thống điểm quan trắc môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh được quy hoạch trên địa bàn tỉnh; (ii) Hệ thống điểm quan trắc môi trường đất, nước, không khí cấp tỉnh.

- Đề nghị chỉnh sửa tiêu đề mục 1.6 “. Phương án phát triển mạng lưới thu gom, xử lý và quản lý chất thải” thành “Phương án sắp xếp, phân bố khu xử lý chất thải liên huyện” để phù hợp với điểm e Khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP.

- Bổ sung bảng dự báo báo khối lượng các loại chất thải phát sinh đến năm 2030 như: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế, chất thải rắn xây dựng, bùn thải,....của toàn tỉnh và đến từng đơn vị hành chính cấp huyện. Bổ sung các khu xử lý chất thải vật liệu xây dựng, khu xử lý bùn thải.

- Nghiên cứu, bổ sung một số giải pháp như sau: (i) Xây dựng, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật về thu gom và vận chuyển chất thải rắn trong đô thị, góp phần hoàn thiện phương thức triển khai 3R - Giảm thiểu (Reduce), tái chế (Recycle) và tái sử dụng (Reuse) giai đoạn đầu, đặc biệt đối với nhóm rác thải kích cỡ lớn và phế thải xây dựng. Lồng ghép phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với vấn đề xử lý chất thải rắn nhằm tạo ra các hệ sinh thái sản xuất ít phát thải, thân thiện với môi trường; (ii) Thực hiện phương án phân loại rác thải tại nguồn trước khi vận chuyển đến các khu xử lý rác thải. Phân loại rác thải như sau: (1) Chất thải rắn có thể tái chế; (2) chất thải thực phẩm và; (3) chất thải khác, sau đó cần có phương án xử lý riêng biệt đối với từng nguồn rác thải. Khuyến khích áp dụng công nghệ xử lý không chôn lấp trực tiếp, xử lý kết hợp thu hồi năng lượng; (iii) Giải pháp về thu hồi năng lượng từ xử lý rác như: Xây dựng nhà máy điện rác.

- Rà soát, bổ sung đầy đủ các nội dung đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/NĐ-CP; cụ thể bổ sung nội dung về phương án về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng đã được định hướng trong quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia trên địa bàn tỉnh; nội dung phương án phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh và nội dung sắp xếp, phân bố nghĩa trang.

- Rà soát nội dung định hướng phân vùng môi trường theo quy định tại Điều 22 và Điều 23 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó luận giải sự khác biệt giữa thị xã Hữu Lũng, thị xã Lộc Bình trong vùng bảo vệ nghiêm ngặt và thị trấn Hữu Lũng, thị trấn Lộc Bình trong vùng hạn chế phát thải, xem lại việc xác định các khu vực khai thác khoáng sản có nguy cơ ô nhiễm môi trường, các khu vực bố trí cơ sở xử lý chất thải có nguy cơ tiềm ẩn về quy định bảo vệ môi trường theo các quy chuẩn quốc gia hiện hành, ... thuộc khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

- Về nội dung phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, rà soát đảm bảo phù hợp với điểm d khoản 9 Điều 28 Nghị định số 37/NĐ-CP; thể hiện rõ các nội dung: (i) Khu vực đa dạng sinh học cao; (ii) Vùng đất ngập nước quan trọng; (iii) Khu vực cảnh quan sinh thái quan trọng; (iv) Hành lang đa dạng sinh học; (v) Khu vực bảo tồn thiên nhiên; (vi) Cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

b) Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên

- Đề nghị cập nhật Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 16/7/2023, đảm bảo thống nhất giữa các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tỉnh, tránh tình trạng chồng lấn tọa độ, ranh giới với quy hoạch Trung ương, không chia nhỏ các mỏ, cụm mỏ, khu vực mỏ khoáng sản có triển vọng khai thác với quy mô sản xuất trong quy hoạch tỉnh.

- Rà soát lại một số điểm mỏ (Phụ lục 6) chồng lấn với khu vực đã được điều tra, đánh giá và ghi nhận tài nguyên khoáng sản không thuộc đối tượng khoáng sản Quy hoạch của tỉnh, gồm:

- Khu vực mỏ đá vôi Khuyên Hà, xã Thanh Sơn; đá vôi Lân Hà, xã Đồng Tiến và đá vôi Sa Khao, xã Đồng Tiến chồng lấn với khu vực đã được thăm dò, xác định trữ lượng, tài nguyên khoáng sản đá vôi làm nguyên liệu xi măng, theo báo cáo “Thăm dò tỷ mỷ mỏ đá vôi, mỏ đá sét vùng Chợ Phỏng, Hữu Lũng, Lạng Sơn”, năm 1978, ký hiệu Lưu trữ Địa chất Đx.28.

- Khu vực mỏ đá vôi Lân Nặm, xã Đồng Tiến chồng lấn với khu vực đã được thăm dò, xác định trữ lượng, tài nguyên khoáng sản đá vôi làm nguyên liệu xi măng, theo báo cáo “Đá vôi đất sét Đồng Tiến, Hữu Lũng, Lạng Sơn”, năm 1969, ký hiệu Lưu trữ Địa chất Đx.18.

- Khu vực mỏ đất san lấp khu 4, thị trấn Đình Lập chồng lấn với khu vực có biểu hiện sét kaolin đã được phát hiện trong công tác điều tra, lập bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 nhóm tờ Đình Lập hiện đang được Cục Địa chất Việt Nam chủ trì thực hiện.

Đối với các khu vực khoáng sản (không phải là khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn) đã phát hiện (hoặc đang được Nhà nước điều tra, đánh giá), chưa được giao cho tỉnh quản lý, đề nghị chỉ thống kê diện tích và bổ sung vào phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác của tỉnh.

- Đối với lĩnh vực công nghiệp than, bổ sung đầy đủ các nội dung đã được Bộ Công Thương có ý kiến tại Công văn số 6670/BCT-KH về công suất khai thác các mỏ than, phương pháp khai thác, nhu cầu sử dụng than,...

- Đề nghị nghiên cứu, đảm bảo phù hợp với Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22/7/2022 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị.

- Cập nhật thông tin, đảm bảo sự thống nhất giữa các quy hoạch ngành quốc gia với quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Không để chồng lấn tọa độ, ranh giới với quy hoạch cấp quốc gia, không chia nhỏ các mỏ, các cụm mỏ, khu vực mỏ khoáng sản có triển vọng khai thác với quy mô sản xuất công nghiệp trong quy hoạch tỉnh. Rà soát các mỏ, điểm mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định khu vực phân tán nhỏ lẻ hoặc các mỏ, điểm mỏ độc lập (phân tán) đã được điều tra, đánh giá hoặc đã thăm dò đánh giá trữ lượng đáp ứng tiêu chí mỏ phân tán nhỏ lẻ quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/20216 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

- Bổ sung các giải pháp xử lý vấn đề gây ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước, ô nhiễm bụi, nhiệt, tiếng ồn và các tác nhân từ hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, đặc biệt đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.

c) Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

- Về chức năng nguồn nước, bổ sung chức năng nguồn nước cho các sông liên tỉnh theo quy định tại Quyết định 1969/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ Cùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1969/QĐ-TTg) và chức năng nguồn nước đối với các sông, suối nội tỉnh chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

- Về dòng chảy tối thiểu, xem xét lại việc xác định giá trị dòng chảy tối thiểu đối với 12 tiều vùng quy hoạch (giá trị dòng chảy tối thiểu cần được xác định tại các vị trí trên các sông, suối trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, đảm bảo các nguyên tắc theo quy định của Luật Tài nguyên nước theo hướng dẫn tại Thông tư số 64/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xác định dòng chảy tối thiểu trên các sông, suối và hạ lưu hồ chứa, đập dâng và đảm bảo phù hợp với Quyết định số 2064/QĐ-BTNMT ngày 24/7/2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc công bố giá trị dòng chảy tối thiểu ở hạ lưu các hồ chứa, đập dâng của các công trình thủy lợi, thủy điện).

- Về danh mục công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước, ngoài 06 công trình hồ chứa dự kiến xây dựng trong kỳ quy hoạch, đề nghị tổng hợp, bổ sung tất cả các công trình điều tiết nước, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước ở hiện tại và các công trình được quy hoạch xây dựng trong giai đoạn đến năm 2030 (bao gồm cả các công trình có quy mô nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản 6, mục IV Điều 1 Quyết định số 1969/QĐ-TTg để đưa vào quy hoạch tỉnh).

d) Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Rà soát, chỉnh sửa, bổ sung đầy đủ các nội dung theo văn bản số 5858/BNN-PCTT ngày 16/9/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong quy hoạch tỉnh.

- Đề nghị bổ sung xác định cụ thể không gian thoát lũ của tuyến sông trên địa bàn đảm bảo thoát lũ tương ứng mức đảm bảo phòng, chống lũ; không ảnh hưởng đến thoát lũ của tuyến sông liên tỉnh và cả hệ thống sông. Xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực công trình, nhà ở phải di dời; các khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ; các khu vực bãi sông có nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng công trình, nhà ở mới.

- Cập nhật các công trình, dự án phát triển trạm khí tượng thủy văn; các công trình dự án phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được xác định trong Quy hoạch mạng lưới trạm thủy văn quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập, Quy hoạch phòng chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xác định các công trình trên vào quy hoạch vùng TDMNPB.

- Rà soát, xác định cụ thể vị trí, diện tích các khu vực công trình, nhà ở phải di dời, phương án bảo vệ đối với các khu dân cư tập trung hiện có được tồn tại, bảo vệ.

- Nghiên cứu, bổ sung các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu để xác định mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính vào năm 2030 nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

3. Về danh mục dự án và thứ tự ưu tiên thực hiện

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Công Thương; Giao thông vận tải; Tài chính; Ủy ban dân tộc; Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Hà Văn Định, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Ngọc Sơn; Trương Văn Quảng

- Đề nghị tiếp tục cập nhật, bổ sung các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư; thống nhất các số liệu của các dự án; bổ sung một số dự án thể thao đáp ứng khách du lịch chất lượng cao, các dự án về hạ tầng logistics, các dự án phát triển du lịch.

- Nghiên cứu, xây dựng tiêu chí xác định dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và luận chứng, xây dựng danh mục dự án quan trọng của tỉnh cũng như việc sắp xếp ưu tiên đầu tư. Trong đó ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường; không sử dụng công nghệ thuộc danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao, công nghệ cấm chuyển giao. Đồng thời, bổ sung đầy đủ thông tin về việc bố trí nguồn vốn và kế hoạch, tiến độ thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch. Đối với các dự án thuộc Quy hoạch ngành quốc gia không thuộc đối tượng Quy hoạch tỉnh nhưng cần cập nhật trong quy hoạch tỉnh để bố trí quỹ đất, triển khai thực hiện đồng bộ.

- Đề nghị tách danh mục đầu tư từ ngân sách trung ương; danh mục đầu tư từ ngân sách địa phương và danh mục ưu tiên kêu gọi đầu tư; các dự án đưa vào quy hoạch cần phải tích hợp vào bản đồ để tạo thuận lợi cho việc triển khai sau này.

- Làm rõ tính khả thi việc huy động nguồn lực để thực hiện quy hoạch (mức vốn ước trung bình hàng năm khoảng 4.000 tỷ đồng lớn hơn khoảng 1.200 tỷ đồng so với thời kỳ trước).

- Nghiên cứu, bổ sung các dự án ưu tiên đầu tư như dự án xây dựng nhà máy điện rác; dự án đầu tư nhà máy chế biến sâu, chế biến công nghệ cao gắn với xuất khẩu nông sản trên địa bàn tỉnh; dự án xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với chuỗi liên kết giá trị bền vững và phát triển nông nghiệp tích hợp đa giá trị; dự án xây dựng kho bảo quản, hệ thống logistic phục vụ xuất nhập khẩu nông sản gắn với Khu kinh tế cửa khẩu.

- Xác định thêm các dự án đầu tư ưu tiên trong lĩnh vực du lịch trong danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, đặc biệt là ở Bắc Sơn, Bình Gia và Chi Lăng. Xem xét bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng giao thông kết nối giữa các khu du lịch, điểm du lịch trong tỉnh và kết nối với các địa phương khác trong vùng, các dự án điểm dừng chân cho khách du lịch; ưu tiên các dự án du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe.

- Đề nghị rà soát, bổ sung các nhiệm vụ trọng tâm, các dự án ưu tiên và các giải pháp, nguồn lực, bố trí đủ quỹ đất để thực hiện hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nội dung về quản lý chất thải, quan trắc môi trường và các nội dung khác có liên quan về bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

4. Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện quy hoạch

Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Nguyễn Đức Hùng,

- Bổ sung cụ thể phương án, cơ sở xây dựng cơ cấu nguồn vốn, dự kiến nguồn vốn NSNN phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 được giao và phù hợp với dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2026-2030; phân định rõ cơ cấu nguồn vốn, phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn gắn với khả năng đảm bảo nguồn lực để thực hiện dự án thuộc quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.

- Làm rõ nguồn lực thực hiện để đảm bảo tính khả thi phương án quy hoạch tỉnh Lạng Sơn, trong đó bổ sung giải pháp nguồn lực thực hiện quy hoạch: dự báo nguồn lực từ đất đai; nguồn lực đầu tư công; nguồn lực thu hút FDI, đầu tư tư nhân.

- Bổ sung các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định 98/2018/NĐCP; chính sách ưu đãi về đầu tư cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập 4 trung tại Nghị định 67/2014/NĐ-CP và Nghị định 17/2018/NĐ-CP; cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn như: miễn, giảm tiền sử dụng đất; miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiếp cận, hỗ trợ tín dụng; hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

- Đề nghị rà soát, làm rõ phương án thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, nông thôn, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại của tỉnh; làm rõ các giải pháp cụ thể để phát triển hạ tầng các khu xử lý nước thải đối với các khu, cụm công nghiệp và làng nghề, khu vực đô thị, nông thôn để đảm bảo các chỉ tiêu thu gom, xử lý nước thải đến năm 2030 và năm 2050 và phù hợp với nhóm giải pháp phát triển đô thị, nông thôn.

- Về nhóm giải pháp về môi trường, bổ sung lồng ghép các giải pháp Tăng trưởng xanh với kinh tế tuần hoàn theo Quyết định số 687/QĐ-TTg, ngày 7/6/2022, phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia vào trong phương án phát triển các ngành, lĩnh vực, nhân rộng các mô hình, sử dụng tiết kiệm hiệu quả tài nguyên, năng lượng, tái sử dụng, tái chế chất thải... trong sản xuất công nghiệp, nông lâm nghiệp, dịch vụ...

- Về nhóm giải pháp về cơ chế chính sách bổ sung giải pháp phát triển kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác xã trong đó chú trọng phát triển các hợp tác xã sản xuất nông, lâm nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn, nông nghiệp hữu cơ, hiệu quả cao và các hợp tác xã xuất khẩu sản phẩm nông sản chủ lực gắn với vùng nguyên liệu đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2030 được phê duyệt tại Quyết định số 340/QĐ-TTg 12/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ...

5. Về hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu

Các Bộ; Giáo dục và Đào tạo; Giao thông vận tải; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Ngoại giao; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư và các chuyên gia Hà Văn Định, Trương Văn Quảng; Nguyễn Huy Dũng

Hệ thống sơ đồ, bản đồ, cơ sở dữ liệu quy hoạch cần tuân thủ theo quy định tại Điều 25, 26 Nghị định số 58/2023/ND-CP và Thông tư số 04/2023/TT-BKHĐT ngày 26/6/2023 hướng dẫn yêu cầu nội dung và kỹ thuật của cơ sở dữ liệu hồ sơ quy hoạch và sơ đồ, bản đồ quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; đảm bảo thể hiện đúng, đầy đủ hiện trạng và các phương án quy hoạch. Đồng thời, bổ sung nội dung về việc khai thác, sử dụng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; theo quy định tại Điều 41 Luật Quy hoạch; điểm b khoản 5 Điều 41 và khoản 1 Điều 47 Luật Đo đạc và bản đồ, việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch cần được thực hiện trên cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia đã được chuẩn hóa và cập nhật, do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp. Một số nội dung cụ thể cần lưu ý:

a) Về Sơ đồ, bản đồ

- Đề nghị rà soát danh mục sơ đồ, bản đồ thống nhất với tên các sơ đồ, bản đồ kèm theo danh mục. Hệ thống sơ đồ, bản đồ dùng cho quy hoạch tỉnh Lạng Sơn, trong đó phải thể hiện đầy đủ và cập nhật chính xác đường địa giới hành chính các cấp, tên đơn vị hành chính. Đối với bản đồ phải có đầy đủ cơ sở toán học và tỷ lệ bản đồ, các ký hiệu trong nội dung bản đồ phải thống nhất với phần ghi chú của bản đồ. Khi biểu thị hình ảnh bản đồ Việt Nam thì phải thể hiện đầy đủ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với vùng biển, hải đảo của Việt Nam theo quy định của Luật Đo đạc và bản đồ. Một số bản đồ đang thể hiện lồng ghép cả bản đồ hiện trạng và bản đồ phương án phát triển tuy nhiên ký hiệu thể hiện khó phân biệt. Đối với các bản đồ phương án phát triển của các ngành, các lĩnh vực đề nghị có chú dẫn phân biệt giữa hiện trạng và quy hoạch.

- Xem xét lại hình thức thể hiện bản đồ từ khung bản đồ; bổ sung hệ thống khung theo hệ VN2000, bản đồ phụ trên bản đồ trong hệ thống bản đồ giấy, hệ tọa độ.

- Đối với bản đồ hiện trạng phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, nghiên cứu bổ sung thêm các ký hiệu về phát triển các loại vật nuôi chủ lực và thể hiện trên bản đồ. Bổ sung cơ sở/Nhà máy chế biến nông, lâm thủy sản có quy mô lớn. Đồng thời, bổ sung bản đồ phương án phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và cần thể hiện thêm các đối tượng như đã nêu.

- Đối với bản đồ hiện trạng trạng môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học, cần nghiên cứu bổ sung ranh giới các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh; ký hiệu một số loại động thực vật đặc hữu, quý hiếm trên địa bàn tỉnh; các khu xử lý chất thải liên huyện; mạng lưới nghĩa trang liên huyện hoặc quy mô lớn. Bổ sung bản đồ phụ về hiện trạng phân vùng môi trường trên địa bàn tỉnh. Tương tự đối với bản đồ phương án bảo vệ môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học cần nghiên cứu bổ sung ranh giới các khu bảo tồn thiên nhiên trên địa bàn tỉnh; ký hiệu một số loại động thực vật đặc hữu, quý hiếm trên địa bàn tỉnh; các khu xử lý chất thải liên huyện; mạng lưới nghĩa trang liên huyện trở lên.

- Bổ sung bản đồ quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Bổ sung ranh giới và tên các khu rừng đặc dụng như khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên, Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Mẫu Sơn, Khu bảo tồn loài - sinh vật Bắc Sơn, công viên địa chất Lạng Sơn.

b) Cơ sở dữ liệu

Đề nghị rà soát, hoàn thiện đầy đủ thông tin của các trường thuộc tính trong tất cả các lớp dữ liệu. Cơ sở dữ liệu Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn cần phải được hoàn thiện trước khi trình phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 31 và khoản 8 Điều 35 của Luật Quy hoạch và quy định tại Chương V của Nghị định 37/2019/NĐ-CPĐiều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP. Cơ sở dữ liệu Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn sau khi được hoàn thành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cùng với hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn kèm theo sẽ cung cấp, cập nhật vào Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định tại Điều 41 của Luật Quy hoạch, Chương V Nghị định 37/2019/NĐ-CPĐiều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP.

- Bổ sung phần viết về việc lập cơ sở dữ liệu và bản đồ (Tính đồng bộ, thống nhất của cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh so với yêu cầu chung của hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch).

- Rà soát loại bỏ các xung đột, chồng lấn giữa các ngành, lĩnh vực; kiểm tra lại hiện trạng và quy hoạch 3 loại rừng, các điểm sân gôn, quy hoạch trạm xử lý nước thải với quy hoạch bảo vệ môi trường,……

6. Về việc tiếp thu ý kiến tham gia

Trong quá trình xây dựng quy hoạch tỉnh, các Bộ, ngành đã tham gia ý kiến đối với Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn; một số nội dung góp ý đã được tiếp thu, hoàn thiện trong hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn, tuy nhiên vẫn còn có những nội dung chưa được nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ. Đề nghị Cơ quan lập quy hoạch rà soát lại các ý kiến góp ý để hoàn thiện quy hoạch và hoàn thiện Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến đối với Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn theo hướng chỉ rõ những nội dung đã chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến góp ý tại các mục, trang của Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn.

7. Về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Các Bộ và cơ quan ngang Bộ: Giáo dục và Đào tạo; Giao thông vận tải; Tài nguyên và môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ngoại giao; Nội vụ; Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Ủy ban dân tộc và các chuyên gia Hoàng Minh Nguyệt, Nguyễn Anh Tuấn

- Rà soát, chỉnh sửa lại dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh theo hướng vừa phải thể hiện được tính tổng hợp, khái quát cao và vừa phải đảm bảo ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng, cụ thể, không trùng lặp và phù hợp với quy định tại khoản 8 Điều 3 của Luật Quy hoạch, đồng thời phải thể hiện rõ quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển và giải pháp thực hiện quy hoạch. Phạm vi đối tượng được đề cập trong quyết định và các dự án kèm theo phải bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Quy hoạch và đúng quy định tại Điều 37 Luật Quy hoạch, đồng thời nội dung phê duyệt quy hoạch phải thống nhất, phù hợp với hồ sơ quy hoạch sau khi đã được chỉnh sửa, hoàn thiện. Nội dung của Quyết định phải đảm bảo phù hợp với thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.

- Các dự án thuộc quy hoạch tỉnh (không thuộc quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng) nên đề cập theo hướng có “độ mở” để đảm bảo việc xử lý “linh hoạt” trong quá trình triển khai thực hiện và có ghi chú. Đối với các dự án không thuộc quy hoạch tỉnh (sẽ được chi tiết tại các quy hoạch cấp dưới) nên đề cập trong định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực để đảm bảo sự phù hợp với quy hoạch tỉnh khi xem xét chấp thuận chủ trương dự án đầu tư. Đồng thời rà soát bổ sung theo hướng có thông tin, nội dung trong phần phương án tổ chức không gian vùng huyện, vùng liên huyện.

Ngoài các dự án ưu tiên đầu tư, cần phải xác định danh mục các công trình, dự án cần triển khai thực hiện trong giai đoạn quy hoạch. Đối với các dự án thuộc các quy hoạch ngành quốc gia không phải đối tượng của quy hoạch tỉnh nhưng cần cập nhật để bố trí quỹ đất, triển khai thực hiện đồng bộ.

- Về phương án vùng liên huyện, nghiên cứu, xem xét hình thành 02 trọng điểm du lịch tại vùng kinh tế phía đông và vùng kinh tế phía tây cùng với trung tâm du lịch tỉnh thuộc vùng kinh tế động lực. Đối với vùng kinh tế phía tây, đề nghị bỏ “thủy điện” vì thủy điện không phải là năng lượng tái tạo và ảnh hưởng môi trường rất lớn; đồng thời nhấn mạnh hơn vai trò phát triển du lịch ở vùng này vì tiềm năng du lịch khá lớn, nhất là ở Bắc Sơn và Bình Gia. Bổ sung định hướng về việc lập hồ sơ đề xuất UNESCO công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu và định hướng phát triển du lịch trong công viên địa chất.

- Cân nhắc đề xuất xây dựng mới 04 nhà máy thủy điện vì tác động tiêu cực của thủy điện đối với môi trường, tài nguyên là không nhỏ.

- Rà soát, bổ sung các nội dung về phân vùng chức năng của nguồn nước; lượng nước có thể khai thác, sử dụng; dòng chảy tối thiểu; nhu cầu khai thác, sử dụng nước trong kỳ quy hoạch; lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng; nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước, giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước; và danh mục công trình điều tiết, khai thác, sử dụng nước, phát triển tài nguyên nước theo quy định tại điểm a khoản 11 Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

- Rà soát nội dung phương án phát triển hạ tầng giáo dục và đào tạo của tỉnh tại điểm b khoản 9 Mục VII và Phụ lục 10 dự thảo Quyết định, theo đó bổ sung đầy đủ nội dung phương án phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông (trường TH, THCS, THPT, PTDTNT, PTDTBT), giáo dục thường xuyên đến năm 2030 (loại hình, quy mô, địa điểm và không gian bố trí); phương án phát triển mạng lưới, hạ tầng cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập đến năm 2030 để làm căn cứ thực hiện và đánh giá đối với quy hoạch.

- Phụ lục 1 đề nghị không chia chi tiết giai đoạn đến 2030 và đến 2050, quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuật các công trình được hoạch định đến năm 2050 để bảo đảm tầm nhìn dài hạn, quy mô đầu tư giai đoạn đến 2030 tùy thuộc vào nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực trong quá trình triển khai dự án.

- Bổ sung bảng biểu về thông tin quy hoạch liên quan đến công trình đường sắt, đường thủy nội địa (nếu có).

- Để đảm bảo tính mở của quy hoạch, đề nghị nghiên cứu, bổ sung một số nội dung sau: (i) Trong quá trình thực hiện quy hoạch, tùy theo nhu cầu vận tải, khả năng huy động nguồn lực sẽ nghiên cứu đầu tư các đoạn tuyến tránh đô thị, vị trí đông dân cư không thể mở rộng; (ii) Quy mô các tuyến đường địa phương là quy mô tối thiểu. Trong quá trình chuẩn bị đầu tư dự án, tùy theo nhu cầu vận tải sẽ xác định quy mô thực tế của tuyến đường; đồng thời, tùy theo nhu cầu vận tải và khả năng huy động nguồn lực sẽ quyết định phân kỳ đầu tư để bảo đảm hiệu quả đầu tư dự án.

8. Về Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược

Các Bộ: Bộ Công an; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường và các chuyên gia Nguyễn Anh Tuấn; Trần Văn Thụy, Nguyễn Huy Dũng, Mai Thanh Dung

- Về cơ sở pháp lý, đề nghị rà soát lại các văn bản pháp lý đã hết hiệu lực thi hành, bổ sung những văn bản quan trọng cần phải nghiên cứu, đưa vào triển khai trong thực hiện Quy hoạch cấp tỉnh, trong đó có tỉnh Lạng Sơn chẳng hạn như Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam; Nghị định số 109/2018/NĐ-CP của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ...,

- Bổ sung các phương pháp và kỹ thuật cần thiết và phù hợp, nói rõ bản chất của phương pháp, đáp ứng của phương pháp cho nội dung nào trong ĐMC, từ đó bổ sung hoặc nâng cao nội dung các chương mục cho đầy đủ và sát với yêu cầu của Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

- Về vấn đề môi trường chính, đề nghị: (i) Rà soát lại các vấn đề môi trường chính để đưa ra nhận định và lựa chọn phù hợp, nghiên cứu và cân nhắc thay thế các nội dung liên quan đến ô nhiễm môi trường bằng kiểm soát các hoạt động phát thải để nâng cao chất lượng môi trường. Mặt khác, Lạng Sơn là một tỉnh miền núi chịu tác động của cách hiện tượng cực đoan của thời tiết như xói lở, lũ quét. Cân nhắc và phân tích các tác động của tai biến thiên nhiên đến các hoạt động phát triển trong việc nhận dạng các vấn đề môi trường chính; (ii) Căn cứ vào hiện trạng và diễn biến của các vấn đề môi trường, hiện trạng thu gom, xử lý môi trường cũng như các vấn đề môi trường chính được lựa chọn để đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện và thực hiện Quy hoạch theo quy định tại mẫu 01b Phụ lục II Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT; (iii) Đối với nội dung tác động xã hội được nhận định là vấn đề môi trường chính số (6), cần làm rõ có hay không có vấn đề môi trường chính này và bổ sung các nội dung (nếu có).

- Về giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính, rà soát, xác định lại các giải pháp duy trì xu hướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính cho phù hợp. Bổ sung nội dung báo cáo kết quả thực hiện Quy hoạch, thực hiện chương trình quản lý môi trường và kết quả giám sát môi trường đến cơ quan phê duyệt Quy hoạch. Bổ sung làm rõ hành lang bảo vệ các nguồn nước quan trọng phục vụ mục đích cấp nước sinh hoạt.

- Đề nghị bổ sung thông tin liên quan đến bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc để phân tích, đánh giá khả năng tác động của Quy hoạch đến các vấn đề xã hội.

- Rà soát, lược bỏ các quan điểm mục tiêu, chính sách về bảo vệ môi trường không liên quan đến Quy hoạch và điều kiện địa lý tự nhiên của tỉnh Lạng Sơn như xâm nhập mặn, xói lở và ô nhiễm môi trường biển.

- Mô tả rõ hơn vị trí, vai trò của một số khu vực có giá trị dịch vụ môi trường cao như khu rừng đặc dụng Mẫu Sơn, khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên và các dòng sông chính chảy ra địa bàn tỉnh.

- Rà soát lại phần đánh giá tác động của Quy hoạch đến biến đổi khí hậu và ngược lại, chuyển các giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu sang Chương 4.

- Bổ sung đánh giá, dự báo tác động môi trường của 12 dự án sân gôn cũng như quản lý giám sát môi trường của các dự án này trong trường hợp các dự án này được chấp thuận và triển khai thực hiện theo Quy hoạch được phê duyệt

V. KIẾN NGHỊ

Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về quy hoạch, pháp luật về bảo vệ môi trường. Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định kiến nghị Hội đồng thẩm định:

1. Cho ý kiến và biểu quyết đánh giá với hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn.

2. Đề nghị cơ quan lập quy hoạch:

- Hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn theo quy định tại Điều 27 Luật Quy hoạch, Luật Bảo vệ môi trường, Điều 28 Nghị định số 37/2019/NĐ-CPkhoản 10 Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP trên cơ sở tiếp thu, giải trình toàn bộ ý kiến tham gia thẩm định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, ủy viên phản biện, ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định và Kết luận của Chủ tịch Hội đồng thẩm định tại phiên họp.

- Hoàn thiện dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn theo quy định tại Điều 37 Luật Quy hoạch trên cơ sở cập nhật những nội dung Hội đồng thẩm định đã yêu cầu chỉnh sửa đối với Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn.

- Hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn và gửi đến cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 58/2023/NĐ-CP để tiến hành rà soát theo quy định.

Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định - Bộ Kế hoạch và Đầu tư trân trọng báo cáo Hội đồng thẩm định xem xét./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Trần Quốc Phương - Phó Chủ tịch
HĐTĐ; các thành viên và ủy viên HĐTĐ;
- Sở KH&ĐT tỉnh Lạng Sơn;
- Lưu VT, QLQH (BN).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Quốc Phương

 

 



[1] Mục IV. Phương hướng tổ chức không gian (trang 376-382) cần rà soát tên cho phù hợp điểm a,b,c,d,đ Khoản 5. Điều 28 Nghị định 37/2019/NĐ-CP ngày 07/5/2019; Hoặc các khu chức năng cần rà soát theo đúng điểm d Khoản 2, Điều 27 Luật Quy hoạch năm 2017 (Báo cáo còn thiếu khu bảo tồn, khu vực cần được bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và đối tượng đã được kiểm kê di tích đã được xác định trong quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh); Phương án tổ chức lãnh thổ nông thôn cần bổ sung thêm phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung,...

[2] Số liệu thống kê các ngành, lĩnh vực không cùng thời điểm: phần lớn các ngành lấy số liệu thống kê ở năm 2020, nhưng ngành du lịch lại ở năm 2019, các KCN và CCN ở cuối năm 2022... giữa các trang cũng thiếu sự thống nhất, ví dụ: số liệu tăng GRDP ở bảng 53 và thuyết minh phần lời tại trang 282,..., Phương án phát triển giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế của Tỉnh thiếu sự nhất quán thời điểm, phần lớn các ngành chỉ có phương án đến năm 2030, tầm nhìn 2050 mang tính chiến lược, nhưng riêng ngành điện tính phương án đến năm 2050 rất chi tiết bao gồm cân đối nhu cầu và công suất ở năm 2050, chương trình phát triển nguồn lưới ở năm 2050,...

[3] Về khu công nghiệp: Đến hết năm 2022, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có 02 KCN với tổng diện tích 762 ha là không chính xác, mâu thuẫn với phần đánh giá hiện trạng sử dụng đất khu công nghiệp. Khu công nghiệp VISIP thuộc thời kỳ quy hoạch, nội dung này cần đánh giá thực trạng của khu công nghiệp, hoạt động, thu hút công nghiệp của tỉnh.

Về cụm công nghiệp: Tính đến năm 2020, tỉnh có 16 CCN được quy hoạch với tổng diện tích là 537,08 ha thuộc địa bàn của 08/11 huyện. Các CCN được quy hoạch và triển khai tại các địa điểm gần trục, tuyến giao thông thuận lợi của tỉnh (các tuyến đường tỉnh, quốc lộ). Nội dung này cần làm rõ thực trạng hoạt động các cụm công nghiệp, hiện trạng sử dụng đất cụm công nghiệp còn mâu thuẫn với phần đánh giá đất đai.

[4] Nghiên cứu phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe dưới tán hồi, quế ở Bình Gia, hình thành sản phẩm độc đáo riêng có của Lạng Sơn; du lịch trải nghiệm các thung lũng trồng cam, quýt ở Bắc Sơn, du lịch trải nghiệm vườn na ở Chi Lăng, tổ chức lễ hội nông nghiệp gắn với du lịch như lễ hội na Chi Lăng, lễ hội quýt Bắc Sơn...

[5] Sản phẩm du lịch lịch sử để phát huy những giá trị lịch sử đặc biệt có ý nghĩa quốc gia như khu di tích lịch sử Chi Lăng, thành nhà Mạc, bến đá Kỳ Cùng, quần thể di tích khởi nghĩa Bắc Sơn; sản phẩm du lịch MICE (Hội nghị, hội thảo, hội chợ, khuyến thưởng), du lịch mua sắm để phát huy vai trò cửa ngõ quan trọng của vùng, của cả nước trong việc kết nối với thị trường Trung Quốc rộng lớn cũng như kết nối Trung Quốc với các nước ASEAN.

6 Theo Báo cáo tổng hợp, UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất phương án quy hoạch KCN đến năm 2030 là 2.060,76 ha và đến năm 2025 là 767,76 ha, vượt quá các chỉ tiêu đất KCN được phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg (là 2.055 ha và 706 ha)

7 Bộ Công an dự kiến đến năm 2030 có 201,9 ha quy hoạch

8 Theo dự thảo Báo cáo Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030 tổng diện tích Nhà nước cần thu hồi để thực hiện các dự án công trình vì mục đích quốc phòng - an ninh và phát triển kinh tế - xã hội khoảng 8.364 ha, trong đó, đất nông nghiệp thu hồi 7.647 ha (đất trồng lúa: 1.299 ha, đất rừng sản xuất 2.880 ha), đất phi nông nghiệp thu hồi 717 ha

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác