Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2023 thông qua đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040
Nghị quyết 18/NQ-HĐND năm 2023 thông qua đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040
Số hiệu: | 18/NQ-HĐND | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ | Người ký: | Bùi Minh Châu |
Ngày ban hành: | 30/10/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 18/NQ-HĐND |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Tỉnh Phú Thọ |
Người ký: | Bùi Minh Châu |
Ngày ban hành: | 30/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 18/NQ-HĐND |
Phú Thọ, ngày 30 tháng 10 năm 2023 |
THÔNG QUA ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2040
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHÓA XIX, KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ THỨ BA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: Số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng; số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đến năm 2040;
Xét Tờ trình số 4120/TTr-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Phạm vi, quy mô lập điều chỉnh quy hoạch
- Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính thành phố Việt Trì bao gồm 22 đơn vị hành chính (trong đó có 13 phường và 9 xã). Ranh giới được xác định cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp thị trấn Phong Châu và xã An Đạo, huyện Phù Ninh;
+ Phía Nam giáp sông Hồng;
+ Phía Tây giáp xã Thạch Sơn và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao.
+ Phía Đông giáp sông Lô.
- Quy mô lập quy hoạch: Khoảng 11.149 ha.
- Quy mô dân số hiện trạng: Khoảng 219.111 người, trong đó nội thị là khoảng 145.000 người. Tỷ lệ đô thị hóa khoảng 66% (theo niên giám thống kê thành phố Việt Trì năm 2021).
- Thời hạn quy hoạch: Giai đoạn ngắn hạn đến năm 2030; giai đoạn dài hạn đến năm 2040.
2. Mục tiêu, tính chất, chức năng quy hoạch
2.1. Mục tiêu
- Cụ thể hóa định hướng Quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050;
- Là cơ sở xây dựng thành phố Việt Trì xứng tầm là thành phố trung tâm tỉnh (đô thị loại I), trung tâm vùng, cực phát triển phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội. Phát triển kinh tế - xã hội, môi trường bền vững, an ninh quốc phòng đảm bảo;
- Là cơ sở xây dựng thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam: xanh - văn minh - hiện đại, có kiến trúc cảnh quan đẹp, kinh tế phát triển và là thành phố đáng sống. Giữ gìn, phát huy các giá trị di sản, phát triển nhanh bền vững và hội nhập với khu vực, quốc tế;
- Làm cơ sở quản lý xây dựng, thu hút đầu tư, quản lý phát triển đô thị.
2.2. Tính chất và chức năng đô thị
- Là thành phố du lịch văn hóa lịch sử Quốc gia. Nơi lưu giữ những giá trị di sản cội nguồn dân tộc Việt Nam;
- Là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Phú Thọ. Một trong những trung tâm khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao của vùng Trung du miền núi phía Bắc;
- Là đầu mối giao thương và là cực phát triển quan trọng phía Tây Bắc của vùng Thủ đô Hà Nội;
- Là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh.
3. Các dự báo phát triển đô thị
- Quy mô dân số:
+ Dân số toàn thành phố đến năm 2030 là khoảng 380.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 250.000 người.
+ Dân số toàn thành phố đến năm 2040 là khoảng 500.000 người, trong đó dân sô đô thị khoảng 440.000 người.
- Quy mô đất đai:
+ Giai đoạn đến năm 2030: Đất xây dựng đô thị khoảng 5.100 ha, trong đó: Đất dân dụng khoảng 3.000 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 1.700 ha.
+ Giai đoạn đến năm 2040: Đất xây dựng đô thị khoảng 6.000 ha, trong đó: Đất dân dụng khoảng 3.700 ha, đất ngoài dân dụng khoảng 1.800 ha.
4. Cấu trúc, định hướng phát triển không gian đô thị
4.1 Cấu trúc phát triển
Cấu trúc không gian tổng thể, hệ thống trung tâm: Không gian thành phố được định hướng phát triển theo mô hình cấu trúc “Một hành lang; một vành đai; một không gian xanh”.
- Hành lang xanh: Dải hành lang trục dọc thành phố theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, Bao gồm trục không gian lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam từ Đền Hùng đến ngã ba Bạch Hạc.
- Vành đai xanh: Phía ngoài đê là vành đai xanh, sinh thái cảnh quan; kết nối chuỗi các khu dân cư đô thị du lịch, dịch vụ thương mại, gắn với các không gian xanh phục vụ công cộng, công viên, thể thao, quảng trường, khu sinh thái.
- Không gian xanh: Gắn kết hài hòa không gian khu vực Đền Hùng, khu vực nông thôn với đô thị và không gian ven sông trở thành một tổng thể cảnh quan văn hóa - lịch sử - sinh thái ấn tượng, đặc trưng của vùng đất Tổ.
4.2. Định hướng phát triển không gian
- Điểm đến du lịch lễ hội văn hóa lịch sử Quốc gia, thanh bình, hài hòa với không gian cảnh quan văn hóa đặc sắc dân tộc Việt Nam; tổng thể là thành phố du lịch, đô thị xanh sinh thái, văn minh và hiện đại. Có chỉ tiêu quy hoạch xây dựng đạt chuẩn đô thị loại I.
Trên cơ sở phân vùng cảnh quan, phân vùng chức năng, đặc trưng hoạt động của từng khu vực, định hướng phát triển không gian theo 08 phân khu như sau:
- Khu số 1: Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Vị trí: Thuộc địa phận các xã: Hy Cương - Chu Hóa - Thụy Vân và phường Vân Phú. Diện tích: 669,2ha.
- Khu số 2: Khu trung tâm đô thị hiện hữu - Trung tâm hành chính, chính trị. Vị trí: Khu vực trung tâm hiện hữu thuộc các phường: Bạch Hạc, Bến Gót, Thanh Miếu, Thọ Sơn, Tiên Cát, Gia Cẩm, Tân Dân, Minh Nông, Nông Trang, Minh Phương, Vân Cơ, Vân Phú. Diện tích: 2.901,37ha.
- Khu số 3: Khu phức hợp đô thị - Thương mại - Dịch vụ (thông minh). Vị trí thuộc địa phận: Phường Dữu Lâu và xã Phượng Lâu. Diện tích: 823,73ha.
- Khu số 4: Khu đô thị Du lịch - dịch vụ (phát triển xanh). Vị trí thuộc địa phận các xã: Trưng Vương, Sông Lô. Diện tích: 816,49ha.
- Khu số 5: Khu phức hợp công nghệ cao - đô thị thông minh. Vị trí: Khu vực phát triển mới thuộc các xã: Kim Đức, Hùng Lô. Diện tích: 1.434,22 ha.
- Khu số 6: Khu đô thị dịch vụ hỗ trợ Công nghiệp. Vị trí thuộc địa phận: Phường Vân Phú, các xã: Thụy Vân, Phượng Lâu và 1 phần xã Thanh Đình. Diện tích 1.040,47ha.
- Khu số 7: Làng sinh thái kết hợp du lịch - dịch vụ. Vị trí thuộc địa phận các xã: Thanh Đình và Chu Hóa. Diện tích: 1.687,76ha.
- Khu số 8: Dải không gian ven sông. Diện tích 1.776,04ha.
Tổng thể thành phố bao gồm 3 vùng cảnh quan chính
- Vùng 1: Trọng tâm là Khu di tích lịch sử Đền Hùng - vùng núi Nghĩa Lĩnh; là không gian xanh đô thị, bảo tồn và phát triển rừng, cảnh quan tự nhiên gò đồi trung du. Khu vực đất nông nghiệp, dân cư hiện hữu ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp dịch vụ du lịch. Vành đai bao quanh là vùng dân cư nông thôn hiện hữu, bố trí đan xen các khu sinh thái, cảnh quan, dịch vụ du lịch, không gian xanh.
- Vùng 2: Vùng trung tâm các phường hiện hữu, là dải đất dọc hai bên trục đường Hùng Vương và đường Nguyễn Tất Thành; ổn định không gian cảnh quan đặc trưng hiện hữu; tiếp tục cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp kiến trúc cảnh quan, tạo dựng Trục không gian lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam từ Đền Hùng - khu trung tâm Văn Lang - khu Bến Gót ngã ba sông.
- Vùng 3: Vành đai ven sông Hồng, sông Lô bao gồm: Dải đô thị hỗn hợp ven sông (ngoài đê); dải bãi bồi ven sông là không gian xanh, hạn chế xây dựng (trong đê). Các khu vực phát triển mới ven sông (ngoài đê), tập trung phát triển theo các cụm tại các nút giao cửa ngõ thành phố, tạo điểm nhấn đô thị, hỗn hợp chức năng để tiết kiệm đất, tạo nhiều không gian trống kết nối với sông. Bố trí đan xen chuỗi công viên, quảng trường ven sông.
Định hướng thiết kế công trình kiến trúc xanh. Giữ ổn định quỹ nhà vườn đồi đặc trưng; đối với các công trình công cộng, công trình cao tầng điểm nhấn, khuyến khích kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, vật liệu thân thiện môi trường, kết hợp nét văn hóa Đất Tổ Văn Lang vào chi tiết kiến trúc. Bố trí các công trình quan trọng, điểm nhấn cần tổ chức thi tuyển. Bố trí các điểm nhấn cao tầng tại các khu trung tâm, điểm nút có điều kiện đáp ứng về hạ tầng, giao thông. Chiều cao của các công trình trong thành phố không cao hơn chiều cao cốt nền Đền Thượng - Núi Nghĩa Lĩnh (Cos +175m).
6. Định hướng quy hoạch sử dụng đất
Diện tích tự nhiên thành phố Việt Trì khoảng 11.149 ha, đến năm 2030 dự kiến thành lập thêm 02 phường nội thị là Trưng Vương và Phượng Lâu; diện tích nội thị khoảng 6.067,1 ha (gồm 15 phường, trong đó 13 phường hiện hữu và 02 phường mới); khu vực ngoại thị diện tích khoảng 5.082 ha (gồm 07 xã); định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2040 như sau:
- Đất Khu di tích lịch sử Đền Hùng 669,2 ha (phần diện tích nằm trong ranh giới thành phố Việt Trì).
- Đất xây dựng đô thị khoảng 5.957,4 ha, chiếm 53,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó:
+ Đất dân dụng: Khoảng 3.716,45 ha, bao gồm: Đất đơn vị ở khoảng 2.075,54 ha; đất công cộng cấp đô thị khoảng 105,6 ha; đất cây xanh sử dụng công cộng đô thị khoảng 409,5 ha; đất trụ sở, cơ quan cấp đô thị khoảng 14,14 ha; đất giao thông đô thị khoảng 660 ha;...
+ Đất ngoài dân dụng: Khoảng 1.807,8 ha.
+ Đất khác: Đất nông nghiệp xen lẫn 433 ha.
- Đất khu vực nông thôn và chức năng khác: Khoảng 4.522 ha.
7. Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội; định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Định hướng hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội; định hướng quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng kỹ thuật xanh, thông minh; quy hoạch giao thông; quy hoạch cao độ san nền; quy hoạch thoát nước mặt; quy hoạch cấp điện, năng lượng; quy hoạch hạ tầng thông tin truyền thông; quy hoạch cấp nước; quy hoạch thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn; quy hoạch nghĩa trang, nhà tang lễ; quy hoạch không gian, hạ tầng kỹ thuật ngầm) và giải pháp bảo vệ môi trường được nghiên cứu phù hợp và tuân thủ theo quy định hiện hành đảm bảo phù hợp với đặc trưng địa hình, cảnh quan chung và định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao
1. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các cơ quan thực hiện các trình tự thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định pháp luật.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ khóa XIX, kỳ họp chuyên đề thứ Ba thông qua ngày 27 tháng 10 năm 2023 và có hiệu lực kể từ ngày thông qua./.
|
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây