Quyết định 3677/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 3677/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh Bình Định
Số hiệu: | 3677/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Nguyễn Tự Công Hoàng |
Ngày ban hành: | 06/10/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3677/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Nguyễn Tự Công Hoàng |
Ngày ban hành: | 06/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3677/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 06 tháng 10 năm 2023 |
BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH, NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19 tháng 6 năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 quy định tổ chức hoạt động, ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; số 66/2021/NĐ-CP ngày 06 tháng 7 năm 2021 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều; số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 quy định về Phòng thủ dân sự; số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 1041/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó với sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020; số 1042/QĐ-TTg ngày 19 tháng 8 năm 2019 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính Phủ về Phòng thủ dân sự;
Căn cứ Quyết định số 1472/QĐ-UBND ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 02/2019/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2019 của Chính Phủ về Phòng thủ dân sự;
Thực hiện Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện Đề án Phát triển, nâng cao năng lực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 265/TTr-SXD ngày 29 tháng 9 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỨNG PHÓ SỰ CỐ SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH, NHÀ CAO TẦNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 3677/QĐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2023 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Định)
Kế hoạch này áp dụng để ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng[1] (bao gồm: sập đổ công trình, dàn giáo trong khi thi công xây dựng; sập đổ công trình nhà cao tầng,...) gồm: Các công trình sử dụng cho mục đích dân dụng; công trình sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng quy định; công trình cung cấp cơ sở, tiện ích hạ tầng kỹ thuật quy định tại Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ có cấp sự cố công trình xây dựng gồm cấp I, cấp II theo quy định tại Điều 43 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ.
1. Mục đích:
- Chủ động, sẵn sàng ứng phó, kịp thời triển khai khắc phục hậu quả do sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn; hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về người và tài sản.
- Tổ chức, phân công nhiệm vụ hoạt động của các cơ quan liên quan, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng khi có tình huống sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình, nhà cao tầng đảm bảo tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.
- Xác định cơ quan chỉ đạo, chỉ huy, lực lượng tham gia ứng phó và xác định chủng loại phương tiện, trang thiết bị phục vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ; đảm bảo sự thống nhất đầu mối chỉ đạo hoạt động ứng phó với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh.
- Định hướng, chủ động cân đối kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm phương tiện, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ ứng phó sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
2. Yêu cầu:
- Phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính khả thi, hiệu quả trong quá trình thực hiện.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh với các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình triển khai, thực hiện.
- Quy trình thông tin, liên lạc, huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng rõ ràng, cụ thể.
1. Xây dựng các tình huống giả định, phương án ứng phó và phối hợp khi xảy ra sự cố. Tổ chức thực hành diễn tập hàng năm về công tác ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.
2. Đảm bảo cơ chế thống nhất trong chỉ đạo, chỉ huy, điều hành, ứng phó hiệu quả; khuyến khích các thành phần tự nguyện tham gia hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Tăng cường vai trò trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị trong việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; tăng cường công tác kiểm tra các công trình đang xây dựng, các công trình có nguy cơ sập đổ theo quy định của pháp luật nhằm tránh xảy ra sự cố; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về các loại hình sự cố, thiên tai gây sập đổ công trình, nhà cao tầng và biện pháp phòng tránh.
4. Tăng cường học tập kinh nghiệm quản lý, chỉ huy, điều hành, huấn luyện, đào tạo; khai thác có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
5. Bảo đảm chi đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên: mua sắm trang thiết bị phổ thông phục vụ phương châm “bốn tại chỗ”; mua sắm trang thiết bị thiết yếu, chuyên dụng và xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các đơn vị chuyên trách thường trực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ trong từng tình huống cụ thể.
IV. HỆ THỐNG TỔ CHỨC ỨNG PHÓ SỰ CỐ SẬP ĐỔ CÔNG TRÌNH, NHÀ CAO TẦNG
1. Cơ quan chỉ huy: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh (sau đây viết tắt là BCHPCTT-TKCN& PTDS).
2. Cơ quan thường trực: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.
3. Các cơ quan tham gia phối hợp: Công an tỉnh; Các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Thông tin và Truyền thông, và các sở, ban, ngành có liên quan, Ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn (địa bàn xảy ra thảm họa, sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng) và chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng, nhà thầu thi công xây dựng.
4. Các lực lượng nòng cốt:
- Lực lượng tham gia chuẩn bị và ứng phó thảm họa: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Các Sở: Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Ban Quản lý khu Kinh tế tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn (địa bàn xảy ra thảm họa, sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng) và các đơn vị có liên quan.
- Lực lượng trực tiếp tham gia cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn: Quân đội, Công an, Dân quân tự vệ, Y tế, Đội xung kích cơ sở và các lực lượng khác theo điều động của cơ quan chỉ huy.
5. Phương tiện, trang thiết bị: Máy xúc, máy gạt, xe cẩu, xe thang, xe nâng, xe chữa cháy, xe kích, xe đầu kéo, máy đục, máy khoan cắt bê tông, nhà bạt cứu sinh và các phương tiện, trang thiết bị khác.
6. Nguyên tắc ứng phó:
- Tiếp nhận thông tin, đánh giá tình hình, kết luận cụ thể, rõ ràng từng tình huống, chủ động xây dựng kế hoạch, cập nhật kế hoạch ứng phó sát với tình hình thực tế, phát huy sức mạnh tổng hợp, vận dụng phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ) trong ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.
- Phối hợp, huy động mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả chuẩn bị và ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, ưu tiên hoạt động cứu người trước, sau đó đến ứng phó và bảo vệ môi trường.
- Chỉ huy thống nhất, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia ứng phó.
- Đảm bảo an toàn người, phương tiện trước, trong, sau ứng phó khắc phục hậu quả.
- Chủ thể gây ra sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra theo quy định của pháp luật.
- Báo cáo sự cố kịp thời theo quy định.
7. Thông báo, báo động để tổ chức lực lượng ứng phó các sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh.
- Khi xảy ra sự cố, Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng, nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ủy ban nhân dân cấp xã phải báo cáo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và BCHPCTT- TKCN& PTDS về sự cố.
- Khi tiếp nhận chỉ đạo của BCHPCTT-TKCN&PTDS về sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, Cơ quan thường trực phải xử lý, đánh giá tính xác thực của thông tin về sự cố (liên lạc trực tiếp với chính quyền địa phương, cơ sở báo tin, chủ đầu tư,... để sơ bộ đánh giá tính chất, phạm vi, mức độ của sự cố sập đổ công trình) và báo cáo đến Trưởng BCH PCTT-TKCN& PTDS tỉnh để chỉ đạo Lực lượng nòng cốt trực tiếp đến hiện trường triển khai ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng theo Kế hoạch. Trường hợp sự cố xảy ra đi qua địa bàn 02 tỉnh trở lên, Cơ quan thường trực báo cáo UBND tỉnh để thông báo cho các tỉnh lân cận để phối hợp ứng phó, đồng thời UBND tỉnh báo cáo Uỷ ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ Xây dựng.
- Căn cứ tình hình, mức độ sự cố. Cơ quan thường trực tham mưu Trưởng BCH PCTT-TKCN& PTDS tỉnh tổ chức họp khẩn, để nghe Lực lượng nòng cốt báo cáo nhanh về sự cố, đề xuất và triển khai kịp thời phương án ứng phó phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời báo cáo Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan, đơn vị liên quan để theo dõi và chỉ đạo khi cần thiết.
Trong quá trình tổ chức ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, Lực lượng nòng cốt chủ động xử lý, báo cáo kịp thời diễn biến sự cố, đề xuất các ý kiến kiến nghị đến Trưởng BCH PCTT-TKCN& PTDS tỉnh, Cơ quan thường trực để kịp thời chỉ đạo.
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Chủ trì huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị triển khai thực hiện các biện pháp khẩn cấp ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ được kịp thời, có hiệu quả; trong đó Quân đội là lực lượng nòng cốt.
- Chủ trì tập huấn, huấn luyện và thực hành diễn tập hàng năm cho lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ thuộc quyền khi tham gia ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng; đảm bảo lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.
- Tham mưu UBND tỉnh triển khai đầu tư, mua sắm, cấp phát các trang thiết bị, phương tiện cho các đơn vị thuộc quyền thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của Quân khu, Bộ Quốc phòng.
2. Công an tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra, xác định nguyên nhân sự cố.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan rà soát, tổng hợp, xây dựng danh mục, tham mưu đề xuất UBND tỉnh trong việc đầu tư trang bị các phương tiện, thiết bị chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ chuyên dụng, hiện đại; áp dụng công nghệ kỹ thuật mới như thiết bị dò tìm, quan sát trong đống đổ nát, trong lòng đất, camera quan sát dưới nước, thiết bị dò tìm thân nhiệt, phát hiện nhiệt độ tăng cao,... trang bị cho lực lượng tìm kiếm, cứu sập, chữa cháy lớn nhà cao tầng.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện và thực hành diễn tập hàng năm cho lực lượng làm công tác tìm kiếm, cứu sập, chữa cháy lớn nhà cao tầng thuộc thẩm quyền khi tham gia ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, lực lượng các sở, ban, ngành liên quan, UBND các địa phương ứng phó kịp thời sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng; tìm kiếm cứu nạn và sơ tán dân; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Cập nhật, quản lý nhân khẩu cư trú, làm việc tại các công trình, nhà ở cao tầng để phục vụ việc tìm kiếm, xác định tung tích nạn nhân khi xảy ra sự cố.
- Bố trí lực lượng để đảm bảo an ninh trật tự khu vực xảy ra sự cố, bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức, công dân; phát hiện, ngăn chặn, xử lý các đối tượng lợi dụng sự cố để chiếm đoạt tài sản, kích động chống phá, vi phạm pháp luật; đảm bảo trật tự an toàn giao thông được thông suốt.
- Tham gia, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch để huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị triển khai thực hiện các biện pháp khẩn cấp ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.
- Nghiên cứu, phổ biến, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn về công tác cứu nạn, cứu hộ đối với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng cho các lực lượng đội phòng cháy và chữa cháy dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành và các lực lượng khác theo yêu cầu.
- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN khi có các nạn nhân chưa được xác định danh tính, chưa được gia đình nhận dạng.
- Phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu sập, chữa cháy lớn nhà cao tầng do sập đổ và các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
3. Sở Xây dựng:
- Phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị triển khai thực hiện các biện pháp khẩn cấp ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ được kịp thời, có hiệu quả.
- Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng; tham mưu việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-UBND ngày 14/11/2022 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát, nắm bắt thông tin về phương tiện, các thiết bị thi công xây dựng của các đơn vị hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền nhằm kịp thời đề xuất trưng dụng khẩn cấp các trang thiết bị cần thiết trong việc phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, xử lý sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.
- Giúp UBND tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân sự cố; tham mưu đề xuất giải quyết sự cố công trình đối với công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Quyết định số 65/2021/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh.
- Báo cáo nhanh các sự cố, thiên tai xảy ra gây sập đổ công trình, nhà cao tầng với UBND tỉnh và Bộ Xây dựng theo thẩm quyền.
4. Sở Y tế:
- Chủ trì, huy động nhân lực, lực lượng y sỹ, bác sỹ, phương tiện cấp cứu, cơ số máu, cơ số thuốc cần thiết, đảm bảo việc sơ cứu ban đầu và đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất khi xảy ra sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng.
- Chủ trì, phối hợp các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh có kế hoạch hỗ trợ trong cấp cứu bệnh nhân hàng loạt khi có sự cố, bảo quản thi thể nạn nhân; giám định mẫu ADN.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN theo quy định khi có các nạn nhân chưa được xác định danh tính, chưa được gia đình nhận dạng do sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng gây ra trước khi mai táng; bảo quản và xác định danh tính nạn nhân bị thiệt mạng do sự cố gây ra theo đúng quy định để bàn giao cho gia đình nạn nhân.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn, kinh phí dự phòng cho công tác ứng cứu sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, khắc phục hậu quả kịp thời, đảm bảo nhu cầu thiết yếu theo quy định của pháp luật.
6. Sở Tài nguyên Môi trường: Hướng dẫn chủ đầu tư, chủ sở hữu thực hiện các biện pháp xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường (nếu có) tại nơi xảy ra sự cố.
7. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Phối hợp với Sở Xây dựng giúp UBND tỉnh tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình trạm viễn thông, cột ăng ten.
- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Sở Xây dựng chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh, Phòng Văn hoá và Thông tin, Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể thao các huyện, thị xã, thành phố, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền nội dung Kế hoạch ứng phó sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh; đồng thời tuyên truyền trên trang thông tin điện tử của Sở, các trang thông tin mạng xã hội do Sở quản lý.
8. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Chủ trì thực hiện các nhiệm vụ nêu tại các điểm 3, điểm 7 Mục V của Kế hoạch này đối với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn mình quản lý.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xây dựng kế hoạch chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất.
- Chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường và thực hiện các công việc cần thiết trong quá trình giải quyết sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng. Trong trường hợp xảy ra sự cố đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và vật chất thì kịp thời báo cáo BCH PCTT-TKCN& PTDS tỉnh để giải quyết.
- Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố đối với công trình được phân cấp trên địa bàn quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập kế hoạch chuẩn bị các mặt hàng thiết yếu để trợ giúp và tổ chức cung ứng hàng hóa cứu trợ cho người dân ở khu vực xảy ra sự cố; kiểm tra, xử lý các hành vi lợi dụng việc xảy ra sự cố để đầu cơ, nâng giá gây ảnh hưởng xấu đến đời sống Nhân dân.
- Chỉ đạo, hỗ trợ các bên có liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện các công việc cần thiết khác trong quá trình giải quyết sự cố.
10. UBND các xã, phường, thị trấn: Ngay sau khi nhận được thông tin xảy ra sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng bằng phương pháp nhanh nhất phải báo cáo cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND tỉnh về sự cố; tham gia công tác ứng cứu và bảo vệ hiện trường khi sự cố xảy ra.
11. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng, nhà thầu thi công xây dựng và các đơn vị có liên quan (đối với các công trình đang thi công thì đơn vị tư vấn giám sát thi công, tư vấn quản lý dự án, tư vấn thiết kế cũng có trách nhiệm):
- Ngay sau khi xảy ra sự cố, bằng phương pháp nhanh nhất chủ đầu tư phải báo cáo tóm tắt về sự cố cho UBND cấp xã nơi xảy ra sự cố và cơ quan cấp trên của mình; chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng, nhà thầu thi công xây dựng và các đơn vị có liên quan đến công trình có trách nhiệm thực hiện các biện pháp kịp thời để tìm kiếm, cứu hộ, bảo đảm an toàn cho người và tài sản, hạn chế và ngăn ngừa các nguy hiểm có thể tiếp tục xảy ra; tổ chức bảo vệ hiện trường sự cố và thực hiện báo cáo theo quy định tại Điều 44 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
- Trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng báo cáo về sự cố bằng văn bản tới UBND các huyện, thị xã, thành phố nơi xảy ra sự cố và UBND tỉnh. Đối với tất cả các loại sự cố, nếu có thiệt hại về người thì chủ đầu tư còn phải gửi báo cáo cho Bộ Xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng có trách nhiệm lập hồ sơ sự cố theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
1. Sở Xây dựng:
- Tham mưu cho UBND tỉnh theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, phổ biến đến các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố; người đứng đầu các cơ sở, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, kịp thời báo cáo UBND tỉnh các nội dung vướng mắc khi thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư kiểm tra, đề xuất hướng xử lý các công trình, nhà cao tầng có nguy cơ xảy ra sự cố sập đổ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, ảnh hưởng đến công trình lân cận và cộng đồng thuộc thẩm quyền.
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình, nhà cao tầng theo quy định tại Quyết định số 65/2021/QĐ-UBND ngày 09/11/2021 của UBND tỉnh ban hành Quy định về việc phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, yêu cầu tạm dừng thi công nếu phát hiện chất lượng công trình không đảm bảo yêu cầu, có nguy cơ gây sập đổ công trình hoặc biện pháp thi công công trình không đảm bảo an toàn.
- Nghiên cứu, phổ biến, hướng dẫn thực hiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn thiết kế xây dựng các công trình, nhà ở, chung cư nhằm có khả năng chịu được động đất, gió, bão, lốc xoáy có cường độ cao, nhất là ở những vùng thường xuyên, trực tiếp ảnh hưởng.
2. Các cơ quan theo phân công tại mục V Kế hoạch này có trách nhiệm triển khai thực hiện; phối hợp với cơ quan tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán ngân sách, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Phối hợp với Sở Xây dựng kiểm tra, đề xuất hướng xử lý các công trình, nhà cao tầng trên địa bàn quản lý có nguy cơ xảy ra sự cố sập đổ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và an toàn, lợi ích cộng đồng.
- Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh và Sở Xây dựng định kỳ hàng năm, đột xuất việc tuân thủ quy định về quản lý chất lượng công trình và tình hình chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn.
4. UBND các xã, phường, thị trấn: Kịp thời báo cáo với UBND cấp huyện về những công trình có nguy cơ xảy ra sự cố ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân.
5. Chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng, nhà thầu thi công xây dựng: Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên có liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi xảy ra sự cố mất an toàn phải tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đến khi khắc phục xong mới được tiếp tục thi công.
6. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, người đứng đầu các cơ sở nhà cao tầng, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng nhiệm vụ được phân công chỉ đạo xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Định kỳ hàng năm sơ kết và báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Xây dựng) để theo dõi chỉ đạo.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo thẩm quyền./.
[1] Nhà cao tầng là nhà ở và các công trình công cộng có số tầng lớn hơn 09 theo quy định tại điểm 3.1 TCVN 9363:2012 – Khảo sát cho xây dựng – Khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây