580136

Quyết định 2019/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

580136
LawNet .vn

Quyết định 2019/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Số hiệu: 2019/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị Người ký: Hà Sỹ Đồng
Ngày ban hành: 06/09/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2019/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
Người ký: Hà Sỹ Đồng
Ngày ban hành: 06/09/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2019/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 06 tháng 9 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu;

Căn cứ Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định 942/QĐ-TTg ngày 05 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động kế hoạch giảm phát thải khí mê - tan đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 3134/TTr-STNMT ngày 17/8/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này thay thế Kế hoạch số 1870/KH-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh;
- Báo Quảng Trị, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KT(Th).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hà Sỹ Đồng

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
(Kèm theo Quyết định số 2019/QĐ-UBND ngày 06 tháng 9 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Trị)

I. BỐI CẢNH

Thực hiện Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành Kế hoạch hành động số 1870/KH-UBND ngày 28/4/2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Qua hơn 03 năm triển khai, công tác ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu, tác động và công tác ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay trên thế giới và trong nước đã có nhiều thay đổi.

Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng do nhiệt độ tăng cao làm nước biển dâng và thời tiết trở nên cực đoan hơn. Ứng phó với biến đổi khí hậu là xu hướng tất yếu đồng thời là nghĩa vụ của mỗi quốc gia thành viên của Thỏa thuận Paris về việc thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, vừa góp phần phát triển bền vững đất nước, vừa thực hiện cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và chịu sự giám sát, đánh giá của quốc tế.

Giảm phát thải khí nhà kính nhằm hướng tới phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là mục tiêu phát triển của hầu hết các quốc gia, được thực hiện chủ yếu thông qua việc chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ nói riêng và phát triển kinh tế các-bon thấp nói chung. Nguồn lực tài chính toàn cầu đang dần được điều chuyển để tập trung cho thực hiện Thỏa thuận Paris nhưng có sự mất cân đối nghiêm trọng, đầu tư cho giảm phát thải khí nhà kính chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với đầu tư cho thích ứng biến đổi khí hậu, điều này tạo thách thức lớn cho các nước đang phát triển, là những quốc gia dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, phải ưu tiên cho thích ứng trong khi nguồn lực lại hạn chế. Vì vậy, giảm phát thải khí nhà kính chính là cơ hội để thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững, nắm bắt thời cơ nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, tận dụng các cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư.

Thực hiện cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Hội nghị COP 26), Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt các chiến lược, đề án, kế hoạch để tổ chức triển khai thực hiện. Cùng với đó, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam năm 2022 đã được xây dựng cập nhật, bổ sung những điểm mới, thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện cam kết; Kịch bản biến đổi khí hậu phiên bản cập nhật năm 2020 đã đưa ra nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu, những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa đối với từng kịch bản nồng độ khí nhà kính.

Để có thể chủ động tham gia xu thế toàn cầu về phát triển các-bon thấp, huy động nguồn lực, chuyển dịch mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đóng góp vào nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia, Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Quảng Trị cần phải được cập nhật và định hướng rõ các vấn đề cấp bách, ưu tiên căn cứ trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật gắn với việc thực hiện Thỏa thuận Paris và các cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Chủ động thích ứng hiệu quả, giảm mức độ dễ bị tổn thương, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; đóng góp tích cực và trách nhiệm vào mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của quốc gia; tận dụng cơ hội từ ứng phó biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Thích ứng với biến đổi khí hậu

- Đến năm 2030:

+ Kiểm soát được tình trạng suy thoái tài nguyên nước, tài nguyên đất, đảm bảo cân đối đủ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.

+ Cơ cấu cây trồng, vật nuôi được chuyển đổi theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu; phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản bền vững; bảo đảm an ninh lương thực.

+ Tỷ lệ che phủ của rừng duy trì ở mức 49%.

+ Tỷ lệ dân số ở thành thị được sử dụng nước sạch là 99%.

+ Tỷ lệ dân số ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 98%.

- Đến năm 2050:

+ Tài nguyên nước, đất và chất lượng môi trường của tỉnh đảm bảo được quản lý hiệu quả; tiếp tục phát triển nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và có giá trị gia tăng cao.

+ Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội của tỉnh được phát triển đồng bộ, hiện đại, đảm bảo 100% dân số trên địa bàn tỉnh được cung cấp nước sạch.

+ Mọi người dân trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn trước thiên tai và rủi ro khí hậu.

2.2. Giảm phát thải khí nhà kính

- Đến năm 2030:

Tổng lượng phát thải khí nhà kính theo kịch bản phát triển thông thường trên địa bàn tỉnh giảm ít nhất là 32% (có điều kiện) so với năm 2022. Mức giảm phát thải này được áp dụng thông qua thực hiện các giải pháp trong 5 lĩnh vực là năng lượng cố định, giao thông, chất thải, nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và các quá trình công nghiệp.

- Đến năm 2050:

+ Nỗ lực thực hiện các giải pháp giảm phát thải để thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của quốc gia.

+ Tích cực đóng góp có trách nhiệm cùng cộng đồng quốc tế và các tỉnh, thành phố khác trong bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất; nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu

1.1. Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững.

a) Các nguồn tài nguyên

- Lập và thực hiện kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp thống nhất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của các ngành, địa phương trong tỉnh; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống, khắc phục hậu quả, tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật. Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; điều tra, đánh giá sức chịu tải của các sông, hồ là nguồn nước nội tỉnh. Bảo đảm an ninh tài nguyên nước; hợp tác, chia sẻ lợi ích bảo đảm công bằng và hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước, phát triển nguồn nước liên quốc gia trên sông Sêpôn, sông Sê Băng Hiêng với các địa phương của nước CHDCND Lào.

- Khai thác hợp lý, hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng, đất bãi bồi ven sông, ven biển cho phát triển rừng, phát triển cây xanh ở đô thị và khu công nghiệp. Tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành dự án điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất trên địa bàn tỉnh. Thúc đẩy phát triển đô thị, khu công nghiệp theo mô hình tuần hoàn, bảo đảm quỹ đất cho phát triển các khu xử lý, tái chế chất thải liên vùng, liên tỉnh. Tăng cường các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường đất, nước và đa dạng sinh học, đặc biệt đối với đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hóa; ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hóa đất, ô nhiễm đất. Quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, bảo đảm phòng, chống sạt lở, sụt lún, suy thoái nước ngầm, xâm thực biển.

b) Nông nghiệp và an ninh lương thực

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa; có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực cả trước mắt và lâu dài. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu bằng các biện pháp canh tác thích nghi, đảm bảo tưới cho 100% diện tích lúa 02 vụ với tần suất trên 75% và áp dụng rộng rãi các biện pháp thân thiện với môi trường. Tăng cường sử dụng nguyên liệu vi sinh, hữu cơ, hạn chế việc thâm canh sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, áp dụng kỹ thuật nuôi trồng thông minh, kinh tế tuần hoàn để tiết kiệm đầu vào, phát triển mạnh tiềm năng sản xuất năng lượng tái tạo kết hợp nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp sinh thái, bền vững dựa vào lợi thế tự nhiên của từng vùng và nhu cầu của thị trường; khuyến khích áp dụng các công nghệ hiện đại, các giống cây trồng, vật nuôi có tính chống chịu cao. Tăng cường nghiên cứu và chuyển giao các giống vật nuôi, cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Rừng và các hệ sinh thái

- Quản lý và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng mới rừng tập trung theo hướng trồng rừng gỗ lớn, có chứng chỉ quản lý rừng bền vững, có luân kỳ khai thác dài. Hàng năm, duy trì tỷ lệ che phủ của rừng xấp xỉ 49,0%, trồng rừng tập trung 7.000-8.000 ha; năng suất bình quân rừng trồng đạt từ 23-25 m3/ha/năm. Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đặc biệt quan tâm bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng tự nhiên sản xuất. Nuôi dưỡng, làm giàu, phục hồi rừng tự nhiên, rừng trồng phòng hộ, rừng đặc dụng băng các loài cây bản địa có khả năng phòng hộ cao. Hạn chế việc xử lý thực bì sau khai thác bằng phương pháp đốt.

- Quản lý bền vững tài nguyên rừng gắn với bảo vệ đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ, quản lý và phát triển rừng nhằm cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và cơ hội việc làm trong lâm nghiệp. Phát triển các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên, hệ sinh thái và dựa vào cộng đồng.

d) Cơ sở hạ tầng

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, khu dân cư, khu tái định cư ven biển và đảo Cồn Cỏ trên cơ sở phân vùng rủi ro thiên tai và kịch bản biến đổi khí hậu. Tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế, xã hội, chú trọng các công trình đa mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, công trình liên vùng; nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của các ngành.

- Ưu tiên xây dựng các công trình xanh và phát triển cây xanh đô thị, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, phòng chống ngập lụt do mưa lớn, lũ, cho các đô thị như thành phố Đông Hà, thị xã Quảng Trị. Nâng cấp, cải tạo các công trình giao thông tại các khu vực có rủi ro thiên tai cao và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu tại các huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông; phát triển, hoàn thiện mạng lưới đường bộ cao tốc, hệ thống giao thông kết nối liên vùng.

đ) Y tế và sức khỏe

Tăng cường các giải pháp cung cấp nước sạch cho khu vực nông thôn, miền núi, ven biển đặc biệt là những vùng chịu tác động của bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn. Phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe, đáp ứng yêu cầu về phòng chống dịch bệnh và các bệnh mới phát sinh do biến đổi khí hậu, ưu tiên các đối tượng dễ bị tổn thương, các vùng dân tộc ít người. Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường; đầu tư phát triển công nghệ, trang thiết bị trong dự phòng và điều trị các bệnh gia tăng do biến đổi khí hậu. Xây dựng và nhân rộng các mô hình của ngành y tế và sức khỏe cộng đồng nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cộng đồng, thích ứng với biến đổi khí hậu.

e) Sinh kế và an sinh xã hội

Phát triển các mô hình sinh kế bền vững, chú trọng đào tạo, chuyển đổi nghề và hỗ trợ công nghệ, tiếp cận các nguồn vốn cho người dân ở những vùng chịu nhiều rủi ro, dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu tại các huyện ven biển và miền núi. Nâng cao nhận thức, kiến thức, năng lực quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cho cán bộ, hội viên, đoàn viên và người dân, đặc biệt ở vùng có nguy cơ cao về thiên tai.

1.2. Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.

a) Dự báo và cảnh báo sớm

Tăng cường đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng, trang thiết bị, phương tiện, công trình đo đạc phục vụ công tác khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai. Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả với mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia; bổ sung các trạm quan trắc khí tượng thủy văn, đặc biệt tại những nơi thường xảy ra triều cường dâng cao, những nơi thường xảy ra lũ quét và sạt lở đất, ngập lụt; đánh giá, phân vùng chi tiết rủi ro thiên tai khí tượng thủy văn; đánh giá và cập nhật báo cáo khí hậu, tài nguyên nước tỉnh Quảng Trị.

b) Công trình phòng chống thiên tai

- Thực hiện các giải pháp phòng chống thiên tai kịp thời và hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro trước tác động của biến đổi khí hậu, chú trọng các vùng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng của bão, lũ, lũ ống, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, hạn hán; phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển, nước biển dâng. Xây dựng và nâng cấp các công trình phòng, chống thiên tai tại những vùng thường xuyên xảy ra bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

- Củng cố, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống đê sông, đê biển và các công trình thủy lợi, thủy điện bảo đảm chủ động phòng, chống lũ, bão theo mức thiết kế và an toàn trước tác động gia tăng do biến đổi khí hậu; ưu tiên bảo đảm an toàn cho hệ thống hồ, đập, đê sông, đê biển. Xây dựng, nâng cấp khu neo đậu tàu, thuyền tránh trú bão theo quy hoạch, gắn kết với dịch vụ hậu cần, thông tin nghề cá, bao gồm cả khu vực đảo Cồn Cỏ. Xây dựng, củng cố công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển tại những khu vực sạt lở diễn biến phức tạp, uy hiếp nghiêm trọng công trình đê điều, khu tập trung dân cư và cơ sở hạ tầng quan trọng; kết hợp các giải pháp công trình và phi công trình, đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tối ưu hóa nguồn lực phát triển.

c) Bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản người dân trước tác động của biến đổi khí hậu

- Quy hoạch, đầu tư, bố trí di dời, sắp xếp lại các khu dân cư ở những vùng thường xuyên chịu tác động của khí hậu cực đoan, nhất là nơi có nguy cơ cao xảy ra bão, lũ, nước dâng do bão, xói lở bờ sông, bờ biển hoặc có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở, sụt lún đất; những nơi chưa thể di dời được cần được theo dõi, giám sát, cảnh báo để kịp thời sơ tán, giảm thiểu rủi ro.

- Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn cho người dân, đặc biệt cho đối tượng dễ bị tổn thương tại các vùng thường xuyên chịu tác động của khí hậu cực đoan, thiên tai; xây dựng nhà an toàn phòng chống thiên tai gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng kết hợp với sơ tán nhằm bảo đảm an toàn cho người dân. Nâng cao năng lực cho các lực lượng tìm kiếm, cứu hộ - cứu nạn, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội.

2. Về giảm phát thải khí nhà kính

2.1. Nhiệm vụ chung về giảm phát thải khí nhà kính

Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp trong tỉnh thực hiện các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động hằng ngày và trong đầu tư mới, mua sắm công, bao gồm các biện pháp sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, các công trình xanh, làm mát bền vững, sử dụng xe điện chạy pin và các thiết bị ít tiêu hao năng lượng. Khuyến khích các dự án đầu tư mới và các dự án đã đầu tư chuyển đổi, áp dụng các công nghệ, quy trình sản xuất, cung cấp dịch vụ ít phát thải khí nhà kính và tham gia vào các cơ chế, phương thức hợp tác về giảm phát thải khí nhà kính phù hợp với quy định của pháp luật và với điều kiện, hoạt động của mình.

2.2. Giảm phát thải khí nhà kính theo lĩnh vực

a) Lĩnh vực năng lượng

- Về cung cấp năng lượng: Phát triển các nguồn cung năng lượng theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, đảm bảo tính hiệu quả, tin cậy và bền vững đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực khác trên địa bàn tỉnh. Nâng cấp hệ thống truyền tải và phân phối năng lượng để tăng hiệu quả, giảm tổn thất và hỗ trợ tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo.

+ Đối với dầu khí: Tập trung kêu gọi và chuẩn bị cho việc đưa khí từ các mỏ Báo Vàng, Kèn Bầu vào đất liền tỉnh Quảng Trị để phát triển điện khí, công nghiệp hóa dầu và phát triển các sản phẩm từ khí tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị; ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ nhập khẩu và tiêu thụ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

+ Đối với thủy điện: huy động tối đa các nguồn thủy điện hiện có; phát triển có chọn lọc, bổ sung một số thủy điện nhỏ và thủy điện tích năng trên cơ sở cân nhắc kỹ lưỡng tới tác động môi trường.

+ Đối với điện gió và điện mặt trời: Tham gia cùng với các Bộ, ngành Trung ương xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay đổi tối đa các nguồn năng lượng hóa thạch, nhất là than đá, góp phần tích cực, thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030 của quốc gia. Ưu tiên phát triển phù hợp với khả năng đảm bảo an toàn hệ thống, khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái và trên mặt nước. Đến năm 2030 các nguồn điện này chiếm khoảng 28% trong cơ cấu nguồn điện đầu tư trên địa bàn tỉnh.

+ Đối với nhiệt điện: chú trọng phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí tự nhiên. Đưa điện khí trở thành nguồn điện chủ lực trong cơ cấu nhiệt điện trên địa bàn.

+ Đối với điện sinh khối, rác thải và chất thải rắn: khai thác tối đa nguồn điện sinh khối; tăng cường phát triển các nguồn điện từ chất thải rắn và sinh khối.

- Về sử dụng năng lượng:

+ Tăng cường các giải pháp nâng cao hiệu suất để đảm bảo định mức tiêu hao năng lượng; khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp ít tiêu hao năng lượng và có hiệu quả kinh tế - xã hội; không cấp phép đầu tư các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nhiều năng lượng. Thực hiện tốt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030. Có chính sách khuyến khích các hộ tiêu thụ sử dụng năng lượng sạch, tái tạo, nhất là trong công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp và giao thông. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh.

+ Xây dựng công trình, nhà ở chống nắng nóng, sử dụng các giải pháp làm mát xanh, dựa vào tự nhiên để giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, sử dụng vật liệu ít phát thải khí nhà kính, vật liệu tái chế. Xây dựng và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả năng lượng tòa nhà. Đẩy mạnh giải pháp hiệu quả năng lượng và mô hình kinh doanh sáng tạo cho các thiết bị làm mát và điều hòa không khí, hệ thống chiếu sáng thông minh.

+ Tăng cường đầu tư hiện đại hoá các hệ thống, mạng lưới giao thông, phương tiện trên cơ sở tiết kiệm năng lượng; ưu tiên các nguồn lực để đầu tư, hoàn thiện và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông xanh đảm bảo hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Triển khai phát triển hạ tầng giao thông theo quy hoạch tỉnh, chú trọng hạ tầng phục vụ phát triển vận chuyển giao thông với khối lượng lớn. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phi cơ giới, các công trình giao thông đảm bảo phát triển và chuyển đổi theo tiêu chí xanh đúng quy định. Áp dụng giới hạn định mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh của tỉnh. Tổ chức khoa học, hợp lý giữa các phương thức vận tải, thúc đẩy chuyển đổi phương thức đường bộ sang các loại hình khác. Nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng.

b) Lĩnh vực nông nghiệp

- Áp dụng các biện pháp giảm phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp thông qua các biện pháp quản lý, đổi mới công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi, thay đổi phương thức sử dụng đất, phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp phát thải thấp và chế biến, bảo quản sau thu hoạch.

- Phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, quản lý cây trồng tổng hợp, tăng diện tích canh tác được tưới tiết kiệm, tưới thông minh cho canh tác lúa nước và cây dài ngày; chuyển đổi mô hình canh tác nông nghiệp theo hướng phát thải thấp; cải thiện khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi.

- Tái sử dụng phế, phụ phẩm trồng trọt và xử lý chất thải chăn nuôi làm phân hữu cơ hoặc tạo khí sinh học; áp dụng biện pháp bón phân hữu cơ và giảm phân hoá học; thay thế phân urê bằng các loại phân bón phát thải thấp. Áp dụng các biện pháp tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm phát thải khí mê - tan từ canh tác lúa và chăn nuôi. Giảm thất thoát lương thực sau thu hoạch và phát thải liên quan thông qua việc cải thiện hậu cần nông nghiệp và phát triển chuỗi lạnh bền vững.

c) Lĩnh vực lâm nghiệp và sử dụng đất

- Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có ở vùng đồi núi và ven biển nhằm kiểm soát nghiêm ngặt chuyển đổi rừng, mất rừng và suy thoái rừng để giảm phát thải khí nhà kính. Trồng mới rừng phòng hộ, rừng đặc dụng bằng các loài cây bản địa để tăng cường hấp thụ các - bon. Nâng cao chất lượng, trữ lượng các - bon rừng tự nhiên nghèo thông qua trồng bổ sung, làm giàu rừng.

- Nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng để tăng hấp thụ các-bon và giảm phát thải thông qua áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi rừng trồng chu kỳ ngắn sang rừng trồng chu kỳ dài; điều ứa, nghiên cứu đặc điểm và khả năng lưu trữ các - bon của cỏ biển tại tỉnh Quảng Trị.

- Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng để giảm phát thải từ kiểm soát mất rừng và suy thoái rừng, cháy rừng và đốt sinh khối; tăng hấp thụ khí nhà kính thông qua tăng chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và nâng cao dịch vụ hệ sinh thái. Phát triển, nhân rộng các mô hình nông - lâm kết hợp thông qua trồng bổ sung cây lâm nghiệp, cây gỗ để tăng hấp thụ các - bon và chống suy thoái đất, ưu tiên các vùng đất dốc.

d) Lĩnh vực chất thải

- Triển khai thực hiện các biện pháp quản lý, giảm thiểu phát sinh chất thải từ sản xuất đến tiêu dùng, mở rộng trách nhiệm của nhà sản xuất; tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải.

- Phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn. Áp dụng các biện pháp tiên tiến trong xử lý chất thải rắn gồm: chôn lấp có thu gom khí (LFG), chôn lấp bán hiếu khí; sản xuất phân hữu cơ từ chất thải hữu cơ dễ phân hủy; đốt chất thải rắn để phát điện; sản xuất viên nén nhiên liệu từ chất thải rắn. Áp dụng các biện pháp tiên tiến trong xử lý chất thải nhằm giảm phát thải khí mê - tan.

đ) Lĩnh vực các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp

Áp dụng sản xuất sạch hơn để tiết kiệm hóa chất, năng lượng, nước sạch và giảm thiểu chất thải cho tất cả các ngành sản xuất công nghiệp; ưu tiên giảm phát thải khí nhà kính trong ngành thép và xi măng. Thực hiện các giải pháp tận dụng tro bay, nghiền xỉ lò thổi, nghiền Puzzolana và nghiền đá vôi thay thế, giảm tỷ lệ clinker trong sản xuất xi măng. Ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng, thay than đá bằng khí tự nhiên trong sản xuất gạch ốp lát, sử dụng vật liệu thay thế trong sản xuất kính. Giảm dần sử dụng các môi chất lanh Hydro - cloro - fluoro - carbon (HCFC) và Hydro - fluoro - carbon (HFC) trong chuỗi lạnh, hệ thống lạnh và điều hòa không khí; nâng cao hiệu quả làm lạnh, giảm nhu cầu làm mát và tiêu hao môi chất lạnh thông qua các giải pháp thiết kế và làm mát thụ động.

3. Hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu

3.1. Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với các mục tiêu Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 tương thích với điều kiện thực tiễn của địa phương; khuyến khích các ngành công nghiệp công nghệ cao, sử dụng năng lượng ít phát thải các - bon.

- Tích cực tham gia xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành trong ứng phó với biến đổi khí hậu; cơ chế thực hiện trách nhiệm trong ứng phó với biến đổi khí hậu đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thiết lập, vận hành hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh.

- Xây dựng và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư giảm phát thải trong các lĩnh vực, thúc đẩy phát triển thị trường các - bon; các chính sách thương mại và phát triển thúc đẩy phát triển bền vững; sản xuất và tiêu dùng hàng hóa bền vững và không làm mất rừng và suy thoái rừng; nông nghiệp bền vững, thúc đẩy an ninh lương thực và tránh gây hại cho môi trường.

3.2. Truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng.

- Đa dạng hóa phương thức thông tin, khai thác các lợi thế của công nghệ số, nâng cao chất lượng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về dự báo khí tượng thủy văn, dự báo, cảnh báo thiên tai cho cơ quan chính quyền các cấp, tổ chức, hộ gia đình.

- Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, tổ chức các lớp tập huấn cho chính quyền các cấp, tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến, cập nhật kiến thức, thông tin về thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính hướng tới phát thải ròng bằng “0”; hướng dẫn, phổ biến kiến thức, tập huấn kỹ năng về phòng, chống thiên tai, nhất là kỹ năng ứng phó khi có tình huống thiên tai nghiêm trọng, phức tạp.

- Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, tri thức địa phương; tuyên truyền, nhân rộng các hoạt động, mô hình cộng đồng ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường, sử dụng năng lượng sạch, thích ứng với biến đổi khí hậu và ít phát thải khí nhà kính.

3.3. Phát triển nguồn nhân lực

- Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn, bồi dưỡng về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mới; chương trình giáo dục và đào tạo tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp học.

- Tăng cường năng lực cho các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận, tham gia triển khai các chương trình, dự án theo các cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các - bon và kết nối với thị trường khu vực và thế giới.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý về kiểm kê khí nhà kính, thẩm định giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường các - bon, bảo vệ tầng ô - dôn và thích ứng với biến đổi khí hậu.

3.4. Phát triển khoa học và công nghệ

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ các sở, ban ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu. Ưu tiên nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đồng lợi ích với giảm phát thải khí nhà kính và phát triển kinh tế - xã hội.

- Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển và chuyển giao công nghệ, ưu tiên tập trung vào công nghệ cao, công nghệ mới, hiện đại trong chuyển đổi sản xuất năng lượng theo hướng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; sử dụng nhiên liệu, vật liệu mới ít phát thải; phát triển các giống cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Ứng dụng hiệu quả các công nghệ điện toán đám mây, dữ liệu lớn, Internet vạn vật, trí tuệ nhân tạo,... trong xây dựng, triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu và trong dự tính, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến hệ thống tự nhiên và xã hội nhằm góp phần chuyển đổi những thách thức thành cơ hội phát triển cho tỉnh.

3.5. Huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư cho ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, người dân thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính; xây dựng cộng đồng phát thải thấp; quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường gắn với phát triển sinh kế bền vững.

- Lập kế hoạch đầu tư công, kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước hoặc sử dụng các nguồn hỗ trợ, viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi để thực hiện các công trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu có đồng lợi ích với phát triển kinh tế - xã hội và giảm phát thải khí nhà kính.

- Xác định các chương trình, dự án mang lại hiệu quả kinh tế cao và đóng góp thực hiện mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu để doanh nghiệp thực hiện thông qua các hình thức hợp tác giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ, giải pháp chuyển đổi sử dụng từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng.

3.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu

- Thúc đẩy hoạt động ngoại giao khí hậu, tích cực và chủ động tham gia các cơ chế hợp tác khu vực về ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các cơ chế tài chính khí hậu; kết nối với các tổ chức, thể chế tài chính, địa phương, doanh nghiệp nước ngoài, chiến dịch quốc tế... nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng quản lý và huy động tối đa sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, tổ chức, cá nhân nước ngoài cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển ít phát thải và bền vững trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi.

- Tham gia tích cực, góp phần cùng quốc gia thực hiện đầy đủ các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên. Đàm phán xây dựng các quan hệ đối tác, cơ chế hợp tác để thu hút các nguồn lực và sự hỗ trợ quốc tế cho tỉnh trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự báo, cảnh báo và có giải pháp ứng phó phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu xuyên biên giới Việt Nam - Lào.

- Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các công nghệ giảm phát thải khí nhà kính có tiềm năng như thu và lưu trữ các - bon, phát triển năng lượng hydro xanh, pin năng lượng và các nguồn năng lượng mới có tiềm năng khác.

4. Nhiệm vụ ưu tiên

Các nhiệm vụ ưu tiên được thể hiện tại danh mục kèm theo.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan đầu mối về ứng phó với biến đổi khí hậu, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp và hỗ trợ các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch. Hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển.

- Chủ trì tổ chức giám sát, đánh giá việc triển khai Kế hoạch; kịp thời báo cáo và tham mưu UBND tỉnh những giải pháp để giải quyết những bất cập, vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực hiện, bảo đảm việc triển khai Kế hoạch đúng tiến độ, mang lại hiệu quả thiết thực.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, cập nhật các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với các mục tiêu đề ra; tham mưu bố trí vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phê duyệt trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm; phối hợp vận động và điều phối các nguồn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, trên cơ sở dự toán của các đơn vị liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách hiện hành để thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

4. Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch theo thẩm quyền; ưu tiên cân đối, bố trí ngân sách cho các hoạt động thực hiện Kế hoạch.

- Rà soát các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương để lồng ghép với các hoạt động của Kế hoạch đảm bảo tính liên kết đồng bộ giữa các quy hoạch, kế hoạch. Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng ngành, địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội theo chức năng nhiệm vụ chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; tích cực phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện Kế hoạch.

6. Khuyến khích sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế trong việc phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương và chủ động thực hiện, đề xuất các sáng kiến thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, tham gia vào quá trình giám sát và đánh giá thực hiện Kế hoạch.

Định kỳ hằng năm báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30 tháng 11 để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

V. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

Nguồn vốn để thực hiện Kế hoạch bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn của tổ chức, cá nhân, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp nhà nước hiện hành. Các sở, ban ngành, địa phương căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch để xây dựng các dự án đầu tư hoặc dự toán kinh phí cho các nhiệm vụ cụ thể và thực hiện theo quy định hiện hành.

- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Kế hoạch theo quy định pháp luật; lồng ghép các nhiệm vụ giao cho các sở, ban ngành, địa phương trong các chương trình khác liên quan.

 

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ ƯU TIÊN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ

STT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

 

 

 

 

 

I

Thích ứng với biến đổi khí hậu

 

 

 

1

Nghiên cứu, xây dựng một số mô hình sản xuất nông nghiệp sạch đạt chứng nhận chuẩn theo quy trình hữu cơ.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2024-2027

2

Khảo nghiệm một số loại cây màu ngăn ngày chịu hạn nhằm phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng dễ thiếu nước tưới vụ Hè Thu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2025-2028

3

Sản xuất thử nghiệm bao bì, túi xách sử dụng vật liệu dễ phân hủy sinh học, nhằm hạn chế rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2028-2030

4

Triển khai kế hoạch hành động thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26 trong lĩnh vực nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan

2023-2030

5

Triển khai thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

6

Đầu tư xây dựng các công trình ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển (tổng chiều dài dự kiến 44,24km).

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2024-2030

7

Nâng cấp hoàn thiện khép kín các tuyến đê chưa được kiên cố hóa (tổng chiều dài dự kiến 30,78km).

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2024-2030

8

Nâng cấp, tu bổ các tuyến đã bị hư hỏng, xuống cấp (tổng chiều dài dự kiến 56,82km).

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2024-2030

9

Nâng cấp, đảm bảo an toàn 34 hồ chứa nước.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2025-2030

10

Xây dựng, nâng cấp một số công trình thủy lợi, nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Hướng Hóa.

UBND huyện Hướng Hóa

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2025 -2028

11

Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, phát thải các - bon thấp; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, nâng cao khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

12

Phát triển mô hình sinh kế bền vững nhằm giảm thiểu mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu ở các xã bãi ngang ven biển và huyện đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị.

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

13

Điều tra, đánh giá, dự báo, phân vùng nguy cơ trượt lở đất đá huyện Đakrông, huyện Hướng Hóa.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

14

Hợp tác xây dựng hành lang đa dạng sinh học xuyên biên giới kết nối các khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông, Bắc Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị và các khu bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia Dong Phou Vieng, Phou Xang He của tỉnh Savannakhet/Lào và các khu bảo tồn khác trong khu vực Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS).

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Đakrông và Hướng Hóa và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2024-2030

15

Đánh giá đa dạng sinh học và đề xuất biện pháp bảo vệ hệ sinh thái gò đồi ngầm ven biển tỉnh Quảng Trị.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, đảo Cồn Cỏ.

2024-2030

16

Tổ chức triển khai thực hiện đề án phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2024-2030

17

Tăng cường năng lực cộng đồng dân cư chống rác thải nhựa, bảo tồn hệ sinh thái biển tỉnh Quảng Trị.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, đảo Cồn Cỏ.

2024-2030

18

Tăng cường năng lực quan trắc, cảnh báo, dự báo khí tượng thủy văn, thiên tai và năng lực truyền tin.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2024-2050

19

Xây dựng hệ thống quản lý thông tin cảnh báo sớm trượt lở, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét theo thời gian thực tại tỉnh Quảng Trị và đề xuất các giải pháp phòng tránh giảm thiểu thiệt hại.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, Đài Khí tượng thủy văn tỉnh và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2024-2050

20

Nghiên cứu quá trình xói lở và dự báo diễn biến bờ biển tỉnh Quảng Trị, đề xuất giải pháp ổn định hướng tới phát triển bền vững vùng ven biển.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng.

2024-2030

21

Khắc phục xâm thực bãi biển Cửa Tùng và quản lý tổng hợp vùng bờ của tỉnh Quảng Trị.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng, Sở Giao thông Vận tải, UBND các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh.

2024-2030

22

Phục hồi và bảo tồn bền vững tài nguyên rừng ở vùng núi phía Tây nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện Hướng Hóa và Đakrông.

2024-2030

23

Triển khai các giải pháp thích ứng dựa vào tự nhiên (NbS), dựa vào hệ sinh thái (EbA) và dựa vào cộng đồng (CbA).

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2024-2030

24

Tổ chức điều tra, đánh giá sức chịu tải của các sông, hồ trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

2023-2030

25

Nâng cao hiệu quả của công tác lập và quản lý quy hoạch, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể về tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường vào quy hoạch xây dựng, đảm bảo phát triển đô thị, nông thôn một cách hài hòa bền vững.

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2025

26

Khảo sát, rà soát, lập danh mục các nguồn cung cấp nước sinh hoạt đô thị để có kế hoạch bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả.

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2025

27

Nghiên cứu đề xuất thực hiện thí điểm một số nội dung, chỉ tiêu liên quan đến đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu trong một số dự án phát triển đô thị.

Sở Xây dựng

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

28

Nâng cao nhận thức và năng lực của cán bộ y tế và cộng đồng trong việc bảo vệ sức khỏe và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố và sở, ban ngành liên quan.

2023-2030

29

Tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ thống y tế, ưu tiên hệ thống y tế cơ sở.

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố và sở, ban ngành liên quan.

2023-2030

30

Đầu tư nâng cấp quy mô, hệ thống thu gom, công suất Trạm xử lý nước thải tập trung thành phố Đông Hà lên 10.000 m3 /ngày đêm.

UBND thành phố Đông Hà

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2026-2030

31

Xây dựng và triển khai kế hoạch phát triển không gian xanh của thành phố Đông Hà nhằm cải thiện chất lượng môi trường không khí và hưởng ứng Chương trình 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

UBND thành phố Đông Hà

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2026-2030

32

Xây dựng kè chống sạt lở bờ sông Hiếu, Vĩnh Phước, Thạch Hãn đoạn qua địa bàn Phường 4, Đông Giang và Phường Đông Lương.

UBND thành phố Đông Hà

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

33

Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ lụt thông minh.

UBND thành phố Đông Hà

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2025

II

Giảm phát thải khí nhà kính

 

 

 

1

Kiểm kê khí nhà kính cho tỉnh Quảng Trị.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

2

Phát triển các dự án điện sinh khối, điện rác.

Sở Công Thương

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

3

Phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời; nhiên liệu hydro xanh, amonia xanh.

Sở Công Thương

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

4

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê- tan của ngành giao thông vận tải.

Sở Giao thông Vận tải

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2050

5

Thúc đẩy doanh nghiệp vận tải buýt, taxi chuyển đổi sang ô tô điện.

Sở Giao thông Vận tải

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

6

Hoàn thiện hạ tầng giao thông công cộng, phát triển hạ tầng giao thông vận tải công cộng khối lượng lớn, hạ tầng giao thông phi cơ giới.

Sở Giao thông Vận tải

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

7

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực ngành giao thông vận tải.

Sở Giao thông Vận tải

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

8

Triển khai các chương trình, dự án giảm phát thải và hấp thụ, lưu giữ các - bon rừng, cỏ biển...

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

9

Hỗ trợ phát triển và mở rộng các dịch vụ hệ sinh thái rừng; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các sáng kiến/hoạt động dịch vụ hệ sinh thái rừng; phát triển thị trường cho các loại hình dịch vụ hệ sinh thái rừng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

10

Xác định trữ lượng các - bon trong các thảm thực vật trên cạn và dưới nước phục vụ việc xác định cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ các - bon trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

11

Nghiên cứu đặc điểm các quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ các - bon của chúng ở vùng ven bờ tỉnh Quảng Trị

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

12

Triển khai các giải pháp hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong tỉnh tham gia thị trường các-bon trong nước.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Xây dựng và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

III

Nâng cao năng lực

 

 

 

1

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trong trường học.

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

2

Tăng cường đàm phán, vận động các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế hợp tác triển khai các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh

Sở Ngoại vụ

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

3

Truyền thông nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho bộ máy quản lý các cấp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh.

Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2050

4

Phát triển nguồn nhân lực, sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện, trang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh và kết cấu hạ tầng xanh.

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Sở Giáo dục và Đào tạo và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023-2030

5

Tuyên truyền và vận động để thay đổi nhận thức, thói quen, nâng cao năng lực của các tầng lớp nhân dân trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị-xã hội

Sở Tài nguyên và Môi trường và sở, ban ngành, địa phương liên quan.

2023- 2030

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác