Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác duy trì, thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025
Kế hoạch 166/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác duy trì, thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2025
Số hiệu: | 166/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi | Người ký: | Đặng Văn Minh |
Ngày ban hành: | 05/09/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 166/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký: | Đặng Văn Minh |
Ngày ban hành: | 05/09/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 9 năm 2023 |
Thực hiện nội dung Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng; Công văn số 1776/BNN-BVTV ngày 23/3/2023 về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3476/TTr-SNNPTNT ngày 23/8/2023; UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai công tác duy trì, thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024 - 2025, cụ thể như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang trở thành xu hướng tất yếu, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản trong thị trường nội địa và được xem là “tấm vé” thông hành với những mặt hàng xuất khẩu; trong đó việc duy trì, thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng (MSVT), cơ sở đóng gói (CSĐG) nông sản là điều kiện cần thiết cho việc truy xuất nguồn gốc.
Việc cấp MSVT là điều kiện và cũng là cơ hội để các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước, nhất là các thị trường yêu cầu chất lượng cao; không chỉ giúp người tiêu dùng và cơ quan chức năng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu thông qua việc sản xuất theo quy trình, có kiểm soát sinh vật gây hại và đảm bảo an toàn thực phẩm, mà còn giúp các doanh nghiệp, hộ sản xuất, hợp tác xã ý thức được vấn đề sản xuất liên quan chặt chẽ đến chất lượng và giá thành sản phẩm.
Từ năm 2022 đến nay, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 về việc ban hành tài liệu hướng dẫn tạm thời về cấp, quản lý mã số vùng trồng; Công văn số 1776/BNN-BVTV ngày 23/3/2023 về việc cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu; Quảng Ngãi đã tổ chức triển khai các lớp tập huấn hướng dẫn về công tác duy trì, thiết lập và giám sát MSVT, CSĐG đối với một số cây trồng chủ lực cho các địa phương, với hơn 1.500 lượt người tham gia và cấp được 07 MSVT, trong đó có 01 mã số phục vụ xuất khẩu.
Thực tế cho thấy cán bộ làm công tác quản lý nông nghiệp, nông dân và các tổ chức, cá nhân thu mua, đóng gói nông sản còn thiếu các thông tin, kiến thức về quy trình đăng ký xây dựng MSVT, CSĐG,... sự hiểu biết về lợi ích và sử dụng MSVT, CSĐG đối với nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế,... dẫn đến lúng túng trong quá trình thực hiện. Việc đăng ký cấp MSVT, CSĐG trên thực tế tại Quảng Ngãi là rất ít. Một số nơi chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc nên việc quản lý, giám sát các mã số đã cấp, các doanh nghiệp đến thu mua, tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, để tổ chức thực hiện tốt, tăng cường công tác quản lý, cấp MSVT, CSĐG trên địa bàn tỉnh, việc xây dựng “Kế hoạch duy trì, thiết lập và cấp, quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói đối với một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024 - 2025” là thật sự cần thiết.
1. Mục tiêu chung
a) Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP), tăng cường năng lực quản lý, kiểm tra, đánh giá, giám sát, kiểm soát chất lượng tại các vùng trồng, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), quản lý sinh vật gây hại (SVGH) tại những vùng trồng đã được cấp mã số.
b) Nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về kiểm dịch thực vật và ATTP. Theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát SVGPI; truy xuất nguồn gốc nông sản.
c) Quản lý MSVT, CSĐG đối với các sản phẩm hàng hóa chủ lực tại địa phương nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao giá trị, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm gắn với thị trường tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Thực hiện kiểm tra, giám sát 100% tất cả các vùng trồng, CSĐG đã được cấp mã số, nhằm đảm bảo duy trì các mã số đủ điều kiện đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
b) Tiếp tục tuyên truyền, tổ chức lớp tập huấn cho công chức, viên chức cấp huyện được giao nhiệm vụ liên quan đến việc kiểm tra, giám sát vùng trồng, CSĐG về nội dung quy định thiết lập và quản lý vùng trồng, CSĐG đối với một số cây trồng chủ lực ưu tiên cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
c) Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn cho Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Tổ hợp tác và nông dân sản xuất tại các vùng trồng có nhu cầu thiết lập, đăng ký cấp MSVT và các tổ chức, cá nhân thu mua đóng gói nông sản tươi tại các địa phương, nhằm hướng dẫn việc thiết lập Hồ sơ đề nghị cấp MSVT và các biện pháp phòng trừ SVGH trên một số cây trồng.
d) Xây dựng các vùng trồng đủ tiêu chuẩn được cấp MSVT theo điều kiện cụ thể của từng địa phương; đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật về áp dụng các biện pháp quản lý SVGH, kiểm soát dư lượng thuốc BVTV, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và các điều kiện kỹ thuật khác theo quy định. Thực hiện việc cấp và quản lý MSVT, CSĐG đối với một số đối tượng cây trồng ưu tiên cấp mã; phấn đấu đến năm 2024 có khoảng từ 15-20 mã số đáp ứng tiêu chuẩn các thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý MSVT, CSĐG:
a) Kiểm tra thực tế tại vùng trồng, cơ sở đóng gói:
- Phạm vi thực hiện: Tại các huyện, thị xã, thành phố có nhu cầu thiết lập và đăng ký cấp MSVT, CSĐG.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024 - 2025 khi phát sinh Hồ sơ đăng ký cấp MSVT, CSĐG của các tổ chức, cá nhân.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ cấp, quản lý MSVT, CSĐG là Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Nội dung kiểm tra thực tế vùng trồng: Theo tài liệu hướng dẫn tạm thời kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tài liệu kỹ thuật kèm theo Công văn số 1624/BVTV-HTQT ngày 23/6/2023 của Cục Bảo vệ thực vật. Bao gồm: Thông tin vùng trồng; việc sử dụng thuốc BVTV và phân bón tại vùng trồng; về ATTP; việc ghi chép nhật ký canh tác; quản lý sinh vật gây hại; kiểm tra một số nội dung khác theo quy định.
- Nội dung kiểm tra thực tế cơ sở đóng gói: Theo tài liệu kỹ thuật kèm theo Công văn số 1624/BVTV-HTQT ngày 23/6/2023 của Cục Bảo vệ thực vật. Bao gồm: Cơ sở vật chất, trang thiết bị; quy trình đóng gói; yêu cầu về Hồ sơ; về nhân sự; về quản lý và kiểm soát sinh vật gây hại; về nguồn gốc nông sản; về vệ sinh và xử lý chất thải và tuân thủ yêu cầu cụ thể khác của nước nhập khẩu (nếu có).
b) Phê duyệt cấp và kiểm tra, giám sát duy trì MSVT, CSĐG:
Sau khi đi kiểm tra thực tế, cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ cấp, quản lý MSVT, CSĐG (Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tiến hành thẩm định, xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu về thiết lập vùng trồng, CSĐG; hoàn thành biên bản kiểm tra thực tế, các hồ sơ liên quan và cấp mã số đúng quy định. Nếu Chủ sở hữu/người đại diện có nhu cầu cấp MSVT, CSĐG để phục vụ xuất khẩu, thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổng hợp danh sách các vùng trồng, CSĐG kèm thông tin chi tiết mã số đã cấp và gửi cho Cục Bảo vệ thực vật để thực hiện đàm phán với nước nhập khẩu chờ phê duyệt mã số.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2024 - 2025.
- Nội dung kiểm tra, giám sát duy trì MSVT, CSĐG: Như nội dung tại điểm a, khoản 1 mục III của kế hoạch này.
- Tần suất kiểm tra, giám sát tối thiểu: 01 lần/năm; đối với vùng trồng thì thực hiện giám sát trước vụ thu hoạch, đối với CSĐG thì thời điểm giám sát phải tiến hành trước vụ xuất khẩu.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Bàn giao mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành cấp mã số và gửi thông báo cho Chủ sở hữu/người đại diện.
Đối với mã số phục vụ xuất khẩu, sau khi được nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Chi cục thông báo cho Chủ sở hữu/người đại diện và tiếp tục quản lý, giám sát vùng trồng, CSĐG đã được cấp mã số.
2. Tập huấn cho công chức, viên chức cấp huyện, cấp tỉnh:
a) Đối tượng: Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ liên quan đến việc kiểm tra, giám sát vùng trồng, CSĐG, đang công tác tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Phòng Kinh tế và Trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố; cán bộ Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân cấp huyện và cấp tỉnh.
b) Quy mô: 01 lớp (01 ngày/lớp); số người tham dự: 40 người/lớp.
c) Thời gian: Năm 2025.
d) Địa điểm: Tổ chức tại Trung tâm thành phố Quảng Ngãi.
đ) Cơ quan chủ trì thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
e) Nội dung tập huấn: Hướng dẫn những nội dung quy định liên quan đến việc thiết lập và quản lý vùng trồng, CSĐG đối với một số cây trồng chủ lực ưu tiên cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
3. Tập huấn cho nông dân, tổ chức, cá nhân tại các xã, phường, thị trấn:
a) Đối tượng: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, Tổ hợp tác, nông dân sản xuất tại các vùng trồng có nhu cầu thiết lập và đăng ký cấp MSVT; các tổ chức, cá nhân thu mua, đóng gói nông sản tươi trên địa bàn quản lý.
b) Quy mô: 48 lớp, 01 ngày/lớp/xã, số người tham dự: 50 người/lớp/xã.
Số lượng lớp tập huấn theo nhu cầu đăng ký của các địa phương, cụ thể như sau:
TT |
Địa phương |
Tổng số lớp |
Số lớp đăng ký |
Ghi chú |
|
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||
1 |
Bình Sơn |
4 |
2 |
2 |
|
2 |
Sơn Tịnh |
6 |
3 |
3 |
|
3 |
Thành phố Quảng Ngãi |
3 |
2 |
1 |
|
4 |
Nghĩa Hành |
12 |
7 |
5 |
|
5 |
Tư Nghĩa |
3 |
2 |
1 |
|
6 |
Mộ Đức |
7 |
4 |
3 |
|
7 |
Thị xã Đức Phổ |
13 |
8 |
5 |
|
Tổng cộng |
48 |
28 |
20 |
|
c) Thời gian: Năm 2024 - 2025.
d) Địa điểm: Tổ chức tại các xã, phường, thị trấn (Trừ các xã đã được tập huấn trong năm 2023).
đ) Cơ quan chủ trì thực hiện: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Phòng Kinh tế) là cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố được giao nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn về thiết lập hồ sơ đề nghị cấp MSVT, CSĐG tại địa phương.
e) Nội dung tập huấn: Hướng dẫn việc thiết lập Hồ sơ đề nghị cấp MSVT, CSĐG và các biện pháp phòng trừ SVGH trên một số cây trồng ưu tiên cấp MSVT theo điều kiện cụ thể của địa phương (tài liệu hướng dẫn tạm thời kèm theo Quyết định số 3156/QĐ-BNN-TT ngày 19/8/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tài liệu kỹ thuật kèm theo Công văn số 1624/BVTV-HTQT ngày 23/6/2023 của Cục BVTV).
4. Xây dựng vùng trồng đạt tiêu chuẩn được cấp MSVT:
Trong năm 2024, yêu cầu UBND các huyện: Mộ Đức, Bình Sơn, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa phải chỉ đạo, xây dựng ít nhất một vùng trồng được cấp mã số gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, làm mô hình điểm để tạo tính lan tỏa, nhân rộng tại địa phương; đồng thời, chủ động bố trí nguồn kinh phí từ ngân sách cấp huyện để triển khai thực hiện mô hình này.
IV. THỜI GIAN VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2024 đến năm 2025.
2. Kinh phí thực hiện các nội dung kế hoạch:
a) Ngân sách tỉnh: 591.860.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm chín mươi môt triệu, tám trăm sáu mươi nghìn đồng).
b) Ngân sách huyện: Tự chủ động cân đối bố trí đối với nội dung tại điểm 4 mục III.
c) Phân kỳ ngân sách tỉnh:
Đơn vị tính: Đồng
TT |
Nội dung hoạt động |
Số lượng |
Tổng số |
Phân kỳ kinh phí thực hiện theo các năm |
|
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||||
I |
Tổ chức thực hiện công tác cấp và quản lý MSVT, CSĐG: |
80 |
44.660.000 |
19.475.000 |
25.185.000 |
1 |
Kiểm tra thực tế vùng trồng, CSĐG tại các huyện, TX, Tp có nhu cầu thiết lập và đăng ký cấp mã số |
40 |
25.120.000 |
12.560.000 |
12.560.000 |
2 |
Kiểm tra, giám sát duy trì vùng trồng, CSĐG lại các huyện, TX, Tp đã được cấp mã số |
40 |
19.540.000 |
6.915.000 |
12.625.000 |
II |
Tổ chức lớp tập huấn cho CCVC cấp huyện, cấp tỉnh |
01 |
9.600.000 |
0 |
9.600.000 |
III |
Tổ chức lớp tập huấn cho HTX DVNN, Tổ hợp tác, nông dân và tổ chức, cá nhân thu mua, đóng gói nông sản tươi |
48 |
537.600.000 |
313.600.000 |
224.000.000 |
Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2024-2025 |
591.860.000 |
333.075.000 |
258.785.000 |
(Kinh phí sẽ chuẩn xác trong quá trình triển khai thực hiện)
1. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn
Giao nhiệm vụ cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức thực hiện đúng các nội dung của Kế hoạch, bao gồm:
a) Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND cấp huyện chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện tốt các nội dung trong Kế hoạch.
b) Hằng năm, tại thời điểm xây dựng dự toán, căn cứ vào Kế hoạch đã được phê duyệt, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính tổng hợp trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước.
c) Đối với lớp tập huấn cho công chức, viên chức cấp huyện, cấp tỉnh: Khi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt/Cục Bảo vệ thực vật triển khai nhũng nội dung văn bản mới (nếu có) liên quan đến việc thiết lập và quản lý vùng trồng, CSĐG; thì khẩn trương xây dựng tài liệu tập huấn và phân công công chức tiếp tục hướng dẫn lại cho công chức, viên chức cấp huyện, cấp tỉnh.
d) Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương xây dựng vùng trồng đạt tiêu chuẩn cấp MSVT theo Kế hoạch này và nội dung chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 367/TB-UBND ngày 28/7/2023.
đ) Tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo kết quả tổ chức thực hiện các nội dung trong Kế hoạch cho UBND tỉnh, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định, trước ngày 30/11 hàng năm.
e) Quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, hiệu quả và thanh, quyết toán đúng quy định.
2. Sở Tài chính
Hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước, trên cơ sở dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập, Sở Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, bố trí kinh phí theo phân cấp và khả năng cân đối ngân sách để tổ chức thực hiện đúng quy định.
3. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động tìm kiếm các doanh nghiệp có nhu cầu thu mua sản phẩm nông nghiệp lợi thế của địa phương để thực hiện kết nối, đồng hành với người nông dân sản xuất ra những sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; thay đổi cách làm về xúc tiến thương mại, quảng bá, tìm kiếm thị trường để hỗ trợ hiệu quả cho việc tiêu thụ nông sản của các địa phương.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Hằng năm, kịp thời xây dựng kinh phí thực hiện nội dung Kế hoạch này gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí theo đúng quy định.
b) Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện công tác xác định đối tượng cây trồng ưu tiên cấp MSVT; hướng dẫn thiết lập hồ sơ đề nghị cấp MSVT, CSĐG và thực hiện công tác quản lý sử dụng MSVT, CSĐG ở địa phương đảm bảo đúng quy định; đồng thời. Trong năm 2024, phải xây dựng ít nhất một vùng trồng đủ tiêu chuẩn được cấp mã số gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm theo điều kiện cụ thể của từng địa phương. Hoàn thành trước ngày 30/10/2024.
c) Đối với lớp tập huấn cho nông dân, tổ chức, cá nhân tại các xã, phường, thị trấn: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện tuyên truyền, hướng dẫn về thiết lập hồ sơ đề nghị cấp MSVT, CSĐG tại địa phương, triển khai tổ chức lớp tập huấn cho Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp, Tổ hợp tác, nông dân và các tổ chức, cá nhân thu mua, đóng gói nông sản tươi trên địa bàn quản lý về cách thiết lập Hồ sơ đề nghị cấp MSVT, CSĐG và các biện pháp phòng trừ SVGH trên một số cây trồng ưu tiên cấp MSVT.
d) Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức lớp tập huấn cho công chức, viên chức cấp huyện đúng quy định và đạt kết quả tốt; hướng dẫn, triển khai lồng ghép với các chương trình, dự án khác để nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh việc tuyên truyền, nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về mục đích sử dụng MSVT, CSĐG, đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc truy xuất nguồn gốc; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc sử dụng MSVT, duy trì chất lượng của vùng trồng đã được cấp; kịp thời phát hiện và báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trường hợp vi phạm các quy định về MSVT, CSĐG.
đ) Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND cấp xã phối hợp Mặt trận và các Tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại đẩy mạnh liên kết sản xuất hàng hóa, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) gắn với thị trường tiêu thụ ổn định; đồng thời kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai thực hiện.
e) Chủ động bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách cấp huyện thực hiện các hoạt động về điều tra, khảo sát, hỗ trợ thực hiện việc thiết lập vùng trồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật để được cấp mã. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để kịp thời tìm hướng giải quyết.
f) Hằng năm, trước ngày 20/11 báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúng quy định.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ngãi
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp huyện để đưa tin, bài, tuyên truyền về các quy định của pháp luật và các tiêu chuẩn kỹ thuật; ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện duy trì, thiết lập, cấp và quản lý MSVT, CSĐG đến mọi tầng lớp nhân dân tại các địa phương.
Yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây