578575

Quyết định 2675/QĐ-UBND năm 2023 về Phương án điều tra công suất khai thác phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tỷ lệ lấp đầy của siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định

578575
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 2675/QĐ-UBND năm 2023 về Phương án điều tra công suất khai thác phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tỷ lệ lấp đầy của siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định

Số hiệu: 2675/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định Người ký: Lâm Hải Giang
Ngày ban hành: 20/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 2675/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
Người ký: Lâm Hải Giang
Ngày ban hành: 20/07/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2675/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 20 tháng 07 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ĐIỀU TRA CÔNG SUẤT KHAI THÁC PHÒNG KHÁCH SẠN, KHU NGHỈ DƯỠNG VÀ TỶ LỆ LẤP ĐẦY CỦA SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thống kê ngày 23/11/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê ngày 12/11/2021;

Căn cứ Nghị định số 94/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê;

Căn cứ Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 05/2023/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;

Căn cứ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại về việc ban hành quy chế siêu thị, trung tâm thương mại;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Bình Định tại Tờ trình số 661/TTr-CTK ngày 17/7/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án điều tra công suất khai thác phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tỷ lệ lấp đầy của siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Điều 2. Giao Cục Thống kê tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện điều tra theo đúng Phương án quy định.

Điều 3. Kinh phí thực hiện điều tra hàng năm, bắt đầu từ năm 2023 do ngân sách tỉnh đảm bảo cho các hoạt động quy định trong Phương án này.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Tổng cục Thống kê;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: TC, KH&ĐT, TP, TN&MT, XD, DL, TT&TT;
- Ban Quản lý KKT;
- Cục Thuế tỉnh;
- LĐVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, K8, K3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH




Lâm Hải Giang

 

PHƯƠNG ÁN

ĐIỀU TRA CÔNG SUẤT KHAI THÁC PHÒNG KHÁCH SẠN, KHU NGHỈ DƯỠNG VÀ TỶ LỆ LẤP ĐẦY CỦA SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số     /QĐ-UBND ngày    tháng    năm 2023 của UBND tỉnh Bình Định)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA

1. Mục đích

Điều tra công suất khai thác phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tỷ lệ lấp đầy của siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định (viết gọn là ĐTCSLĐ) là cuộc điều tra toàn bộ nhằm mục đích:

- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú, hoạt động kinh doanh bất động sản và biên soạn một số chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh: số lượng và số lượt khách tại khách sạn (xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao), khu nghỉ dưỡng; số lượng siêu thị, trung tâm thương mại; công suất khai thác phòng khách sạn, tỷ lệ lấp đầy siêu thị, trung tâm thương mại.

- Đáp ứng nhu cầu thông tin tính toán xác định giá đất tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án (khách sạn xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao, khu nghỉ dưỡng; siêu thị, trung tâm thương mại) trên địa bàn tỉnh; hoạch định chính sách, mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch, dịch vụ bất động sản của tỉnh cũng như đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác.

2. Yêu cầu

Thực hiện ĐTCSLĐ phải bảo đảm các yêu cầu chủ yếu sau:

- Công tác tổ chức thực hiện, điều tra thu thập thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, công bố kết quả, lưu trữ dữ liệu điều tra được thực hiện theo đúng quy định trong Phương án.

- Kết quả ĐTCSLĐ phải xác định được chỉ số công suất khai thác phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tỷ lệ lấp đầy của siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn toàn tỉnh vào thời gian cao điểm và thấp điểm hàng năm.

- Rà soát, điều tra xác định được chỉ số công suất khai thác phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng và tỷ lệ lấp đầy của siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý và sử dụng kinh phí điều tra sát đúng mục đích, chế độ, định mức, tiết kiệm và hiệu quả.

II. ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ VÀ PHẠM VI ĐIỀU TRA

1. Phạm vi điều tra

Cuộc ĐTCSLĐ được triển khai đối với các doanh nghiệp hoạt động khách sạn (xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao), khu nghỉ dưỡng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định.

2. Đối tượng điều tra

Đối tượng của ĐTCSLĐ là khách sạn (xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao), khu nghỉ dưỡng, siêu thị, trung tâm thương mại gọi chung là các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết bởi Luật Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh có đến thời điểm 31/12 hàng năm.

2.1. Khách sạn

a) Định nghĩa: Khách sạn được định nghĩa theo Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch như sau:

Khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch bảo đảm chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch; bao gồm: Khách sạn nghỉ dưỡng, khách sạn bên đường, khách sạn nổi và khách sạn thành phố.

- Khách sạn nghỉ dưỡng: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, nhà thấp tầng, căn hộ, ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp;

- Khách sạn bên đường: Cơ sở lưu trú du lịch gần đường giao thông, có bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu lưu trú của khách sử dụng phương tiện giao thông đường bộ (xe máy, ô tô) đi du lịch hoặc nghỉ ngơi giữa những chặng đường dài;

- Khách sạn nổi: Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết;

- Khách sạn thành phố: Cơ sở lưu trú du lịch được xây dựng tại các đô thị phục vụ khách du lịch.

b) Xếp hạng khách sạn: Theo Tiêu chuẩn quốc gia: TCVN 4391:2015, căn cứ theo vị trí, kiến trúc, trang thiết bị tiện nghi, dịch vụ, người quản lý và nhân viên phục vụ, an ninh, an toàn, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, khách sạn được xếp theo 5 hạng: 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao.

Đối với cuộc điều tra này chỉ điều tra đối với các khách sạn xếp hạng: 3 sao, 4 sao, 5 sao.

2.2. Trung tâm thương mại, siêu thị: Căn cứ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại có khái niệm như sau:

a) Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.

b) Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.

c) Diện tích kinh doanh là diện tích sàn (kể cả lối đi lại) của các tầng nhà dùng để bố trí các hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại.

3. Đơn vị điều tra

Đơn vị điều tra trong ĐTCSLĐ là các doanh nghiệp hoạt động khách sạn (xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao), khu nghỉ dưỡng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Định được chọn điều tra.

III. LOẠI ĐIỀU TRA

1. Loại điều tra

Cuộc ĐTCSLĐ là cuộc điều tra toàn bộ, gồm: doanh nghiệp hoạt động khách sạn xếp hạng 3 sao, 4 sao, 5 sao; khu nghỉ dưỡng; siêu thị, trung tâm thương mại được chọn điều tra có đến ngày 31/12 hàng năm.

2. Số lượng doanh nghiệp điều tra

Cuộc ĐTCSLĐ được tiến hành điều tra hàng năm; riêng năm 2023 thực hiện điều tra toàn bộ các doanh nghiệp thuộc đối tượng điều tra từ năm 2018 đến năm 2022, cụ thể:

Số lượng doanh nghiệp điều tra giai đoạn 2018 - 2022 trong năm 2023:

Chỉ tiêu

Phân bổ doanh nghiệp điều tra theo năm

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

1. Cơ sở lưu trú

9

17

34

25

27

- Khách sạn 3 sao

2

9

20

12

14

- Khách sạn 4 sao

6

7

11

11

11

- Khách sạn 5 sao

1

1

3

2

2

2. Khách sạn nghỉ dưỡng

3

3

6

7

11

3. Trung tâm thương mại

4

4

4

4

4

4. Siêu thị

8

8

8

8

8

IV. THỜI GIAN, THỜI KỲ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA

1. Thời gian điều tra

Thời gian điều tra là 30 ngày, bắt đầu vào ngày 01/8 đến ngày 30/8 hàng năm.

2. Thời kỳ thu thập thông tin

Thời kỳ thu thập thông tin đối với các chỉ tiêu của cuộc điều tra ĐTCSLĐ như sau:

- Các thông tin về lao động, phòng lưu trú, diện tích sàn, diện tích cho thuê: thu thập thông tin tại 2 thời điểm: 01/01 và 31/12 hàng năm.

- Các thông tin thu thập theo thời kỳ: ĐTCSLĐ được chi tiết theo từng Quý I, II, III và IV của năm điều tra. Riêng đối với thông tin: doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh là số liệu chính thức của cả năm.

3. Phương pháp điều tra

ĐTCSLĐ áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Điều tra viên (ĐTV) sử dụng phiếu giấy để thu thập thông tin.

ĐTV có trách nhiệm đến gặp trực tiếp Giám đốc/chủ doanh nghiệp khách sạn, khu nghỉ dưỡng, siêu thị, trung tâm thương mại để thu thập thông tin vào phiếu điều tra.

Để bảo đảm chất lượng thông tin thu thập, ĐTV không được sao chép thông tin từ các nguồn có sẵn khác vào phiếu điều tra.

V. NỘI DUNG ĐIỀU TRA, PHIẾU ĐIỀU TRA

1. Nội dung điều tra

- Thông tin nhận dạng doanh nghiệp điều tra, bao gồm: Tên doanh nghiệp; Địa chỉ, điện thoại, email; Loại hình doanh nghiệp; Xếp hạng khách sạn; Ngành hoạt động SXKD.

- Thông tin về lượt khách, ngày khách, số buồng; diện tích xây dựng, diện tích sàn cho thuê.

- Các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh; năng lực mới tăng.

2. Phiếu điều tra

Cuộc điều tra sử dụng 2 loại phiếu điều tra:

 (1) Phiếu 1/DN-LT: Phiếu thu thập thông tin đối với doanh nghiệp dịch vụ lưu trú.

 (2) Phiếu số 2/DN-STTM: Phiếu thu thập thông tin đối với doanh nghiệp hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại.

3. Các loại phiếu điều tra và giải thích nội dung thông tin thu thập (Quy định chi tiết tại Phụ lục 01)

VI. PHÂN LOẠI THỐNG KÊ SỬ DỤNG TRONG ĐIỀU TRA

ĐTCSLĐ sử dụng các bảng phân loại thống kê sau:

1. Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam năm 2018 ban hành theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

2. Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam ban hành theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ;

3. Danh mục các đơn vị hành chính ban hành theo Quyết định số 124/2004/QĐ-TTg ngày 08/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và được cập nhật đến thời điểm điều tra.

VII. QUY TRÌNH XỬ LÝ VÀ BIỂU ĐẦU RA CỦA ĐIỀU TRA

1. Quy trình xử lý thông tin

Sau khi hoàn thành việc điền thông tin của phiếu điều tra, ĐTV kiểm tra dữ liệu, bàn giao phiếu điều tra cho Cục Thống kê. Giám sát viên cấp tỉnh và huyện thực hiện việc kiểm tra, làm sạch thông tin, nghiệm thu số liệu và tổng kết công tác điều tra theo các mẫu phiếu tương ứng được quy định và hướng dẫn nghiệp vụ ĐTCSLĐ. Công tác phổ biến thông tin theo quy định của Phương án điều tra.

2. Tổng hợp kết quả điều tra

Cục Thống kê thiết kế biểu tổng hợp kết quả đầu ra cho toàn tỉnh, phân theo các huyện, thị xã, thành phố.

Kết quả của cuộc điều tra được tổng hợp theo: hệ thống biểu đầu ra của chuyên ngành dịch vụ lưu trú, bất động sản, gồm các chỉ tiêu:

- Dịch vụ lưu trú, gồm các chỉ tiêu: Lượt khách phục vụ; Số ngày khách phục vụ; Số ngày buồng sử dụng trong năm; giá phòng bình quân 1 lượt khách thuê trong ngày; Công suất khai thác phòng khách sạn, khu nghỉ dưỡng; Tỷ lệ (%) giữa Chi phí hoạt động sản xuất/Tổng doanh thu (lưu trú, nhà hàng, hoạt động khác).

- Dịch vụ bất động sản, gồm các chỉ tiêu: Diện tích sàn, diện tích cho thuê của doanh nghiệp; Tỷ lệ lấp đầy siêu thị, Trung tâm thương mại; Giá cho thuê bình quân trong 1 năm (Triệu đồng/m2/năm); Tỷ lệ (%) giữa Chi phí/Doanh thu từ hoạt động cho thuê sàn thương mại dịch vụ.

VIII. KẾ HOẠCH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA1

Cuộc ĐTCSLĐ được thực hiện hàng năm, bắt đầu từ năm 2023 theo kế hoạch sau:

STT

Nội dung công việc

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1

Xây dựng Phương án, các tài liệu điều tra trình Tổng cục Thống kê thẩm định

Tháng 5 - 7/2023

Cục Thống kê

Cục TTDL; Vụ TMDV; Vụ PPCĐ- TCTK

2

Gửi Tổng cục Thống kê thẩm định Phương án điều tra

Tháng 7/2023

Cục Thống kê

UBND tỉnh

3

Hoàn thiện các tài liệu điều tra (Phương án điều tra, Phiếu điều tra, Giải thích và hướng dẫn cách ghi phiếu điều tra)

Tháng 7/2023

Cục Thống kê

Vụ TMDV; Cục TTDL; Sở, ban, ngành

4

Ban hành Quyết định và Phương án điều tra

Tháng 7/2023

UBND tỉnh

Cục Thống kê

5

Lập dự toán kinh phí khảo sát gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh duyệt

Tháng 7/2023; tháng 9 trước năm điều tra

Cục Thống kê

Sở Tài chính

6

Lập danh sách doanh nghiệp điều tra. In, phân phối phiếu, tài liệu điều tra

Tháng 7 năm sau năm

Cục Thống kê

Chi cục Thống kê

7

Rà soát, cập nhật doanh nghiệp điều tra

Tháng 7 năm sau

Chi cục Thống kê

Cục Thống kê

8

Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ

Tháng 7 năm sau

Cục Thống kê

Chi cục Thống kê; ĐTV

9

Thu thập thông tin tại địa bàn

Tháng 8 năm sau

CCTK

Cục Thống kê

10

Kiểm tra, giám sát việc điều tra tại doanh nghiệp

Tháng 8 năm sau

Cục Thống kê

Chi cục Thống kê

11

Kiểm tra, nghiệm thu phiếu điều tra

Tháng 9 năm sau

Cục Thống kê

Chi cục Thống kê

12

Xử lý số liệu điều tra

Tháng 9 năm sau

Cục Thống kê

Chi cục Thống kê

13

Nhập tin Phiếu điều tra

Tháng 9 năm sau

Cục Thống kê

CCTK

14

Tổng hợp kết quả sơ bộ

Tháng 10 năm sau

Cục Thống kê

Chi cục Thống kê

15

Tổng hợp kết quả chính thức

Tháng 10 năm sau

Cục Thống kê

Chi cục Thống kê

16

Phân tích kết quả điều tra

Tháng 10 năm sau

Cục Thống kê

Sở, ban ngành;

17

Hội thảo kết quả điều tra

Tháng 10 năm sau

Cục Thống kê

Sở, ban ngành; CCTK

18

Công bố kết quả điều tra

Tháng 11 năm sau

UBND tỉnh

CTK, Sở, ban ngành, CCTK

IX. TỔ CHỨC ĐIỀU TRA

1. Công tác chuẩn bị

a) Xây dựng kế hoạch thực hiện phương án, lập dự toán kinh phí

Hàng năm, Cục Thống kê tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Phương án điều tra trên phạm vi toàn tỉnh, lập dự toán kinh phí thực hiện cuộc điều tra gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt.

b) Rà soát và cập nhật danh sách đơn vị điều tra

Cục Thống kê phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện chọn, phân bổ và gửi danh sách các đơn vị điều tra tới Chi cục Thống kê cấp huyện.

Chi cục Thống kê cấp huyện rà soát, cập nhật danh sách doanh nghiệp được chọn điều tra theo hướng dẫn. Danh sách đơn vị điều tra được lập dựa vào các nguồn dữ liệu: Danh sách các doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực lưu trú và bất động sản đã thành lập hàng năm từ năm 2018 trở đi.

c) Tuyển chọn giám sát viên và điều tra viên thống kê

Chi cục Thống kê chủ trì tuyển chọn Điều tra viên (viết gọn là ĐTV) phục vụ công tác thu thập thông tin của cuộc điều tra. ĐTV có trách nhiệm tới đơn vị điều tra để thực hiện thu thập thông tin; hướng dẫn đối tượng điều tra cung cấp thông tin trên phiếu điều tra và kiểm tra, hoàn thiện phiếu điều tra của các đơn vị được phân công thực hiện.

Giám sát viên (viết gọn là GSV) là lực lượng thực hiện công việc giám sát và hỗ trợ chuyên môn cho ĐTV trong quá trình thực hiện điều tra.

d) Tập huấn nghiệp vụ

Cục Thống kê tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ điều tra trong thời gian 01 ngày cho lực lượng tham gia điều tra, gồm: giám sát viên tỉnh-huyện, lãnh đạo Chi cục Thống kê và ĐTV.

Nội dung tập huấn gồm: Quán triệt Phương án điều tra, kế hoạch thực hiện, hướng dẫn chọn doanh nghiệp, kỹ năng giao tiếp, kỹ thuật phỏng vấn, cách điền thông tin vào phiếu điều tra, kiểm tra và nghiệm thu phiếu điều tra.

Hội nghị tập huấn dành thời gian thích hợp để thảo luận những điểm cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, thực hiện doanh nghiệp lưu trú và bất động sản các năm trước; tăng kỹ năng thực hành phỏng vấn và điền phiếu điều tra cũng như xử lý các lỗi thường gặp.

đ) Tài liệu điều tra

Tài liệu điều tra bao gồm: Quyết định ban hành Phương án, hướng dẫn nghiệp vụ phiếu điều tra; Cục Thống kê in và phân phối cho Chi cục Thống kê bảo đảm đủ, đúng thời gian quy định.

2. Công tác thu thập thông tin

Cục Thống kê chủ trì chỉ đạo thực hiện công tác thu thập thông tin tại địa bàn, bảo đảm tiến độ và chất lượng thông tin thu thập.

3. Công tác kiểm tra, giám sát

Nhằm bảo đảm chất lượng của cuộc điều tra, công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện ở tất cả các khâu của cuộc điều tra.

Cục trưởng Cục Thống kê chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát của Cục Thống kê đối với ĐTCSLĐ trên địa bàn toàn tỉnh. Lực lượng kiểm tra, giám sát ở địa phương là lãnh đạo, công chức Phòng Thu thập Thông tin thống kê, Phòng Thống kê Kinh tế và các phòng liên quan khác - Cục Thống kê tỉnh.

Nội dung kiểm tra, giám sát tập trung vào việc tổ chức và thực hiện tập huấn, tổ chức thu thập thông tin của đơn vị điều tra, số lượng và chất lượng thông tin do đơn vị cung cấp.

Để đảm bảo chất lượng thông tin thu thập, công tác kiểm tra, giám sát chất lượng phiếu điều tra được thực hiện ngay trong quá trình thu thập thông tin, GSV thường xuyên tương tác, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra dữ liệu và thông báo đề nghị ĐTV xác minh hoàn thiện phiếu điều tra.

4. Nghiệm thu và xử lý thông tin

a) Nghiệm thu phiếu điều tra

Cục Thống kê chủ trì nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi toàn tỉnh; Chi cục Thống kê chủ trì việc nghiệm thu dữ liệu điều tra trên phạm vi huyện, thị xã, thành phố.

b) Xử lý thông tin

Cục Thống kê chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện cơ sở dữ liệu điều tra phục vụ tổng hợp và phân tích kết quả điều tra.

c) Công bố kết quả điều tra

Hàng năm, kết quả ĐTCSLĐ được công bố vào tháng 11 năm sau năm điều tra.

5. Tổ chức thực hiện

a) Cục Thống kê tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai các nội dung theo Phương án điều tra đã phê duyệt.

- Căn cứ Phương án điều tra, Cục Thống kê tỉnh lập dự toán kinh phí thực hiện hàng năm, gửi Sở Tài chính thẩm định. Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm quản lý, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí điều tra theo đúng quy định của Nhà nước.

- Chỉ đạo Chi cục Thống kê cấp huyện tổ chức thực hiện cuộc điều tra.

b) Sở Tài chính: Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện Phương án điều tra do Cục Thống kê tỉnh lập, chịu trách nhiệm thẩm định, báo cáo đề xuất UBND tỉnh xem xét quyết định.

c) Các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh chủ động phối hợp Cục Thống kê tỉnh thực hiện Phương án điều tra, công bố kết quả cuộc điều tra.

d) Chi cục Thống kê cấp huyện: Tổ chức, chỉ đạo toàn diện cuộc điều tra trên địa bàn huyện từ khâu rà soát cập nhật đơn vị điều tra; tuyển chọn; tập huấn cho ĐTV và GSV; thu thập thông tin; giám sát, kiểm tra; nghiệm thu phiếu điều tra.

đ) Ủy ban nhân dân tỉnh: Chỉ đạo các sở, ngành phối hợp Cục Thống kê thực hiện điều tra; công bố kết quả cuộc điều tra của tỉnh.

X. KINH PHÍ

Kinh phí ĐTCSLĐ do Ngân sách Nhà nước địa phương bảo đảm cho các hoạt động quy định trong Phương án này. Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí được thực hiện theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc Điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia; Thông tư số 37/2022/TT-BTC ngày 22/6/2022 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 3 và Mẫu số 01 kèm theo Thông tư số 109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, Tổng điều tra thống kê quốc gia và các quy định có liên quan.

Trong phạm vi dự toán được giao, Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tốt cuộc ĐTCSLĐ theo đúng nội dung của Phương án điều tra của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định và các chế độ tài chính hiện hành./.

 

PHỤ LỤC:

GIẢI THÍCH VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU 1/DN-LT: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LƯU TRÚ

A1. PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

A1.1 Tên doanh nghiệp: Ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

A1.2 Địa chỉ doanh nghiệp: Ghi địa chỉ trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin theo yêu cầu vào các dòng tương ứng trong phiếu điều tra.

A1.3, A1.4. Số điện thoại, địa chỉ email: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, địa chỉ email thì ghi số điện thoại, địa chỉ email của bộ phận chịu trách nhiệm chính thực hiện phiếu điều tra hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp.

A1.5 Loại hình doanh nghiệp: Chọn 01 lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp.

A1.6 Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 của năm điều tra: Chọn tình trạng phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thuộc tình trạng ngừng hoạt động chờ giải thể” hoặc “giải thể, phá sản” thì doanh nghiệp kết thúc phần kê khai thông tin.

A2. Ngành hoạt động của doanh nghiệp

Mục này chỉ liệt kê các ngành thực tế có hoạt động trong năm điều tra. Nếu đăng ký kinh doanh có nhiều ngành nhưng thực tế trong năm điều tra không hoạt động thì không ghi.

Ngành SXKD chính: Ghi cụ thể tên ngành SXKD chính của doanh nghiệp. Ngành SXKD chính là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu năm điều tra. Nếu không xác định được doanh thu thì căn cứ vào ngành có sử dụng nhiều lao động nhất.

Ngành SXKD khác: Ngoài ngành SXKD chính, nếu doanh nghiệp còn các ngành SXKD khác thực tế có hoạt động trong năm điều tra thì ghi vào các dòng tiếp theo. Ngành SXKD khác phải là những ngành tạo ra các sản phẩm, dịch vụ là hàng hoá có bán ra ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Căn cứ vào tên của các ngành SXKD, cán bộ Cục Thống kê tỉnh Bình Định ghi mã ngành kinh tế quốc dân theo mã VSIC 2018 (5 chữ số) cho ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác vào ô mã quy định.

A3. Thông tin về lao động

Ghi tổng số lao động mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương; bao gồm: Lao động được trả công, trả lương và lao động không được trả công, trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân).

A3.1 Lao động đầu năm (01/01 của năm điều tra): Ghi tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 01/01. Trong đó ghi riêng số lao động là nữ.

A3.2 Lao động cuối năm (31/12 của năm điều tra): Là tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 31/12.

A4. Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) phục vụ hoạt động SXKD: Cách khai thác thông tin như sau:

Vốn đầu tư của doanh nghiệp là số vốn mà thực tế doanh nghiệp chi ra để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:

- Đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng nhà xưởng sản xuất, kho tàng,…): là toàn bộ vốn bỏ ra để cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng công trình, chuẩn bị đầu tư, thiết kế; chi xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị; các chi khác được ghi trong tổng dự toán (bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất). Giá trị này là số phát sinh bên nợ của tài khoản 2412 (xây dựng cơ bản).

- Mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản: là toàn bộ vốn bỏ ra để bổ sung thêm TSCĐ trong kỳ và không liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản, bao gồm cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính, không tính giá trị mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc. Mục này khai thác từ TK 211, 212, 213, 2411.

- Sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ cho công việc sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp (gồm chi phí phải thanh toán cho bên ngoài và chi phí cho phần doanh nghiệp tự làm). Giá trị này là số phát sinh bên Nợ của tài khoản 2413 (sửa chữa lớn TSCĐ).

A5. và A6. Xếp hạng sao của Khách sạn/Khu nghỉ dưỡng: Căn cứ vào TCVN 4391:2015 để đánh giá xếp hạng sao của khách sạn/khu nghỉ dưỡng.

PHẦN II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ, ĂN UỐNG

I. Dịch vụ ăn uống

1. Dịch vụ ăn uống bao gồm các hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, quán bar và căng tin cung cấp các dịch vụ ăn, uống cho khách hàng tại chỗ (khách hàng được phục vụ hoặc tự phục vụ) hoặc mang về, các dịch vụ phục vụ ăn uống lưu động; cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên và dịch vụ ăn uống khác.

Lưu ý: không bao gồm dịch vụ ăn, uống do các cơ sở lưu trú cung cấp đã tính chung vào tiền lưu trú (tiền thuê phòng/buồng) do không hạch toán riêng được 2 loại dịch vụ này.

2. Doanh thu thuần dịch vụ ăn uống là tổng số tiền đã và sẽ thu về cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng trong năm, bao gồm số tiền bán hàng ăn, đồ uống do doanh nghiệp tự chế biến và hàng ăn uống mua từ bên ngoài để bán mà không cần qua chế biến, không cần dịch vụ phục vụ thêm của cơ sở (hàng chuyển bán).

3. Tổng chi phí SXKD ăn uống bao gồm: trị giá vốn hàng bán ăn uống và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng phản ánh các khoản chi phí liên quan doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí.

II. Dịch vụ lưu trú

Dịch vụ lưu trú bao gồm các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp/chi nhánh chỉ cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày và các cơ sở cung cấp đồng thời cả dịch vụ lưu trú ngắn ngày và dịch vụ ăn uống/phương tiện giải trí cho khách du lịch, khách vãng lai. Các doanh nghiệp/chi nhánh cung cấp những hoạt động này gồm: Khách sạn từ 3 sao trở lên và khu nghỉ dưỡng.

Lưu ý: Không bao gồm dịch vụ cho thuê nhà ở dài ngày (tháng, năm) và hoạt động cho thuê văn phòng, nơi sản xuất kinh doanh không thuộc phạm vi của hoạt động lưu trú và được tính vào hoạt động kinh doanh bất động sản.

1. Tổng doanh thu thuần: là toàn bộ số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ lưu trú đã và sẽ thu được từ hoạt động cung cấp dịch vụ lưu trú ngắn ngày cho khách hàng.

2. Tổng chi phí dịch vụ lưu trú: toàn bộ chi phí dịch vụ lưu trú, bao gồm: trị giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng phản ánh các khoản chi phí liên quan doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí.

3. Số lượt khách phục vụ: là số lượt người đến thuê buồng (phòng), nghỉ tại cơ sở lưu trú, bao gồm: Số lượt khách thuê buồng (phòng) để ngủ qua đêm và số lượt khách thuê buồng (phòng) nghỉ theo giờ trong ngày (khách không nghỉ qua đêm).

Ví dụ: Khách sạn A trong ngày 1/7/2022 tiếp nhận 2 đoàn khách: Đoàn 1 có 10 người đến nghỉ trong 3 ngày; đoàn 2 có 4 người chỉ đến nghỉ buổi trưa trong 3 giờ. Như vậy số lượt khách ngày 1/7 mà khách sạn A phục vụ là: 10 người + 4 người = 14 người. Trong đó chia ra khách trong ngày có 4 người và khách ngủ qua đêm là 10 người.

Lưu ý:

Lượt khách đến thuê buồng tại cơ sở lưu trú không phân biệt lứa tuổi, có nghĩa là những người già và trẻ em đi cùng đều được tính là lượt khách cho mỗi người.

Trong năm 2022, nếu một người khách đến thuê phòng nghỉ nhiều lần tại một cơ sở thì mỗi lần đến đều được tính là một lượt khách.

Trong trường hợp khách đến đăng ký thuê phòng ngủ qua đêm (đã thanh toán tiền phòng) nhưng vì một lý do nào đó không ngủ lại đêm tại cơ sở thì người khách này vẫn được tính là khách có ngủ qua đêm.

Trường hợp khách của đơn vị này đưa đến các đơn vị khác thì khách thuê buồng ngủ ở đâu thì đơn vị đó được tính, ví dụ đoàn khách có 5 người đến nghỉ tại khách sạn A nhưng vì khách sạn A đông khách nên chỉ xếp chỗ được cho 3 người và 2 người còn lại được khách sạn A gửi sang nghỉ tại khách sạn B thì số lượt khách được tính cho khách sạn A là 3 lượt khách; khách sạn B là 2 lượt khách.

4. Số ngày khách phục vụ: Là số ngày mà khách có ngủ lại qua đêm do các đơn vị lưu trú phục vụ. Chỉ tiêu này có thể tính được theo hai cách: (1) Nhân số lượng người với số ngày lưu lại của từng đoàn khách, sau đó tổng hợp chung trong kỳ; (2) Cộng số khách của tất cả các ngày trong kỳ báo cáo. Cũng tương tự như lượt khách, việc xác định ngày khách là căn cứ vào chứng từ thanh toán của khách hàng. Ví dụ: ông Nam đến khách sạn A nghỉ mặc dù chưa ngủ lại đêm ở

khách sạn nhưng vì quá thời gian cho phép thuê ngày của khách sạn nên ông Nam vẫn phải trả tiền thuê phòng 1 ngày thì ông Nam vẫn được khách sạn A tính là khách có ngủ qua đêm và tính là 1 ngày khách.

Hai chỉ tiêu "Lượt khách phục vụ" và "Ngày khách phục vụ" được thống kê riêng đối với khách quốc tế (khách mang quốc tịch nước ngoài và Việt kiều) và khách nội địa.

Quan hệ giữa chỉ tiêu lượt khách và ngày khách trong các cơ sở lưu trú: chỉ tiêu ngày khách phục vụ chỉ tính đối với khách ngủ qua đêm nên chỉ so sánh giữa lượt khách ngủ qua đêm với ngày khách phục vụ, vì vậy ngày khách phục vụ luôn lớn hơn hoặc bằng lượt khách ngủ qua đêm.

5. Số ngày buồng sử dụng trong quý: Là tổng số ngày sử dụng buồng của cơ sở lưu trú. Chỉ tiêu này chỉ áp dụng cho khách thuê nghỉ qua đêm. Nguồn số liệu để tổng hợp chỉ tiêu này căn cứ vào hoá đơn, chứng từ, bảng kê thanh toán với khách của kế toán hoặc sổ theo dõi khách đến, đi của bộ phận lễ tân của khách sạn, nhà trọ và các cơ sở lưu trú khác để ghi cho thống nhất.

Quan hệ giữa các chỉ tiêu trong biểu phân loại chi tiết cơ sở lưu trú

Số ngày sử dụng buồng trong năm thường nhỏ hơn số buồng có trong năm nhân với 365 ngày. Tuy nhiên, chỉ tiêu số buồng có đến 31/12 của năm điều tra trong biểu là chỉ tiêu thời điểm nên so sánh này sẽ không áp dụng được đối với các cơ sở có sự biến động về số buồng trong năm (như xây thêm hoặc phá dỡ bớt buồng).

6. Giá phòng bình quân một lượt khách thuê trong ngày

Chỉ tiêu này được tính bằng tổng doanh thu của khách thuê trong ngày trên tổng số lượt khách thuê trong ngày.

7. Năng lực của cơ sở lưu trú

 “Số buồng” có đến thời điểm 31/12 năm điều tra: ghi tổng số buồng có thể sử dụng để cho khách thuê nghỉ của các cơ sở lưu trú có đến thời điểm 31/12 của năm điều tra.

 “Số buồng” (Mục năng lực mới tăng trong năm điều tra): ghi tổng số buồng, số giường có thể sử dụng để cho khách thuê nghỉ của các cơ sở lưu trú mới tăng trong năm điều tra.

Năng lực mới tăng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được thể hiện qua các chỉ tiêu về số lượng cơ sở lưu trú, số buồng mới tăng trong năm, như: tăng về hạng sao, tăng mới do mở rộng quy mô cơ sở, tăng mới về số buồng, tăng mới về số giường (bao gồm thay thế và xây mới).

Lưu ý: Không tính số buồng mà cơ sở lưu trú luôn dành riêng với mục đích cho người nước ngoài thuê để sinh sống hoặc cho các văn phòng nước ngoài thuê để làm việc.

 

Phiếu 2/DN-STTM

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

A1. PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG

A1.1 Tên doanh nghiệp: Ghi tên chính thức của doanh nghiệp bằng chữ in hoa theo quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

A1.2 Địa chỉ doanh nghiệp: Ghi địa chỉ trụ sở giao dịch chính của doanh nghiệp. Ghi đầy đủ, không viết tắt các thông tin theo yêu cầu vào các dòng tương ứng trong phiếu điều tra.

A1.3, A1.4. Số điện thoại, địa chỉ email: Trường hợp doanh nghiệp có nhiều số điện thoại, địa chỉ email thì ghi số điện thoại, địa chỉ email của bộ phận chịu trách nhiệm chính thực hiện phiếu điều tra hoặc bộ phận hành chính của doanh nghiệp.

A1.5 Loại hình doanh nghiệp: Chọn 01 lựa chọn phù hợp nhất với doanh nghiệp.

A1.6 Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 của năm điều tra: Chọn tình trạng phù hợp nhất với tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp thuộc tình trạng “ngừng hoạt động chờ giải thể” hoặc “giải thể, phá sản” thì doanh nghiệp kết thúc phần kê khai thông tin.

A2. Ngành hoạt động của doanh nghiệp

Mục này chỉ liệt kê các ngành thực tế có hoạt động trong năm điều tra. Nếu đăng ký kinh doanh có nhiều ngành nhưng thực tế trong năm điều tra không hoạt động thì không ghi.

Ngành SXKD chính: Ghi cụ thể tên ngành SXKD chính của doanh nghiệp. Ngành SXKD chính là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất về doanh thu năm điều tra. Nếu không xác định được doanh thu thì căn cứ vào ngành có sử dụng nhiều lao động nhất.

Ngành SXKD khác: Ngoài ngành SXKD chính, nếu doanh nghiệp còn các ngành SXKD khác thực tế có hoạt động trong năm điều tra thì ghi vào các dòng tiếp theo. Ngành SXKD khác phải là những ngành tạo ra các sản phẩm, dịch vụ là hàng hoá có bán ra ngoài phạm vi doanh nghiệp.

Căn cứ vào tên của các ngành SXKD, cán bộ Cục Thống kê tỉnh Bình Định ghi mã ngành kinh tế quốc dân theo mã VSIC 2018 (5 chữ số) cho ngành SXKD chính và các ngành SXKD khác vào ô mã quy định.

A3. Thông tin về lao động

Ghi tổng số lao động mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương; bao gồm: Lao động được trả công, trả lương và lao động không được trả công, trả lương (kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân).

A3.1 Lao động đầu năm (01/01 của năm điều tra): Ghi tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 01/01. Trong đó ghi riêng số lao động là nữ.

A3.2 Lao động cuối năm (31/12 của năm điều tra): Là tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có trong danh sách tại thời điểm 31/12.

A4. Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) phục vụ hoạt động SXKD: Cách khai thác thông tin như sau:

Vốn đầu tư của doanh nghiệp là số vốn mà thực tế doanh nghiệp chi ra để tăng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn đầu tư của doanh nghiệp bao gồm:

- Đầu tư xây dựng cơ bản (xây dựng trụ sở làm việc, xây dựng nhà xưởng sản xuất, kho tàng,…): là toàn bộ vốn bỏ ra để cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng công trình, chuẩn bị đầu tư, thiết kế; chi xây dựng, mua sắm và lắp đặt thiết bị; các chi khác được ghi trong tổng dự toán (bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất). Giá trị này là số phát sinh bên nợ của tài khoản 2412 (xây dựng cơ bản).

- Mua sắm TSCĐ dùng cho sản xuất không qua xây dựng cơ bản: là toàn bộ vốn bỏ ra để bổ sung thêm TSCĐ trong kỳ và không liên quan đến hoạt động xây dựng cơ bản, bao gồm cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính, không tính giá trị mua TSCĐ là nhà cửa, vật kiến trúc. Mục này khai thác từ TK 211, 212, 213, 2411.

- Sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định: là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ cho công việc sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp (gồm chi phí phải thanh toán cho bên ngoài và chi phí cho phần doanh nghiệp tự làm). Giá trị này là số phát sinh bên Nợ của tài khoản 2413 (sửa chữa lớn TSCĐ).

PHẦN II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

1. Hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại: Là hoạt động bỏ vốn đầu tư tạo lập, mua, nhận chuyển nhượng, thuê, thuê mua bất động sản để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại nhằm mục đích sinh lợi và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh bất động sản và thị trường bất động sản, bao gồm: Môi giới bất động sản; đánh giá bất động sản; tư vấn bất động sản; đấu giá bất động sản; đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý bất động sản.

2. Doanh thu thuần hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại: Là tổng số tiền đã thu và phải thu do cung cấp các dịch vụ kinh doanh bất động sản trong kỳ. Doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản bao gồm doanh thu của các dịch vụ sau:

+ Bán bất động sản, bao gồm cả đất nền phân lô và khu nhà lưu động. Doanh thu bán bất động sản bao gồm cả trị giá vốn của bất động sản đã bán;

+ Cho thuê bất động sản để sản xuất, kinh doanh và để ở, kể cả đất nền phân lô;

+ Quản lý, điều hành bất động sản với quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đi thuê nhà để ở và nhà không dùng để ở (nhà kho, khu triển lãm và trung tâm thương mại), đất, cung cấp nhà, căn hộ có đồ đạc hoặc chưa có đồ đạc hoặc các phòng sử dụng lâu dài theo tháng, hoặc theo năm;

Không tính trong “doanh thu dịch vụ kinh doanh bất động sản” các doanh thu từ các hoạt động: xây dựng nhà cửa, các công trình để bán, chia tách và cải tạo đất; hoạt động của khách sạn, nhà nghỉ, lều trại, cắm trại du lịch và những nơi không phải để ở khác; dịch vụ cho thuê phòng ngắn ngày (theo ngày, tuần), ký túc xá cho học sinh, sinh viên.

3. Tổng chi phí kinh doanh siêu thị, trung tâm thương mại: Toàn bộ chi phí hoạt động cho thuê căn hộ, văn phòng, kinh doanh bao gồm: trị giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Chỉ tiêu này phản ánh tổng chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng phản ánh các khoản chi phí liên quan doanh nghiệp bao gồm: Chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí, chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí vật liệu, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao TSCĐ, thuế, phí và lệ phí.

4. Diện tích sàn xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại được tính bao gồm diện tích sàn siêu thị, trung tâm thương mại xây mới và diện tích sàn tăng thêm do nâng tầng hoặc mở rộng, không tính diện tích của các siêu thị, trung tâm thương mại cũ được cải tạo.

Diện tích sàn xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại xây mới không phân biệt thời gian khởi công công trình, bao gồm: Khởi công xây dựng từ những năm trước đó nhưng đến năm báo cáo mới hoàn thành bàn giao, khởi công và hoàn thành bàn giao trong năm báo cáo.

Diện tích sàn xây dựng được tính theo m2 bao gồm cả diện tích tường chịu lực và tường ngăn, bao gồm:

Tổng diện tích sàn xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại: Là tổng diện tích sàn xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại mới được sử dụng cho mục đích cho thuê kinh doanh.

Không tính diện tích sàn xây dựng được sử dụng chung cho các đơn vị cho thuê trong siêu thị, trung tâm thương mại: Diện tích cầu thang, diện tích đường đi, hành lang chung và diện tích các phòng dùng cho mục đích khác không phải ở như: phòng văn hoá, hội trường, trạm xá, nhà vệ sinh sử dụng chung, phòng bảo vệ...

Tổng diện tích sàn xây dựng siêu thị, trung tâm thương mại mới xây dựng: là tổng diện tích sàn xây dựng dùng cho mục đích để cho thuê làm văn phòng hoặc kinh doanh bao gồm diện tích các phòng làm việc, phòng tiếp khách, phòng đọc sách, giải trí... và diện tích hành lang, cầu thang, tiền sảnh, không tính diện tích phục vụ cho mục đích chăn nuôi, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà kho được xây dựng riêng ngoài siêu thị, trung tâm thương mại.

Đối với nhà ở một tầng, thì ghi tổng diện tích phần nền nhà tính cả tường (phần có trần, mái che) của ngôi nhà đó; trường hợp có tường, khung cột chung thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.

Đối với nhà nhiều tầng, thì ghi tổng diện tích (phần có trần, mái che) của các tầng; trường hợp có tường, khung cột chung ở các tầng, thì chỉ tính 1/2 diện tích mặt bằng của tường, khung cột chung đó.

Phần sàn và gầm sàn nhà không được bao che và không được sử dụng để cho thuê, thì không tính diện tích. Trường hợp phần gầm sàn nhà cao từ 2,1 mét trở lên, có bao che và được sử dụng để cho thuê, thì được tính diện tích.

5. Giá bình quân 1m2 thuê trong tháng: Chỉ tiêu này được tính bằng tổng doanh thu cho thuê trong tháng trên tổng số diện tích sàn cho thuê trong tháng.


Số: 2675/QĐ-UBND

Thời gian ký: 20/07/2023 14:40:49 +07:00

ĐIỀU TRA CÔNG SUẤT PHÒNG KHÁCH SẠN, TỶ LỆ LẤP ĐẦY SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Phiếu 1/DN-LT

Mã số thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ LƯU TRÚ NĂM 20…..

 

Thực hiện Quyết định số ……/QĐ-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về tổ chức điều tra công suất phòng khách sạn, tỷ lệ lấp đầy Trung tâm thương mại

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin được quy định theo Luật Thống kê;

- Thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ nhằm phục vụ công tác thống kê và được bảo mật theo Luật định

Thông tin người trả lời phiếu

Họ và tên người cung cấp thông tin: ………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………………………..

Email: ……………………………………………………………………………..

A1 PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

A.1.1 Tên doanh nghiệp:……………………………....................................................………………………………………………………………..

Tên Khách sạn: ……………………………….…………………………………………………………...………………………………………..

A.1.2 Địa chỉ doanh nghiệp:

Tỉnh/TP trực thuộc TW:…....................................................................................................................................

 

 

Huyện/quận (thị xã, TP thuộc tỉnh):….............................................................................................................

 

 

 

Xã/phường/thị trấn:…...........................................................................................................................................

 

 

 

Thôn, ấp (số nhà, đường phố): ............................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A1.3 Số điện thoại:

A1.4 Email : ................................................................................................................................................................................................................

A1.5 Loại hình doanh nghiệp

(Chọn 01 lựa chọn phù hợp nhất và điền số liệu)

Tỷ lệ % vốn điều lệ/cổ phần có quyền biểu quyết

◦ 01. Công ty TNHH

Nhà nước Trung ương

 

Nhà nước Địa phương

 

Ngoài nhà nước

 

FDI

 

◦ 02. Công ty Cổ phần

 

 

 

 

 

 

 

 

◦ 03. Công ty hợp danh

 

 

 

 

 

 

 

 

◦ 04. Doanh nghiệp tư nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

A1.6 Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

◦ 1. Đang hoạt động

◦ 2. Tạm ngừng hoạt động

◦ 3. Ngừng hoạt động chờ giải thể >> Kết thúc trả lời

◦ 4. Giải thể, phá sản >> Kết thúc trả lời

◦ 5. Không có doanh thu, không có chi phí SXKD

◦ 5,1 Đang tồn tại, không có doanh thu, chi phí SXKD

◦ 5,2 Mới đăng ký kinh doanh, không đầu tư, không có doanh thu, chi phí SXKD >> Kết thúc trả lời

◦ 5,3 Đang đầu tư, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh >> Chuyển câu A4

A2 NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Mô tả ngành/ sản phẩm vật chất và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong năm điều tra

Sản phẩm/nhóm sản phẩm 1:………………………………………………. Mã ngành sản phẩm cấp 5: …………………….........................

A3 THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

A.3.1 Lao động có tại thời điểm 01/01

 

Người

Trong đó:

Lao động nữ

 

Người

A.3.2 Lao động có tại thời điểm 31/12

 

Người

Trong đó:

Lao động nữ  

 

Người

A.4 Trong năm điều tra, doanh nghiệp có đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) phục vụ hoạt động SXKD không?

Có                                                                    Không

Nếu có: Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, cấp cấp, sửa chữa lớn TSCĐ phục  vụ hoạt động SXKD trong năm điều tra

 

Triệu đồng

A.5 Xếp Hạng của Khách sạn: …………………. sao

A.6 Xếp Hạng của Khu nghỉ dưỡng: ……………………..

UBND tỉnh Bình Định trân trọng cảm ơn Quý Doanh nghiệp …...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LƯU TRÚ, ĂN UỐNG NĂM 20….

 

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

số

Tổng số

Chia ra theo Quý

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

A

B

C

1

2

3

4

5

1. Số lượt khách phục vụ

Lượt khách

01

 

 

 

 

 

1.1. Lượt khách ngủ qua đêm

"

02

 

 

 

 

 

- Khách quốc tế

"

03

 

 

 

 

 

- Khách nội địa

"

04

 

 

 

 

 

1.2. Lượt khách không ngủ qua đêm

"

05

 

 

 

 

 

2. Tổng số ngày lưu trú của khách

(Chỉ tính khách ngủ qua đêm)

Ngày khách

06

 

 

 

 

 

- Khách quốc tế

"

07

 

 

 

 

 

- Khách nội địa

"

08

 

 

 

 

 

3. Số ngày buồng sử dụng trong quý

Ngày buồng

09

 

 

 

 

 

4. Doanh thu thuần

Triệu đồng

11

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ lưu trú

"

12

 

 

 

 

 

- Dịch vụ ăn uống

"

13

 

 

 

 

 

- Dịch vụ khác

"

14

 

 

 

 

 

5. Chi phí sản xuất kinh doanh

Triệu đồng

15

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

- Dịch vụ lưu trú

"

16

 

 

 

 

 

- Dịch vụ ăn uống

"

17

 

 

 

 

 

- Dịch vụ khác

"

18

 

 

 

 

 

6. Giá phòng bình quân 1 lượt khách thuê trong ngày

Triệu đồng

19

 

 

 

 

 

7. Lao động

Người

20

 

 

 

 

 

Chia ra:

 

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động lưu trú

"

21

 

 

 

 

 

- Hoạt động ăn uống

"

22

 

 

 

 

 

- Khác

"

23

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN III. NĂNG LỰC CỦA CƠ SỞ LƯU TRÚ

Loại cơ sở lưu trú

Mã số

Tổng số

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

Số cơ sở (Cơ sở)

Số buồng (Buồng)

Số cơ sở (Cơ sở)

Số buồng (Buồng)

Số cơ sở (Cơ sở)

Số buồng (Buồng)

Số cơ sở (Cơ sở)

Số buồng (Buồng)

Số cơ sở (Cơ sở)

Số buồng (Buồng)

A

B

1

2

4

2

7

2

10

2

13

2

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Khách sạn 3 sao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Khách sạn 4 sao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Khách sạn 5 sao

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Khu nghỉ dưỡng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND tỉnh Bình Định trân trọng cảm ơn Quý Doanh nghiệp

 

Thông tin người trả lời phiếu:

Họ và tên người cung cấp thông tin: ………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………

Email: ………………………………………………………………

Thông tin Điều tra viên Thống kê:

Họ và tên người cung cấp thông tin: ……………………………………

Số điện thoại: …………………………………………………………

Email: ………………………………………………………………

 

ĐIỀU TRA CÔNG SUẤT PHÒNG KHÁCH SẠN, TỶ LỆ LẤP ĐẦY SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Phiếu 1/DN-STTM

Mã số thuế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI NĂM 20….

 

Thực hiện Quyết định số ………... của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về tổ chức điều tra công suất phòng khách sạn, tỷ lệ lấp đầy Trung tâm thương mại

- Nghĩa vụ cung cấp thông tin được quy định theo Luật Thống kê;

- Thông tin cung cấp theo phiếu này chỉ nhằm phục vụ công tác thống kê và được bảo mật theo Luật định

Thông tin người trả lời phiếu

Họ và tên người cung cấp thông tin: ………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………………………..

Email: ……………………………………………………………………………..

A1 PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

A.1.1 Tên doanh nghiệp:……………………………....................................................………………………………………………………………..

A.1.2 Địa chỉ doanh nghiệp:

Tỉnh/TP trực thuộc TW:…....................................................................................................................................

 

 

Huyện/quận (thị xã, TP thuộc tỉnh):….............................................................................................................

 

 

 

Xã/phường/thị trấn:…...........................................................................................................................................

 

 

 

Thôn, ấp (số nhà, đường phố): ...................................................................................................................................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A1.3 Số điện thoại:

A1.4 Email : ................................................................................................................................................................................................................

A1.5 Loại hình doanh nghiệp

(Chọn 01 lựa chọn phù hợp nhất và điền số liệu)

Tỷ lệ % vốn điều lệ/cổ phần có quyền biểu quyết

◦ 01. Công ty TNHH

Nhà nước Trung ương

 

Nhà nước Địa phương

 

Ngoài nhà nước

 

FDI

 

◦ 02. Công ty Cổ phần

 

 

 

 

 

 

 

 

◦ 03. Công ty hợp danh

 

 

 

 

 

 

 

 

◦ 04. Doanh nghiệp tư nhân

 

 

 

 

 

 

 

 

A1.6 Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp

◦ 1. Đang hoạt động

◦ 2. Tạm ngừng hoạt động

◦ 3. Ngừng hoạt động chờ giải thể >> Kết thúc trả lời

◦ 4. Giải thể, phá sản >> Kết thúc trả lời

◦ 5. Không có doanh thu, không có chi phí SXKD

◦ 5,1 Đang tồn tại, không có doanh thu, chi phí SXKD

◦ 5,2 Mới đăng ký kinh doanh, không đầu tư, không có doanh thu, chi phí SXKD >> Kết thúc trả lời

◦ 5,3 Đang đầu tư, chưa hoạt động sản xuất kinh doanh >> Chuyển câu A4

A2 NGÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

Mô tả ngành/ sản phẩm vật chất và dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong năm 20…

Sản phẩm/nhóm sản phẩm 1:………………………………………………. Mã ngành sản phẩm cấp 5: …………………….........................

A3 THÔNG TIN VỀ LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

A.3.1 Lao động có tại thời điểm 01/01/20…

 

Người

Trong đó:

Lao động nữ

 

Người

A.3.2 Lao động có tại thời điểm 31/12/20…

 

Người

Trong đó:

Lao động nữ  

 

Người

A.4 Trong năm 20…., doanh nghiệp có đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, nâng cấp, sửa chữa lớn TSCĐ (bao gồm cả TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình) phục vụ hoạt động SXKD không?

Có                                                                    Không

Nếu có: Tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, cấp cấp, sửa chữa lớn TSCĐ phục  vụ hoạt động SXKD trong năm 20…

 

Triệu đồng

A.5 Xếp Hạng của Khách sạn: …………………. sao

A.6 Xếp Hạng của Khu nghỉ dưỡng: ……………………..

UBND tỉnh Bình Định trân trọng cảm ơn Quý Doanh nghiệp …...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHẦN II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI NĂM 20…..

1. Kết quả hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại

Tên chỉ tiêu

Mã số

Đơn vị tính

Tổng số

Chia theo Quý

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

A

B

C

1

2

3

4

5

1.1. Tổng doanh thu thuần

01

Triệu đồng

 

 

 

 

 

- Hoạt động cho thuê

02

"

 

 

 

 

 

- Hoạt động khác

03

"

 

 

 

 

 

1.2. Tổng Chi phí sản xuất kinh doanh

04

 

 

 

 

 

 

- Hoạt động cho thuê

05

"

 

 

 

 

 

- Hoạt động khác

06

"

 

 

 

 

 

1.2. Diện tích/căn hộ cho thuê (02=03+04)

07

M2

 

 

 

 

 

1.2.1. Diện tích sàn cho thuê văn phòng

08

"

 

 

 

 

 

1.2.2. Diện tích sàn cho thuê kinh doanh

09

"

 

 

 

 

 

1.3. Giá bình quân 1 m2 thuê trong tháng

10

Tr. đ/m2

 

 

 

 

 

1.3.1. Diện tích sàn cho thuê văn phòng

11

"

 

 

 

 

 

1.3.2. Diện tích sàn cho thuê kinh doanh

12

"

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Năng lực của doanh nghiệp hoạt động siêu thị, trung tâm thương mại

Tên chỉ tiêu

Mã số

Tổng số

Diện tích sàn XD (M2)

Chia ra:

Quý I

Quý II

Quý III

Quý IV

A

B

1

3

5

7

9

Tổng số

01

 

 

 

 

 

1. Trung tâm thương mại

02

 

 

 

 

 

2. Siêu thị

03

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

UBND tỉnh Bình Định trân trọng cảm ơn Quý Doanh nghiệp

 

Thông tin người trả lời phiếu:

Họ và tên người cung cấp thông tin: ………………………………

Số điện thoại: ………………………………………

Email: …………………………………………

Thông tin Điều tra viên Thống kê:

Họ và tên người cung cấp thông tin: ……………………………………

Số điện thoại: ………………………………………

Email: …………………………………………………

 



1 Các chữ viết tắt trong bảng:

Cục TTDL: Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê;

Vụ TMDV: Vụ Thống kê Thương mại và Dịch vụ;

Vụ PPCĐ: Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê;

TCTK: Tổng cục Thống kê;

CCTK: Chi cục Thống kê.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản