Quyết định 20/2023/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quyết định 20/2023/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Số hiệu: | 20/2023/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình | Người ký: | Trần Thắng |
Ngày ban hành: | 05/06/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 20/2023/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Bình |
Người ký: | Trần Thắng |
Ngày ban hành: | 05/06/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2023/QĐ-UBND |
Quảng Bình, ngày 05 tháng 6 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ về tổ chức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 957/TTr-SNV ngày 01 tháng 6 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 6 năm 2023 và thay thế Quyết định số 03/2017/QĐ-UBND ngày 20 tháng 01 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước tỉnh Quảng Bình khi từ trần.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ
CHỨC LỄ TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KHÁC KHI
TỪ TRẦN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Quyết định số: 20/2023/QĐ-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban
nhân dân tỉnh)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định việc tổ chức Lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu; đảng viên được tặng Huy hiệu từ 70 năm tuổi đảng trở lên; các nhà hoạt động cách mạng, xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu; Bà mẹ Việt Nam anh hùng khi từ trần trên địa bàn tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi chung là người từ trần).
2. Đối tượng áp dụng:
a) Cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Các cơ quan, đơn vị, địa phương và cá nhân có liên quan đến việc tổ chức Lễ tang;
c) Cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu khi từ trần thực hiện theo quy định riêng của lực lượng vũ trang.
Điều 2. Nguyên tắc tổ chức Lễ tang
1. Việc tổ chức Lễ tang đối với người từ trần là thể hiện sự trân trọng của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công lao, cống hiến của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình làm việc, hoạt động cách mạng, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
2. Việc tổ chức Lễ tang đối với người từ trần cần được tổ chức trang trọng, văn minh, tiết kiệm, phù hợp với truyền thống của dân tộc, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, của từng vùng; từng bước loại bỏ những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, phô trương, lãng phí. Khuyến khích tổ chức an táng tại quê nhà.
3. Trường hợp người từ trần có nhiều chức danh thì tổ chức Lễ tang theo hình thức tương ứng với chức danh cao nhất của người từ trần.
1. Lễ tang cấp cao.
2. Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác.
1. Lễ viếng tổ chức tại Nhà tang lễ hoặc tại gia đình người từ trần; Lễ đưa tang và Lễ an táng thực hiện trong cùng một ngày.
2. Trên cơ sở phong tục địa phương và gia đình, thi hài người từ trần phải được khâm liệm vào linh cữu và đảm bảo vệ sinh, nhất là đối với người có bệnh lây nhiễm. Linh cữu không được để quá 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi khâm liệm đến khi tổ chức Lễ an táng.
3. Linh cữu người từ trần quàn tại Nhà tang lễ hoặc tại gia đình không để ô cửa có lắp kính trên nắp quan tài.
4. Trong quá trình đưa tang từ Nhà tang lễ hoặc gia đình đến nơi an táng, không rải vàng mã và các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và ngoại tệ.
5. Trong quá trình tang lễ, các thành viên Ban Tổ chức Lễ tang đeo băng tang đen (có chiều rộng 07cm) trên cánh tay trái.
Điều 5. Các chức danh được tổ chức Lễ tang cấp cao (do tỉnh tổ chức)
1. Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý, được tỉnh phối hợp với Ban Chấp hành Trung ương Đảng đứng ra tổ chức Lễ tang theo nghi thức Lễ tang cấp cao, bao gồm:
a) Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Bí thư Tỉnh ủy;
c) Phó Bí thư Tỉnh ủy;
d) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên. Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu.
3. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, xóa tư cách nguyên chức vụ, chức danh và các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này mà bị thu hồi các giải thưởng, bị tước danh hiệu vinh dự nhà nước (Anh hùng Lao động) thì tùy theo hình thức, mức độ để tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác tại Chương III Quy chế này.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần đứng tên đưa tin buồn; các chức danh còn lại quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này do Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh đứng tên đưa tin buồn trên Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân, Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam, trang nhất Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình.
Các chức danh quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này nếu đang đương chức thì do cơ quan đang trực tiếp quản lý đứng tên đưa tin buồn; nếu nghỉ công tác thì do Ban Chấp hành Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, thị xã, thành phố nơi người đó cư trú đứng tên đưa tin buồn trên trang nhất Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình. Nội dung đăng tải gồm: Thông báo tin buồn, tiểu sử người từ trần, danh sách Ban Tổ chức Lễ tang, Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời cảm tạ của Ban Tổ chức Lễ tang.
1. Ban Tổ chức Lễ tang đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định, có từ 11 đến 15 thành viên, gồm đại diện: Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, các đoàn thể cấp tỉnh có liên quan; đại diện lãnh đạo cơ quan nơi người từ trần đang công tác hoặc nơi công tác trước khi nghỉ hưu (viết tắt là cơ quan chủ quản); đại diện lãnh đạo huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo xã, phường, thị trấn nơi cư trú và đại diện gia đình của người từ trần.
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư Tỉnh ủy.
2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này. Ban Tổ chức Lễ tang có từ 11 đến 15 thành viên, gồm đại diện: Ban Thường vụ huyện ủy, thành ủy, thị ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện; đại diện các phòng, ban, đơn vị, các đoàn thể cấp huyện có liên quan; đại diện lãnh đạo xã, phường, thị trấn nơi cư trú và gia đình của người từ trần.
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đồng chí Bí thư hoặc Phó Bí thư hoặc Ủy viên Ban thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy.
Điều 8. Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu
1. Đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Quy chế này, Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, tham mưu Ban Tổ chức Lễ tang họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phối hợp với Sở Nội vụ và cơ quan chủ quản hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương nơi người từ trần cư trú cùng gia đình của người từ trần thực hiện: Tin buồn, tiểu sử của người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; lời điếu văn và lời cảm tạ.
2. Đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế này Ban Tổ chức huyện ủy, thành ủy, thị ủy chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan tham mưu thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, tham mưu Ban Tổ chức Lễ tang họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; phối hợp với Phòng Nội vụ cấp huyện, cấp ủy, chính quyền địa phương nơi người từ trần cư trú cùng gia đình của người từ trần thực hiện: Tin buồn, tiểu sử của người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng, lời điếu văn, lời cảm tạ.
Điều 9. Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ tỉnh hoặc tại gia đình của người từ trần (theo nguyện vọng của gia đình). Trước mắt, chưa có Nhà tang lễ của tỉnh thì Lễ tang được tổ chức tại gia đình hoặc Trung tâm Văn hóa tỉnh (theo nguyện vọng của gia đình).
2. An táng tại Nghĩa trang Ba Dốc, huyện Bố Trạch hoặc Nghĩa trang khác hoặc tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
Nghi thức trang trí lễ đài, chuẩn bị vòng hoa viếng, phục vụ lễ viếng, lễ truy điệu, lễ đưa tang, lễ hạ huyệt, xây mộ và chi phí thực hiện theo quy định tại các Điều 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ.
LỄ TANG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG KHÁC
Điều 11. Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp tỉnh
1. Cán bộ, công chức đang giữ chức vụ, đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu, trừ các chức danh được tổ chức theo Lễ tang cao cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 gồm:
a) Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh;
c) Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
đ) Trưởng đoàn, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
e) Trưởng ban đảng, cơ quan trực thuộc Tỉnh ủy;
g) Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh;
h) Giám đốc sở, trưởng cơ quan, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội và tương đương cấp tỉnh;
i) Bí thư huyện ủy, thành ủy, thị ủy và Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy.
2. Đảng viên được tặng Huy hiệu từ 70 năm tuổi Đảng trở lên (không tính đảng viên thuộc lực lượng vũ trang).
3. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, xóa tư cách nguyên chức vụ, chức danh thì tùy theo hình thức, mức độ để tổ chức Lễ tang theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác tại Mục II, Mục III, Chương III Quy chế này.
Điều 12. Đứng tên đưa tin buồn
1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 đang giữ chức vụ và các đồng chí nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu khi từ trần do Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Thường trực Ủy ban nhân dân, Thường trực Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh đứng tên đưa tin buồn và thông báo về Lễ tang cấp tỉnh trên Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình.
Nội dung đăng tải gồm: Thông báo tin buồn; tiểu sử của người từ trần; danh sách Ban Tổ chức Lễ tang; Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; lời cảm tạ của Ban Tổ chức Lễ tang.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu (trừ các đồng chí nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy) và các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này khi từ trần, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy nơi người từ trần cư trú đứng tên đưa tin buồn và thông báo Lễ tang trên Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình.
Nội dung đăng tải gồm: Thông báo tin buồn; tiểu sử của người từ trần; danh sách Ban Tổ chức Lễ tang; Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng; lời cảm tạ của Ban Tổ chức Lễ tang.
1. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 đang giữ chức vụ và các đồng chí nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu thì Ban Tổ chức Lễ tang do Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập đối với các đồng chí từ trần thuộc khối Đảng, Mặt trận, Đoàn thể; UBND tỉnh quyết định thành lập đối với các đồng chí từ trần thuộc Khối chính quyền, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội.
a) Thành phần Ban Tổ chức Lễ tang:
Tùy từng đối tượng cụ thể để cử thành phần tham gia Ban Tổ chức Lễ tang có từ 11 đến 13 thành viên gồm: Đại diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, các đoàn thể cấp tỉnh có liên quan; đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị nơi người từ trần đang công tác hoặc công tác trước khi nghỉ hưu; đại diện cấp ủy hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện; xã, phường, thị trấn nơi cư trú và đại diện gia đình người từ trần. Trường hợp cần thiết, mời thêm một số thành viên có liên quan tham gia vào Ban Tổ chức Lễ tang.
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang:
Ban Tổ chức Lễ tang do Bí thư hoặc Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban đối với các đồng chí từ trần thuộc khối Đảng, Mặt trận và Đoàn thể.
Ban Tổ chức Lễ tang do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban đối với các đồng chí từ trần thuộc Khối chính quyền, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội.
c) Trách nhiệm tham mưu thành lập Ban Tổ chức Lễ tang:
Ban Tổ chức Tỉnh ủy tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang nếu người từ trần thuộc khối Đảng, Mặt trận, đoàn thể.
Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang nếu người từ trần thuộc khối chính quyền, Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội sau khi báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
2. Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 11 đã thôi giữ chức vụ hoặc nghỉ hưu (trừ các đồng chí nguyên là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy) và các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này: Ban Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền cho Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy nơi người từ trần cư trú quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang, có từ 9 đến 11 thành viên gồm đại diện: Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận TQVN huyện, thị xã, thành phố; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan; đại diện Lãnh đạo cơ quan nơi người từ trần công tác trước khi thôi giữ chức hoặc nghỉ hưu; đại diện Lãnh đạo xã, phường, thị trấn nơi cư trú và gia đình của người từ trần.
Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đại diện Thường trực hoặc Ủy viên Ban Thường vụ hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố nơi người từ trần cư trú phù hợp với chức danh khi đang công tác của người từ trần.
Trách nhiệm tham mưu thành lập Ban Tổ chức Lễ tang: Ban Tổ chức huyện ủy, thị ủy, thành ủy chủ trì, phối hợp với phòng Nội vụ cấp huyện tham mưu Ban Thường vụ huyện ủy, thị ủy, thành ủy quyết định thành lập Ban Tổ chức Lễ tang.
Điều 14. Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu văn
1. Lễ tang do Bí thư hoặc Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng ban Tổ chức Lễ tang thì Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu Ban Tổ chức Lễ tang họp để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; thông báo tin buồn, tiểu sử của người từ trần, chương trình Lễ tang, điếu văn, lời cảm tạ... có ý kiến góp ý của gia đình và được Ban Tổ chức Lễ tang thông qua.
2. Lễ tang do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang thì do Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu thực hiện các nội dung tại khoản 1 Điều này.
3. Lễ tang do Thường trực hoặc Ủy viên Ban Thường vụ hoặc Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố làm Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang thì do Ban Tổ chức huyện ủy, thị ủy, thành ủy chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu thực hiện các nội dung tại khoản 1 Điều này.
Điều 15. Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Lễ tang tổ chức tại Nhà tang lễ tỉnh hoặc tại gia đình của người từ trần (theo nguyện vọng của gia đình). Trước mắt chưa có Nhà tang lễ của tỉnh thì Lễ tang được tổ chức tại gia đình hoặc Nhà văn hóa nơi cư trú của người từ trần (theo nguyện vọng của gia đình).
2. Nơi an táng:
a) Đối tượng là Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy được an táng tại Nghĩa trang Ba Dốc, huyện Bố Trạch hoặc nghĩa trang khác hoặc tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
b) Các đối tượng còn lại an táng tại nghĩa trang địa phương hoặc nghĩa trang khác hoặc tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
c) Xe tang do cơ quan nơi người từ trần đang công tác hoặc địa phương nơi người từ trần đã nghỉ hưu cư trú phối hợp với gia đình chuẩn bị.
Nghi thức trang trí lễ đài, Vòng hoa viếng, Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53, 54, 55 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ.
Ngoài ra, Ban Tổ chức Lễ tang chuẩn bị 02 vòng hoa tiêu biểu, có băng vải đen chữ màu trắng của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận TQVN tỉnh và của gia đình, đặt cố định hai bên bàn thờ; sắp xếp các đoàn vào viếng; phân công cán bộ đứng túc trực khi các đoàn và cá nhân đến viếng.
Điều 17. Xây mộ và chi phí tổ chức Lễ lang
1. Mộ xây bằng vật liệu phù hợp với tập quán của địa phương và nguyện vọng của gia đình, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ và phục vụ Lễ tang lấy từ nguồn mai táng phí theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội và các quy định khác của nhà nước.
Mục 2. LỄ TANG CẤP SỞ, BAN, NGÀNH, ĐƠN VỊ CẤP TỈNH VÀ HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
1. Cán bộ, công chức, viên chức là lãnh đạo sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đang giữ chức vụ hoặc đã nghỉ hưu và Bà mẹ Việt Nam anh hùng (trừ các đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều 5 và khoản 1, 2 Điều 11 của Quy chế này).
2. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức, cách chức, xóa tư cách nguyên chức vụ, chức danh thì Lễ tang tổ chức theo hình thức Lễ tang được quy định tại Mục 3 Chương III Quy chế này.
1. Đối với người từ trần đang công tác:
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 07 đến 09 thành viên do lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương người từ trần đang công tác quyết định gồm đại diện: Cơ quan, đoàn thể trong cơ quan, đơn vị nơi người từ trần công tác; chính quyền địa phương nơi người từ trần cư trú và đại diện gia đình;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị, địa phương nơi người từ trần công tác.
2. Đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng:
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 07 đến 09 thành viên do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi Bà mẹ Việt Nam anh hùng từ trần cư trú quyết định, gồm đại diện: Cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện; cơ quan, đơn vị phụng dưỡng; xã, phường, thị trấn nơi Bà mẹ Việt Nam anh hùng cư trú và đại diện gia đình;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bà mẹ từ trần cư trú.
3. Đối với người từ trần đã nghỉ hưu:
a) Ban Tổ chức Lễ tang có từ 07 đến 09 thành viên do cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội xã, phường, thị trấn nơi người từ trần cư trú phối hợp với cơ quan, đơn vị người từ trần công tác trước khi nghỉ hưu quyết định, gồm đại diện: Cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể địa phương nơi người từ trần cư trú; cơ quan người từ trần công tác trước khi nghỉ hưu và đại diện gia đình;
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là lãnh đạo cấp ủy Đảng hoặc chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi người từ trần cư trú.
Điều 20. Đứng tên đưa tin buồn
1. Ban Tổ chức Lễ tang hoặc gia đình người từ trần đứng tên đưa tin buồn.
2. Tin buồn đăng trên Báo Quảng Bình và Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình.
Điều 21. Tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu văn
Việc tổ chức Lễ tang và chuẩn bị lời điếu do cơ quan, đơn vị nơi người từ trần đã hoặc đang công tác hoặc cấp ủy, chính quyền địa phương nơi người từ trần cư trú cùng gia đình thực hiện.
Điều 22. Nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng
1. Lễ tang được tổ chức tại Nhà tang lễ của tỉnh hoặc của huyện, thị xã, thành phố hoặc tại gia đình của người từ trần (theo nguyện vọng của gia đình). Trước mắt chưa có Nhà tang lễ thì Lễ tang được tổ chức tại gia đình hoặc Nhà văn hóa nơi người từ trần cư trú (theo nguyện vọng của gia đình).
2. An táng tại nghĩa trang địa phương hoặc nghĩa trang khác hoặc tại quê nhà theo nguyện vọng của gia đình.
3. Xe tang do cơ quan nơi người từ trần đang công tác hoặc địa phương nơi người từ trần cư trú phối hợp với gia đình chuẩn bị.
Điều 23. Trang trí lễ đài, Vòng hoa viếng, Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt
Nghi thức trang trí lễ đài, Vòng hoa viếng, Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt thực hiện theo quy định tại các Điều 52, 53, 54, 55 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ.
Điều 24. Xây mộ và chi phí tổ chức Lễ tang
1. Mộ xây bằng vật liệu phù hợp với tập quán của địa phương và nguyện vọng của gia đình, có kích thước theo quy định hiện hành.
2. Chi phí xây mộ và phục vụ Lễ tang được chi trả theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội và các quy định khác của Nhà nước.
Mục 3. LỄ TANG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC KHI TỪ TRẦN
Cán bộ, công chức, viên chức (trừ các đối tượng quy định tại Điều 5, Điều 11 và Điều 18 của Quy chế này) đang công tác hoặc đã nghỉ hưu khi từ trần được cơ quan, địa phương tổ chức Lễ tang.
1. Cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên để thông báo về Lễ tang trên Đài phát thanh địa phương nơi người từ trần đang công tác hoặc cư trú khi nghỉ hưu.
2. Đối với các trường hợp sau đây, việc đưa tin buồn được thực hiện trên trang 8 báo Nhân dân:
a) Cán bộ hoạt động cách mạng từ trước Tháng 8 năm 1945 đã được cơ quan, cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Anh hùng Lao động, Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Thầy thuốc nhân dân, Nghệ nhân nhân dân, người được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật và Khoa học - công nghệ, Đảng viên được tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng trở lên.
1. Đối với người từ trần đang công tác:
a) Ban Tổ chức Lễ tang do cơ quan trực tiếp quản lý người từ trần quyết định, gồm: Đại diện các cơ quan, đơn vị, đoàn thể và chính quyền địa phương nơi người từ trần đang công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người từ trần sinh sống.
b) Trưởng Ban tổ chức Lễ tang là đại diện lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người từ trần.
2. Đối với người từ trần đã nghỉ hưu:
Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Quy chế này và các cán bộ, công chức đã giữ các chức vụ từ cấp Sở và tương đương trở lên và cán bộ, công chức, viên chức:
a) Ban Tổ chức Lễ tang do cấp ủy Đảng, tổ chức chính trị - xã hội địa phương, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu quyết định, gồm các thành viên đại diện cho các đoàn thể, chính quyền địa phương, đại diện gia đình và đại diện cơ quan, đơn vị đã quản lý người từ trần trước khi nghỉ hưu.
b) Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang là đại diện lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi người từ trần nghỉ hưu và cư trú.
Nghi thức Lời điếu, nơi tổ chức Lễ tang và nơi an táng, Trang trí lễ đài, Vòng hoa viếng, Lễ Viếng, Lễ truy điệu, Lễ đưa tang, Lễ hạ huyệt và chi phí cho Lễ tang thực hiện theo quy định tại các Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ.
Điều 29. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, địa phương đối với Lễ tang cấp cao và Lễ tang cấp tỉnh
1. Cơ quan chủ quản phối hợp cùng Ban Tổ chức Lễ tang, chính quyền địa phương nơi người từ trần cư trú và gia đình người từ trần chuẩn bị vòng hoa, băng tang, xe tang, đội khiêng linh cữu, sổ tang, sổ đăng ký các đoàn đến viếng; theo dõi, quản lý sổ tang, sổ đăng ký danh sách các đoàn đến viếng; thực hiện công tác an táng; tổ chức các nghi lễ: Lễ viếng, Lễ truy điệu và Lễ hạ huyệt.
2. Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp, hướng dẫn cùng chính quyền địa phương nơi người từ trần cư trú, cơ quan chủ quản và gia đình người từ trần trang trí lễ đài, đảm bảo âm thanh, ánh sáng trong quá trình tổ chức Lễ tang.
3. Công an tỉnh chịu trách nhiệm đảm bảo công tác an ninh trật tự nơi tổ chức Lễ tang và trong quá trình đưa tang; phối hợp cùng cơ quan quân sự bố trí các chiến sĩ đưa vòng hoa trong Lễ tang (nếu có) theo phân công của Ban Tổ chức Lễ tang.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện nghi thức tiêu binh đối với cán bộ giữ chức vụ từ Phó Bí thư Tỉnh ủy và tương đương trở lên.
5. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy bố trí nơi ăn, nghỉ cho các đại biểu ở Trung ương và các tỉnh bạn đến dự Lễ tang (nếu có); bố trí xe chở Ban Tổ chức Lễ tang, gia đình; xe đón, trả khách đến tiễn đưa người từ trần từ nơi tổ chức tang lễ đến nơi an táng và ngược lại.
6. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp cùng Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí xe chở Ban Tổ chức Lễ tang, gia đình; xe đón, trả khách đến tiễn đưa người từ trần từ nơi tổ chức tang lễ đến nơi an táng và ngược lại.
7. Sở Tài chính chịu trách nhiệm cân đối ngân sách, hướng dẫn cụ thể mức kinh phí cấp, hỗ trợ và thanh quyết toán cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
8. Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Bình chịu trách nhiệm đưa tin buồn, tiểu sử và ảnh người từ trần; thông báo về Lễ viếng, Lễ truy điệu, Lễ an táng và lời cảm tạ của Ban Tổ chức Lễ tang (do Ban Tổ chức Lễ tang cung cấp).
9. Cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng khác từ trần có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chuẩn bị các công việc liên quan trong quá trình tổ chức Lễ tang.
10. Sở Nội vụ, Ban Tổ chức Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế này và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
Ban Tổ chức Lễ tang phân công các cơ quan, đơn vị, địa phương phối hợp cùng gia đình chuẩn bị các công việc liên quan trong quá trình tổ chức Lễ tang phù hợp theo phong tục truyền thống của địa phương, đúng quy định của Nhà nước và Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có nội dung chưa phù hợp, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây