567930

Quyết định 1012/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

567930
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 1012/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu: 1012/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng Người ký: Hồ Kỳ Minh
Ngày ban hành: 17/05/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1012/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
Người ký: Hồ Kỳ Minh
Ngày ban hành: 17/05/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1012/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 17 tháng 5 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08 tháng 9 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2021 của UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 909/TTr-SCT ngày 24 tháng 4 năm 2023 và Tờ trình số 2931/TTr-SCT ngày 12 tháng 12 năm 2022 về việc phê duyệt Đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030” và trên cơ sở thống nhất của các Ủy viên UBND thành phố (Công văn số 1556/VP-ĐTĐT ngày 08 tháng 5 năm 2023 của Văn phòng UBND thành phố).

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ban ngành thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Công Thương;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành thành phố;
- UBND quận, huyện;
- Lưu: VT, KT, ĐTĐT, SCT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Kỳ Minh

 

ĐỀ ÁN

“BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”
(Kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng)

I. SỰ CẦN THIẾT

Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kết nối miền Bắc và miền Nam, thành phố động lực, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ của miền Trung và Tây Nguyên. Thành phố Đà Nẵng có vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng phát triển và mối quan hệ đối ngoại rộng mở. Nằm trên các trục giao thương khu vực và quốc tế, kể cả đường liên vận Bắc Nam lẫn hành lang kinh tế Đông Tây, có điều kiện hết sức thuận lợi để Đà Nẵng phát triển mạnh về mọi mặt, trong đó có ngành Công Thương. Ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, với vai trò là trung tâm thương mại, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp hỗ trợ. Sự phát triển công nghiệp, thương mại sẽ làm gia tăng khối lượng chất thải; nếu không có kế hoạch quản lý, phòng ngừa, kiểm soát sẽ gây tác động xấu đến môi trường và các hệ sinh thái.

Thành phố Đà Nẵng rất quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, xem rác thải, khí thải là tài nguyên có thể tái sử dụng một cách hợp lý theo định hướng phát triển bền vững, tuần hoàn; thành phố đang nỗ lực thực hiện Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố Môi trường” từ năm 2008 đến nay và phấn đấu đạt thương hiệu thành phố môi trường vào năm 2022; khởi đầu bằng việc xóa bỏ các “điểm nóng” ô nhiễm môi trường trong thành phố, triển khai các hoạt động thân thiện với môi trường trong công nghiệp, dịch vụ, du lịch... nhằm đạt được các chỉ tiêu của môi trường trong những năm tiếp theo. Ngày 02/4/2021, UBND Thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1099/QĐ-UBND về “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030, trong đó có giao cho Sở Công Thương các nhiệm vụ: “Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành, địa phương thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thương mại, sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố; triển khai hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thay đổi các thiết bị lạc hậu tốn nhiều năng lượng và phát sinh nhiều khí thải để đầu tư các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn; chủ trì, phối hợp kiểm soát các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường theo Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 về tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường”.

Bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu vừa là nội dung cơ bản của phát triển bền vững và được quan tâm ở hầu hết từ các cấp ngành Trung ương đến địa phương, cơ sở. Nhất là từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 ra đời và được sửa đổi, bổ sung vào năm 2020; bảo vệ môi trường của ngành Công Thương đang đặt ra nhiều vấn đề lớn như: việc đánh giá hiện trạng môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua như thế nào; dự báo về ô nhiễm môi trường ngành Công Thương và cơ sở đề xuất các chương trình, dự án, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Ngày 06/4/2021, UBND Thành phố Đà Nẵng đã có Công văn số 1970/UBND-ĐTĐT và Công văn số 3928/UBND-SCT ngày 26/6/2021 về việc xây dựng Đề án bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, trong đó UBND Thành phố Đà Nẵng giao cho Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Đề án bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với mục tiêu, định hướng tại Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025 và Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030 được UBND thành phố phê duyệt tại Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 02/4/2021.

Vì vậy, việc triển khai xây dựng Đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 -2025 và định hướng đến năm 2030” là rất cần thiết. Việc xây dựng Đề án nhằm đánh giá hiện trạng môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua; dự báo mức độ ô nhiễm môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng; từ đó xác định các quan điểm, mục tiêu bảo vệ môi trường, đề xuất các chương trình, dự án, nhiệm vụ và giải pháp triển khai công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực góp phần phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên; nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Công Thương, tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý phù hợp với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Các văn bản của Trung ương

- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2022.

- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

- Quyết định số 192/QĐ-TTg ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2025.

- Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, định hướng đến năm 2050.

- Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 18/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và lộ trình phương tiện thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới.

- Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế ứng phó sự cố chất thải.

- Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

- Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030.

- Quyết định số 1375/QĐ-TTg ngày 08/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025.

- Quyết định số 2289/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) đến năm 2030.

- Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa tại Việt Nam.

- Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

- Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

- Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

- Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.

- Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 05/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan đến năm 2030.

2. Các văn bản của thành phố Đà Nẵng

- Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 31/7/2013 của Thành ủy Đà Nẵng về việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) “Về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”.

- Quyết định số 33/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của UBND thành phố ban hành Quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

- Chương trình số 37-CTr/TU ngày 31/01/2020 của Ban Thường vụ Thành ủy triển khai thực hiện Chuyên đề “Tập trung đầu tư phát triển, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh”.

- Quyết định số 4929/QĐ-UBND ngày 16/12/2020 của UBND Thành phố Đà Nẵng v/v ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn thành phố.

- Quyết định số 1099/QĐ-UBND ngày 02/4/2021 của UBND Thành phố Đà Nẵng phê duyệt Đề án “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường” giai đoạn 2021 - 2030.

- Công văn số 1970/UBND-ĐTĐT ngày 06/4/2021 và Công văn số 3928/UBND-SCT ngày 26/6/2021 của UBND Thành phố Đà Nẵng về việc xây dựng Đề án bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

- Kế hoạch số 121/KH-UBND ngày 23/6/2021 của UBND Thành phố Đà Nẵng về việc triển khai Chương trình hành động số 08-CTr/TU của Thành ủy Đà Nẵng về thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng gắn với thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ thành phố.

- Quyết định số 2609/QĐ-UBND ngày 28/7/2021 của UBND thành phố về phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 613/QĐ-UBND ngày 03/3/2022 của UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án “Bảo vệ môi trường ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng, giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.

III. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Việc ban hành và triển khai các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương

UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 4246/KH-UBND ngày 10/6/2016 về việc triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm các nội dung chính như: giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các tiêu chí về quy mô công suất, tiêu hao năng lượng, công nghệ và thiết bị sản xuất công nghiệp đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố; rà soát Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2014; thực hiện việc loại bỏ các phương tiện, thiết bị sử dụng nhiều năng lượng và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới theo quy định tại Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư số 22/BC-UBND ngày 01/02/2021 về kết quả thực hiện các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 30/CT-TTg trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong năm 2020, bao gồm: kết quả giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện các tiêu chí quy mô công suất, tiêu hao năng lượng, công nghệ và thiết bị sản xuất công nghiệp đối với các dự án đầu tư tại địa phương; nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm phải kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu; tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; triển khai lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới; triển khai Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 09/2017/BXD đối với công trình xây dựng; công tác kiểm tra, giám sát.

Ban hành Quyết định số 3139/UBND-SCT ngày 22/5/2021 về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên gây, gây ô nhiễm môi trường giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở Xây dựng, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND Quận, huyện thực hiện.

2. Đánh giá hiện trạng phòng ngừa, kiểm soát, tái chế, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường

a) Đối với nhóm các KCN/CCN/KCNC

Thành phố Đà Nẵng hiện có 01 khu công nghệ cao (KCNC) với diện tích 1.128,40 ha và 06 khu công nghiệp (KCN) tập trung với tổng diện tích 1.066,52 ha. Số dự án đăng ký hoạt động tại các KCN Thành phố Đà Nẵng là 469 dự án, tập trung các loại hình chủ yếu: sản xuất giấy, cơ khí, thực phẩm, vật liệu xây dựng. Trong năm 2020, tải lượng ô nhiễm phát sinh gồm 14,83 tấn bụi/ngày, 228,41 tấn SO2/ngày và 34,19 tấn NOx/ngày. Đến cuối năm 2020, với 11 điểm quan trắc không khí thụ động trong khu vực các KCN trên địa bàn thành phố cho thấy, giá trị trung bình năm các thông số NO2, SO2 dao động từ 4,28 - 28,99 μg/m3, nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT; hàm lượng bụi tổng số trung bình năm tại các vị trí quan trắc dao động từ 4,63 - 223,35 μg/m3, vượt mức cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT, nhưng có xu hướng giảm theo thời gian. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải phát sinh từ các KCN trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2020 đều tăng. Trong đó, KCN Hòa Khánh có tải lượng COD, lần lượt là 131 kg COD/ngày (năm 2021). Nguyên nhân, tải lượng các chất ô nhiễm COD, SS tăng do tỷ lệ lấp đầy tại các KCN đều tăng trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2021. Hiện nay, 100% các KCN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã thực hiện đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn trước khi thải ra môi trường; 07/07 KCN, KCNC đã lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục, một số cơ sở đã thực hiện kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường. Theo số liệu thống kê của Công ty Cổ phần Môi trường đô thị Đà Nẵng, lượng chất thải rắn (CTR) công nghiệp phát sinh trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 6.331 tấn lên 16.799 tấn. Nhìn chung, khối lượng CTR công nghiệp không nguy hại được thu gom giai đoạn 2016 - 2020 có sự biến động rõ rệt, phụ thuộc và tình hình phát triển công nghiệp của thành phố trong từng năm. Đồng thời, lượng chất thải công nghiệp không nguy hại có tỷ lệ được tái sử dụng với ngày càng lớn trong những năm gần đây, nên lượng chất thải được thu gom có xu hướng giảm dần.

b) Đối với nhóm các cơ sở sản xuất nằm ngoài các KCN/CCN/KCNC

Đà Nẵng hiện có khoảng trên 5.000 cơ sở sản xuất đang hoạt động trong khu dân cư, đặc biệt trong nội thành. Tập trung ở các loại hình sản xuất, như: gia công cơ khí gò hàn, gỗ, sơ chế thủy sản, dệt may... chất ô nhiễm chủ yếu là bụi, tiếng ồn, mùi hôi gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hiện tại, chưa có số liệu về hiện trạng ô nhiễm môi trường và số liệu quan trắc môi trường tổng thể cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, nằm ngoài KCNC/KCN/CCN.

c) Đối với nhóm xăng dầu - khí đốt

Thành phố Đà Nẵng hiện có 08 kho chứa xăng dầu tổng sức chứa là 164.590 m3; 06 kho chứa khí LPG và trạm chiết nạp khí LPG với tổng sức chứa 3.935 tấn; 105 cửa hàng kinh doanh xăng dầu và 393 cửa hàng kinh doanh khí LPG được phân bố trên các trục giao thông và các khu dân cư, phục vụ nhu cầu đi lại cũng như tiêu dùng của người dân. Trong quá trình hoạt động của các cửa hàng cung ứng xăng dầu, ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu do các nguyên nhân như sau: hơi xăng dầu phát sinh từ quá trình xuất - nhập kho, tồn trữ, vận chuyển xăng dầu; khí thải từ máy phát điện dự phòng; nước thải sinh hoạt và sản xuất phát sinh từ cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Thành phần chủ yếu của loại nước thải này là chất tẩy rửa, dầu mỡ, chất rắn lơ lửng. Theo kết quả khảo sát với diện tích trung bình của các cửa hàng xăng dầu hiện nay khoảng 580 m2/cửa hàng, số lượng nhân viên khoảng 10 người/cửa hàng, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trung bình khoảng 1,8 m3/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh bao gồm: giấy thải, bao bì, thức ăn thừa, chai lọ,... trung bình khoảng 50 kg/cửa hàng/ngày. Chất thải nguy hại gồm có bùn thải, cặn dầu, lon mẫu chứa dầu, can lọ chứa dầu, thùng phuy chứa dầu, giẻ lau dính dầu từ quá trình vệ sinh bồn bể, ống công nghệ, thiết bị xử lý nước thải nhiễm dầu.

d) Đối với các hoạt động thương mại - dịch vụ

Thương mại - dịch vụ là ngành ít gây ô nhiễm môi trường so với hoạt động sản xuất công nghiệp. Các nguồn thải sinh ra trong quá trình hoạt động chủ yếu ở quy mô nhỏ và mang tính cục bộ. Chất thải rắn phát sinh chiếm phần lớn các nguồn thải phát sinh từ hoạt động thương mại, chủ yếu là chất thải sinh hoạt như bao bì, giấy carton, rau củ, nông sản bỏ,... chất thải nguy hại là các loại bóng đèn huỳnh quang, giẻ lau, pin, acquy, mực in... Trường hợp đối với siêu thị Coopmart Đà Nẵng, mỗi tháng lượng giấy carton thải ra là khoảng 8.559 kg, bao bì nilon các loại là 230 kg. Tại chợ Đầu mối Hoà Cường hằng ngày phát sinh từ 8 - 9 tấn rác thải bao gồm rau củ quả, nông sản sơ chế, các loại bao bì, giỏ đựng,... Với các cửa hàng thương mại bán nhỏ lẻ, diện tích trung bình khoảng 55 m2/cửa hàng thì phát sinh khoảng 1,8 kg/ngày/cửa hàng, đối với chợ diện tích khoảng 1.000m2 thì phát sinh khoảng 400 kg/ngày/1.000 m2. Đối với nước thải của hoạt động thương mại - dịch vụ phát sinh là nước thải sinh hoạt. Các chợ trên địa bàn thành phố đa số chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, chỉ có một số ít được trang bị nhưng hoạt động không hiệu quả, chưa thể ước tính được lượng phát sinh, tất cả đều tự thoát chảy ra hệ thống cống chung. Các trung tâm thương mại và siêu thị có gian hàng hoạt động nấu ăn, nhà hàng sẽ có phát sinh khí thải. Lượng phát sinh này cũng tùy thuộc vào mức độ hoạt động của gian hàng, tuy nhiên cũng không phải là nguồn phát thải lớn. Tại các khu vực buôn bán thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản,... cũng phát sinh mùi hôi đáng kể gây ảnh hưởng đến xung quanh.

đ) Đối với nhóm làng nghề, sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Tính đến cuối năm 2020, trên địa bàn thành phố còn khoảng 4.488 hộ cá thể sản xuất tiểu thủ công nghiệp/làng nghề với khoảng 9.152 lao động, chủ yếu có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư trang thiết bị dưới 150 triệu đồng/hộ, hoạt động trên nhiều ngành nghề, phân tán ở tất cả các quận và huyện Hòa Vang. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 10 làng nghề, trong đó có 06 làng nghề chế biến bảo quản nông lâm thủy sản (làng nghề nước mắm Nam Ô, bánh tráng Túy Loan, khô mè Cẩm Lệ, rượu cần Phú Túc, chế biến chả cá tại quận Hải Châu, sản xuất giá đỗ Nghi An); 01 làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (đá mỹ nghệ Non Nước); 01 làng nghề xử lý, chế biến nguyên liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn (đá chẻ Hòa Sơn); 02 làng nghề sản xuất mây tre đan, đan lát (chiếu Cẩm Nê, mây tre An Khê), trong đó có 01 làng nghề đã được công nhận là làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn). Theo kết quả quan trắc môi trường không khí khu vực khu vực làng nghề giai đoạn 2017 - 2021 cho thấy, hàm lượng NO2, SO2 trung bình năm dao động từ 5,51 - 42,13 μg/m3 nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT.

e) Đối với nhóm công nghiệp năng lượng

Ngành năng lượng thành phố Đà Nẵng chủ yếu là phát triển các hệ thống truyền tải điện năng và phân phối xăng, dầu, gas, khí thiên nhiên. Quá trình truyền tải phát sinh lượng khí nhà kính của lưới điện tại Đà Nẵng, trong năm 2021 ước tính lượng phát thải khí CO2 là 524 tấn. Có thể thấy, cùng với xu hướng phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng, sẽ kéo theo lượng phát thải vào môi trường tăng lên, gây sức ép lên khả năng chịu tải của môi trường. Thành phố Đà Nẵng có tiềm năng lớn để phát triển điện năng lượng mặt trời mái nhà. Đà Nẵng nằm trong khu vực có số giờ nắng cao nhất nước, từ 1.900 đến 2.700 giờ/năm, trong đó số giờ nắng trung bình trong 20 năm của Đà Nẵng là 2.182 giờ/năm. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy phát triển điện mặt trời lắp mái, UBND thành phố đã ban hành Đề án “Phát triển điện mặt trời mái nhà trên địa bàn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Trong đó ưu tiên phát triển điện mặt trời áp mái tại các trụ sở cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, mái nhà xưởng,... hướng đến mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 lắp đặt điện mặt trời áp mái trên 80 - 90% trụ sở công tại thành phố Đà Nẵng.

3. Đánh giá hiện trạng triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

Giai đoạn 2008 - 2020, Sở Công Thương cùng UBND quận, huyện và các sở, ban, ngành đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch về tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Thông qua các hội nghị giao ban định kỳ về báo chí, giao ban ngành, lĩnh vực khoa giáo, hội nghị báo cáo viên, cộng tác viên dư luận xã hội,... định hướng cụ thể, tuyên truyền nhiều vấn đề về môi trường, nhất là những vấn đề nổi cộm dư luận quan tâm, lập thời tổng hợp báo cáo lãnh đạo thành phố chỉ đạo xử lý; phối hợp, định hướng báo đài thành phố tuyên truyền về bảo vệ môi trường.

Sở Công Thương đã soạn thảo quy chế mẫu về sử dụng điện tiết kiệm gửi các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở y tế, trường học, kể cả các tổ chức chính trị - xã hội, ban hành phù hợp với thực tế tại từng cơ quan, đơn vị theo Kế hoạch triển khai và giám sát việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.

Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thành phố Đà Nẵng đã tiến hành triển khai chương trình “Sản xuất sạch hơn” với nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các khóa tập huấn “Áp dụng Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ và chế biến lâm sản; dệt may, giày da; ngành chế biến thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”. Xây dựng phim tư liệu, viết báo về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 4246/KH-UBND ngày 10/6/2016 của UBND thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020.

Hàng năm, Sở Công Thương thành phố đã tổ chức 2 - 3 hội nghị tuyên truyền kiến thức bảo vệ môi trường cho bà con tiểu thương tại các chợ. Thông qua các hội nghị, bà con tiểu thương đã nhận thức được tác hại của túi ni lông đối với môi trường và tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, các hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống và kinh doanh của mình, bảo vệ môi trường và cộng đồng xung quanh.

Trong năm 2018, Sở Công Thương triển khai xây dựng Đề án “Hạn chế sử dụng túi nilon tại các chợ, siêu thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” nhằm đánh giá hiện trạng sử dụng túi ni lông tại các chợ, siêu thị cũng như đề xuất một số giải pháp nhằm thay thế, hạn chế việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy, giảm thiểu gánh nặng cho môi trường.

Triển khai Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 08/6/2021 của UBND thành phố tuyên truyền về công tác phòng, chống rác thải nhựa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 -2025, nhằm triển khai Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 05/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025”.

Ngày 09/9/2021, Sở Công Thương ban hành Kế hoạch số 2224/KH-SCT triển khai thực hiện mô hình chợ Hàn giảm thiểu rác thải nhựa giai đoạn 2021 - 2025. Ngày 08/12/2021, Sở Công Thương đã phối hợp với Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tổ chức Hội thảo phát động thực hiện Kế hoạch triển khai mô hình, các hành động cụ thể triển khai nhằm thực hiện 09 mục tiêu đã đề ra theo Kế hoạch 2224/KH-SCT. Năm 2022, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam) khởi động mô hình “Chợ giảm thiểu rác thải nhựa” và hoạt động “Ngày Chủ nhật Xanh - Sạch - Đẹp” tại chợ Hàn.

Tháng 3/2022, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng phối hợp với đơn vị triển khai dự án tổ chức Giải thưởng “Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” (EEA) nằm trong khuôn khổ Dự án An ninh năng lượng đô thị Việt Nam do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, nhằm tôn vinh các doanh nghiệp xuất sắc trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại thành phố Đà Nẵng, trong đó tập trung vào các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

4. Đánh giá chung

Thành phố Đà Nẵng đã ban hành và thực hiện triển khai các quy định về bảo vệ môi trường ngành Công Thương, cũng như kết quả thực hiện Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, đã đạt được các mục tiêu và kết quả:

- Đối với nội dung về hiện trạng phòng ngừa, kiểm soát, tái chế, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường cũng cho thấy chất lượng môi trường đã được cải thiện đáng kể, bên cạnh đó vẫn còn tồn những khó khăn, hạn chế đã được ghi nhận và rút kinh nghiệm, cũng như đặt mục tiêu hoàn thiện trong giai đoạn tiếp theo.

- Các nhóm ngành thuộc lĩnh vực Công Thương cơ bản đã đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường. Nhóm các KCN/CCN/KCNC đã đầu tư Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT), các HTXLNT tập trung đều lắp đặt các trạm quan trắc tự động liên tục và đã thực hiện kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường; chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn nguy hại được thu gom và xử lý đúng quy định. Nhóm ngành xăng dầu, khí đốt cơ sở vật chất được đầu tư đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường, công trình ứng phó sự cố đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, các nhóm ngành như nhóm ngành thương mại lại đang tồn tại nhiều vấn đề về môi trường. Hạ tầng cơ sở vật chất của các chợ chưa đồng bộ và chưa đảm bảo các công trình bảo vệ môi trường như: hệ thống thu gom và xử lý nước thải, hệ thống phân loại và thu gom chất thải rắn,... Bên cạnh đó là thói quen vứt rác bừa bãi của người dân tại các chợ cùng với hiện trạng sử dụng túi ni long sử dụng một lần gây áp lực lên hệ thống thu gom rác thải hiện tại. Một số làng nghề tồn tại trên địa bàn cũng phát sinh các vấn đề môi trường liên quan như bụi, tiếng ồn.

- Các sở, ban ngành đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, ban hành các giải pháp và phổ biến các quy định cụ thể để thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực Công Thương như tiết kiệm điện tại các cơ quan, đơn vị, chiếu sáng công cộng; áp dụng các mô hình năng lượng xanh; tuyên truyền công tác chống rác thải nhựa, mô hình giảm thiểu rác thải nhựa, tổ chức các buổi hội thảo, tuyên truyền trong nhân dân,... Bước đầu đã mang lại những tín hiệu tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại khó khăn trong công tác quản lý cũng như trong nhận thức, ý thức thực hiện của người dân.

- Để phù hợp với các quy định mới trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và phương án phát triển của ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng, cần cụ thể hóa các nội dung triển khai các quy định về pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong từng nhóm ngành. Trên cơ sở hiện trạng phát triển ngành Công Thương và phương án phát triển ngành Công Thương và quy hoạch kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã dự báo tải lượng ô nhiễm trong ngành Công Thương trong giai đoạn tiếp theo.

- Chất lượng môi trường thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 có nhiều chuyển biến tích cực, song cũng tồn tại những vấn đề môi trường cần được giải quyết triệt để, cục bộ còn ô nhiễm, nảy sinh những điểm ô nhiễm mới và dự báo sẽ có nguy cơ ô nhiễm cao do tốc độ đô thị hoá nhanh. Sản xuất công nghiệp vẫn là lĩnh vực phát thải nhiều nhất ngành Công Thương. Theo định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng sẽ có tổng cộng 25 KCN/CCN/KCNC, dự kiến tải lượng phát sinh nước thải hơn 150.000 m3/ngày đêm, chất thải rắn công nghiệp hơn 1.000 tấn/ngày, phát thải vào không khí khoảng 27 tấn bụi/ngày; 367 tấn SO2/ngày; 53 tấn NOx/ngày,... Hoạt động thương mại, dịch vụ tại các chợ cũng phát sinh một lượng chất thải đáng kể. Đến năm 2030, quy hoạch sử dụng đất cho chợ được phân bổ là 71,82 ha, dự kiến mỗi ngày nước thải phát sinh khoảng 2.298 m3/ngày và 287 tấn chất thải rắn/ngày. Trên cơ sở lượng chất thải phát sinh và để đáp ứng các quy định càng cao về bảo vệ môi trường, các nhóm ngành Công Thương cần triển khai, áp dụng các công nghệ phòng ngừa nhằm kiểm soát và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động. Đầu tư hạ tầng đồng bộ cho các KCN/CCN/KCNC, các chợ đảm bảo đầy đủ các công trình xử lý chất thải. Quy hoạch, di dời các làng nghề phần sản xuất thô trong khu dân cư vào các CCN. Bên cạnh đó cũng kết hợp giữa các giải pháp công nghệ và các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định về pháp luật, nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường trong từng nhóm ngành và từng doanh nghiệp.

IV. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1. Quan điểm

- Phát triển công nghiệp, thương mại của ngành Công Thương gắn với bảo vệ môi trường làm nền tảng; lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường ngành Công Thương là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và cải thiện môi trường; không đánh đổi môi trường lấy phát triển công nghiệp, thương mại; tiến tới mục tiêu phát triển bền vững.

- Phát triển công nghiệp chú trọng công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường làm trọng tâm, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp nền tảng; giảm bớt và tiến tới loại bỏ các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường cao, sử dụng nhiều năng lượng.

- Phát triển năng lượng đồng bộ, hợp lý và đa dạng các loại hình năng lượng; ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; đảm bảo cung ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và gắn liền với an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường; khuyến khích đầu tư, chuyển đổi công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

- Bảo đảm công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương, giảm thiểu các nguy cơ gây tác hại đến môi trường trong hoạt động kinh doanh của hệ thống cơ sở kinh doanh thương mại.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Phòng ngừa ô nhiễm, cải thiện môi trường, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp hoạt động thuộc ngành Công Thương và tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

- Ngăn chặn, kiểm soát các nguồn chất thải gây ô nhiễm và phòng ngừa các sự cố môi trường; giảm phát thải khí nhà kính trong công nghiệp, thương mại; áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, chú ý phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn thành phố; hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thay đổi các thiết bị lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường; khuyến khích đầu tư, đổi mới các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn; kiểm soát các dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường; nâng cao tỷ trọng tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu, sản phẩm phụ và chất thải hướng tới xây dựng, phát triển ngành kinh tế tuần hoàn và đảm bảo mục tiêu phát triển ngành Công Thương theo hướng bền vững, thân thiện môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

Từng bước thay thế các thiết bị lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Phân loại thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố; áp dụng các biện pháp sản xuất sạch hơn, sản xuất cacbon thấp, kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp. Từng bước giảm thiểu rác thải nhựa, túi ni lông dùng 1 lần, đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ. Cụ thể:

* Đến năm 2025:

- 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm từ 1 - 2 %/năm.

- 100% chất thải nguy hại phát sinh từ các nhà máy công nghiệp được tái chế, tái sử dụng và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

- 80% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

- Đảm bảo 90% các chợ trên địa bàn thực hiện phân loại và thu gom chất thải rắn; Từng bước đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải các chợ hạng I, hạng II trước khi thải ra môi trường.

- 80% các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, 60% chợ có sử dụng bao bì thân thiện môi trường, thay thế cho túi nilon dùng 1 lần khó phân hủy.

* Đến năm 2030:

- Tỷ lệ khí nhà kính phát thải từ năng lượng điện, năng lượng mới và tái tạo giảm 7 %/năm.

- 100% nguồn thải trong các lĩnh vực công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường được đánh giá, kiểm kê.

- Có ít nhất 01 KCN đạt chuẩn KCN sinh thái theo tiêu chí quốc gia.

- 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và làng nghề phát sinh được thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường.

- 100% các chợ trên địa bàn thành phố được đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.

- 100% các trung tâm thương mại, siêu thị, các chợ có sử dụng bao bì thân thiện môi trường, thay thế cho túi nilon dùng 1 lần khó phân hủy và được nghiên cứu, khảo sát lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

V. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỰC HIỆN CỦA ĐỀ ÁN

1. Đối tượng

a) Các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan.

b) Các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn thành phố.

2. Phạm vi thực hiện của Đề án

a) Phạm vi không gian: trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

b) Phạm vi thời gian: xây dựng quan điểm, mục tiêu thực hiện đến năm 2030, danh mục các chương trình ưu tiên thực hiện giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

VI. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP

1. Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương

a) Tham mưu UBND thành phố ban hành các văn bản về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường cho các làng nghề và các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN.

b) Tham mưu UBND thành phố thực hiện các Đề án liên quan đến việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, trong các doanh nghiệp và triển khai các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

c) Rà soát, đề xuất xây dựng, sửa đổi chính sách thương mại phù hợp, đảm bảo nhu cầu sản xuất, xuất nhập khẩu, phù hợp với các cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của thành phố; quy định về quản lý và tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.

d) Xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp thành phố trong đó nêu rõ phương án ứng phó sự cố hóa chất độc, hóa chất nguy hiểm.

2. Phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường

a) Đối với nhóm ngành công nghiệp

- Tăng cường phối hợp Ban Quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng trong thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật về môi trường trong các KCN/KCNC; thực hiện kiểm kê phát thải khí nhà kính đối với các KCN trên địa bàn thành phố.

- Đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất, nguồn phát thải, rủi ro, sự cố môi trường của một số loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; rà soát, đánh giá môi trường tổng hợp đối với một số khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: cụm công nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... để xây dựng chính sách quản lý, kiểm soát phù hợp.

- Kiểm kê, đánh giá việc sử dụng, phát thải các hợp chất POP, UPOP trong một số ngành công nghiệp, đề xuất các biện pháp giảm thiểu, thay thế; đánh giá việc phát sinh thủy ngân (Hg), bụi mịn (PM10, PM2.5) từ các nguồn thải công nghiệp.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Ưu tiên thu hút các dự án đầu tư không gây ô nhiễm môi trường. Từng bước sử dụng công nghệ sạch trong các ngành công nghiệp; đảm bảo cân bằng hệ sinh thái; nâng cấp phát triển hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải các KCN/CCN/KCNC.

- Thúc đẩy thí điểm các mô hình công nghiệp xanh trong các ngành công nghiệp; Triển khai các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi, thay thế các trang thiết bị lạc hậu tiêu tốn năng lượng bằng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, nhân rộng kết quả.

- Thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn đặc biệt tập trung vào công tác quản lý, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải công nghiệp phát sinh tại các cơ sở sản xuất như chất thải rắn, nước thải, nhiệt thải.

- Đối với các cơ sở sản xuất nằm ngoài KCN/KCNC có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao khuyến khích chủ đầu tư thay đổi ngành nghề sản xuất hoặc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cấp, cải tạo các công trình bảo vệ môi trường của cơ sở đảm bảo khí thải, nước thải thoát ra môi trường phải đạt quy chuẩn cho phép.

- Đảm bảo khoảng cách an toàn môi trường theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật để giảm thiểu khả năng ảnh hưởng đến các cơ sở khác và các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.

b) Đối với nhóm thương mại - dịch vụ

- Tăng cường hoạt động phân loại rác tại nguồn; nghiên cứu và đề xuất công nghệ về vật liệu thay thế túi nilon dùng 1 lần như nhựa phân hủy sinh học; nghiên cứu đề xuất các quy định về mức phạt đối với việc sử dụng nhựa dùng một lần trong các lĩnh vực thương mại.

- Xây dựng và triển khai thí điểm mô hình giảm thiểu rác thải nhựa, sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường, thay thế túi nilon khó phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ; thực hiện đánh giá vòng đời và áp dụng thí điểm mô hình thu gom, tái chế, tái sử dụng đối với một số sản phẩm bao bì có nguồn gốc từ nhựa.

- Đầu tư, nâng cấp, cải tạo, nạo vét hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khí thải phát sinh từ các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ... đảm bảo các quy chuẩn môi trường.

c) Đối với nhóm ngành công nghiệp năng lượng

- Phát triển nhanh và bền vững lĩnh vực điện lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó: phát triển hợp lý và đa dạng hóa các loại hình năng lượng, ưu tiên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng hiện có, năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch, phù hợp với tình hình thực tế của thành phố.

- Khuyến khích nghiên cứu tiềm năng, phát triển điện mặt trời áp trên mái nhà, điện gió ngoài khơi gắn với triển khai chiến lược biển Việt Nam.

- Nghiên cứu, khai thác tối đa nguồn điện sinh khối đồng phát, phát triển các nguồn điện từ rác thải đô thị và sinh khối.

- Ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng sạch (điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối), không phát triển các nguồn điện có thể gây ô nhiễm (nhiệt điện), xem xét cơ chế cho phép phát triển các nhà máy điện tại chỗ, tự cung cấp trong khu công nghệ cao, các khu, cụm công nghiệp.

- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường, khuyến khích đầu tư và sử dụng các công nghệ, trang thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường.

- Từng bước hoàn thiện hệ thống năng lượng thông minh, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số trong quản lý, giám sát quá trình phát, truyền tải, phân phối, tiêu thụ năng lượng. Phát triển dữ liệu lưới điện thành phố trên nền thông tin địa lý (GIS), xây dựng và chuyển đổi các trạm biến áp truyền tải không người trực.

- Đánh giá, nhận diện các tác động môi trường (ô nhiễm tiếng ồn, âm thanh, sóng tần số thấp, các loại sóng điện từ, sóng nhiệt,...) của các dạng năng lượng mới (như điện từ rác thải, điện gió, điện mặt trời).

d) Đối với nhóm ngành xăng dầu, khí đốt

- Chủ đầu tư xây dựng các dự án về dầu khí có trách nhiệm thực hiện đúng, đầy đủ các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác nhận trong thủ tục môi trường (nếu có) và các quy định khác của pháp luật có liên quan nhằm đảm bảo vấn đề về môi trường trong quá trình xây dựng và hoạt động của dự án.

- Khuyến khích và tiến tới tiêu chuẩn hoá việc quản lý xăng dầu trong bồn chứa tại các cửa hàng bằng hệ thống đo bồn tự động nhằm phát hiện kịp thời các sự cố do rò rỉ thủng bể cũng như nâng cao chất lượng quản lý hàng hóa.

- Thực hiện đúng quy định về đánh giá rủi ro và kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố cháy nổ, rò rỉ hệ thống kho, vỡ, bục đường ống xăng dầu, khí đốt. Có cơ chế kiểm tra, giám sát, quản lý tốt công tác phòng ngừa, ứng phó sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực khi vận hành các kho dự trữ, đường ống xăng dầu, khí đốt.

- Tiến hành rà soát, đánh giá, di dời hoặc đóng cửa các cửa hàng xăng dầu không đảm bảo về quy mô, an toàn, yêu cầu về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường.

- Quản lý và kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng hạ tầng kho dự trữ và quá trình bơm chuyển xăng dầu trên đường ống, trong đó kiểm soát lưu lượng và áp lực bơm là một yếu tố quan trọng, đảm bảo thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án.

đ) Đối với hoạt động của các làng nghề

- Phát triển làng nghề gắn với quy mô, cơ cấu sản phẩm, trình độ công nghệ phù hợp, trên cơ sở khai thác lợi thế về sinh thái, bảo vệ môi trường, gắn hoạt động kinh tế của làng nghề với hoạt động dịch vụ, du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống.

- Tăng cường rà soát, kiểm tra hoạt động của các cơ sở sản xuất phát thải lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

- Di dời các cơ sở sản xuất ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm cao, gần khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu.

- Tổ chức khảo sát, kiểm kê các nguồn thải tại các hộ nghề, làng nghề trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

a) Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương thông qua các ấn phẩm truyền thông, các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các lớp tập huấn.

b) Xây dựng và ban hành sổ tay hướng dẫn quản lý môi trường các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại.

c) Triển khai huy động, kêu gọi cộng đồng, doanh nghiệp ngành Công Thương tham gia công tác bảo vệ môi trường: phân loại rác thải tại nguồn, giảm sử dụng vật liệu nhựa dùng 1 lần...

c) Thực hiện xây dựng hệ thống công bố thông tin về chất lượng môi trường và công tác bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ngành Công Thương.

d) Khuyến khích các doanh nghiệp ngành Công Thương sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo góp phần giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch và giảm lượng phát thải khí nhà kính.

đ) Tăng cường việc tuyên truyền, vận động các cơ sở, chủ hộ sản xuất nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường và ý thức trách nhiệm trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về môi trường trong cộng đồng tại các làng nghề.

e) Tập huấn, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp ngành Công Thương về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

4. Đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ngành Công Thương

a) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường trao đổi, hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về đào tạo nâng cao năng lực, học tập kinh nghiệm, trợ giúp kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn trong ngành Công Thương.

b) Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tại các doanh nghiệp ngành Công Thương về hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó sự cố hóa chất, sự cố tràn dầu.

c) Tuyên dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương. Xây dựng và phổ biến các mô hình doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường.

5. Thúc đẩy thí điểm các mô hình công nghiệp xanh trong ngành công nghiệp

a) Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, gắn với phát triển ngành công nghiệp môi trường.

b) Nghiên cứu, thí điểm, triển khai xây dựng mô hình khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sinh thái, thân thiện với môi trường.

VII. KINH PHÍ VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện

Kinh phí nhiệm vụ, dự án sẽ được dự toán khi triển khai thực hiện từng nhiệm vụ, dự án cụ thể.

2. Nguồn kinh phí

a) Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước.

b) Nguồn vốn xã hội hóa và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

3. Lộ trình thực hiện

a) Giai đoạn 2023 - 2025: 08 chương trình/dự án ưu tiên.

b) Giai đoạn 2026 - 2030: 11 chương trình/dự án ưu tiên.

c) Giai đoạn 2023 - 2030: 02 chương trình/dự án ưu tiên.

VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Công Thương

a) Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện triển khai Đề án giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; tham mưu cho UBND thành phố về chính sách xanh hóa ngành Công Thương theo Đề án; chủ trì tổ chức xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.

b) Chủ trì thực hiện hoặc phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ (trừ hoạt động nhập khẩu phế liệu) của các doanh nghiệp ngành Công Thương, cụm công nghiệp, các loại hình phân phối. Trường hợp phát hiện vi phạm, Sở Công Thương có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

a) Phối hợp với Sở Công Thương tăng cường giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực môi trường để kịp thời xử lý, thường xuyên thực hiện tốt việc quan trắc môi trường để kịp thời cảnh báo cho người dân và doanh nghiệp; thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về môi trường để nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp ngành Công Thương, cụm công nghiệp, các loại hình phân phối; phối hợp thực hiện kế hoạch này.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của Đề án theo đề xuất của Sở Công Thương và đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật đầu tư công và các quy định pháp luật có liên quan.

4. Sở Tài chính

Trên cơ sở các nhiệm vụ, chương trình Đề án đã được phân công, tại thời điểm xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, các cơ quan, đơn vị căn cứ tiêu chuẩn, định mức và nội dung chi theo quy định hiện hành, lập dự toán chi tiết hoặc lồng ghép kinh phí với các chương trình, dự án khác gửi Sở Công Thương và Sở Tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, rà soát các nhiệm vụ chi nhằm tránh chồng chéo, trùng lắp và thẩm định dự toán kinh phí.

5. Các Sở, ban ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận/huyện

Tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, tiêu chí bảo vệ môi trường ngành Công Thương thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý; phân công tổ chức, cá nhân thực hiện và chịu trách nhiệm cụ thể. Đề xuất các chương trình, đề án, dự án, hoạt động liên quan đến Đề án đang và dự kiến tiến hành./.

 

PHỤ LỤC

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NGÀNH CÔNG THƯƠNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1012/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2023 của UBND thành phố Đà Nẵng)

TT

Tên chương trình/dự án

Thời gian thực hiện

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Nội dung thực hiện

Ghi chú

Nhóm 1: Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn triển khai quy định pháp luật về bảo vệ môi trường ngành Công Thương

1.

Xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp thành phố

2023 - 2025

Sở Công Thương

Sở TNMT, Công an thành phố, BQL KCNC và các KCN, UBND các Quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

Xây dựng, rà soát, cập nhật, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp thành phố trong đó nêu rõ phương án ứng phó sự cố hóa chất độc theo Quyết định số 26/2016/QĐ-TTg, ngày 1/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố hóa chất độc

Xây dựng kế hoạch và thực hiện trong các năm tiếp theo

2.

Xây dựng Đề án tăng trưởng xanh ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2030

2026 - 2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở KHCN, BQL KCNC và các KCN, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

- Xây dựng được mô hình tăng trưởng xanh của ngành Công Thương phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế xanh của thành phố.

- Xây dựng được hệ thống các thông số, chỉ thị, chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh Công Thương phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố Đà Nẵng.

- Đánh giá được hiện trạng phát triển, dự báo được xu hướng tăng trưởng xanh ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng theo các chỉ số đánh giá tăng trưởng xanh.

- Xác định được các quan điểm, mục tiêu; đề xuất các chương trình, kế hoạch, đề án và giải pháp triển khai Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh ngành Công Thương thành phố Đà Nẵng đến năm 2030.

 

Nhóm 2: Phòng ngừa, kiểm soát, xử lý và loại bỏ các nguồn gây ô nhiễm môi trường

Nhóm các cơ sở công nghiệp nằm trong và ngoài KCN/CCN/KCNC

1.

Triển khai các giải pháp sản xuất sạch hơn trong một số ngành công nghiệp

2023 - 2025

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành liên quan

- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên, nhiên liệu, năng lượng và làm giảm việc tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm.

- Giảm mức phát sinh chất thải, tiêu thụ nguyên vật liệu, năng lượng và nước, tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp, làm cho môi trường liên tục được cải thiện và giảm được chi phí xử lý môi trường.

- Tăng lợi thế so sánh, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp trên thị trường.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

2.

Xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn ô nhiễm môi trường (khí thải, nước thải, chất thải rắn) đối với các cơ sở thuộc ngành công thương Thành phố Đà Nẵng

2023 - 2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQL KCNC và các KCN, UBND các Quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

- Thống kê và cập nhật các nguồn thải trong các lĩnh vực công thương có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

- Khảo sát, đánh giá thực trạng, sự cần thiết của việc xây dựng CSDL nguồn thải trong các doanh nghiệp công nghiệp, trung tâm thương mại, chợ; cơ sở kinh doanh tồn trữ xăng dầu, gas.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu nguồn thải. Nghiên cứu phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu phù hợp.

Bộ cơ sở dữ liệu nguồn thải

3.

Xây dựng Đề án giảm phát thải khí nhà kính cho ngành công thương thành phố Đà Nẵng

2026 - 2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở KHCN, UBND các Quận, huyện và các Sở, ban, ngành và các doanh nghiệp liên quan

- Đến năm 2030 tỷ lệ phát thải khí nhà kính từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp giảm từ 5 - 10% so với năm 2025.

- Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu đầu vào về phát thải KNK cho ngành công nghiệp thành phố Đà Nẵng;

- Cung cấp công cụ để kiểm kê KNK định kỳ cho ngành công nghiệp tại thành phố Đà Nẵng.

Xây dựng đề án năm đầu và triển khai thực hiện các năm tiếp theo

4.

Triển khai diễn tập ứng phó sự cố hóa chất trên địa bàn thành phố.

2023-2025

Sở Công Thương

Sở TNMT, Công an thành phố, BQL KCNC và các KCN, các Sở, Ban, ngành, UBND các Quận, huyện, các doanh nghiệp

- Xây dựng kế hoạch tập huấn, huấn luyện.

- Lập danh sách các thành phần tham gia.

- Tổ chức hội thảo chương trình tập huấn, huấn luyện.

- Tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

5.

Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường, gắn với phát triển ngành công nghiệp môi trường

2026-2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, BQL KCNC và các KCN, các Sở, Ban, ngành, UBND các Quận, huyện, các doanh nghiệp

Xây dựng mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường;

Xây dựng phương án phát triển ngành công nghiệp môi trường

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

6.

Xây dựng bộ tiêu chí về mô hình cụm công nghiệp sinh thái, thân thiện môi trường

2026-2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các Quận, huyện

- Xây dựng hệ thống tiêu chí về mô hình cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sinh thái.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

7.

Lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó rủi ro, sự cố môi trường do chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (dệt nhuộm, giấy, luyện kim, phân bón, hóa chất)

2026 - 2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, BQL KCNC và các KCN, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

- Đánh giá được hiện trạng và dự báo được các hoạt động có nguy cơ gây SCMT do hoạt động xả thải từ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Đánh giá được tình hình xảy ra SCMT do hoạt động xả thải từ các cơ sở công nghiệp trong thời gian qua và năng lực ứng phó SCMT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Xây dựng được kế hoạch phòng ngừa và ứng phó SCMT do hoạt động xả thải từ các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2026 - 2030.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

Nhóm ngành thương mại - dịch vụ

8.

Nạo vét cống rãnh, khử mùi hôi tại một số chợ trên địa bàn thành phố đảm bảo xây dựng chợ văn minh thương mại và chợ đạt chuẩn an toàn thực phẩm.

2023 - 2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

- Đến năm 2030 đảm bảo 90 - 100% các chợ trên địa bàn có hệ thống phân loại và thu gom chất thải rắn, hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn; đảm bảo cống rãnh được nạo vét khơi thông, sàn chợ và quầy sạp được tập trung khử mùi bằng chế phẩm sinh học, bảo vệ môi trường.

- Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, văn minh thương mại

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

9.

Nhân rộng mô hình thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa khó phân hủy tại chợ Hàn đến các chợ khác trên địa bàn thành phố

2023-2025

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

- Phấn đấu đến năm 2025 các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn thành phố sử dụng 100% túi nilon, bao bì thân thiện môi trường thay thế cho túi nilon khó phân hủy; Đến năm 2030, các hoạt động kinh doanh của hệ thống cơ sở kinh doanh thương mại đảm bảo 100% sử dụng túi nilon bao bì thân thiện môi trường.

- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn.

- Hướng dẫn thực hiện.

- Đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm triển khai trong toàn thành phố.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

10.

Đầu tư, cải tạo hạ tầng thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động các chợ thuộc quản lý của Sở Công thương

2026 - 2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

Đầu tư, cải tạo hạ tầng thu gom, xử lý nước thải phát sinh từ hoạt động các chợ gồm: chợ Hàn, chợ Đống Đa, chợ Đầu mối Hòa Cường và chợ Cồn.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

11.

Xây dựng bộ tiêu chí chợ thân thiện môi trường.

2024-2025

Sở Công Thương

Sở TNMT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận, huyện, các doanh nghiệp liên quan

- Nhằm đánh giá công tác quản lý môi trường tại các chợ hoạt động trên địa bàn.

- Góp phần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

Nhóm ngành công nghiệp năng lượng

12.

Tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, đề án phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới của thành phố

2023 - 2025

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành liên quan

Đánh giá tiềm năng phát triển các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng mới

Triển khai hằng năm

13.

Thẩm định đánh giá nhận diện tác động môi trường từ các dự án sản xuất năng lượng (như điện từ rác thải, điện gió, điện mặt trời...) và đề xuất chính sách quản lý

2026 - 2030

Sở Công Thương

Các Sở, ban, ngành liên quan

- Thẩm định đánh giá nhận diện tác động môi trường từ các dự án sản xuất năng lượng (như điện từ rác thải, điện gió, điện mặt trời...)

- Đề xuất chính sách quản lý các dự án sản xuất năng lượng (như điện từ rác thải, điện gió, điện mặt trời...)

Triển khai theo dự án cụ thể

14.

Hỗ trợ các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng Mô hình quản lý theo ISO 50001:2018

2026 - 2030

Sở Công Thương

Các Sở, ban ngành liên quan

Hỗ trợ các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng Mô hình quản lý theo ISO 50001:2018

Triển khai hằng năm

Hoạt động của các làng nghề

15.

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động làng nghề sinh thái, thân thiện môi trường

2026-2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Các sở, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan

- Làm cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động của các làng nghề trên địa bàn.

- Có kế hoạch bảo tồn và kết hợp du lịch các làng nghề truyền thống, thủ công.

- Khắc phục, di dời các làng nghề gây ô nhiễm môi trường, mỹ quan đô thị.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

16.

Xây dựng kế hoạch khắc phục ô nhiễm, di dời các làng nghề gây ô nhiễm theo bộ tiêu chí

2026-2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Các sở, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan

- Cải thiện chất lượng môi trường làng nghề gây ô nhiễm.

- Xây dựng hoạt động làng nghề phát triển đảm bảo thân thiện môi trường.

Lập dự án cụ thể để triển khai thực hiện

Nhóm 3: Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường

1.

Xây dựng Kế hoạch truyền thông bảo vệ môi trường ngành công thương phù hợp với thành phố Đà Nẵng

2023-2025

Sở Công Thương

Sở TNMT, Các sở, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan

- Xây dựng và ban hành sổ tay hướng dẫn quản lý môi trường các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, cơ sở tồn chứa, kinh doanh xăng dầu, gas, điện năng, hoá chất.

- Xây dựng tài liệu truyền thông về phân loại rác, giảm thiểu rác thải nhựa và sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại

- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tập huấn cho từng đối tượng;

- Tổ chức thực hiện truyền thông báo vệ môi trường;

- Báo cáo kết quả thực hiện

Xây dựng Kế hoạch năm đầu và triển khai thực hiện các năm tiếp theo

2.

Hướng dẫn thực hiện các quy định pháp luật về quản lý môi trường có liên quan đến ngành Công Thương cho các doanh nghiệp theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020

2023 - 2025

Sở Công Thương

Sở TNMT, Các sở, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan

- Phấn đấu 100% các doanh nghiệp ngành Công Thương được tổ chức tập huấn và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường bằng nhiều hình thức.

- Xây dựng văn bản và các hướng dẫn liên quan.

- Tổ chức hội thảo hướng dẫn, phổ biến.

Thực hiện hằng năm

3.

Hướng dẫn, phổ biến về quản lý, tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường, phù hợp với các cam kết quốc tế.

2026 - 2030

Sở Công Thương

Sở TNMT, Các sở, ngành, UBND các quận, huyện và các cơ quan chức năng có liên quan

- Xây dựng văn bản hướng dẫn về quản lý, tiêu hủy hàng giả, hàng kém chất lượng.

- Lập danh sách các đối tượng tham gia;

- Tổ chức hội thảo hướng dẫn, phổ biến.

Thực hiện hằng năm

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản