565705

Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng của từng cấp và phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

565705
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 532/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng của từng cấp và phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Số hiệu: 532/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Trần Tuệ Hiền
Ngày ban hành: 05/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 532/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
Người ký: Trần Tuệ Hiền
Ngày ban hành: 05/04/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 532/QĐ-UBND

Bình Phước, ngày 05 tháng 4 năm 2033

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN CHÁY RỪNG CỦA TỪNG CẤP VÀ PHỐI HỢP HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 44/TTr-SNN-KL ngày 13/3/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng của từng cấp và phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm phối hợp các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Quy chế theo đúng quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và PTNT, Công an tỉnh, BCH Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng Bình Phước, Tài chính, Y tế; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; các chủ rừng; các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này, kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Đài Phát thanh - Truyền hình và BBP;
- LĐVP, các phòng: KT;
- Lưu: VT (Th qd 08-023).

CHỦ TỊCH




Trần Tuệ Hiền

 

QUY CHẾ

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN CHÁY RỪNG CỦA TỪNG CẤP VÀ PHỐI HỢP HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC.
(Kèm theo Quyết định số 532/QĐ-UBND ngày 05/4/2023 của UBND tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về nguyên tắc tiếp nhận, xử lý thông tin; nguyên tắc phối hợp trong huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng; nội dung tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng của từng cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã); nội dung phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng và trách nhiệm các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố (cấp huyện), Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn (cấp xã), Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, các chủ rừng, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. UBND tỉnh; UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

2. Công an tỉnh; Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH); Đội Chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ; Công an cấp huyện và Công an cấp xã.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện; Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã và các đơn vị khác trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

4. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước và các đơn vị trực thuộc.

5. Chi cục Kiểm lâm; Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã và Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng.

6. Các chủ rừng, các đơn vị trực thuộc và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của chủ rừng; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 3. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng và nguyên tắc phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng

1. Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng:

a) Chủ động trong việc tiếp nhận các thông tin, nắm rõ nội dung thông tin tiếp nhận.

b) Xử lý thông tin cháy rừng nhanh chóng, kịp thời và linh hoạt trong các tình huống.

2. Nguyên tắc phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng:

a) Công tác huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng phải được tiến hành khẩn trương, kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”, gồm: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ. Sử dụng mọi nguồn lực để nâng cao hiệu quả trong công tác chữa cháy rừng, ưu tiên các hoạt động cứu người, cứu tài sản, công trình, trang thiết bị phương tiện và chống cháy lan.

b) Huy động nhanh nhất về nhân lực, nguồn lực, phương tiện, trang thiết bị của các lực lượng đến hiện trường để kịp thời dập tắt đám cháy; phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội cho hoạt động chữa cháy rừng.

c) Đảm bảo sự chỉ đạo, chỉ huy, điều hành thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng được huy động khi tham gia chữa cháy.

d) Hoạt động phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng giữa các lực lượng phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của Chủ tịch UBND các cấp và theo quy định của pháp luật có liên quan.

Chương II

TIẾP NHẬN, XỬ LÝ THÔNG TIN CHÁY RỪNG CỦA TỪNG CẤP

Điều 4. Tiếp nhận thông tin cháy rừng

1. Cơ quan, đơn vị tiếp nhận thông tin cháy rừng, gồm:

a) Cấp tỉnh: Chi cục Kiểm lâm (Đội Kiểm lâm cơ động và Phòng cháy, chữa cháy rừng), Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH); Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước.

b) Cấp huyện: UBND cấp huyện; Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện; Công an cấp huyện; Hạt Kiểm lâm các huyện, thị xã.

c) Cấp xã: UBND cấp xã; Công an cấp xã; Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã.

d) Cơ quan, đơn vị tiếp nhận khác: Chủ rừng và các đơn vị trực thuộc của chủ rừng; lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. Các Đội thuộc Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH; các đơn vị khác trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; các đơn vị trực thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước.

2. Trách nhiệm báo cháy:

Người trực tiếp phát hiện đám cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho những người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây:

a) Chủ rừng.

b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất.

c) Cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất.

d) Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.

3. Khi tiếp nhận tin báo cháy rừng, người nhận tin báo phải hỏi rõ các thông tin và ghi chép vào sổ tiếp nhận theo dõi các thông tin sau: Họ tên, địa chỉ, số điện thoại (nếu có) của người báo cháy; địa điểm, thời gian xảy ra cháy; những thông tin về đám cháy như: Loại rừng xảy ra cháy, diện tích đám cháy, nguy cơ cháy lan, nguy cơ ảnh hưởng đến khu vực dân cư và những thông tin khác liên quan đến đám cháy; đồng thời, báo cáo ngay thông tin đã tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

Điều 5. Xử lý thông tin cháy rừng

1. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trên địa bàn quản lý của mình phải nhanh chóng huy động lực lượng, trang thiết bị, phương tiện đến ngay hiện trường để chữa cháy; đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để kịp thời chi viện chữa cháy trong các trường hợp cần thiết.

2. Cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này khi nhận được tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công phụ trách, quản lý phải nhanh chóng thông báo cho cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để thực hiện nhiệm vụ chữa cháy; đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp quản lý để xem xét, quyết định việc điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị đến chữa cháy khi có yêu cầu phối hợp, hỗ trợ.

Chương III

PHỐI HỢP HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 6. Trường hợp huy động

Khi tình huống cháy rừng vượt quá khả năng kiểm soát của lực lượng, phương tiện thuộc phạm vi quản lý ban đầu mà cần phải huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, các phương tiện chuyên dùng khác và tài sản của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tại địa phương để dập tắt đám cháy rừng.

Điều 7. Thẩm quyền, trình tự huy động

1. Khi có cháy rừng xảy ra, người chỉ huy chữa cháy rừng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy (sửa đổi, bổ sung năm 2013) có thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Trong trường hợp đám cháy vượt quá khả năng kiểm soát, người chỉ huy chữa cháy rừng báo cáo Chủ tịch UBND cấp xã thuộc địa bàn xảy ra cháy rừng để đề nghị hỗ trợ chữa cháy.

2. Chủ tịch UBND cấp xã huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rùng. Trong trường hợp đám cháy vượt quá khả năng kiểm soát của cấp xã, Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để huy động chữa cháy rừng. Trong trường hợp thật cần thiết, Chủ tịch UBND cấp xã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh; đồng thời, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện.

3. Chủ tịch UBND cấp huyện huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rùng. Trong trường hợp vượt quá khả năng kiểm soát của cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh để huy động chữa cháy rừng.

4. Chủ tịch UBND tỉnh huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để chữa cháy rừng. Trong trường hợp đám cháy lớn vượt quá khả năng kiểm soát, hoặc đám cháy quy mô không lớn nhưng có nguy cơ ảnh hưởng đến người dân, đến an ninh quốc phòng, sự an toàn của các công trình quan trọng, các công trình, vật kiến trúc có nguy cơ gây cháy nổ lớn, Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để huy động chữa cháy rừng.

5. Thủ tục huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị để chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 23 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.

6. Các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh khi nhận lệnh huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng của cấp có thẩm quyền phải ngay lập tức bố trí điều động lực lượng, phương tiện, thiết bị để phối hợp tham gia chữa cháy rừng. Quá trình tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo đúng nhiệm vụ được phân công của người chỉ huy.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 8. Trách nhiệm của các Sở, ban ngành liên quan

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định trong tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng của các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1, Điều 4 Quy chế này; việc phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng của cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND cấp huyện, cấp xã, các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

b) Phối hợp với Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh xây dựng Phương án huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

2. Sở Tài chính:

Tùy theo khả năng cân đối ngân sách tỉnh, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện, đồng thời thực hiện thẩm định, quyết toán theo quy định.

3. Sở Y tế:

Khi nhận được tin báo cháy rừng, có trách nhiệm bố trí hoặc chỉ đạo các đơn vị y tế trực thuộc bố trí xe cấp cứu và lực lượng y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc sơ cấp cứu người bị nạn tại địa điểm xảy ra cháy rừng.

4. Công an tỉnh:

a) Chỉ đạo Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH và Công an cấp huyện, cấp xã thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng của người dân; thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế này.

b) Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh xây dựng Phương án huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

c) Huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy của lực lượng Công an tham gia phối hợp chữa cháy, khoanh vùng hiện trường khi xảy ra cháy rừng; phối hợp với các ngành liên quan tổ chức điều tra xác định nguyên nhân xảy ra cháy.

5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Bình Phước:

a) Thực hiện và chỉ đạo đơn vị trực thuộc thiết lập đường dây nóng để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng của người dân; thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế này.

b) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, thiết bị chủ động phối hợp với các lực lượng có liên quan trên địa bàn quản lý, sẵn sàng cơ động ứng cứu kịp thời khi có tình huống cháy rừng xảy ra theo kế hoạch, phương án đã xác định hoặc theo lệnh của cấp trên.

6. Chi cục Kiểm lâm:

a) Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thiết lập đường dây nóng, thông qua các mạng xã hội để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng của người dân. Trực theo dõi các điểm cháy rừng trên hệ thống cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm theo quy định.

b) Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế này.

c) Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc huy động kịp thời lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng để hỗ trợ chữa cháy rừng tại hiện trường.

d) Chuẩn bị đầy đủ lực lượng, trang thiết bị, phương tiện sẵn sàng huy động tham gia chữa cháy theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Trường hợp lực lượng, phương tiện, thiết bị không đủ khả năng đáp ứng, báo cáo Cục Kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm vùng III để được hỗ trợ lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy kịp thời.

Điều 9. Trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã

1. Chủ tịch UBND cấp huyện:

a) Chỉ đạo thiết lập đường dây nóng, thông qua các mạng xã hội để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng của người dân.

b) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế này; xây dựng phương án huy động lực lượng, phương tiện và thiết bị tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn.

c) Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện các quy định trong tiếp nhận, xử lý thông tin cháy rừng và phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng của UBND cấp xã và các chủ rừng đóng chân trên địa bàn.

d) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng trên địa bàn.

đ) Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng cho các địa phương có rừng trên địa bàn huyện; tổ chức diễn tập chữa cháy rừng trên địa bàn.

e) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 3, Điều 7 Quy chế này.

2. Chủ tịch UBND cấp xã:

a) Chỉ đạo thiết lập đường dây nóng, thông qua các mạng xã hội để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng của người dân.

b) Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế này; xây dựng Phương án huy động lực lượng, phương tiện và thiết bị tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn.

d) Chỉ đạo tổ chức chữa cháy rừng trên địa bàn quản lý.

đ) Trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng; tổ chức diễn tập chữa cháy rừng trên địa bàn.

e) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2, Điều 7 Quy chế này.

Điều 10. Trách nhiệm của các chủ rừng, cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng

1. Các chủ rừng:

a) Phải thiết lập đường dây nóng tại đơn vị, các đơn vị trực thuộc và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thông qua các mạng xã hội để tiếp nhận thông tin báo cháy rừng của người dân.

b) Thực hiện và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 4 và Điều 5 Quy chế này.

c) Bố trí lực lượng thường trực tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ cao về cháy rừng trong các tháng mùa khô trong năm.

d) Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng tại đơn vị để kịp thời huy động chữa cháy khi có cháy xảy ra.

đ) Phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng khi nhận lệnh huy động của Chủ tịch UBND các cấp theo quy định.

e) Thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật có liên quan.

2. Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có liên quan:

a) Khi phát hiện cháy rừng bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất cho đơn vị chủ rừng hoặc cơ quan gần nhất biết và cùng tham gia chữa cháy.

b) Huy động các thành viên, người dân cùng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng tại địa bàn hoạt động, sinh sống và khu vực lân cận.

Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện

1. Từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện theo phân cấp quản lý; lồng ghép với nguồn kinh phí chuyên môn đã được bố trí trong dự toán giao hàng năm của các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ.

2. Nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).

Điều 12. Điều khoản thi hành

1. Thủ trưởng các Sở, ban ngành, đơn vị có liên quan, các chủ rừng; Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã; các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quy chế này, tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý thông tin về cháy rừng và phối hợp huy động lực lượng, phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng.

2. Trường hợp những quy định của pháp luật được dẫn chiếu áp dụng trong Quy chế này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung Quy chế; các cơ quan, tổ chức phản ảnh bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Kiểm lâm tỉnh) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản