Quyết định 1064/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện năm 2023 do tỉnh Bình Định ban hành
Quyết định 1064/QĐ-UBND phê duyệt danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh thực hiện năm 2023 do tỉnh Bình Định ban hành
Số hiệu: | 1064/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định | Người ký: | Lâm Hải Giang |
Ngày ban hành: | 06/04/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 1064/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Bình Định |
Người ký: | Lâm Hải Giang |
Ngày ban hành: | 06/04/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1064/QĐ-UBND |
Bình Định, ngày 06 tháng 04 năm 2023 |
PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH THỰC HIỆN NĂM 2023
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 63/2020/QĐ-UBND ngày 08/9/2020 của UBND tỉnh Bình Định Ban hành Quy chế quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Định;
Theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 11/TTr - SKHCN ngày 21/3/2023.
QUYẾT ĐỊNH
|
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH THỰC HIỆN
NĂM 2023
(Kèm theo Quyết định số: /QĐ-UBND ngày
tháng năm 2023 của UBND tỉnh)
TT |
DANH MỤC |
MỤC TIÊU |
NỘI DUNG |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN |
I |
Lĩnh vực khoa học nông nghiệp |
||||
01 |
Nghiên cứu phát triển và chế biến sâu một số sản phẩm từ Rong biển theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển thành chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Định. |
Điều tra sản lượng và mùa vụ khai thác các loại rong biển tại Bình Định; Nghiên cứu phát triển một số loài rong biển phù hợp với điều kiện tỉnh Bình Định kết hợp với nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong xử lý sau thu hoạch, sơ chế và sản xuất một số sản phẩm có giá trị gia tăng từ rong biển (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho) đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển thành chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Bình Định. |
- Điều tra sản lượng, mùa vụ, đặc điểm sinh thái, sự phân bố... của các loại rong có sản lượng lớn trên trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Đánh giá công nghệ trong xử lý sau thu hoạch, sơ chế và sản xuất một số sản phẩm từ rong biển trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Nghiên cứu quy trình sản xuất 03 giống rong trên vùng biển Bình Định bằng phương pháp sinh sản dinh dưỡng (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho). - Nghiên cứu quy trình nuôi trồng thương phẩm 03 loài rong trên vùng biển Bình Định có giá trị kinh tế với năng suất 30 - 40 tấn tươi/ha. - Nghiên cứu qui trình công nghệ hoàn thiện xử lý sau thu hoạch và sơ chế 03 loại rong được lựa chọn. - Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chế biến một số sản phẩm giá trị gia tăng từ 03 loại rong biển được lựa chọn (Sản phẩm dự kiến: Bột dinh dưỡng rong biển, rong nho tươi hút chân không, nước rong biển đóng chai). - Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm từ rong biển đạt các chỉ tiêu kỹ thuật, đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định. - Thiết kế và xây dựng bộ nhãn mác cho các sản phẩm từ rong biển. - Nghiên cứu xây dựng mô hình liên kết chuỗi tiêu thụ và các sản phẩm chế biến từ rong biển. |
- Báo cáo kết quả điều tra sản lượng, mùa vụ… một số đặc điểm sinh thái, sinh học sinh sản nơi rong biển phân bố. - 03 Quy trình sản xuất giống rong bằng phương pháp sinh sản dinh dưỡng với tỷ lệ sống đạt > 70%, sinh sản bằng bào tử đạt > 7% - Quy trình nuôi trồng thương phẩm 03 loài rong (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho) có giá trị kinh tế với năng suất 30-40 tấn tươi/ha; tỷ lệ sống trên 70%). - Quy trình chế biến 3 dạng sản phẩm từ rong biển (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho). - Đào tạo đại học: 03 Kỹ sư Công nghệ thực phẩm. - Đào tạo cao học: 01 Thạc sỹ Sinh học ứng dụng. - Bột dinh dưỡng rong biển, rong nho tươi hút chân không, nước rong biển đóng chai. - Dữ liệu điều tra sản lượng, mùa vụ, đặc điểm sinh thái, sự phân bố... của các loại rong có sản lượng lớn trên trên địa bàn tỉnh Bình Định - Dữ liệu đánh giá công nghệ trong xử lý sau thu hoạch, sơ chế và sản xuất một số sản phẩm từ rong biển trên địa bàn tỉnh Bình Định (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho). - Quy trình sản xuất 03 giống rong trên vùng biển Bình Định (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho) bằng phương pháp sinh sản dinh dưỡng với tỷ lệ sống đạt > 70%. - Quy trình trồng 03 loài rong (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho) trên vùng biển Bình Định có giá trị kinh tế với năng suất 30 - 40 tấn tươi/ha; tỷ lệ sống trên 70%. - Quy trình công nghệ hoàn thiện xử lý sau thu hoạch và sơ chế 03 loại rong được lựa chọn (rong sụn, rong câu rễ tre và rong nho). - Quy trình công nghệ hoàn thiện chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng từ 03 loại rong kèm theo bộ nhãn mác và chọn đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. - Mô hình liên kết chuỗi tiêu thụ rong biển và các sản phẩm chế biến từ rong biển. |
Tuyển chọn |
II |
Lĩnh vực khoa học y dược |
||||
02 |
Nghiên cứu phát triển sản phẩm bảo vệ sức khỏe từ keo ong không ngòi đốt ở tỉnh Bình Định. |
- Thu thập các loài ong và keo ong không ngòi đốt trên địa bàn tỉnh Bình Định xác định tên khoa học loài ong. - Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các loại keo ong thu được. - Lựa chọn keo ong có khả năng kháng khuẩn để nghiên cứu về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các hợp chất phân lập được. Phát hiện các hợp chất có hoạt tính từ keo ong tỉnh Bình Định. - Ứng dụng trong sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Nghiên cứu quy trình chiết xuất để tạo cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn và ứng dụng trong sản xuất chế phẩm bảo vệ sức khỏe như xịt họng kháng khuẩn hay chai siro hay dạng uống đóng vỉ điều trị ho. |
- Thu thập các mẫu ong không ngòi đốt và keo ong tương ứng ở một số huyện trên địa bàn tỉnh Bình Định. - Xác định tên khoa học của các loài ong không ngòi đốt thu thập được. - Tạo cặn chiết tổng EtOH của các loài ong không ngòi đốt thu được. - Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn, của các cặn chiết thu được. - Nghiên cứu thành phần hóa học của mẫu keo ong có hoạt tính tốt. - Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của các hợp chất phân lập được. - Nghiên cứu quy trình chiết xuất keo ong không ngòi đốt quy mô 5kg/mẻ. - Ứng dụng cao chiết keo ong trong sản xuất sản phẩm bảo vệ sức khỏe (xịt họng kháng khuẩn hay chai siro hay dạng uống đóng vỉ điều trị ho). |
- Có tên khoa học các loài ong không ngòi đốt chính xác ở địa bàn tỉnh Bình Định. - Bảng đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cặn chiết các loài keo ong không ngòi đốt. - Phát hiện 2-3 hợp chất có hoạt tính tốt về kháng khuẩn. - Quy trình chiết xuất keo ong tạo cao chiết quy mô 5kg/mẻ có hoạt tính kháng khuẩn. - Có 2.000 sản phẩm bảo vệ sức khỏe (xịt họng kháng khuẩn hay chai siro hay dạng uống đóng vỉ điều trị ho), đạt TCCS. - 02 bài báo nhận đăng trên Tạp chí chuyên ngành quốc tế hay trong nước. - Hướng dẫn 01 cử nhân hay Thạc sỹ theo hướng nghiên cứu của đề tài. |
Tuyển chọn |
03 |
Nghiên cứu thực trạng kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi sốt xuất huyết Dengue và hiệu lực của hóa chất diệt muỗi tại tỉnh Bình Định |
- Ứng dụng kỹ thuật PCR để xác định các đột biến gen kor ở các quần thể muỗi sốt rét tại điểm nghiên cứu. - Xây dựng bản đồ kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi sốt xuất huyết Dengue tại tỉnh Bình Định. - Đánh giá hiệu lực diệt muỗi sốt xuất huyết của một số hóa chất diệt côn trùng phun ULV và mù nóng ở các điểm nghiên cứu |
- Phát hiện các quần thể muỗi sốt rét còn nhạy hay kháng ở mức độ sinh học cũng như phát hiện các đột biến gen liên quan đến kháng hóa chất của muối để có các biện pháp can thiệp kịp thời tại các địa phương, từ đó giảm lan truyền bệnh trong cộng đồng. - Giảm nguy cơ muối kháng hóa chất diệt côn trùng tại các điểm nghiên cứu. - Bổ sung thêm biện pháp phòng chống thích hợp tại tỉnh Bình Định. - Là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phòng chống véc tơ sốt rét trong tương lai tại các địa phương này. |
- Xác định chính xác thành phần, mật độ véc tơ sốt xuất huyết Dengue. - Đánh giá đúng tình trạng nhạy kháng hóa chất diệt côn trùng tại các điểm nghiên cứu bằng kỹ thuật thử sinh học. - Ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong việc xác định các đột biến gen liên quan đến kháng hóa chất diệt côn trùng của muỗi sốt xuất huyết Dengue. - Đánh giá hiệu lực diệt muỗi SXHD của các hóa chất qua các biện pháp sử dụng khác nhau trong phòng chống SXHD. - Đề xuất các giải pháp can thiệp dựa vào tình trạng nhạy kháng hóa chất nhằm góp phần thực hiện giảm tình trạng muỗi kháng hóa chất. |
Tuyển chọn |
III |
Lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn |
||||
04 |
Nghiên cứu tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định và đề xuất giải pháp sử dụng hiệu quả đầu tư công cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định giai đoạn 2025-2030 |
- Đánh giá được tác động của đầu tư công tới đầu tư của khu vực tư nhân trong tăng trưởng kinh tế của Bình Định. - Đề xuất các chính sách cho chính quyền tỉnh Bình Định trong sử dụng đầu tư công khuyến khích đầu tư tư nhân cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. |
- Tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. - Tình hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định. - Phân tích tác động của đầu tư công tới đầu tư tư nhân trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Bình Định. - Các định hướng chính sử dụng đầu tư công khuyến khích đầu tư tư nhân cho tăng trưởng kinh tế. |
Tác động của đầu tư công tới mức đầu tư tư nhân, sản lượng của khu vực tư nhân và cải thiện năng suất của khu vực tư nhân. Chỉ tiêu: - Mỗi đồng đầu tư công sẽ kích thích khu vực tư nhân đầu tư mấy đồng. - Đầu tư công tăng 1% sẽ kéo sản lượng của khu vực tư nhân tăng bao nhiêu phần trăm. - Đầu tư công tăng 1% sẽ khiến năng suất tổng hợp - TFP của khu vực tư nhân tăng bao nhiêu phần trăm. |
Tuyển chọn |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây