Kế hoạch 657/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025
Kế hoạch 657/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025
Số hiệu: | 657/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai | Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Lịch |
Ngày ban hành: | 23/03/2023 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 657/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Gia Lai |
Người ký: | Nguyễn Thị Thanh Lịch |
Ngày ban hành: | 23/03/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 657/KH-UBND |
Gia Lai, ngày 23 tháng 03 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 05/QĐ-BCĐTW-VPĐPNTM ngày 12/10/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 18/10/2022 của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 về việc ban hành Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025,
Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục đích
- Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn dựa trên cơ sở phát huy giá trị văn hóa truyền thống, môi trường cảnh quan của khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới bền vững.
- Tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là từ khu vực tư nhân, sự tham gia tích cực từ cộng đồng địa phương cho đầu tư phát triển du lịch nông thôn tại Gia Lai để xây dựng, phát triển sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ về lĩnh vực du lịch có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường, góp phần tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho người lao động.
- Nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp trong việc xây dựng, phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải bám sát nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Chương trình MTQG) đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế để xác định các nội dung, công việc trọng tâm nhằm triển khai thực hiện một cách hiệu quả và đảm bảo tiến độ.
- Khai thác, làm nổi bật những đặc trưng riêng có về du lịch nông nghiệp, nông thôn trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh.
- Kế hoạch được triển khai trên cơ sở phát huy tối đa sự tham gia của người dân, cộng đồng và các thành phần kinh doanh du lịch, do cộng đồng bản địa quản lý, khai thác và hưởng lợi dưới sự hướng dẫn về chuyên môn của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, chuyên gia và đơn vị tư vấn; phải gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa truyền thống, môi trường tự nhiên và phải dựa trên các sản phẩm du lịch để tạo ra giá trị kinh tế.
1. Rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch nông thôn
Xây dựng định hướng phát triển du lịch nông thôn và tích hợp, bổ sung định hướng phát triển du lịch nông thôn vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy liên kết nông thôn - đô thị trong phát triển du lịch, ưu tiên phát triển du lịch nông thôn ở những nơi có lợi thế về tài nguyên, kết nối với các khu vực động lực phát triển du lịch.
2. Triển khai Bộ tiêu chí về du lịch nông nghiệp, nông thôn
- Triển khai hướng dẫn Bộ tiêu chí đánh giá về mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn (sau khi và có hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành).
- Phổ biến cho các địa phương đăng ký và tổ chức đánh giá, công nhận mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
3. Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực về du lịch nông nghiệp, nông thôn
Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 03/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 18/10/2022 của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 về việc ban hành Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025, tập trung vào một số nhiệm vụ:
- Tập huấn, bồi dưỡng “Các nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới”: tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng tập trung theo lớp cho tất cả các nhóm đối tượng để nắm kiến thức chung về Chương trình.
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về “Các nội dung trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới”: Tổ chức các lớp tập huấn tập trung theo lớp cho các nhóm đối tượng có liên quan và có nhu cầu ở các cấp, trong đó ưu tiên cán bộ trực tiếp triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
- Tập huấn, bồi dưỡng “Nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng nông thôn mới”: Tổ chức tập huấn chuyên đề tập trung theo lớp cho cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, thành viên Ban Quản lý cấp xã, thôn có liên quan.
4. Hỗ trợ xây dựng mô hình du lịch nông thôn
Xây dựng 01 mô hình du lịch nông thôn, cụ thể:
- Địa điểm thực hiện: Làng STơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang.
- Nhiệm vụ triển khai: Phục dựng các ngành nghề truyền thống như: Tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực; phục dựng các lễ hội văn hóa của người dân tộc Bahnar (lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới...); đào tạo nghệ nhân, đào tạo kỹ năng lễ tân, tiếp đón khách, hướng dẫn viên du lịch...; xây dựng và phát triển hạ tầng dịch vụ (điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản địa phương, ăn uống, giải khát, vệ sinh...); tái hiện nhà sàn, xây dựng các nhà nghỉ phục vụ cho du lịch homestay, nhà phục vụ ẩm thực, nhà phục dựng nghề truyền thống; quảng bá hình ảnh, thương hiệu (Xây dựng cơ sở dữ liệu, hình ảnh quảng bá thương hiệu làng du lịch); tái hiện lại hình ảnh Anh Hùng Núp cùng dân làng kháng chiến đấu tranh chống giặc cứu nước (Xây dựng tư liệu hình ảnh và phim ngắn đế công chiếu cho khách du lịch tham quan); hỗ trợ phát triển mô hình vườn, rẫy kiểu mẫu của người đồng bào Bahnar (vườn cây ăn quả, cơ sở chế biến, phát triển sản phẩm đặc trưng để tham gia đánh giá, chứng nhận sản phẩm OCOP, làm nơi tham quan, trải nghiệm cho du khách).
5. Triển khai áp dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn
Xây dựng cơ sở dữ liệu số về du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với hoạt động quảng bá du lịch nông thôn; hỗ trợ số hóa các điểm đến và xây dựng bản đồ số kết nối mạng lưới điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và vận hành chương trình thực tế ảo về du lịch nông nghiệp, nông thôn.
6. Xây dựng các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch nông nghiệp, nông thôn
- Tổ chức các sự kiện, lễ hội, diễn đàn giới thiệu và kết nối cung - cầu du lịch nông nghiệp, nông thôn. Lồng ghép giới thiệu sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các sự kiện quảng bá du lịch, các chương trình kết nối nông sản và Chương trình OCOP.
- Hỗ trợ kết nối khách du lịch lữ hành gắn với các điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành mạng lưới kết nối cung cầu về du lịch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các ấn phẩm, tạp chí, chương trình truyền hình, chuyên trang mạng xã hội (youtube, facebook,...) giới thiệu các điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn.
Nguồn vốn thực hiện kế hoạch bao gồm:
- Vốn ngân sách trung ương từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
- Vốn ngân sách địa phương.
- Vốn xã hội hóa (các doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác, cộng đồng dân cư...).
- Vốn lồng ghép từ các chương hình, dự án khác.
- Vốn huy động hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN (Chi tiết tại Phụ lục đính kèm)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì triển khai nhóm nhiệm vụ tại mục 1, 2 phần II của Kế hoạch này; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện, nhất là quá trình lựa chọn triển khai xây dựng mô hình du lịch nông thôn đảm bảo khả thi, đúng quy định.
- Thông tin, kịp thời tham mưu UBND tỉnh để có ý kiến với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khi có các đề xuất, nội dung phát sinh có liên quan về chương trình này khi triển khai.
- Hướng dẫn các sở, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao để triển khai việc phân bổ kinh phí thực hiện theo quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của trung ương và địa phương.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, các địa phương và các ngành liên quan dự toán kinh phí thực hiện hằng năm trình UBND tỉnh.
- Phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố về cung cấp thông tin để tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hàng năm và đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì triển khai nhóm nhiệm vụ tại các mục 3, 5, 6 phần II của Kế hoạch này. Chịu trách nhiệm làm đầu mối, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch hằng năm, đề xuất triển khai các nhiệm vụ cụ thể, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khi có phát sinh; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia đang triển khai và Đề án bảo tồn phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai giai đoạn 2023-2025, để phát huy được các nguồn lực trong quá trình triển khai đồng bộ, hiệu quả.
- Báo cáo, đánh giá kết quả triển khai kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, kết luận của UBND tỉnh và các cơ quan liên quan để có giải pháp khắc phục khó khăn, vướng mắc, rút kinh nghiệm cho các năm sau, duy trì và phát huy tốt kết quả đạt được.
3. Sở Tài chính
Hàng năm, trên cơ sở kinh phí bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương, kinh phí ngân sách tỉnh đối ứng vốn sự nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và dự toán do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp và đề xuất, Sở Tài chính tham mưu trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định phân bổ cho các các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện.
4. Ủy ban nhân dân huyện Kbang
Chủ trì thực hiện nhiệm vụ tại mục 4 phần II của Kế hoạch này; phối hợp với các sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính và các đơn vị liên quan để triển khai các bước theo quy định.
5. Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ được giao của kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và tiến độ, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình UBND tỉnh.
Trên đây là “Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025” trên địa bàn tỉnh.
Trong quá trình triển khai, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị kịp thời phản ánh, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổng hợp) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
NÔNG THÔN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2021
- 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 657/KH-UBND ngày 23 tháng 03 năm 2023 của UBND tỉnh)
STT |
Nội dung triển khai |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Rà soát, tích hợp và bổ sung định hướng phát triển du lịch nông thôn vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng nông thôn mới |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ban, ngành; UBND huyện, thị xã, thành phố |
2023 |
2 |
Triển khai Bộ tiêu chí về du lịch nông nghiệp, nông thôn: - Triển khai hướng dẫn Bộ tiêu chí đánh giá về mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. - Tổ chức đánh giá, công nhận mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị có liên quan |
2023-2025 |
3 |
Tuyên truyền, tập huấn, nâng cao năng lực về du lịch nông nghiệp, nông thôn Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 03/QĐ-BCĐCTMTQG ngày 18/10/2022 của Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 về việc ban hành Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021 -2025, tập trung vào một số nhiệm vụ: - Tập huấn, bồi dưỡng “Các nội dung cơ bản về xây dựng nông thôn mới”: tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng tập trung theo lớp cho tất cả các nhóm đối tượng để nắm kiến thức chung về Chương trình. - Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về “Các nội dung trọng tâm trong xây dựng nông thôn mới”: Tổ chức các lớp tập huấn tập trung theo lớp cho các nhóm đối tượng có liên quan và có nhu cầu ở các cấp, trong đó ưu tiên cán bộ trực tiếp triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. - Tập huấn, bồi dưỡng “Nghiệp vụ, kỹ năng xây dựng nông thôn mới”: Tổ chức tập huấn chuyên đề tập trung theo lớp cho cán bộ chuyên trách xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, huyện, thành viên Ban Quản lý cấp xã, thôn có liên quan. |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Các sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Hằng năm |
4 |
Xây dựng 01 mô hình du lịch nông thôn, cụ thể: - Địa điểm thực hiện: Làng STơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang. - Nhiệm vụ triển khai: Phục dựng các ngành nghề truyền thống như: Tạc tượng, đan lát, dệt thổ cẩm và ẩm thực; phục dựng các lễ hội văn hóa của người dân tộc Bahnar (lễ bỏ mả, lễ mừng lúa mới, lễ mừng nhà mới...); đào tạo nghệ nhân, đào tạo kỹ năng lễ tân, tiếp đón khách, hướng dẫn viên du lịch...; xây dựng và phát triển hạ tầng dịch vụ (điểm dừng nghỉ, điểm trưng bày sản phẩm đặc sản địa phương, ăn uống, giải khát, vệ sinh...); tái hiện nhà sàn, xây dựng các nhà nghỉ phục vụ cho du lịch homestay, nhà phục vụ ẩm thực, nhà phục dựng nghề truyền thống; quảng bá hình ảnh, thương hiệu (Xây dựng cơ sở dữ liệu, hình ảnh quảng bá thương hiệu làng du lịch); tái hiện lại hình ảnh Anh Hùng Núp cùng dân làng kháng chiến đấu tranh chống giặc cứu nước (Xây dựng tư liệu hình ảnh và phim ngắn để công chiếu cho khách du lịch tham quan); hỗ trợ phát triển mô hình vườn, rẫy kiểu mẫu của người đồng bào Bahnar (vườn cây ăn quả, cơ sở chế biến, phát triển sản phẩm đặc trưng để tham gia đánh giá, chứng nhận sản phẩm OCOP, làm nơi tham quan, trải nghiệm cho du khách). |
UBND huyện Kbang |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan |
2023-2025 |
5 |
Triển khai áp dụng chuyển đổi số trong phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn Xây dựng cơ sở dữ liệu số về du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với hoạt động quảng bá du lịch nông thôn; hỗ trợ số hóa các điểm đến và xây dựng bản đồ số kết nối mạng lưới điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng và vận hành chương trình thực tế ảo về du lịch nông nghiệp, nông thôn. |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sở, ban, ngành liên quan |
2023-2025 |
6 |
Xây dựng các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch nông nghiệp, nông thôn - Tổ chức các sự kiện, lễ hội, diễn đàn giới thiệu và kết nối cung - cầu du lịch nông nghiệp, nông thôn. Lồng ghép giới thiệu sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn tại các sự kiện quảng bá du lịch, các chương trình kết nối nông sản và Chương trình OCOP. - Hỗ trợ kết nối khách du lịch lữ hành gắn với các điểm đến về du lịch nông nghiệp, nông thôn, từng bước hình thành mạng lưới kết nối cung cầu về du lịch nông nghiệp, nông thôn; xây dựng các ấn phẩm, tạp chí, chương trình truyền hình, chuyên trang mạng xã hội (youtube, facebook,...) giới thiệu các điểm đến du lịch nông nghiệp, nông thôn. |
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương; sở, ban, ngành liên quan |
2023-2025 |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây