558536

Kế hoạch 39/KH-UBND về quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2023

558536
LawNet .vn

Kế hoạch 39/KH-UBND về quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2023

Số hiệu: 39/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Trần Song Tùng
Ngày ban hành: 07/03/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 39/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
Người ký: Trần Song Tùng
Ngày ban hành: 07/03/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 39/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 07 tháng 3 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG TỈNH NINH BÌNH NĂM 2023

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Căn cứ Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021 - 2025 định hướng đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích

- Tổ chức thực hiện Kế hoạch quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2023 theo dự án, phương án đã được phê duyệt.

- Nhằm quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.

- Tổ chức tuyên truyền; hỗ trợ trực cháy, chữa cháy; sửa chữa, trang bị một số dụng cụ, trang thiết bị chuyên dụng cho đơn vị chức năng làm công tác phòng chống cháy rừng trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh năm 2023 theo Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025”.

- Thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững tài nguyên rừng trên địa bàn.

II. Yêu cầu

- Bảo vệ và phát triển rừng hàng năm nhằm nâng cao hiệu quả phòng hộ về môi trường, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất và bảo tồn nguồn gen động thực vật rừng, tăng bề mặt hấp thụ khí CO2, giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng nhất là các vùng trọng điểm cháy trên địa bàn tỉnh hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng xảy ra. Nâng cao năng lực quản lý, phối hợp giữa các lực lượng chức năng, chính quyền địa phương các cấp trong công tác chỉ đạo, phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng người dân địa phương về tầm quan trọng, giá trị của nguồn tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. Tăng cường sự tham gia của chính quyền các địa phương và cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch.

- Nâng cao trình độ, năng lực về nghiên cứu khoa học của đội ngũ cán bộ nghiên cứu trong Ban quản lý, thực hiện các nhiệm vụ về nghiên cứu hệ sinh thái, nghiên cứu bảo tồn loài và nghiên cứu thực nghiệm, chuyển giao các kết quả nghiên cứu. Không ngừng nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng.

III. Nhiệm vụ

1. Bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

1.1. Bảo vệ rừng

a. Hình thức khoán: Khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.

b. Đối tượng nhận khoán: Ưu tiên các hộ gia đình sống gần, liền kề với rừng của các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

c. Biện pháp kỹ thuật: Tuân thủ quy chế quản lý rừng quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm Nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

d. Khối lượng công việc: Tổng diện tích rừng đặc dụng và phòng hộ được giao khoán trên địa bàn tỉnh năm 2023: 12.011,51 ha.

- Khoán bảo vệ diện tích rừng đặc dụng: 4.011 ha;

- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ: 8.000,51 ha, trong đó:

+ Rừng phòng hộ ven biển: 523,7 ha;

+ Rừng phòng hộ vùng đồi: 7.476,81 ha.

đ. Mức hỗ trợ khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

- Khoán bảo vệ rừng đặc dụng: 100.000 đồng/ha/năm;

- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ vùng đồi: 300.000 đồng/ha/năm;

- Khoán bảo vệ rừng phòng hộ ven biển: 450.000 đồng/ha/năm;

- Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên: 500.000 đồng/ha/năm.

1.2. Phòng cháy, chữa cháy rừng

- Thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Phương án số 08/PA-BCH ngày 29/01/2021 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về Phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025.

- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền công tác PCCCR; tăng cường tuần tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các vụ cháy rừng. Rà soát, sửa chữa, bảo dưỡng, bổ sung trang thiết bị PCCCR đảm bảo hoạt động hiệu quả, trực PCCCR.

1.3. Bảo tồn đa dạng sinh học

a. Nhiệm vụ xác định giải pháp bảo tồn, phát triển một số loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm có giá trị kinh tế và xây dựng mô hình phát triển sinh kế hộ gia đình khu vực nông thôn miền núi.

- Mục tiêu:

+ Xác định được thực trạng các mô hình phát triển sinh kế từ nông lâm nghiệp tại vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình.

+ Đánh giá được tiềm năng phát triển sinh kế bằng các loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao khu vực nông thôn miền núi.

+ Xây dựng được 02 ha mô hình phát triển sinh kế bằng các loài cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn miền núi đồng thời giúp ổn định đời sống dân cư, xã hội.

- Nội dung thực hiện:

+ Điều tra, đánh giá tiềm năng bảo tồn và phát triển các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao (Trám trắng, rau Sắng, Trà hoa Vàng, Khôi tía) tại vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình.

+ Điều tra, đánh giá thực trạng các mô hình phát triển sinh kế từ nông lâm nghiệp tại vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình.

+ Xây dựng thí điểm được các mô hình bảo tồn các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao gắn với phát triển phát triển sinh kế (2 ha: 0,5 ha/loài x 4 loài) qua đó, giúp nâng cao thu nhập cho đời sống người dân tại khu vực vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình.

+ Đề xuất mô hình khả thi nhằm bảo tồn các loài thực vật nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế cao gắn với các giải pháp phát triển sinh kế tại vùng núi đá vôi tỉnh Ninh Bình.

b. Thực hiện nhiệm vụ “Điều tra thành phần, phân bố một số loài động vật hoang dã và xây dựng chương trình giám sát các hoạt động bảo tồn bền vững trên hệ thống rừng tự nhiên thuộc tỉnh quản lý và vùng đất ngập nước thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long”.

- Mục tiêu:

+ Xác định được thành phần, phân bố, mối đe dọa và sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã (thuộc các nhóm: Thú, chim, bò sát - ếch nhái, côn trùng).

+ Xây dựng được chương trình giám sát, các giải pháp quản lý bảo tồn và xây dựng kế hoạch chi tiết bảo tồn cho một số loài động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm (thuộc các nhóm: Thú, chim, bò sát - ếch nhái, côn trùng) được ưu tiên bảo vệ.

- Phạm vi: Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên thuộc tỉnh quản lý và vùng đất ngập nước thuộc khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với diện tích 13.897,72 ha, phân bố tại 6 huyện, thành phố: Gia Viễn, Nho Quan, Hoa Lư, Yên Mô, Tam Điệp, Ninh Bình.

- Đối tượng: Các loài động vật (thuộc các nhóm: Thú, chim, bò sát - ếch nhái, côn trùng) phân bố tại các khu vực rừng tự nhiên thuộc tỉnh quản lý và vùng đất ngập nước thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, tỉnh Ninh Bình.

2. Phát triển rừng

2.1. Trồng rừng tập trung

- Trồng rừng tập trung: 455 ha, trong đó:

+ Trồng rừng thay thế: 7,8 ha

+ Trồng lại rừng sản xuất sau khai thác: 207,2 ha.

+ Trồng mới rừng phòng hộ: 240 ha (thực hiện Dự án Phục hồi và quản lý bền vững rừng ngập mặn vùng Đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Ninh Bình).

- Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 6,08 ha.

- Làm giàu rừng tự nhiên rừng đặc dụng, phòng hộ năm 2023. Tiếp tục chăm sóc rừng năm thứ 2, năm thứ 3 (công trình lâm sinh nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên rừng phòng hộ năm 2021 với diện tích 94,2 ha; làm giàu rừng tự nhiên rừng phòng hộ năm 2022 với diện tích 50 ha).

- Tiếp tục chăm sóc rừng trồng ngập mặn (diện tích 9,4 ha) huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình năm thứ 2 thuộc nhiệm vụ phục hồi, phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu trên điều kiện lập địa khó khăn thượng lưu cống CT11, đê biển Bình Minh 3.

2.2. Kế hoạch trồng cây xanh

- Thực hiện Quyết định số 524/QĐ-TTg ngày 01/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” và Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh. Phấn đấu năm 2023, toàn tỉnh trồng được 1.181.000 cây xanh.

- Nội dung hỗ trợ:

+ Hỗ trợ tổ chức hoạt động Tết trồng cây của tỉnh (tổ chức tại huyện Nho Quan);

+ Hỗ trợ trồng cây xanh, khu vực vườn đồi, vườn nhà, đất lâm nghiệp nhỏ lẻ, phân tán (có diện tích nhỏ hơn 0,3 ha);

+ Kinh phí quản lý 3%.

3. Xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ

3.1. Xây dựng Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Nho Quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

- Mục tiêu: Xây dựng Đề án nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, đảm bảo an ninh quốc phòng; làm cơ sở để thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại Ban quản lý rừng phòng hộ Nho Quan.

- Phạm vi: Đề án được xây dựng trên toàn bộ diện tích rừng và đất rừng của Ban quản lý là 3.412,7 ha đã được phê duyệt tại Quyết định số 191/QĐ- UBND, ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Phương án quản lý bền vững rừng phòng hộ của Ban quản lý rừng phòng hộ Nho Quan.

3.2. Xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Kim Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

- Mục tiêu: Xây dựng Đề án nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác tiềm năng, lợi thế về hệ sinh thái rừng ngập mặn, đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa địa phương; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương vùng ven biển, đảm bảo an ninh quốc phòng; làm cơ sở để thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ Kim Sơn.

- Phạm vi: Đề án được xây dựng trên phạm vi 1.343,28 ha của Ban quản lý rừng phòng hộ Kim Sơn đã được phê duyệt tại Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình.

3.3. Xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng phòng hộ Gia Viễn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

- Mục tiêu: Xây dựng Đề án nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên; khai thác tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương, đảm bảo an ninh quốc phòng; làm cơ sở để thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển du lịch tại Ban quản lý rừng phòng hộ Gia Viễn.

- Phạm vi: Đề án được xây dựng trên phạm vi 636,06 ha của Ban quản lý rừng phòng hộ Gia Viễn đã được phê duyệt tại Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của UBND tỉnh Ninh Bình.

4. Theo dõi diễn biến rừng

- Thực hiện theo dõi diễn biến rừng theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào cơ sở dữ liệu trên Hệ thống thông tin ngành Lâm nghiệp đặt tại Tổng cục Lâm nghiệp, được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tỉnh và Tổng cục Lâm nghiệp.

- Báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp về Bộ Nông nghiệp và PTNT theo quy định.

5. Thực hiện nhiệm vụ rà soát hoàn thiện hồ sơ giao rừng đối với trường hợp đã giao đất, công nhận quyền sử dụng đất có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng

- Mục tiêu:

+ Hoàn thiện hồ sơ giao rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất góp phần nâng cao năng lực quản lý rừng bền vững, đảm bảo an ninh môi trường, cải thiện chất lượng tài nguyên rừng, phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.

+ Khảo sát xây dựng phương án giao rừng và tổ chức giao rừng tại thực địa trên phạm vi 42 xã/phường thuộc 07 huyện/thành phố có rừng phòng hộ, đặc dụng do tỉnh Ninh Bình quản lý. Lập phương án giao rừng và hồ sơ giao rừng đối với tổ chức là các Ban quản lý rừng, đơn vị quốc phòng, tổ chức kinh tế. Lập hồ sơ quản lý rừng cho các tổ chức trên.

- Phạm vi, quy mô: Thực hiện trên diện tích có rừng của các tổ chức đã được giao, giao quản lý trong phạm vi 42 xã/phường thuộc 07 huyện/thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình.

6. Nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2020

- Mục tiêu: Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2020 để đảm bảo sự phù hợp với phát triển kinh tế xã hội, tính liên kết, đồng bộ với các quy hoạch có liên quan đồng thời thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo quy định. Kết quả điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo phù hợp với Quyết định số 326/QĐ- TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng chính phủ, phân bổ chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025; đề xuất tích hợp Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.

- Nội dung:

+ Đánh giá thực trạng Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng: Trên cơ sở kết quả hiện trạng rừng tỉnh Ninh Bình năm 2021, năm 2022, kết quả kiểm kê đất đai năm 2019; các tiêu chí phân loại rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất và định hướng tái cơ cấu ngành lâm nghiệp. Điều tra, đánh giá thực trạng quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, làm rõ những mặt đạt được, những mặt hạn chế, các tồn tại, vướng mắc.

+ Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng: Điều chỉnh diện tích đất rừng đặc dụng hiện có đảm bảo phù hợp với các quy hoạch liên quan; điều chỉnh diện tích đất rừng phòng hộ chuyển ra ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng để phát triển kinh tế xã hội và diện tích rừng đảm bảo tiêu chí rừng phòng hộ được bổ sung từ diện tích rừng ngoài quy hoạch; điều chỉnh diện tích đất quy hoạch rừng sản xuất chuyển đổi ra ngoài quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng để thực hiện các dự án đầu tư và phát triển kinh tế xã hội; rà soát đất trống bổ sung quy hoạch phát triển rừng.

+ Tổng hợp kết quả điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

+ Tổng hợp chi tiết các dự án có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

+ Giải pháp khắc phục những phát sinh do điều chỉnh quy hoạch.

7. Nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh, bổ sung đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng tương ứng với đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

- Mục đích:

+ Làm cơ sở cho việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (sau đây viết tắt là DVMTR) trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

+ Xác định đối tượng sử dụng và đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng, mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng và cơ chế thực hiện việc chi trả dịch vụ môi trường rừng để làm cơ sở cho cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Là cơ sở để xây dựng phương án theo dõi, cập nhật, tính toán mức chi trả DVMTR cho các đối tượng trong các năm tiếp theo.

- Nội dung:

+ Điều tra, đánh giá kết quả thực hiện Đề án thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Ninh Bình tại Quyết định số 1783/QĐ-UBND ngày 20/12/2017.

+ Điều tra, xác định đối tượng sử dụng DVMTR được quy định của pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ nộp tiền DVMTR và xác định diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, bao gồm diện tích rừng của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND cấp xã, tổ chức khác được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng (Theo Điều 62 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018) và diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng của chủ rừng là tổ chức (Theo Điều 63 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018).

+ Xây dựng được bản đồ chi trả DVMTR phục vụ việc đánh giá, giám sát và phục vụ việc lập kế hoạch thu, chi hàng năm theo quy định hiện hành về quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu đối với DVMTR.

IV. Dự kiến nhu cầu kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện: 57.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Năm mươi bảy tỷ đồng). Trong đó:

- Nguồn ngân sách nhà nước (Theo Nghị quyết số 94/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh về việc quyết định phân bổ dự toán ngân sách địa phương tỉnh Ninh Bình năm 2023): 22.020.000.000 đồng:

+ Nguồn kinh phí thường xuyên: 20.520.000.000 đồng.

+ Nguồn đầu tư phát triển: 1.500.000.000 đồng.

- Nguồn từ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh: 1.300.000 đồng.

- Nguồn huy động hợp pháp khác: 33.680.000.000 đồng.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền.

- Đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thực hiện nội dung Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách tỉnh.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng; lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định công bố hiện trạng rừng tỉnh Ninh Bình năm 2023; xây dựng và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng năm 2023 theo quy định.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thẩm định thiết kế dự toán công trình lâm sinh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Có trách nhiệm kiểm tra, rà soát các thông tin về rừng trên hồ sơ địa chính và thực địa bao gồm mục đích sử dụng rừng, diện tích rừng, nguồn gốc, vị trí, ranh giới, hiện trạng rừng, trữ lượng rừng; hoàn thiện hồ sơ giao rừng đối với diện tích đã được giao đất, công nhận quyền sử dụng đất.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Cung cấp thông tin trong hồ sơ địa chính đối với diện tích đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng đã giao, công nhận quyền sử dụng đất cho cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp hoàn thiện hồ sơ giao rừng.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố rà đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp chưa được giao theo quy định của pháp luật về đất đai, Luật Lâm nghiệp năm 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

3. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các cơ quan, đơn vị có liên quan, tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ kinh phí chi thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

4. UBND các huyện, thành phố

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung trong Kế hoạch.

- Kiểm tra hồ sơ theo dõi diễn biến rừng trên địa bàn huyện, thành phố trên cơ sở số liệu báo cáo của Hạt Kiểm lâm, quyết định công bố hiện trạng rừng trên địa bàn huyện, thành phố theo quy định.

- Chỉ đạo các Ban quản lý rừng phòng hộ trên địa bàn thực hiện lập hồ sơ, phê duyệt thiết kế dự toán và nghiệm thu công trình lâm sinh (giao khoán khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và bảo vệ rừng); chăm sóc rừng năm thứ 2, năm thứ 3 công trình nuôi dưỡng, làm giàu rừng tự nhiên theo quy định của Luật ngân sách và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT; rà soát diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng phòng hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổng hợp gửi Sở Nông nghiệp và PTNT trước ngày 30/7/2023.

- Chủ động xây dựng Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng để thực hiện có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương. Chỉ đạo các chủ rừng, UBND các xã đang được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập và thực hiện có hiệu quả phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ. Chỉ đạo các ban, ngành, hội, đoàn thể của huyện, UBND cấp xã và các đơn vị chủ rừng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR sâu rộng tới mọi tầng lớp nhân dân.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Chương trình trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh năm 2023 đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu UBND tỉnh giao tại Kế hoạch số 70/KH-UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát diện tích rừng và đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp để tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện hồ sơ giao rừng gắn với giao đất.

5. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể

Chủ động tuyên truyền, phổ biến và thực hiện có hiệu quả Quyết định số 192/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030 và Phương án số 08/PA-BCH ngày 29/01/2021 của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về Phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2021-2025 và Kế hoạch số 70/KH- UBND ngày 24/5/2021 của UBND tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện dự án quản lý rừng bền vững tỉnh Ninh Bình năm 2023. UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu VT, VP 2,3,5,6.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác