558388

Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La

558388
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La

Số hiệu: 37/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Thành Công
Ngày ban hành: 06/02/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 37/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
Người ký: Nguyễn Thành Công
Ngày ban hành: 06/02/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 37/KH-UBND

Sơn La, ngày 06 tháng 02 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH HOA, CÂY CẢNH ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Quyết định số 4081/QĐ-BNN-TT ngày 26/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030.

Căn cứ Quyết định số 860/QĐ-UBND ngày 10/5/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Phát triển lĩnh vực trồng trọt theo hướng an toàn và bền vững, ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 04/TTr-SNN ngày 05/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Sơn La với nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các nhiệm vụ phát triển ngành hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Quyết định số 4081/QĐ-BNN-TT Ngày 26/10/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030.

2. Yêu cầu

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao của Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp thực hiện theo Kế hoạch này đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phát triển ngành hoa

a) Về quy mô diện tích

- Phát triển ngành hoa phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương đến năm 2030. Tập trung phát triển các loại hoa tại các vùng có lợi thế của từng vùng sinh thái phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng; đặc biệt là truyền thống văn hóa, sản xuất hoa gắn với điểm du lịch, trên địa bàn các huyện, thành phố.

- Kế hoạch đến năm 2025, diện tích gieo trồng cây hoa ước đạt 350 ha; sản lượng ước đạt 122,5 triệu cành/bông, một số vùng trồng trọng điểm như:

+ Thành phố Sơn La 120 ha, sản lượng khoảng 42 triệu cành/bông.

+ Huyện Mộc Châu 100 ha, sản lượng khoảng 35 triệu cành/bông.

+ Huyện Vân Hồ 50 ha, sản lượng khoảng 17,5 triệu cành/bông.

+ Huyện Mai Sơn 20 ha, sản lượng khoảng 7 triệu cành/bông.

+ Huyện Mường La 10 ha, sản lượng khoảng 3,5 triệu cành/bông.

+ Huyện Sông Mã 10 ha, sản lượng 3,5 triệu cành/ bông.

+ Huyện Bắc Yên 10 ha, sản lượng 3,5 triệu cành/ bông.

+ Các huyện khác 30 ha (Sốp Cộp, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Thuận Châu), sản lượng 10,5 triệu cành/bông.

- Định hướng đến năm 2030, diện tích gieo trồng cây hoa ước đạt 600 ha; sản lượng ước đạt 210 triệu cành/bông.

b) Cơ cấu giống hoa

Loại hoa được trồng chủ yếu gồm: Nhóm hoa cắt cành (hồng, cúc, lay ơn, lily cao, đồng tiền cao, thược dược, hướng dương,…); nhóm các loại hoa trồng chậu (dạ yến thảo, đồng tiền lùn, lily lùn, sống đời, tiểu hồng môn,...); nhóm hoa lan (hồ điệp, vũ nữ, địa lan, lan bản địa,…); nhóm các loại cắm kèm (lá dương xỉ, lá thiết mộc lan, lá kim thủy tùng, lá thủy trúc,...) và nhóm các cây hoa khác,...

c) Ứng dụng công nghệ cao

- Kế hoạch đến năm 2025, diện tích trồng hoa có ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 10% bằng nhà lưới, nhà kính có sử dụng hệ thống tưới tự động, các quy trình chăm sóc được thiết lập tự động kết hợp phân bón, chất dinh dưỡng, kỹ thuật hãm hoặc thúc hoa để thu hoạch đúng thời điểm.

- Định hướng năm 2030, diện tích trồng hoa có ứng dụng công nghệ cao chiếm 15 - 20% diện tích trồng hoa có nhà lưới, nhà kính, nhà có mái che.

2. Phát triển ngành cây cảnh

- Phát triển ngành cây cảnh theo hướng thị trường; khuyến khích các hình thức liên kết, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng khoa học, công nghệ mới, công nghệ số trong công tác quản lý, sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm.

- Kế hoạch phát triển diện tích cây cảnh đến năm 2025 đạt khoảng 345 ha, sản lượng khoảng 675.000 chậu/cây. Trong đó, vùng trọng điểm thuộc các huyện, thành phố gồm:

+ Huyện Vân Hồ: 200 ha, sản lượng dự kiến 300.000 chậu/cây.

+ Huyện Mộc Châu: 100 ha, sản lượng dự kiến 150.000 chậu/cây.

+ Huyện Mai Sơn: 10 ha, sản lượng dự kiến 15.000 chậu/cây.

+ Các huyện, thành phố còn lại phát triển diện tích khoảng 35 ha, sản lượng dự kiến 52.500 chậu/cây.

- Định hướng đến năm 2030, diện tích trồng cây cảnh của tỉnh đạt khoảng 450 ha, sản lượng khoảng 675.000 chậu/cây.

b) Cơ cấu loại cây cảnh

Loại cây cảnh được trồng gồm: Nhóm cây cảnh truyền thống (đào, quất, mai, trà, đỗ quyên,…); nhóm cây làm cảnh có hoa (hoa giấy, mẫu đơn,…); nhóm cây làm cảnh có quả (cam đường canh, bưởi, đu đủ,...); nhóm cây cảnh lá (trầu bà, phú quý, thanh thiên, hồng môn, như ý, đuôi công, phát tài,…); nhóm bon sai, cây thế.

c) Ứng dụng công nghệ cao

- Ứng dụng công nghệ cao trong trồng cây cảnh với các tiến bộ mới về giống, quy trình chăm bón, hệ thống dinh dưỡng khoáng, tự động, ánh sáng và nhiệt độ được điều chỉnh theo nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là truyền thống văn hóa, sản xuất cây cảnh của từng địa phương.

- Sử dụng các chủng loại hoa, cây cảnh được trồng cần được thường xuyên nghiên cứu, điều chỉnh cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài tỉnh; đặc biệt là các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu xây dựng nông thôn mới, các khu đô thị, khu công nghiệp,...

3. Kinh phí thực hiện

- Năm 2023: Các đơn vị, UBND các huyện, thành phố sử dụng kinh phí đã được UBND tỉnh giao đầu năm để triển khai thực hiện.

- Các năm tiếp theo: Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng dự toán chi tiết (nguồn sự nghiệp ngân sách tỉnh) thực hiện đề án theo năm hoặc giai đoạn, trong đó nêu rõ căn cứ xây dựng định mức chi gửi Sở Tài chính thẩm định, cho ý kiến trước khi trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về khoa học công nghệ

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân nghiên cứu chọn tạo, nhập nội những giống hoa, cây cảnh có tính trạng mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao giá trị về vẻ đẹp, về văn hóa và mục đích sử dụng của khách hàng trong và ngoài nước. Đối với những giống hoa, cây cảnh đủ điều kiện cần công bố lưu hành và bảo hộ bản quyền, đáp ứng điều kiện sản xuất, kinh doanh.

- Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất hoa, cây cảnh từ khâu nhân giống, trồng, chăm sóc, tạo tán, thu hái, sơ chế, bảo quản sản phẩm; khuyến khích ứng dụng quy trình canh tác bền vững: hạn chế sử dụng hóa chất vô cơ; tăng cường sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hữu cơ, vi sinh.

- Tiếp tục lưu giữ, bổ sung nguồn gen mới về hoa, cây cảnh góp phần làm phong phú nguồn sản phẩm hàng hóa và nguồn vật liệu di truyền phục vụ nghiên cứu chọn, tạo giống hoa, cây cảnh.

- Ưu tiên chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ mới, công nghệ số trong quản trị, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh.

2. Về thị trường tiêu thụ

- Đa dạng hóa sản phẩm hoa, cây cảnh phục vụ các đối tượng; chú trọng đầu tư bao bì, nhãn mác, nguồn gốc sản phẩm. Tổ chức các lễ hội, triển lãm,… chuyên đề về hoa, cây cảnh để giới thiệu, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh.

- Đối với thị trường xuất khẩu: Trước hết cần rà soát, bổ sung tự công bố lưu hành và bảo hộ bản quyền giống hoa, cây cảnh. Nghiên cứu văn hóa, thị hiếu sử dụng hoa, cây cảnh một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…; khuyến khích doanh nghiệp liên kết với Hợp tác xã, Tổ hợp tác và hộ gia đình tổ chức sản xuất hoa, cây cảnh xuất khẩu; thực hiện các giải pháp tháo gỡ rào cản thương mại đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hoa, cây cảnh,...

3. Về tổ chức sản xuất

- Tổ chức sản xuất hoa, cây cảnh theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo điều kiện thuận lợi tối đa theo quy định của pháp luật để các doanh nghiệp thành lập và hoạt động sản xuất, kinh doanh hoa, cây cảnh. Doanh nghiệp/Hợp tác xã sẽ là động lực chính phát triển thị trường và liên kết với người sản xuất tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất hoa, cây cảnh cả về chiều rộng và chiều sâu; đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động và tăng cường năng lực cho Hợp tác xã sản xuất hoa, cây cảnh.

- Các tổ chức, cá nhân tiếp thu khoa học công nghệ mới trong quá trình quản lý sản xuất, sử dụng giống, canh tác, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh. Đối với những cá nhân có năng khiếu về nhân giống, tỉa cành, tạo tán cây cảnh,… chủ động tham gia đào tạo kỹ năng, rèn luyện tay nghề.

- Xây dựng chuỗi sản xuất hoa, cây cảnh trong đó doanh nghiệp là trọng tâm liên kết với các hộ gia đình thông qua Hợp tác xã, Tổ hợp tác xây dựng vùng trồng, tổ chức sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, gắn với thực hiện xây dựng nông thôn mới.

4. Về nguồn vốn đầu tư

- Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển ngành hoa, cây cảnh theo hướng xã hội hóa, chủ yếu là vốn của doanh nghiệp và người dân. Các hộ gia đình tự đầu tư phát triển sản xuất hoa, cây cảnh để hình thành vùng sản xuất tập trung phục vụ nhu cầu thị trường.

- Hợp tác xã, Tổ hợp tác liên kết với các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư nhà sơ chế, kho bảo quản sản phẩm hoa, cây cảnh. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu; hệ thống bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm hoa, cây cảnh.

- Ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển hoa, cây cảnh thông qua lồng ghép các Chương trình, Đề án theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế, chính sách; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; đầu tư cơ sở hạ tầng về giao thông, thủy lợi, chợ đầu mối, sàn giao dịch,…; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường,...

5. Về cơ chế, chính sách

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn: Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chính sách chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; chính sách phát triển làng nghề; chính sách phát triển Hợp tác xã,...

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện các nội dung có liên quan đến Đề án và Kế hoạch của tỉnh về phát triển ngành hoa, cây cảnh đến năm 2030.

- Chủ trì, tham mưu đưa chương trình phát triển ngành hoa, cây cảnh vào kế hoạch phát triển nông nghiệp hàng năm của tỉnh.

- Hướng dẫn các huyện, thành phố rà soát diện tích, thực hiện phát triển ngành hoa, cây cảnh theo đúng chủ trương, định hướng trong Đề án của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Kế hoạch của tỉnh, đảm bảo việc sản xuất, tiêu thụ nâng cao hiệu quả, bền vững ngành hoa, cây cảnh.

- Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng, tổ chức kiểm dịch nhập khẩu các giống hoa, cây cảnh vào địa phương theo quy định.

- Nghiên cứu, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển ngành hoa, cây cảnh; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh theo quy định.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; các nguồn vốn thực hiện hỗ trợ cho các chương trình, dự án đầu tư phát triển ngành hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Tuyên truyền đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị mới tiên tiến trong trồng, chăm sóc phát triển vùng nguyên liệu hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Tài chính

Thẩm định trình UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh cân đối, bố trí kinh phí ngân sách của tỉnh hỗ trợ chương trình phát triển ngành hoa, cây cảnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tuyên truyền, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch.

- Đối với vùng sản xuất hoa, cây cảnh trọng điểm của tỉnh cần tập trung rà soát hiện trạng, xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện phát triển ngành hoa, cây cảnh theo đúng chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển của tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát nguồn giống hoa, cây cảnh trên địa bàn huyện khi đưa vào thực hiện trồng phải đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, rõ nguồn gốc theo quy định.

- Tuyên truyền vận động nông dân tự nguyện tham gia thực hiện liên kết trồng hoa, cây cảnh với doanh nghiệp, hợp tác xã; đẩy mạnh tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu hoa, cây cảnh.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

6. Hội ngành nghề Nông nghiệp nông thôn tỉnh Sơn La và các tổ chức, cá nhân sản xuất hoa, cây cảnh

- Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố trọng điểm trồng hoa, cây cảnh thực hiện tuyên truyền, phổ biến các nội dung kế hoạch; chuyển giao khoa học công nghệ đến hội viên, người sản xuất hoa cây cảnh trên địa bàn.

- Thực hiện phát triển trồng hoa, cây cảnh theo đúng chủ trương, định hướng, kế hoạch phát triển của tỉnh đảm bảo nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững ngành hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Sơn La.

- Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện, khó khăn vướng mắc về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

7. Chế độ báo cáo

- Các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai thực hiện hàng năm (trước ngày 10/12) hoặc đột xuất khi có yêu cầu của UBND tỉnh, Bộ ngành Trung ương (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh thực hiện chế độ báo cáo kết quả triển khai thực hiện hàng năm (trước ngày 31/12).

Căn cứ nội dung Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch này nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Cục Trồng trọt;
- Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Khoa học và
Công nghệ, Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư;
- UBND các huyện, thành phố;
- Hội Ngành nghề nông nghiệp nông thôn;
- Lưu: VT, Phú 10b.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản