553442

Kế hoạch 9878/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030

553442
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 9878/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030

Số hiệu: 9878/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 23/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 9878/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
Người ký: Phạm S
Ngày ban hành: 23/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9878/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 23 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH LÂM ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2022 - 2030

Thực hiện Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 26/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030 (Kế hoạch), với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh trên cơ sở khai thác diện tích mặt nước để phát triển phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả và bền vững; tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào nuôi trồng thủy sản nhằm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2022 - 2025:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm 4,5 - 6,0%/năm; giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm tỷ trọng từ 1,3 - 1,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 2.380 ha (đó diện tích nuôi cá nước lạnh đạt 60 ha); sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 10.194 tấn, trong đó sản lượng cá nước lạnh đạt 1.500 tấn.

- Đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho 01 cơ sở nuôi cá giống bố mẹ và 04 cơ sở ương dưỡng giống cá nước lạnh; đảm bảo chủ động 100% con giống phục vụ sản xuất; hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhằm duy trì 05 cơ sở ương dưỡng cá truyền thống để đảm bảo đáp ứng khoảng 50% nhu cầu giống phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Hình thành 01 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định cho khoảng 80% sản phẩm cá nước lạnh và 30% sản lượng sản phẩm thủy sản khác.

b) Giai đoạn 2026-2030:

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng sản xuất hàng năm 5,5-7%/năm; giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm tỷ trọng từ 1,5-2% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 2.536 ha (tăng bình quân 1,3%/năm); trong đó diện tích nuôi cá nước lạnh đạt 70 ha. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 11.577 tấn (tăng bình quân 2,4%/năm), trong đó sản lượng cá nước lạnh đạt 1.800 tấn.

- Tiếp tục duy trì cơ sở nuôi cá nước lạnh giống bố mẹ và mở rộng, nâng cấp, phát triển các cơ sở sản xuất giống cá truyền thống để đảm bảo đáp ứng khoảng 70% nhu cầu giống phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng, mở rộng 03 chuỗi liên kết sản xuất, chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo đầu ra ổn định cho khoảng 100% sản phẩm cá nước lạnh và 60% sản lượng sản phẩm thủy sản khác.

II. Nhiệm vụ và giải pháp

1. Phát triển sản xuất giống thủy sản:

a) Nâng cao năng lực sản xuất giống thủy sản:

- Thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, tập trung nghiên cứu, chọn tạo các giống thủy sản mới, có năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế cao, có khả năng kháng bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Khuyến khích việc sản xuất giống nhân tạo; đồng thời, áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng giống và quy trình sản xuất theo hướng an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đảm bảo môi trường sinh thái.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; chú trọng việc kiểm soát nguồn gốc, xuất xứ đối với giống thủy sản nhập tỉnh; thực hiện tốt công tác kiểm dịch đối với giống thủy sản và các biện pháp phòng chống dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi.

b) Phát triển sản xuất giống thủy sản:

- Đối với các loại thủy sản truyền thống: Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá truyền thống tại huyện Đức Trọng, Đạ Tẻh, Lâm Hà và TP. Bảo Lộc; đồng thời, điều tra, khảo sát các giống loài thủy sản có trong tự nhiên tại các thủy vực sông Đồng Nai và các hồ chứa thủy lợi, thủy điện để nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong nhân giống nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế và bảo tồn các giống có nguy cơ tuyệt chủng.

- Đối với cá nước lạnh: Nâng cấp, mở rộng các cơ sở sản xuất ương dưỡng cá nước lạnh tại các huyện Lạc Dương, Đam Rông và Thành phố Đà Lạt; tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong sản xuất giống phục vụ sản xuất.

2. Phát triển nuôi trồng thủy sản:

a) Đối với thủy sản truyền thống:

- Tận dụng, khai thác hiệu quả, bền vững các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, mặt nước sông, suối và diện tích mặt nước khác có điều kiện phù hợp để phát triển các loài thủy sản truyền thống và thủy sản mang tính đặc hữu, đặc sản; gắn sản xuất với sơ chế, chế biến, mở rộng thị trường tiêu thụ; áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh.

- Chuyển đổi một số diện tích vùng trũng thấp, ven sông suối chuyển sang đào ao nuôi các loại thủy sản truyền thống nhằm tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người nông dân. Tập trung phát triển nuôi cá truyền thống tại các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm và Đức Trọng.

- Chuyển đổi các phương thức sản xuất nuôi trồng thủy sản, đa dạng hóa các hình thức nuôi (nuôi lồng bè, nuôi trong ao đất, nuôi trong bể ...) để phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng sinh thái và phát triển hiệu quả.

- Tăng cường bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi các loài thủy sản có giá trị kinh tế, duy trì đa dạng sinh học tại các hồ chứa, đập thủy lợi và hệ thống sông Đồng Nai.

b) Đối với cá nước lạnh:

- Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi cá nước lạnh tại các địa bàn có điều kiện tự nhiên thuận lợi về nguồn nước, nhiệt độ; duy trì và phát triển quy mô sản xuất tại các huyện Lạc Dương, Đam Rông và thành phố Đà Lạt; thu hút các doanh nghiệp đầu tư mở rộng diện tích nuôi tại các huyện Di Linh, Bảo Lâm, Lâm Hà.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhất là khâu quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh nhằm làm giảm giá thành sản phẩm, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các mô hình hữu cơ, nuôi sinh thái, áp dụng các tiêu chuẩn chứng nhận thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP) để nâng cao giá trị và phát triển bền vững; ứng dụng cơ giới hóa trong nuôi trồng thủy sản để giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế.

c) Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản; quan trắc, cảnh báo dịch bệnh và bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

d) Tổ chức lại sản xuất, phát triển chuỗi liên kết gắn sản xuất với sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích áp dụng các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để tăng năng suất, chất lượng; tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

3. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản:

a) Lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nâng cao năng lực phục vụ sản xuất giống thủy sản và vùng nuôi tập trung để sản xuất theo hướng hiệu quả và bền vững.

b) Đầu tư xây dựng hạ tầng nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao (ao nước chảy, bể composit, bể xi măng ...) nuôi cá nước lạnh tập trung tại khu vực huyện Lạc Dương, Đam Rông và các địa phương khác có điều kiện phù hợp.

c) Khuyến khích các cơ sở nuôi trồng thủy sản tiếp tục đầu tư mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất để kiểm soát dịch bệnh, môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm.

4. Phát triển hệ thống cung ứng vật tư hỗ trợ nuôi trồng thủy sản:

a) Thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chế phẩm sinh học xử lý môi trường và vật tư, thiết bị để chủ động trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nuôi trồng thủy sản;

b) Khuyến khích các doanh nghiệp chuyển giao kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất các loại thức ăn thủy sản phù hợp với từng đối tượng, hình thức, điều kiện nuôi; tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương để giảm giá thành, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu; khuyến khích phát triển sản xuất sản phẩm xử lý môi trường, thuốc thú y thủy sản có nguồn gốc từ các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường, từng bước thay thế thuốc kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.

5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất:

a) Tăng cường phổ biến tuyên truyền pháp luật về thủy sản; phối hợp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn cho cán bộ các cấp và cho các tổ chức, cá nhân động trên lĩnh vực thủy sản; thu hút nguồn nhân lực hoạt động trên lĩnh vực thủy sản;

b) Nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật và công nghệ nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, tiết kiệm nước, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.

c) Hình thành và phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã nuôi trồng, sơ chế, chế biến thủy sản để tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ sản phẩm, tạo sự gắn kết, chia sẻ lợi nhuận, rủi ro giữa các doanh nghiệp, người sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.

d) Tổ chức tham quan học tập các mô hình sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực thủy sản ở trong và ngoài tỉnh.

6. Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản:

a) Ứng dụng rộng rãi công nghệ nuôi tiên tiến trên thế giới, gồm: nuôi tuần hoàn, nuôi trong ao nước chảy, nuôi trong bể có mái che, kỹ thuật Biofloc trong nuôi thủy sản. Đặc biệt, công nghệ Biofloc được ứng dụng rộng rãi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và phòng chống được một số bệnh trên cá, giảm ô nhiễm môi trường, tăng năng suất, sản lượng nuôi.

b) Ứng dụng kết quả các mô hình đã được nghiệm thu đưa vào thực tế sản xuất; xây dựng và nhân rộng các mô hình khuyến nông, các đề tài nghiên cứu khoa học về thủy sản góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, cũng như đa dạng các giống thủy sản nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

c) Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ 4.0 trong sản xuất, quản lý vùng nuôi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, ứng dụng các công nghệ mới trong nuôi trồng, bảo quản sản phẩm thủy sản.

d) Khuyến khích việc nuôi trồng thủy sản theo hướng VietGAP trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và thân thiện môi trường, hạn chế ô nhiễm môi trường nước.

7. Nâng cao năng lực sơ chế, chế biến thủy sản:

a) Hình thành và phát triển các trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã liên kết nuôi trồng thủy sản gắn với sơ chế, chế biến các sản phẩm thủy sản đặc sản có lợi thế của tỉnh. Trong đó, doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức theo chuỗi giá trị; khuyến khích hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp với người sản xuất hoặc đại diện nhóm tổ chức sản xuất; thực hiện công tác thông tin, khảo sát giá cả thị trường để có sự điều chỉnh hợp lý, kịp thời, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các doanh nghiệp sản xuất thương phẩm, sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng giống, vật tư đầu vào.

b) Phát triển các sản phẩm thủy sản đặc sản địa phương đã qua sơ chế, chế biến gắn với các địa danh du lịch, sinh thái của tỉnh như: các sản phẩm từ cá hồi, cá tầm, cá lăng,..

c) Hỗ trợ dây chuyền, công nghệ cho các tổ hợp tác, hợp tác xã và các doanh nghiệp liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến sản phẩm thủy sản đặc sản địa phương.

8. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường:

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, ngư dân trong công tác bảo vệ môi trường, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản.

b) Triển khai, thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản tại các vùng nuôi thủy sản tập trung, nuôi lồng bè, nuôi cá nước lạnh và các vùng có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh.

c) Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.

d) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Lồng ghép các nguồn kinh phí sự nghiệp và đầu tư được cấp hàng năm để triển khai thực hiện kế hoạch, gồm: Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại giai đoạn 2021 - 2025; các chương trình, đề án, kế hoạch giai đoạn 2021 - 2030 có liên quan.

2. Nguồn vốn xã hội hóa hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch có hiệu quả, đúng quy định.

b) Đôn đốc các sở, ngành liên quan thực hiện các nội dung của Kế hoạch; tham mưu đề xuất và định kỳ báo cáo UBND tỉnh hướng xử lý, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

c) Tăng cường công tác quản lý nhà nước đảm bảo chất lượng vật tư đầu vào (giống, thức ăn, thuốc, chế phẩm,...) phục vụ sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, sơ chế, chế biến; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh lồng ghép kinh phí các chương trình, đề án có liên quan trên địa bàn tỉnh để thực hiện kế hoạch; hướng dẫn sử dụng, thanh quyết toán kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách, quy định về quản lý tài nguyên nước, giao đất, mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản phù hợp thực tiễn và quy định của pháp luật;

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chủ động xây dựng, đề xuất phương án ứng phó với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường có thể tác động đến phát triển nuôi trồng thủy sản.

6. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan: tham mưu UBND tỉnh đặt hàng, tuyển chọn và ưu tiên bố trí kinh phí triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến ứng dụng và phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh; triển khai hỗ trợ áp dụng truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thủy sản nuôi trồng tại địa phương.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc

a) Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

b) Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch; xử lý nghiêm minh, đúng quy định các hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2030. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ngành, địa phương báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để kịp thời giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NN&PTNT; KHĐT, TC; TNMT; KHCN;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP;
- Lưu VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm S

 

Phụ lục 1: Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030

(Kèm theo Kế hoạch số: 9878/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

I

Diện tích nuôi trồng thủy sản

ha

2.268

2.296

2.324

2.353

2.382

2.412

2.442

2.472

2.504

2.536

1

Nuôi thủy sản truyền thống

Ha

2.215

2.242

2.268

2.296

2.323

2.351

2.379

2.408

2.437

2.466

2

Nuôi cá nước lạnh

Ha

52,5

54

56

57

59

61

63

65

67

70

II

Sản lượng nuôi thủy sản

tấn

9.327

9.423

9.677

9.935

10.194

10.450

10.712

10.979

11.270

11.577

1

Nuôi thủy sản truyền thống

tấn

8.127

8.073

8.282

8.485

8.694

8.900

9.112

9.329

9.550

9.777

2

Nuôi nước lạnh

tấn

1.200

1.350

1.395

1.450

1.500

1.550

1.600

1.650

1.720

1.800

III

Sản xuất giống thủy sản

triệu con

28,4

29,5

30,7

31,9

33,2

34,6

35,9

37,4

38,9

40,4

1

Cá giống nước ngọt

triệu con

24,2

25,2

26,2

27,2

28,3

29,4

30,6

31,8

33,1

34,4

2

Cá giống nước lạnh

triệu con

4,2

4,4

4,5

4,7

4,9

5,1

5,3

5,5

5,7

6,0

 

Phụ lục 2: Kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản tại các địa phương tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022 - 2030

(Kèm theo Kế hoạch số: 9878/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

TT

Huyện, thành phố

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

DT (ha)

Sản lượng (tấn)

1

Đà Lạt

20

57

21

59

21

60

21

61

21

63

22

65

22

66

22

68

22

70

23

71

2

Bảo Lộc

134

1.079

136

1.080

138

1.107

139

1.126

141

1.160

143

1.189

144

1.219

146

1.249

148

1.280

150

1.312

3

Đam Rông

100

448

102

459

104

497

106

544

108

573

111

600

113

626

116

652

122

677

128

701

4

Lạc Dương

16

986

16

1.000

16

1.025

16

1.051

17

1.077

17

1.104

17

1.131

17

1.160

17

1.189

18

1.218

5

Lâm Hà

933

1.974

944

1.970

955

2.019

967

2.070

978

2.121

990

2.175

1.002

2.229

1.014

2.285

1.026

2.342

1.038

2.400

6

Đơn Dương

67

237

67

242

68

248

69

255

70

261

71

268

71

274

72

281

73

288

74

295

7

Đức Trọng

278

916

282

929

285

952

288

976

292

1.000

295

1.025

299

1.051

303

1.077

306

1.104

310

1.132

8

Di Linh

131

1.185

133

1.200

134

1.230

136

1.261

138

1.292

139

1.325

141

1.358

143

1.392

144

1.426

146

1.462

9

Bảo Lâm

275

941

278

954

281

980

285

1.005

288

1.030

291

1.055

295

1.082

299

1.109

302

1.136

306

1.165

10

Đạ Huoai

48

98

48

100

49

103

50

105

50

108

51

111

51

113

52

116

53

119

53

122

11

Đạ Tẻh

63

389

64

397

65

407

65

417

66

428

67

438

68

449

69

460

69

472

70

484

12

Cát Tiên

203

1.018

205

1.033

208

1.049

210

1.064

213

1.080

215

1.097

218

1.113

221

1.130

223

1.147

226

1.164

Tổng

2.268

9.327

2.296

9.423

2.324

9.677

2.353

9.935

2.382

10.194

2.412

10.450

2.442

10.712

2.472

10.979

2.507

11.250

2.541

11.527

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản