551784

Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023

551784
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 292/KH-UBND năm 2022 về chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2023

Số hiệu: 292/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 13/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 292/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
Người ký: Hoàng Quốc Khánh
Ngày ban hành: 13/12/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 292/KH-UBND

Sơn La, ngày 13 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI SỐ TỈNH SƠN LA NĂM 2023

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Nghị quyết s52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một schủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Nghị quyết s50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết s 52-NQ/TW;

Quyết định s 749/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyn đi số quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hưng tới Chính phủ sgiai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án Nâng cao nhận thức, phcập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyn đi squốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định s 411/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế svà xã hội s đến năm 2025, định hưng đến năm 2030; Quyết định s 505/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyn đi s quc gia; Quyết định s 964/QĐ-TTg ngày 10 tháng 8 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược An toàn, An ninh mạng quc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn 2030;

Quyết định s2323/BTTTT-THH ngày 31 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 2.0; Kiến trúc Chính phủ điện tử/Kiến trúc Chính quyền điện tử của bộ/tỉnh;

Nghị quyết s17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyn đổi stỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

Kế hoạch 251/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND tỉnh về triển khai Quyết định s942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết s17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy;

Công văn s5406/BTTTT-CĐSQG ngày 03/11/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dn các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chuyn đi s năm 2023.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Phát triển hạ tầng CNTT và truyền thông thành hạ tầng số thống nhất, ổn định, linh hoạt; phát triển ứng dụng, dịch vụ mới theo hướng dùng chung hạ tầng số, nền tảng số đảm bảo khả năng sử dụng dữ liệu số và các công cụ phân tích thông minh để kịp thời đưa ra các quyết sách chính xác trong hoạt động quản lý nhà nước; phát triển kinh tế số, cung cấp các dịch vụ số phục vụ người dân và doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng của tỉnh.

- Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đề ra trong các quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số, Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch 251/KH-UBND ngày 1/11/2021 của UBND tỉnh để thực hiện có hiệu quả trong năm 2022.

- Năm 2023 được xác định là "Năm Chuyển đổi số", năm trọng tâm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đy mạnh phát trin Chính quyền số đthúc đẩy chuyển đổi kinh tế số, xã hội số; phát huy hiệu quả chuyn đổi số đnâng cao năng lực, hiệu lực trong hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp góp phần nâng cao các chỉ số cạnh tranh, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh và là nền tảng đđạt được các mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch 251/KH-UBND ngày 1/11/2021 của UBND tỉnh.

- Thực hiện số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh theo mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 21/5/2021 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Đán đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Sơn La; Quyết định 2972/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước tỉnh Sơn La giai đoạn 2021 - 2025;

- Thực hiện triển khai quyết liệt, đồng bộ với sự vào cuộc của các cấp, các ngành; đồng thời phân công rõ nhiệm vụ cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện và xác định rõ lộ trình, thời gian hoàn thành, nguồn lực thực hiện đối với từng nhiệm vụ.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, địa phương, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp, phục vụ cải cách hành chính.

2. Mc tiêu cthể

2.1. Chính quyền số

- Phấn đấu tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến phát sinh hồ sơ trực tuyến trên tổng số dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt 80%.

- Phấn đấu tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến trên tổng số hồ sơ tiếp nhận của các dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đạt 50%.

- Phấn đấu tỷ lệ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính đạt 100% (đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp tỉnh từ ngày 01/6/2022; đối với thủ tục hành chính tiếp nhận tại Bộ phận một cửa cấp huyện từ ngày 01/12/2022).

- 100% văn bản được trao đổi qua môi trường mạng dưới dạng văn bản điện tử, được ký số bằng chữ ký số theo quy định (trừ văn bản mật).

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công toàn trình.

- Phấn đấu 100% dịch vụ công trực tuyến được tích hợp, kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

- Tỷ lệ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên hệ thống dùng chung đạt 50%.

- 25% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

2.2. Kinh tế số

- Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%.

- Phấn đấu tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nền tảng số đạt 30%.

- Tỷ trọng giá trị tăng thêm của kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu trên 2%.

2.3. Xã hội số

- Phấn đấu tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt 37,8%.

- Phấn đấu tỷ lệ dân số có điện thoại di động thông minh đạt 58,45%.

- Tỷ lệ người dân từ 15 tui trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác đạt từ 70%.

- 100% người dân và doanh nghiệp được hỗ trợ thực hiện thủ tục hành chính, sử dụng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

- Phấn đấu 100% các trường học có ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý.

- Phấn đấu 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt.

- Tỷ lệ hộ gia đình có địa chỉ số đạt 100%.

2.4. Bảo đảm an toàn thông tin

- Tối thiểu 80% hệ thống thông tin được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ.

- Tối thiểu 90% thiết bị đầu cuối được cài đặt giải pháp bảo vệ.

- 100% Cán bộ, công chức, viên chức được tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

- 100% cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của các cơ quan hành chính nhà nước được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thông tin.

-100% máy tính tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; 60% máy tính tại UBND cấp xã được cài đặt nền tảng phòng chống mã độc theo mô hình quản trị tập trung của tỉnh.

III. NHIỆM VỤ

1. Nhận thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông và điều kiện thực tế của tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023 bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, tuyệt đối không phô trương, hình thức, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, phù hợp với mục đích, ý nghĩa, tinh thần cũng như chủ đề của Ngày Chuyển đi số quốc gia năm 2023.

1.2. Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

- Tìm kiếm những sáng kiến, cách làm, mô hình điển hình về chuyển đổi số của cơ quan nhà nước, của doanh nghiệp, của người dân trên địa bàn tỉnh đthực hiện tuyên truyền, phbiến, nhân rộng.

- Xây dựng các mô hình chuyn đi số thành công lan tỏa kinh nghiệm hay, cách làm tốt thúc đy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia chuyn đi strong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

1.3. Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo

- Chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn đến từng cán bộ, công chức, viên chức, các cơ quan, đơn vị trực thuộc tham gia vào kênh truyền thông chuyển đổi số quốc gia đđược cập nhật kịp thời thông tin mới nhất về chuyển đổi số phục vụ công tác và đời sống.

2. Thể chế số

- Duy trì, cập nhật Khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh bảo đảm phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy, thiết lập mạng lưới đơn vị chuyên trách và nhân sự hỗ trợ triển khai từ tỉnh đến cơ sở đ trin khai các nhiệm vụ chuyn đi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

- Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đi số do người đứng đầu cơ quan, đơn vị làm trưởng ban, có sự tham gia của các đoàn th.

3. Hạ tầng số

Tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành tạo nền tảng phát triển Chính quyền số của tỉnh, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, trong đó chú trọng:

- Nâng cấp hệ thống mạng nội bộ (LAN) tại các cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo các điều kiện để kết nối mạng diện rộng của tỉnh trên cơ sở mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.

- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật CNTT tại các đơn vị cấp tỉnh, huyện, xã bao gồm: Nâng cấp, bổ sung máy tính, máy in, máy quét và các thiết bị chuyên dùng theo các đặc thù cụ thể của mỗi cơ quan, đơn vị đảm bảo đáp ứng hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển hạ tầng kết nối số cho người dân; phủ mạng cáp quang, mạng di động băng rộng đến tất cả các thôn, bản, khu vực dân sinh trên cả tỉnh; tăng nhanh tỷ lệ người dùng Internet, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa; mở rộng băng thông và nâng cao chất lượng dịch vụ mạng di động, phủ sóng các vùng trắng, vùng lõm.

- Tiếp tục duy trì kết nối và triển khai vận hành các dịch vụ, các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tỉnh Sơn La tới tất cả các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến huyện, xã.

- 100% thôn, bản vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới có hạ tầng viễn thông di động 3G, 4G và hạ tầng dịch vụ internet băng rộng.

- Triển khai mạng 5G tại khu đô thị, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số.

4. Dữ liệu số

- Phát triển kho dữ liệu dùng chung của tỉnh (Data Lake) và dữ liệu mở cho phép thu thập, tổng hp, chuẩn hóa, làm sạch và phân tích, xử lý dữ liệu tcác nguồn dữ liệu của tỉnh và ngoài tỉnh; có khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu đến nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh.

- Xây dựng Nn tảng số dùng chung của các ngành để phục vụ công tác chuyển đổi số của tỉnh.

5. Nền tảng số

- Kết nối, tích hp các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh liên thông, tích hp và chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu Quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng các dịch vụ cơ bản, thiết yếu đến người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng các nền tảng số phục vụ công tác quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng kho dữ liệu chuyên ngành Công thương tỉnh Sơn La phục vụ công tác quản lý, phân tích cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành công thương trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai các giải pháp thương mại điện tử để kết nối người tiêu dùng, các nhà sản xuất và nhà phân phối; triển khai mã bưu chính điện tử làm nn tảng cho thương mại điện tử, giao dịch điện tử.

- Phát triển nền tảng số quản trị điều hành và quản trị sản xuất, phân phối, truyền dẫn nội dung số đa nền tảng cho Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh và các cơ quan báo chí.

6. Nhân lực số

- Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng ứng dụng CNTT, phổ biến các văn bản quản lý Nhà nước về công nghệ số; Tổ chức phổ biến, đào tạo, tập huấn, tuyên truyền kiến thức cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan Nhà nước về chuyển đổi số.

- Rà soát, đổi mới nội dung, hình thức trong phát triển nguồn nhân lực số: đội ngũ cán bộ, công chức có các kỹ năng đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số. Tổ chức các lp đào tạo thông qua hình thức trực tuyến, cho phép cán bộ công chức, viên chức vừa học vừa làm, kịp thời hỗ trợ, bsung các kỹ năng theo yêu cầu.

7. An toàn thông tin mạng

- Tổ chức phổ biến, quán triệt hai nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin mạng (hệ thng chưa kết luận bảo đảm an toàn thông tin mạng chưa đưa vào sử dụng và hệ thng thử nghiệm, có dữ liệu thật thì phải tuân thủ đy đủ quy định như hệ thng chính thức); rà soát các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh đthực hiện phê duyệt, đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với những hệ thống chưa phê duyệt.

- Duy trì hệ thống phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình quản trị tập trung, tại máy trạm của người dùng cuối ở các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, mở rộng tới máy trạm tại cấp xã; Duy trì hệ thống Giám sát an ninh mạng, quản lý, vận hành theo mô hình 4 lớp theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ.

- Tập trung nguồn lực, triển khai tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin theo Kế hoạch 261/KH-UBND ngày 02/11/2022 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 và Quyết định số 21/QĐ-TTg ngày 06/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2022 - 2025.

8. Chính quyền số

8.1. Phát triển ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp

- Triển khai tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận, giải quyết theo hình thức trực tuyến và sử dụng dịch vụ Bưu chính công ích, đặc biệt tại cấp xã.

- Rà soát, cắt giảm, đơn giản hoá TTHC, rút ngắn thời gian tiếp nhận và giải quyết TTHC.

- Triển khai thanh toán trực tuyến không dùng tiền mặt đối với các TTHC phát sinh phí, lệ phí. Hỗ trợ, khuyến khích người dân và doanh nghiệp thanh toán không dùng tiền mặt khi thực hiện các TTHC.

- Trang bị các trang thiết bị CNTT cần thiết cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại các xã, phường, thị trấn của tỉnh đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công mức độ 3, 4, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

- Triển khai các dịch vụ công thiết yếu tại UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành phù hợp với các điều kiện thực tế của tỉnh.

- Tăng cường cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng trên Cổng/Trang thông tin điện tử của cơ quan hành chính Nhà nước phục vụ nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.

8.2. Phát triển các hệ thống phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của hệ thng chính trị

- Tiếp tục triển khai hiệu quả các hệ thống dùng chung của tỉnh như: Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 3 cấp từ tỉnh đến huyện, xã; Hệ thống truyền hình trực tuyến phiên tòa; Hệ thng Cổng thông tin điện tử; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh; Hệ thống phòng, chống mã độc theo mô hình quản trị tập trung; Hệ thống thư công vụ... đảm bảo các ng dụng hoạt động n định, được khai thác thường xuyên, liên tục, phục vụ hiệu quả cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp.

- Xây dựng, triển khai các hệ thống Hệ thống: Hệ thống thông tin báo cáo; Hệ thống thông tin phục vụ họp; Hệ thống thông tin hỗ trợ thu thập và tính toán các chỉ số chính quyền số; Hệ thống quản lý thông tin, cơ sở dữ liệu thông tin và Truyền thông...

8.3. Số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính

- Số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng từ bản giấy sang bản điện tử để lưu trữ, bảo quản lâu dài phục vụ cho việc tra cứu, tiếp cận, chia sẻ các thông tin về hồ sơ giải quyết TTHC trong các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đạt tỷ lệ tối thiểu tương ứng 70%, 60%, 55% để đảm bảo việc kết nối, chia sẻ dữ liệu trong giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử theo quy định Điều 25, khoản 3, Điều 27 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ.

- Duy trì, cập nhật Kho dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân giải quyết thủ tục hành chính để triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã; làm cơ sở số hóa toàn bộ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

8.4. Triển khai trung tâm điều hành thông minh của tỉnh, huyện

- Khai thác, vận hành hệ thống Điều hành thông minh của tỉnh Sơn La phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyn đi số của tỉnh.

- Tích hợp, kết nối cơ sở dữ liệu, phát triển mối quan hệ tương tác giữa Hệ thống giám sát, điều hành thông minh và các hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành.

- Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tại các huyện, thành phố đảm bảo tích hp, liên thông dữ liệu với Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh.

9. Kinh tế số

- Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở, thông tin điện tử, mạng xã hội về triển khai Chuyển đổi số, ứng dụng số, kỹ năng số cho người dân và doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý, điều hành, chuyển đổi phương thức hoạt động trong các thành phần của nền kinh tế; trọng tâm là ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain) và dữ liệu lớn (Bigdata) phục vụ phân tích, dự báo, hỗ trợ ra quyết định dựa trên dữ liệu số cho lãnh đạo các cấp, các ngành điều hành kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

- Tập trung triển khai nhiệm vụ về phát triển doanh nghiệp số; thanh toán số theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ứng dụng thương mại điện tử, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình tham gia các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ hàng nông sản, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.

10. Xã hội số

- Phát triển kỹ năng số, công dân số, văn hóa số, doanh nghiệp số; phát triển thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt.

- Đẩy mạnh phát triển xã hội số, phổ cập dịch vụ Internet băng thông rộng đến hộ gia đình và phủ sóng di động 4G/5G; khuyến khích doanh nghiệp triển khai nền tảng thanh toán điện tử, ví điện tử.

- Thúc đẩy chuyển đi số trong các lĩnh vực: quy hoạch đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tài nguyên và môi trường, y tế, giáo dục, du lịch, giao thông vận tải và logistics, công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng, thông tin và truyền thông...

- Phổ cập kỹ năng số, khuyến khích, hướng dẫn người dân sử dụng Nn tảng học trực tuyến mở đại trà. Phát triển kỹ năng số cho người dân thông qua việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các dịch vụ số, trọng tâm là dịch vụ công trực tuyến và dịch vụ số trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, thương mại. Khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân được học tập, nghiên cứu mọi lúc, mọi nơi, mọi thi đim.

(Chi tiết các nhiệm vụ tại phụ lục 02 kèm theo)

IV. CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT

- Xây dựng Kế hoạch kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh để kim tra công tác đôn đốc triển khai các nhiệm vụ Chuyển đổi số của các Tổ công tác; Kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 01/11/2021 của UBND tỉnh đối với Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành.

- Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của các huyện, thành phố triển khai công tác kiểm tra giám sát về Chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc.

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nâng cao vai trò hoạt động của Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh; Làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng CNTT và phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số, tạo bước chuyển biến tích cực trong lề lối làm việc, gắn việc ứng dụng công nghệ thông tin với đẩy mạnh cải cách hành chính trên cơ sở áp dụng thống nhất, đồng bộ các hệ thống thông tin; Tăng cường trao đổi, sử dụng thông tin, tài liệu điện tử, hội nghị trực tuyến nhằm giảm bớt văn bản giấy tờ, hạn chế các cuộc họp tập trung.

2. Ban hành kịp thời các văn bản chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Sơn La; tăng cường ứng dụng các nền tảng số trong cơ quan Nhà nước, tập trung triển khai các giải pháp chuyn đi, số nhằm nâng cao chất lượng cải cách hành chính, phục vụ người dân và doanh nghiệp.

3. Cập nhật, bổ sung và triển khai đồng bộ các ứng dụng CNTT theo đúng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Sơn La; triển khai các ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh theo hướng tập trung để tạo điều kiện cho việc tích hp, liên thông các hệ thống thông tin trên trục kết nối LGSP của tỉnh.

4. Tiếp tục tập trung ưu tiên đầu tư, triển khai các chương trình, dự án xây dựng chính quyền điện tử, phát triển đô thị thông minh, chuyển đi số tỉnh Sơn La; bố trí đủ ngân sách đầu tư để duy trì các ứng dụng đã xây dựng; đầu tư xây dựng mi, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống tích hợp dữ liệu tập trung; triển khai hiệu quả việc thuê các dịch vụ công nghệ thông tin theo Nghị định số 73/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

5. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả triển khai Chuyn đi số tại cơ quan, đơn vị mình.

6. Thường xuyên theo dõi, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch tại các cấp, các ngành; tổng hp kết quả, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra.

7. Tăng cường và nâng cao hiệu quả ng dụng công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội trong công tác quán triệt, tuyên truyền, phbiến thông tin và triển khai thực hiện công tác chuyển đổi số; Tổ chức tuyên truyền về chuyển đổi số, ứng dụng số, kỹ năng số cho người dân trên các nền tảng truyền thông của tỉnh.

8. Tăng cường tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, xã vchuyn đi s, kỹ năng s và công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Ngân sách tỉnh bảo đảm kinh phí cho các nhiệm vụ chuyển đổi số, các ng dụng dùng chung của tỉnh.

2. Các cơ quan, đơn vị chủ động bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số tại đơn vị, địa phương, phù hợp chủ trương, định hướng của tỉnh.

3. Huy động nguồn lực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hp pháp khác thông qua các chính sách khuyến khích, thu hút doanh nghiệp công nghệ số đầu tư phát triển chuyển đổi số để thực hiện Kế hoạch.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Tổ công tác của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Sơn La

- Tham mưu Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh các biện pháp, cơ chế, chính sách bảo đảm triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện trong năm 2023.

- Chỉ đạo triển khai, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch thuộc lĩnh vực được phân công.

- Tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình, kết quả thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý, phụ trách.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Tham mưu UBND tỉnh, Ban chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh thống nhất chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án về CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức đoàn thể chính trị của tỉnh tránh chồng chéo, lãng phí.

- Chủ trì, phối hp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các ứng dụng, phần mềm dùng chung đến các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh. Đánh giá hiệu quả các nn tảng đnhân rộng.

- Chủ trì, tham mưu Ban chỉ đạo Chuyển đổi số của tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện kiểm tra, giám sát đối với các Tcông tác của Ban chỉ đạo và kiểm tra tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ về Chuyển đổi số tại một số cơ quan, đơn vị.

- Theo dõi, kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch Chuyển đổi số hàng năm của các sở, ngành, huyện, thành phố, báo cáo UBND tỉnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác xây dựng, thẩm định, triển khai các dự án về CNTT.

3. Sở Tài chính

Căn cứ tình hình ngân sách địa phương, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí, lng ghép các nguồn kinh phí đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch này.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo quy định của Luật Đầu tư công để thực hiện các dự án của Kế hoạch này.

- Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tham mưu thực hiện các nhiệm vụ của Tổ kinh tế số theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 05-QĐ/BCĐ ngày 01/11/2022 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Sơn La.

5. Sở Nội vụ

- Chủ trì phối hp với các cơ quan, đơn vị tham mưu thực hiện các nhiệm vụ của Tổ Chính quyền số theo nhiệm vụ được phân công tại Quyết định số 05-QĐ/BCĐ ngày 01/11/2022 của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Sơn La.

- Chủ trì, phối hp với Sở Thông tin và Truyền thông (lồng ghép trong các lóp tập huấn về cải cách hành chính) tổ chức các chuyên đề tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số và nâng cao kiến thức, nghiệp vụ quản lý Nhà nước trên nền tảng chuyển đổi số cho các cấp lãnh đạo từ cấp tỉnh đến cấp xã.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố hoàn thiện vị trí việc làm, đăng ký chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý, chuyên trách về CNTT trình UBND tỉnh phê duyệt.

6. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thuộc UBND tỉnh; UBND huyện, thành phố

- Chủ động tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch Chuyển đổi số tỉnh, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đã đặt ra. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ngành, đơn vị, địa phương, xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số cho đơn vị, địa phương mình, hoàn thành trong tháng 12/2022.

- Phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ của các Tổ công tác của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số của tỉnh; Thực hiện kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ về Chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc

- Chỉ đạo triển khai, hoàn thành các mục tiêu kế hoạch thuộc cơ quan, đơn vị, lĩnh vực quản lý; tchức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch.

- Chủ trì, chỉ đạo các nội dung phát triển chính quyền số tại cơ quan, đơn vị; tăng cường thực hiện quản lý, điều hành thông qua môi trường điện tử; đy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến và các hoạt động giao dịch điện tử với người dân và doanh nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tng CNTT; các giải pháp trin khai tạo lập, s hóa, chuyn đi, tích hp các cơ sở dữ liệu của cơ quan, đơn vị vào hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh; chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong cơ quan, đơn vị; tích hợp, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu theo ngành dọc từ Trung ương tới các cp trong tỉnh Sơn La.

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đi với nhiệm vụ ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số một cách thiết thực, hiệu quả; đưa yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số vào kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm. Lấy kết quả lãnh đạo, chỉ đạo ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số, phục vụ xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số là một tiêu chí đánh giá trách nhiệm và bình xét thi đua, khen thưởng đối với người đứng đầu các cơ quan, địa phương, đơn vị.

- Khi đầu tư ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số phải đảm bảo hiệu quả, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ, tránh chồng chéo. Đối với các ứng dụng chuyên ngành, triệt để sử dụng các sản phẩm phần mềm do bộ, ngành Trung ương đầu tư triển khai theo ngành dọc, đảm bảo đồng bộ, tích hp, liên thông từ cấp tỉnh đến Trung ương.

- Thực hiện việc lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước các cấp trong các chương trình, dự án, nhiệm vụ khoa học - công nghệ..., để thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số. Khuyến khích việc huy động, khai thác các nguồn lực xã hội cho chuyển đổi số thông qua việc đầu tư của doanh nghiệp, nhà nước thuê dịch vụ, hình thức hp tác công - tư, từ quỹ phát triển sự nghiệp...

- UBND huyện, thành phố chủ động bố trí chi ngân sách thường xuyên của cấp huyện, cấp xã để triển khai các ứng dụng CNTT, thực hiện chuyn đi số, xây dng chính quyền số, đô thị thông minh tại địa phương mình phù hợp với chủ trương, định hướng chung của toàn tỉnh.

- Định kỳ hàng quý (trước ngày 15 tháng cuối quý) hoặc đột xuất (khi có yêu cầu) các cơ quan, đơn vị báo cáo đánh giá, tình hình triển khai thực hiện gửi Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hp, báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo chuyn đi số tỉnh.

7. Báo Sơn La, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, nâng cao nhận thức và kiến thức về chuyển đổi số; tăng cường thời lượng tuyên truyền, phổ biến các hoạt động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo UBND tỉnh để xem xét, chỉ đạo giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Thông tin và Truyền thông (b/c);
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c)
;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh
ủy;
- Văn phòng ĐĐBQH&HĐND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Cổng TTĐT tỉnh Sơn La;
- Lưu: VT, KGVX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Quốc Khánh

 

PHỤ LỤC 01

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NĂM 2022

I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN MỤC TIÊU ĐẶT RA NĂM 2022

Công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, qua đó đã đạt được một số kết quả ban đầu quan trọng, tạo nền tảng để tchức triển khai thực hiện công cuộc chuyển đổi số của tỉnh, cụ thể:

- Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số được nâng lên rõ rệt. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, bí thư huyện ủy, thành ủy là thành viên của Ban chỉ đạo Chuyển đổi số đã nắm được tinh thần Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành trung ương về chuyển đổi số. Các huyện, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số cấp huyện. Toàn tỉnh đã thành lập 1.459 Tổ chuyển đổi số cộng đồng với 8.966 thành viên là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cấp, đóng vai trò then chốt đưa công nghệ số, kỹ năng số đến với người dân, doanh nghiệp.

- Việc ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chuyển đổi số đã được UBND tỉnh, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố quan tâm, ban hành khá đầy đủ.

- Các lĩnh vực về chuyển đổi số đã được tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng và phát triển, đã có đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát trin kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp; góp phần nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAPI, SIPAS và PAR INDEX của tỉnh.

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2022

1. Nhn thức số

1.1. Ngày Chuyển đổi số

a) Kết quả đạt được:

- Thực hiện Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia (Ngày 10/10/2022) và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 233/KH-UBND ngày 20/9/2022 về tổ chức triển khai các hoạt động ngày Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2022 quy mô cấp tỉnh với chủ đề “Chuyển đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn”; Kế hoạch tuyên truyền và triển khai các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số tỉnh Sơn La năm 2022.

- Ngày 07/10/2022, đồng chí Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, Trưởng Ban Chỉ đạo Chuyn đi stỉnh Sơn La đã chủ trì Hội thảo "Chuyn đổi số vì cuộc sống tốt đẹp hơn"; Hội thảo tổ chức trực tiếp tại Trung tâm hành chính tỉnh với hơn 250 đại biểu và được truyền trực tuyến tới điểm cầu các huyện, thành phố và 204 xã, phường, thị trấn.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Quy mô tổ chức ngày chuyển đổi số còn hạn chế, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia trưng bầy triển lãm, giới thiệu các sản phẩm khoa học công nghệ, các phần mềm nền tảng phục vụ chuyển đổi số người dân, doanh nghiệp còn chưa đa dạng, phong phú...

1.2. Kênh truyền thông "Chuyển đổi số quốc gia" trên Zalo

a) Kết quả đạt được:

- Đã ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tuyên truyền và triển khai sử dụng kênh truyền thông "Chuyn đi số quốc gia" trên Zalo đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh để cung cấp các thông tin mới nhất về chuyển đổi số, tổ công nghệ số cộng đồng, chia sẻ các kiến thức, những câu chuyện, sáng kiến, mô hình, cách làm hay về chuyển đổi số, hỗ trợ tra cứu các văn bản, tài liệu hướng dẫn...

b) Tồn tại, hạn chế:

- Còn một số ít đơn vị chưa tích cực hưởng ứng, tuyên truyền và triển khai sử dụng kênh truyền thông "Chuyển đi số quốc gia" trên Zalo đến cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn.

2. Thể chế số

2.1. Ban hành Nghị quyết của cấp ủy và kế hoạch 05 năm của cấp chính quyền về chuyn đi số

a) Kết quả đạt được:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2022 về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

- UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 251/KH-UBND ngày 01/11/2021 về triển khai thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết số 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

b) Tồn tại, hạn chế:

Việc ban hành thể chế số đã cơ bản đầy đủ, tuy nhiên trong nội dung Nghị quyết chưa có quy định nội dung cụ thể về mức chi cho lĩnh vực Công nghệ thông tin, chuyển đi số.

2.2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số năm 2022

a) Kết quả đạt được:

- Duy trì nghiêm túc hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh về Chuyển đổi số theo quy chế làm việc. Trong năm 2022 đã ban hành Quyết định số 05-QĐ/BCĐ ngày 01/11/2022 về việc kiện toàn các Tổ công tác của Ban Chỉ đạo chuyển đổi stỉnh Sơn La; Thông báo số 02-TB/BCĐ phân công nhiệm vụ cho các thành viên ban chỉ đạo; Quyết định số 07-QĐ/BCĐ ngày 11/11/2022 về việc thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện chuyển đổi số của các sở, ban, ngành, huyện, thành phố năm 2022; tchức 05 cuộc họp làm việc của Ban Chỉ đạo.

- Công tác chuyển đổi số của tỉnh tiếp tục được quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và tập trung cao trong công tác tổ chức thực hiện. Nhận thức của các cấp, các ngành và người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về chuyển đổi số được nâng lên rõ rệt. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, bí thư huyện ủy, thành ủy là thành viên của Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số đã nắm được tinh thần Nghị quyết 17-NQ/TU ngày 31/8/2021 của Ban Thường vụ tỉnh ủy và các văn bản chỉ đạo của bộ, ngành trung ương về chuyển đổi số. Các huyện, thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số cấp huyện. Các lĩnh vực về chuyển đi số đã được tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng và phát triển, đã có đóng góp quan trọng thúc đy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; góp phần nâng cao thứ hạng các chỉ số DTI, PCI, PAPI và PAR INDEX của tỉnh.

b) Tồn tại, hạn chế:

Công tác chỉ đạo, điều hành về Chuyển đổi số ở một số đơn vị chưa thật sự quyết liệt, việc xây dựng kế hoạch và tchức thực hiện ở một số cơ quan, đơn vị còn hình thức chưa đảm bảo theo thời gian yêu cầu.

3. Hạ tầng số

a) Kết quả đạt được:

- Hạ tầng viễn thông tiếp tục được chú trọng đầu tư tới vùng sâu, vùng xa, đặc biệt các doanh nghiệp đã triển khai mạng di động 4G đến tất cả các khu vực trên địa bàn. Tỷ lệ xã có hạ tầng băng rộng cáp quang đạt 100% (204/204); tỷ lệ số số thôn/ bản được phủ băng rộng cố định đạt 51,41% (1290/2509); số thuê bao băng rộng cố định/100 dân đạt 8,43%; tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao cáp quang đạt 35,50%. Các tuyến truyền dẫn cáp quang được kết nối từ tỉnh đến các huyện, thành phố và 204/204 xã, phường, thị trấn. 100% xã, phường, thị trấn đã triển khai mạng di động 4G; 93,26% số thôn/bản được phủ sóng băng rộng di động 4G; tỷ lệ dân số được phủ sóng 4G đạt 94,86%. Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 53,88%. Dự kiến đến hết năm 2022 phủ sóng được thêm 123/216 thôn/bản đang trắng sóng di động trên địa bàn tỉnh.

- Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin: Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức cấp tỉnh, huyện, xã của tỉnh Sơn La là 7.185/7.185 (đạt 100%), hầu hết các máy tính đều được kết nối Internet (trừ số máy tính được dùng để soạn thảo văn bản mật). Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan nhà nước đã được triển khai, kết nối từ UBND tỉnh đến 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và 157/204 xã đã kiểm thử, liên thông dữ liệu về Cục Bưu điện Trung ương; 100% trung tâm huyện, thành phố được kết nối thông tin quang, trụ sở Đảng ủy, HĐND, UBND của 204/204 xã, phường, thị trấn đã được kết nối mạng Internet (bao gm cả đường cáp, 3G 4G) phục vụ Hệ thng hội nghị truyn hình trực tuyến 3 cp; 100% máy tính tại các cơ quan nhà nước cp tỉnh, huyện được trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền..., cơ bản đảm bảo phục vụ triển khai các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh, phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Còn khoảng trên 93 thôn/bản chưa được phủ sóng băng rộng di động.

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật về CNTT trong các cơ quan nhà nước hiện nay còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai các ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước, nhất là các ứng dụng CNTT yêu cầu máy tính có cấu hình cao và hệ điều hành thế hệ mới; chưa có giải pháp và đầu tư thiết bị cho việc lưu trữ dự phòng dữ liệu....

4. Nn tảng số, dữ liệu số

a) Kết quả đạt được:

- Đã triển khai 03/7 Nn tảng số dùng chung của tỉnh bao gồm: (1) Nn tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP); (2) Nền tảng phân tích, xử lý dữ liệu tổng hp tập trung; (3) Nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước, tập trung tại Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh.

- Tiếp tục hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành Công an, Doanh nghiệp, Tài chính, Bảo hiểm xã hội, Tư pháp, Dân tộc, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Văn hóa, Du lịch... để cung cấp, kết nối, chia sẻ với Nn tảng tích hp, chia sdữ liệu của tỉnh

b) Tồn tại, hạn chế:

- Nền tảng số chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các trụ cột của chuyển đổi số. Chưa triển khai Trung tâm dữ liệu phục vụ chuyn đi số theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây và kết nối với Nn tảng điện toán đám mây Chính phủ; chưa có Nn tảng số quản trị tổng thể, thống nhất toàn tỉnh phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước; Nn tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp, công chức, viên chức Nn tảng số ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI). Tỷ lệ các ứng dụng có dữ liệu dùng chung được kết nối, sử dụng qua Nn tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) còn thấp; Tỷ lệ số dịch vụ dữ liệu có trên Nn tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) được đưa vào sử dụng chính thức tại tỉnh chưa cao.

5. Nhân lc số

a) Kết quả đạt được:

- Phối hợp với Cục Chuyển đổi số Quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số cho các các đồng chí lãnh đạo sở, lãnh đạo phòng và 10 chuyên viên Sở Thông tin và Truyền thông tham gia đội ngũ nòng cốt triển khai các nhiệm vụ bồi dưỡng, tập huấn về chuyển đổi số của tỉnh; 363 học viên là lãnh đạo UBND cấp xã được bồi dưỡng kiến thức về chuyển đổi số cấp xã trên Nn tảng học trực tuyến mở đại trà của Bộ Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thành phố đã tổ chức 03 hội nghị quán triệt, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho 250 cán bộ, lãnh đạo, chuyên viên cấp huyện, lãnh đạo cấp xã.

- Tổ chức 02 hội nghị, hội thảo cấp tỉnh về chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành Giáo dục và Đào tạo, với hơn 500 lượt tham gia của lãnh đạo, công chức liên quan của các sở ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh. Tchức Hội nghị tập huấn sử dụng Sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc, xuất xứ nông sản với trên 100 đại biểu tham dự, giúp các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, các hộ kinh doanh nắm được kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, các kỹ năng giới thiệu, đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử, góp phần quảng bá, tiêu thụ và xây dựng thương hiệu sản phm nông sản thông qua sàn thương mại điện tử như: Postmart, Sendo, Voso...

b) Tồn tại, hạn chế:

- Đội ngũ cán bộ làm công tác chuyển đổi số hiện nay còn thiếu và yếu, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT và chuyển đổi số; Trình độ ứng dụng CNTT của người dân, nhất là người dân ở các vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

- Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng về chuyển đổi số còn thấp.

6. An toàn thông tin mạng

a) Kết quả đạt được:

- Công tác đảm bảo an toàn thông tin được triển khai đảm bảo an toàn thông tin theo mô hình 4 lớp (lực lượng tại chỗ, giám sát chuyên nghiệp, độc lập kiểm tra, kết nối với hệ thống giám sát quốc gia). Thông qua hệ thống phòng chống mã độc tập trung toàn tỉnh (hệ thống SOC), 22 máy chủ và 2.400 máy trạm được cài đặt nền tảng phòng chống mã độc tập trung toàn tỉnh được kim soát và thông báo hàng tuần để các cơ quan, đơn vị có phương án xử lý khắc phục kịp thời. Tất cả các nền tảng, hệ thống thông tin trước khi được triển khai chính thức đều được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin, đến thời đim hiện tại đã phê duyệt được 32 Hệ thống thông tin cấp độ 2 (HTTT nội bộ, mạng nội bộ của 32 sở, ngành, huyện trên địa bàn tỉnh) và 06 Hệ thống thông tin cấp độ 3 (hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh; hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính tỉnh; hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; hệ thống Thư điện tử công vụ; Nn tảng tích hp, chia sẻ dữ liệu (LGSP) tỉnh; hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường tỉnh).

b) Tồn tại, hạn chế:

- Chưa có có cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin, an ninh mạng được đào tạo bài bản van toàn thông tin và thực hiện công việc chuyên trách van toàn thông tin, an ninh mạng.

- Kinh phí đầu tư trang bị, các giải pháp đồng bộ và chi cho các hoạt động dịch vụ bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng của các hệ thống công nghệ thông tin dùng chung cấp tỉnh còn hạn chế.

7. Chính quyền số

a) Kết quả đạt được:

- Duy trì có hiệu quả các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung: (1) Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 3 cấp từ tỉnh đến huyện, xã; (2) Hệ thống Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II của tỉnh; (3) Hệ thống thư điện tử công vụ; (4) Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; (5) Hệ thng Cổng thông tin điện tử; (6) Hệ thng thông tin báo cáo của tỉnh; (7) Hệ thng phòng, chng mã độc theo mô hình quản trị tập trung, Hệ thống thông tin phục vụ họp...;

- Ứng dụng chữ ký số trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã đảm bảo việc trao đổi các văn bản điện tử được nhanh, thuận lợi, đảm bảo an toàn thông tin; tiết kiệm thời gian trình ký và chi phí in sao, chuyn phát tài liệu; Tổng đã cấp 3.552 chữ ký số (Cá nhân: 2.794 (Đang hoạt động 2.608; Hết hiệu lực 4; Thu hồi 182); Tổ chức: 758 (Đang hoạt động 732; Thu hồi 26)) Tỷ lệ văn bản trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong tỉnh hoàn toàn dưới dạng điện tử đạt 100%; đảm bảo việc gửi nhận văn bản điện tử với Văn phòng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương khác trên Trục liên thông văn bản quốc gia.

- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính triển khai đồng bộ từ cấp tỉnh đến huyện, xã, kết nối với hệ thống dịch vụ bưu chính công ích của Bưu điện tỉnh để thực hiện tiếp nhận - trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích khi có nhu cầu; kết nối với Hệ thống thu thập, đánh giá việc sử dụng thông tin và dịch vụ công trực tuyến (EMC) do Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai. Đến hết tháng 10/2022, đã cung cấp 1.651 thủ tục hành chính cung cấp tối thiểu ở mức độ 2; 20 dịch vụ Công trực tuyến mức độ 3; 915 dịch vụ Công trực tuyến mức độ 4; đã tiếp nhận 22.955 hồ sơ trực tuyến ở các DVCTT mức độ 3, 4 (trong đó: 11.916 hồ sơ của 10 DVCTT mức độ 3; 11.039 hồ sơ của 184 DVCTT mức độ 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến). Các thủ tục hành chính của tỉnh được đồng bộ từ cơ sở dữ liệu quốc gia, cung cấp trên Cng dịch vụ công, Cng thông tin điện tử của tỉnh; đã tích hợp được 538 dịch vụ công trực tuyến 3, 4 của tỉnh trên Cng Dịch vụ công quốc gia.

- Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Sơn La đã được đầu tư xây dựng, đã kết nối, tổng hp một số hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh để quản lý, giám sát về tình hình trao đi văn bản điện tử, quá trình giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, thống kê số liệu về các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

b) Tồn tại, hạn chế:

- Một số chỉ tiêu về chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số đạt thấp (xếp hạng về chuyển đổi số năm 2021 tăng 8 bậc so với năm 2020 nhưng tỉnh Sơn La vẫn xếp nhóm thấp, xếp thứ 43/63 tỉnh, thành phố, trong đó Hoạt động của chính quyền số xếp thứ 41/63 và xếp thứ 8/14 tỉnh trung du và miền núi phía bắc).

- Việc triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của một số ngành, lĩnh vực còn chậm; Tỷ lệ hồ sơ TTHC xử lý trực tuyến ở mức độ 3, 4 chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra; Chưa có dịch vụ công trực tuyến được cá thể hóa; Tỉnh chưa có Cổng dữ liệu mở.

8. Kinh tế số

a) Kết quả đạt được:

- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh với mức độ khác nhau; có 1.957/2.046 doanh nghiệp đang kê khai nộp thuế qua mạng (đạt 95,7%); 100% các siêu thị, trung tâm thương mại có thiết bị thanh toán POS không dùng tiền mặt; nhiều doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.

- Triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp tham gia sàn thương mại điện tử: Chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền và triển khai Kế hoạch hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, đặc biệt là sàn Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam), sàn Voso.Vn (Tổng công ty cổ phần Bưu chính Viettel) nhằm thúc đy kinh tế số nông nghiệp nông thôn.

- Triển khai thí điểm hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các hộ sản xuất nông nghiệp; Sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc xuất xứ nông sản tỉnh Sơn La, đến nay đã cập nhật thông tin của 109 sản phẩm; 72 đơn vị sản xuất, kinh doanh lên sàn giao dịch. Các sản phẩm đã được cập nhật thông tin về 3 đơn vị sản xuất, chứng nhận chất lượng, vệ sinh an toàn thực phm, các truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phm khác.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Kinh tế số chậm phát triển, chưa đóng góp tương xứng vào phát triển kinh tế của tỉnh. Việc triển khai hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, làng nghề truyền thống cung cấp sản phm, dịch vụ trên các nền tảng số còn mới ở mức ban hành Đán. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận và tham gia Chương trình hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEdx) trên địa bàn tỉnh còn ít.

- Các doanh nghiệp công nghệ số, nền tảng số trên địa bàn tỉnh còn ít, vì vậy tính cạnh tranh chưa cao, công tác hỗ trợ, chăm sóc khách hàng còn hạn chế. Triển khai sử dụng Hợp đồng điện tử tại các doanh nghiệp chưa được quan tâm. Chưa có số liệu ước tính về “Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của tỉnh” và “Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực” trong 9 tháng đầu năm 2022 do hướng dẫn về chỉ tiêu, công cụ đo lường kinh tế số mới được ban hành tại Quyết định số 1354/QĐ-BTTTT ngày 07/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

9. Xã hi số

a) Kết quả đạt được:

- Tỷ lệ dân số có điện thoại thông minh đạt 53,88%;

- Tỷ lệ hộ gia đình có thuê bao cáp quang đạt 35,5%;

- Tỷ lệ hộ gia đình có địa chỉ số 206.742/295.693 (đạt 69,92%);

- Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác 500.000/833.100 (đạt 60.01%).

- Thường xuyên thúc đẩy việc ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân trên địa bàn tỉnh; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan nhà nước tiên phong, gương mẫu thanh toán không dùng tiền mặt.

b) Tồn tại, hạn chế:

- Một số chtiêu về xã hội số còn đạt thấp: Tỷ lệ dân số ở độ tuổi trưởng thành có chữ ký số là 3.168/833.100 (mi chỉ đạt 0,38%); Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt 21.37%. Việc tư vấn pháp lý, giáo dục, y tế...thông qua các mạng xã hội, các ứng dụng cho người dân còn hạn chế.

 

PHỤ LỤC 02

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch
số 292/KH-UBND ngày 13/12/2022 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Nhiệm vụ

Đơn vị chỉ đạo thực hiện

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Thông tin, tuyên truyền

Tổ Thông tin tuyên truyền - Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh

 

 

 

1

Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2023

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

2

Chia sẻ bài toán, sáng kiến, cách làm về chuyển đổi số

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

 

3

Kênh truyền thông “Chuyển đổi số quốc gia” trên Zalo

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

4

Xây dựng tin bài/phóng sự tuyên truyền về thực hiện Chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh

Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Sơn La, Cổng Thông tin điện tử tỉnh.

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

II

Chính quyền số

 

 

 

 

1

Rà soát Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kĩ thuật CNTT

Tổ Chính quyền số - Ban Chỉ đạo CĐS tnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Đẩy mạnh việc sử dụng các ứng dụng đã triển khai một cách có hiệu quả: (1) Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến 3 cấp từ tỉnh đến huyện, xã; (2) Hệ thống thư điện tử công vụ; (3) Hệ thống Quản lý văn bản và điều hành; (4) Hệ thng Cổng thông tin điện tử...

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

3

Duy trì Trung tâm điều hành thông minh của tỉnh; Tích hợp, kết nối cơ sở dữ liệu, phát triển mối quan hệ tương tác giữa Hệ thống giám sát, điều hành thông minh và các hệ thống thông tin dùng chung, chuyên ngành

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

4

Xây dựng Trung tâm điều hành thông minh tại các huyện, thành phố

UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

5

Thuê các Dịch vụ CNTT: Nền tảng trục tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP tỉnh Sơn La; Thực hiện kết nối, duy trì các thủ tục hành chính của tỉnh với Cổng dịch vụ công quốc gia; Triển khai tích hợp dịch vụ trên trục liên thông tỉnh và trục liên thông Quốc gia; Hệ thống thông tin tổng hp, cổng dữ liệu mở; Hệ thống thông tin báo cáo; Hệ thống thông tin phục vụ họp (eCabinet Máy chủ ảo phục vụ thực hiện Đề án 06/CP; Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh...

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

6

Xây dựng kho dữ liệu chuyên ngành Công thương tỉnh Sơn La phục vụ công tác quản lý, phân tích cũng như xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành công thương trên địa bàn tỉnh.

Sở Công thương

Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

7

Khảo sát đánh giá các hệ thống phục vụ triển khai IPv6; Nâng cấp các ứng dụng theo chuẩn IPv6; Chuyển đổi IPv6 cho Trung tâm dữ liệu tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

8

Số hóa hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; Rà soát, phân loại, kiểm đếm số lượng hồ sơ giải quyết TTHC còn hiệu lực đang được cơ quan quản lý, lưu trữ bằng bản giấy

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn

Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông

 

9

- Thuê dịch vụ quản trị điều hành, quản trị sản xuất và phân phối nội dung số đa nền tảng (phân phối nội dung trên internet, ứng dụng OTT, mạng xã hội, truyền hình số mặt đất).

- Đầu tư hệ thống trang thiết bị phục vụ sản xuất, truyền dẫn đa nền tảng: Phát thanh trực tiếp tương tác; Thiết bị sản xuất nội dung số lưu động.

Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

10

Xây dựng Đề án: (1) Xây dựng đồng bộ các hệ thống thông tin quản lý điều hành phục vụ quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước; (2) Triển khai các hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính đồng bộ.

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

III

Kinh tế số

 

 

 

 

1

Phát triển doanh nghiệp số; thanh toán số theo Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ

Tổ Kinh tế số - Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

2

Hỗ trợ các doanh nghiệp, hp tác xã, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình tham gia các sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

3

Triển khai sàn giao dịch và truy xuất nguồn gốc xuất xứ nông sản tỉnh Sơn La

Sở Công Thương

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành ph

 

IV

Xã hội số

 

 

 

 

1

Phổ cập kỹ năng số, hướng dẫn người dân sử dụng Nn tảng học trực tuyến mở đại trà

Tổ Xã hội số - Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh

UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

 

2

Đẩy mạnh việc ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn tỉnh

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, đơn vị có liên quan

 

3

100% hộ gia đình trên địa bàn tỉnh có địa chỉ số

UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

 

4

Triển khai các nền tảng thanh toán điện tử, ví điện tử

Các doanh nghiệp

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

V

Bảo đảm an toàn thông tin

 

 

 

 

1

Thuê Hệ thống giám sát an ninh mạng

Tổ An toàn thông tin và An ninh mạng - Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

2

Triển khai, duy trì hệ thống phần mềm phòng, chống mã độc theo mô hình tập trung từ tỉnh đến huyện, xã;

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

 

3

Duy trì Mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II tỉnh Sơn La từ tỉnh đến huyện, xã

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

 

4

80% hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị được xác định cấp độ và triển khai phương án bảo đảm an toàn thông tin theo cấp độ

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; UBND các huyện, thành phố

Sở Thông tin và Truyền thông

 

5

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn thông tin; Tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố

 

VI

Công tác kiểm tra, giám sát

 

 

 

 

1

Xây dựng Kế hoạch kiểm tra giám sát của Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số tỉnh

Sở Thông tin và Truyền thông

Các tổ công tác của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh; Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản