551665

Quyết định 02/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Bình

551665
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 02/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Số hiệu: 02/2023/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình Người ký: Nguyễn Khắc Thận
Ngày ban hành: 16/01/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 02/2023/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
Người ký: Nguyễn Khắc Thận
Ngày ban hành: 16/01/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2023/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 16 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI KHÔNG THUỘC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI DÀNH CHO VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam;

Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 58/TTr-SKHĐT ngày 26 tháng 8 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 01 năm 2023 và thay thế Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 06/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi Chính phủ (NGO) nước ngoài tại tỉnh Thái Bình.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các sở, ban ngành cấp tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Ngoại giao;
- Cục Kiểm tra VB QPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy, HĐND tỉnh
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Báo Thái Bình, Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, NV, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Khắc Thận

 

QUY CHẾ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI KHÔNG THUỘC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NƯỚC NGOÀI DÀNH CHO VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND ngày 16 tháng 01 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định nguyên tắc, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm của cơ quan liên quan trong công tác quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho các cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Bình nhằm mục đích phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận, thương mại.

Những nội dung không được quy định tại Quy chế này thì thực hiện theo Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn tỉnh Thái Bình thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 Quy chế này.

2. Bên cung cấp viện trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

3. Bên tiếp nhận viện trợ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 80/2020/NĐ-CP hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 3. Nguyên tắc trong quản lý và sử dụng viện trợ

1. Công tác quản lý viện trợ cần bảo đảm sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, sự quản lý, điều hành thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và sự chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn của các cơ quan Trung ương.

2. Công tác quản lý, sử dụng viện trợ phải đảm bảo yêu cầu về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh.

3. Trong quá trình quản lý, sử dụng viện trợ cần chủ động đề ra các định hướng để tranh thủ nguồn viện trợ đảm bảo sự gắn kết với các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại theo từng thời kỳ.

4. Việc quản lý và sử dụng viện trợ đảm bảo theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

Điều 4. Vốn chuẩn bị khoản viện trợ

a) Đối với khoản viện trợ mà Bên tiếp nhận là cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước đảm bảo kinh phí hoặc một phần kinh phí hoạt động: Bên tiếp nhận viện trợ lập kế hoạch vốn chuẩn bị khoản viện trợ gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp vào kế hoạch ngân sách chung hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;

b) Đối với các khoản viện trợ không thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước hoặc Bên cung cấp viện trợ cung cấp hỗ trợ tài chính để chuẩn bị thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

Chương II

THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT KHOẢN VIỆN TRỢ

Điều 5. Thẩm định, phê duyệt khoản viện trợ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Bên tiếp nhận viện trợ phối hợp với bên cung cấp viện trợ xây dựng Hồ sơ khoản viện trợ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 80/2020/NĐ-CP gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định theo quy định.

b) Sau khi tiếp nhận Hồ sơ khoản viện trợ hợp lệ, tùy thuộc vào quy mô, tính chất và nội dung của khoản viện trợ, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thẩm định bằng hình thức tổng hợp ý kiến hoặc tổ chức hội nghị thẩm định. Ý kiến kết luận của Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ sở để Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ.

c) Nội dung thẩm định:

Nội dung thẩm định theo quy định tại khoản 5 Điều 10 Nghị định số 80/2020/NĐ-CP.

d) Thời hạn, trình tự và trách nhiệm của các cơ quan thẩm định thực hiện theo các thủ tục hành chính được công bố.

đ) Phê duyệt khoản viện trợ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt khoản viện trợ trên cơ sở báo cáo thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nội dung quyết định phê duyệt theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP. Trong trường hợp khoản viện trợ không đủ điều kiện tiếp nhận, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho bên cung cấp viện trợ về quyết định không tiếp nhận viện trợ.

e) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ban hành quyết định phê duyệt khoản viện trợ, Ủy ban nhân dân tỉnh thông báo cho bên cung cấp viện trợ về quyết định phê duyệt khoản viện trợ, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan Quyết định phê duyệt để giám sát và phối hợp thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

Chương III

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ

Điều 6. Quản lý thực hiện viện trợ

1. Căn cứ quy mô, tính chất, điều kiện cụ thể thực hiện chương trình, dự án, năng lực tổ chức quản lý chương trình, dự án, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý chương trình, dự án theo quy định tại Điều 12 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

2. Chủ khoản viện trợ có trách nhiệm tổ chức bộ máy quản lý chương trình, dự án và thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn viện trợ, vốn đối ứng theo quy định tại Điều 14 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

3. Ban quản lý dự án đại diện cho chủ dự án thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 15 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

4. Việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, dự án (nếu có) thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

5. Sau khi kết thúc chương trình, dự án, chủ khoản viện trợ tổ chức đánh giá, tiến hành các thủ tục nghiệm thu, bàn giao kết quả đạt được cho đối tượng thụ hưởng để khai thác sử dụng và gửi báo cáo kết thúc dự án đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Công an tỉnh để theo dõi, tổng hợp.

Điều 7. Quản lý tài chính viện trợ

1. Nguyên tắc quản lý tài chính đối với vốn viện trợ thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

2. Mở tài khoản cho chương trình, dự án sử dụng vốn viện trợ:

Chủ khoản viện trợ thực hiện mở tài khoản cho chương trình, dự án theo quy định tại Điều 21 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

3. Lập kế hoạch tài chính vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định 80/2020/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.

4. Kiểm soát chi, giải ngân, hạch toán và ghi thu ghi chi vốn viện trợ không hoàn lại bằng tiền:

a) Đối với vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước: Chủ dự án thực hiện kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định về quản lý ngân sách nhà nước; trình tự, thủ tục kiểm soát chi, hạch toán, ghi thu ghi chi thực hiện theo quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Kho bạc Nhà nước và theo quy định từ khoản 1 đến khoản 8 Điều 23 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

b) Đối với vốn viện trợ không thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước: Việc hạch toán, kế toán, quyết toán thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 23 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

5. Vốn đối ứng.

a) Vốn đối ứng là khoản vốn đóng góp của phía Việt Nam (bằng hiện vật hoặc tiền) để tiếp nhận và thực hiện khoản viện trợ.

b) Các khoản viện trợ được bố trí vốn đối ứng theo nhu cầu hoặc cam kết với bên cung cấp viện trợ: Bên tiếp nhận viện trợ đề xuất cụ thể nhu cầu vốn đối ứng trong văn kiện chương trình, dự án, phi dự án trình thẩm định, phê duyệt. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt khoản viện trợ trong đó quyết định về mức vốn đối ứng bố trí. Việc bố trí vốn đối ứng cho khoản viện trợ thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.

c) Nguồn vốn đối ứng: Nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, chủ khoản viện trợ tự bố trí, vốn đóng góp của đối tượng thụ hưởng và các nguồn vốn hợp pháp khác.

6. Tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ: Việc tiếp nhận vốn viện trợ bằng hàng hóa và dịch vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 24 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

7. Thuế, kiểm toán các khoản viện trợ: Thực hiện theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

Điều 8. Chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ

1. Chế độ báo cáo về kết quả vận động và báo cáo định kỳ về tình hình giải ngân, quản lý, sử dụng các khoản viện trợ.

a) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các chủ khoản viện trợ báo cáo kết quả vận động, tình hình giải ngân, quản lý, sử dụng viện trợ theo định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 12 của năm báo cáo) và khi có yêu cầu đột xuất.

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp kết quả vận động, tình hình giải ngân, quản lý, sử dụng viện trợ trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan liên quan chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 của năm kế tiếp hoặc báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.

2. Báo cáo kết thúc khoản viện trợ.

Chủ khoản viện trợ gửi báo cáo kết thúc khoản viện trợ trong vòng 06 tháng sau khi kết thúc khoản viện trợ đến các cơ quan có liên quan theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Quy chế này.

3. Kiểm tra, giám sát tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ.

a) Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối thực hiện giám sát, đánh giá tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ theo quy định tại Nghị định số 29/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư, Nghị định 80/2020/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành.

b) Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra giám sát đánh giá tình hình tiếp nhận, quản lý và thực hiện viện trợ theo quy định, kịp thời đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý những vấn đề liên quan hoặc các dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân (nếu có) trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ theo thẩm quyền. Việc kiểm tra, giám sát, đánh giá hàng năm phải đảm bảo không chồng chéo.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Quản lý nhà nước đối với khoản viện trợ trên địa bàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý nhà nước đối với công tác quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho các cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức liên quan

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Là cơ quan đầu mối về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

a) Chủ trì hướng dẫn, phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ bên cung cấp viện trợ thực hiện các hoạt động khảo sát, điều tra và thiết lập quan hệ đối tác tại địa phương (nếu có) theo đề nghị của bên tiếp nhận viện trợ hoặc ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn bên tiếp nhận viện trợ lập hồ sơ khoản viện trợ;

b) Chủ trì thẩm định văn kiện chương trình, dự án, phi dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ trì báo cáo cấp có thẩm quyền phân bổ vốn đối ứng, vốn chuẩn bị đầu tư từ ngân sách tỉnh cho các chương trình, dự án theo Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng viện trợ trên địa bàn tỉnh;

e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các khoản viện trợ do Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ quản;

đ) Chủ trì báo cáo tình hình vận động, kết quả thực hiện, giải ngân; công tác quản lý, sử dụng các khoản viện trợ trên địa bàn tỉnh theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 8 Quy chế này;

f) Chủ trì, phối hợp và hướng dẫn bên tiếp nhận viện trợ trong đàm phán, ký kết các khoản viện trợ theo quy định hiện hành của pháp luật, Hỗ trợ các thủ tục hành chính trong quá trình triển khai các khoản viện trợ tại địa phương;

g) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến thực hiện chương trình, dự án, phi dự án tại địa phương; đề nghị cấp có thẩm quyền cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi Giấy Đăng ký hoạt động, Giấy Đăng ký lập Văn phòng dự án, Giấy Đăng ký lập Văn phòng đại diện cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khi có yêu cầu.

2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các cơ quan liên quan thẩm định tư cách pháp nhân, năng lực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến thực hiện chương trình, dự án tại địa phương;

b) Chủ trì thẩm định, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và cấp có thẩm quyền xem xét cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi Giấy Đăng ký hoạt động, Giấy Đăng ký lập Văn phòng dự án, Giấy Đăng ký lập Văn phòng đại diện cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài có nhu cầu hoạt động tại Thái Bình. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng định kỳ kiểm tra hoạt động của các văn phòng dự án tại địa phương (nếu có);

c) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này;

d) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ khoản viện trợ; thẩm định, đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách đối với các khoản viện trợ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài chính.

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn việc quản lý tài chính đối với các khoản viện trợ;

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình quản lý tài chính và tuân thủ quy định về tài chính của bên tiếp nhận viện trợ; việc sử dụng vốn viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phương và viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách địa phương, đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm chế độ tài chính trong quản lý và sử dụng nguồn viện trợ trên địa bàn tỉnh;

c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ khoản viện trợ; khả năng đóng góp vốn đối ứng; các nội dung về cơ chế tài chính trong nước đối với khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước; phân bổ vốn đối ứng, vốn chuẩn bị đầu tư từ ngân sách tỉnh;

d) Thực hiện quản lý thu, chi ngân sách nhà nước đối với các khoản viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và quản lý tài chính quy định tại Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

4. Công an tỉnh.

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh trong quá trình tiếp nhận, thực hiện các hoạt động viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chức năng xử lý các vụ việc, hiện tượng, phương tiện, tài sản liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài và có yếu tố nước ngoài trong các hoạt động viện trợ trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về an ninh trật tự đối với các hoạt động viện trợ; chủ động phòng ngừa, phát hiện và đấu tranh với các hoạt động xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của các tổ chức, cá nhân trong quá trình quản lý, sử dụng viện trợ và tiến hành các nhiệm vụ theo thẩm quyền khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới việc tiếp nhận và sử dụng viện trợ;

c) Chủ trì hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện các thủ tục cấp, gia hạn, đăng ký phương tiện giao thông liên quan đến thực hiện viện trợ trên địa bàn tỉnh; thực hiện các thủ tục quản lý xuất, nhập cảnh, quản lý cư trú của người nước ngoài tham gia các khoản viện trợ;

d) Chủ trì hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, tổ chức trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội;

đ) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị cấp có thẩm quyền cấp, gia hạn, bổ sung, sửa đổi Giấy phép hoạt động, Giấy Đăng ký lập Văn phòng dự án, Giấy Đăng ký lập Văn phòng đại diện cho các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khi có yêu cầu;

e) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ khoản viện trợ theo quy định của pháp luật. Đánh giá hiệu quả, tác động về an ninh, trật tự xã hội sau khi kết thúc thực hiện.

5. Sở Nội vụ.

a) Chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Việt Nam chấp hành thực hiện đường lối, chính sách tôn giáo của nhà nước trong quá trình tiếp nhận và sử dụng các khoản viện trợ;

b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ khoản viện trợ. Thẩm định sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của bên tiếp nhận viện trợ đối với trường hợp bên tiếp nhận viện trợ là các tổ chức hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện theo thẩm quyền quản lý nhà nước của Sở Nội vụ.

6. Sở Xây dựng.

a) Chủ trì hướng dẫn chủ khoản viện trợ thực hiện thủ tục về đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

b) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ khoản viện trợ đối với các nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Xây dựng.

7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

a) Chủ trì, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong tiếp nhận, sử dụng các khoản viện trợ thực hiện đúng các quy định về bảo vệ an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh;

b) Chủ trì hướng dẫn, tổ chức công tác rà phá bom mìn và thẩm định địa bàn rà phá bom mìn khi thực hiện các khoản viện trợ theo Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;

c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ các khoản viện trợ khi có yêu cầu. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan tham gia công tác tuyển chọn, thẩm định năng lực của các đơn vị, cá nhân tham gia rà phá bom mìn khi thực hiện các khoản viện trợ.

8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trong thẩm định hồ sơ các khoản viện trợ liên quan đến quản lý hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài trên địa bàn khu vực biên giới biển khi có yêu cầu.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Thái Bình.

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ tiếp nhận các khoản viện trợ nước ngoài liên quan đến chương trình, dự án tài chính vi mô hoặc có hợp phần tài chính vi mô thực hiện trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo quy định tại Quyết định số 20/2017/QĐ-TTg ngày 12/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định về hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.

10. Kho bạc nhà nước tỉnh.

Chủ trì hướng dẫn, kiểm soát chi vốn viện trợ không hoàn lại thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước theo quy định tại Chương III, Chương IV Nghị định 80/2020/NĐ-CP.

11. Các sở, ban, ngành và cơ quan liên quan.

a) Tham gia thẩm định hồ sơ khoản viện trợ theo yêu cầu của Sở Kế hoạch và Đầu tư về sự phù hợp của mục tiêu chương trình, dự án, phi dự án với mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; những cam kết, điều kiện của các bên tham gia; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của bên tiếp nhận viện trợ; khả năng duy trì tính bền vững của chương trình, dự án sau khi kết thúc;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp nhận, sử dụng viện trợ đúng quy định;

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.

a) Tham gia thẩm định hồ sơ khoản viện trợ về sự phù hợp với mục tiêu phát triển của ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý; những cam kết, điều kiện của các bên tham gia; sự phù hợp giữa mục đích viện trợ và chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, khả năng tiếp nhận, tổ chức thực hiện của bên tiếp nhận viện trợ; khả năng duy trì tính bền vững sau khi kết thúc khoản viện trợ;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc tiếp nhận, sử dụng viện trợ theo quy định. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện cho bên cung cấp viện trợ, bên tiếp nhận viện trợ khảo sát, lập chương trình, dự án viện trợ triển khai trên địa bàn;

c) Chuẩn bị mặt bằng, cân đối vốn đối ứng bằng hiện vật hoặc tiền mặt từ ngân sách được phân cấp để bố trí thực hiện các khoản viện trợ do Ủy ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan trực thuộc thẩm quyền quản lý làm chủ khoản viện trợ;

d) Theo dõi, giám sát, báo cáo tình hình tiếp nhận các khoản viện trợ trên địa bàn.

13. Bên tiếp nhận viện trợ.

a) Chủ trì vận động, đàm phán các khoản viện trợ; phối hợp với bên cung cấp viện trợ lập hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt khoản viện trợ và quản lý thực hiện các khoản viện trợ.

b) Chủ động cân đối nguồn lực (hiện vật, tiền mặt...) để bố trí vốn đối ứng thực hiện các khoản viện trợ theo cam kết với Bên cung cấp viện trợ;

c) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về chất lượng, hiệu quả và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án; quản lý, thực hiện khoản viện trợ đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế; thực hiện đầy đủ, nghiêm túc thỏa thuận theo cam kết với bên cung cấp viện trợ, tránh phát sinh tranh chấp.

Điều 11. Điều khoản thi hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế; các cơ quan, tổ chức báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, điều chỉnh, bổ sung phù hợp./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản