536710

Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”

536710
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 3030/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”

Số hiệu: 3030/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh Người ký: Phạm Văn Thành
Ngày ban hành: 17/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3030/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
Người ký: Phạm Văn Thành
Ngày ban hành: 17/10/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3030/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 17 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2022 - 2030”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức Chính quyn địa phương năm 2019;

Căn cứ Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất ging phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 4843/QĐ-UBND ngày 30/12/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đcương nhiệm vụ: Xây dựng Đề án thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất ging phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3170/TTr-SNNPTNT ngày 18/7/2022 và công văn số 4463/SNNPTNT-KHTC ngày 30/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Thực hiện chương trình nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2030”; gồm những nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Phát triển hệ thống giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản tỉnh Quảng Ninh phù hợp với Quyết định 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt chương trình phát triển nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch số 06/KH-UBND ngày 10/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022- 2025; định hướng phát triển của Trung ương và của tỉnh;

- Xã hội hóa công tác sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản, giảm dần tỷ trọng đầu tư phát triển giống từ ngân sách nhà nước. Huy động tối đa các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đầu tư phát triển sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản;

- Giữ vững và tiếp tục xây dựng tỉnh Quảng Ninh là Trung tâm về sản xuất, cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh; tạo một số sản phẩm về giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao cung cấp cho thị trường trong nước;

- Tạo, nhập những giống mới theo hướng hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, di truyền phân tử; áp dụng đồng bộ nghiên cứu, ứng dụng giống mới, các biện pháp thâm canh phù hợp và quản lý sản xuất hữu hiệu, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng, quản lý, kiểm định giống cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghiệp hiện đại nhm cung cấp cho sản xuất đủ giống có năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần thực hiện thành công định hướng cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Thiết lập hệ thống quản lý giống đồng bộ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến cơ quan quản lý giống của tỉnh; chú trọng quyền tác giả giống, tạo môi trường lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2022-2025

a) Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành.

Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất giống, ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong chọn tạo, để tạo ra nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt cho sản xuất đại trà; phục tráng giống đặc sản địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.

- Lĩnh vực trồng trọt: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương), giống mới, giống chất lượng cao trong sản xuất đối với cây lúa đạt trên 90%; cây ăn quả đạt trên 80%; đối với các cây khác đạt trên 70%.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao trong sản xuất đối với bò thịt, bò sữa đạt trên 90%; giống lợn Móng Cái, giống gà Tiên Yên đáp ứng 100% nhu cầu giống trong tỉnh và cung cấp cho các tỉnh ngoài;

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) đạt trên 85%, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. Ưu tiên đầu tư sản xuất giống cây lâm nghiệp bản địa phục vụ cho trồng rừng gỗ lớn sinh khối tăng trưởng đạt 20 - 25 m3/ha/năm.

- Lĩnh vực thủy sản: Đảm bảo 100% giống phục vụ nuôi thủy sản là giống chất lượng cao được sản xuất trong tỉnh. Tỷ lệ nuôi cá truyền thống là 65%, thủy đặc sản 30% và cá nước lạnh chiếm 5%.

b) Nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng, quản lý, kiểm nghiệm giống cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng hiện đại hoá để nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất một cách bền vững.

c) Thiết lập hệ thống quản lý giống đồng bộ từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh đến cơ quan quản lý giống của tỉnh; chú trọng quyền tác giả giống, tạo môi trường lành mạnh cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh.

d) Hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất và cung ứng giống, đồng thời đẩy mạnh hơn việc xã hội hoá phát triển giống cây trồng, vật nuôi, lâm nghiệp, thủy sản dưới sự quản lý của Nhà nước.

2.2.2. Giai đoạn 2026 - 2030

- Lĩnh vực trồng trọt: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương), giống mới, giống chất lượng cao trong sản xuất đối với cây lúa đạt 100%; cây chè đạt trên 95%; cây ăn quả đạt trên 80%; đối với các cây khác đạt trên 90%.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Tỷ lệ sử dụng giống chất lượng cao trong sản xuất đối với bò thịt đạt trên 80%; giống lợn đạt trên 98%; giống gia cầm đạt trên 90%.

- Lĩnh vực lâm nghiệp: Tỷ lệ sử dụng giống xác nhận (hoặc tương đương) đạt trên 95%, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. Sinh khối tăng trưởng đạt 30 - 35 m3/ha/năm.

- Lĩnh vực thủy sản: Đảm bảo 100% giống phục vụ nuôi thủy sản là giống chất lượng cao được sản xuất trong tỉnh. Tỷ lệ nuôi cá truyền thống là 65%, thủy đặc sản 30% và cá nước lạnh chiếm 5%.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Dự kiến nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi giai đoạn 2022 - 2030

1.1. Giống cây trồng

- Giống lúa: Nhu cầu khoảng 2.000 - 2.200 tấn giống lúa/năm giai đoạn 2022 - 2030.

- Giống rau: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống rau các loại khoảng 32 tấn/năm; Giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống rau các loại khoảng 35 tấn/năm.

- Giống chè: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống chè khoảng 35 ngàn cây giống/năm; Giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống chè khoảng 37 ngàn cây giống/năm.

- Giống cây ăn quả: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu khoảng 150 ngàn cây giống cây ăn quả các loại/năm; Giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu khoảng 170 ngàn cây giống cây ăn quả các loại.

- Giống dong riềng: Nhu cầu khoảng 1.250 tấn/năm giai đoạn 2022 - 2030.

- Giống hoa ly: Nhu cầu khoảng 3,5 triệu củ (khoảng 25 ha), lan: 1,5 triệu cây giống (khoảng 10 ha).

1.2. Giống vật nuôi

- Giống bò: Nhu cầu giống bò khoảng 7.000 con/năm giai đoạn 2022-2030.

- Giống lợn: Nhu cầu giống lợn giai đoạn 2022-2025 là 3.457 ngàn con giống; Giai đoạn 2026-2030 là 1.250,2 ngàn con giống. Giống lợn Móng Cái: tương ứng với nhu cầu đến năm 2025 toàn tỉnh cần 2.700 con giống; năm 2030 toàn tỉnh cần 4.000 con giống.

- Giống gia cầm: Giai đoạn 2022 - 2025 là 40.720 ngàn con (mỗi năm trung bình là 10.180 ngàn con); giai đoạn 2026 - 2030 mỗi năm trung bình 13.342 ngàn con.

Gà Tiên Yên: Đến năm 2025 nhu cầu cần khoảng 28.000 con giống ông bà bố mẹ (hiện nay đã đáp ứng được 8.000 con giống) cần bổ sung thêm 20.000 con giống (giống ông bà 6.000 con, giống bố mẹ 14.000 con). Năm 2030 cần bổ sung thêm 11.600 con giống (giống ông bà 3.300 con; giống bố mẹ 8.300 con).

1.3. Giống thủy sản

- Nhu cầu giống tôm: Tương ứng nhu cầu giống tôm đến năm 2025 khoảng 2.000 triệu con/năm; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 3.000 triệu con/năm. Công ty Cổ phần Thủy sản Việt úc đã hoàn thiện giai đoạn 1 dự án với công suất 8 tỷ con giống/năm đủ cung ứng cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;

- Nhu cầu giống nhuyễn thể: Tương ứng nhu cầu giống nhuyễn thể đến năm 2025 khoảng 5.500 triệu con/năm; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 8.600 triệu con/năm;

- Nhu cầu giống cá biển: Tương ứng nhu cầu giống cá biển đến năm 2025 khoảng 50 triệu con/năm; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 60 triệu con/năm;

- Nhu cầu giống cá ngọt: Tương ứng nhu cầu giống cá ngọt đến năm 2025 khoảng 400 nghìn con/năm; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 500 nghìn con/năm.

1.4. Giống cây lâm nghiệp

Tương ứng nhu cầu giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 102.638 ngàn cây (trung bình khoảng 25.660 ngàn cây/năm); giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 116.619 ngàn cây (trung bình khoảng 29.155 ngàn cây/năm); trong đó:

- Cây lim xanh: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống là 3.358 ngàn cây; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống là 557 ngàn cây;

- Cây lát hoa: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống là 4.122 ngàn cây; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống là 1.125 ngàn cây;

- Cây Giổi: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống là 4.380 ngàn cây; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống là 793 ngàn cây;

- Cây thông mã vĩ: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống là 3.536 ngàn cây; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống là 2.644 ngàn cây;

- Cây các loài ngập mặn: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống là 1.922 ngàn cây; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống là 644 ngàn cây;

- Cây gỗ rừng nguyên liệu: Giai đoạn 2022 - 2025 nhu cầu giống là 74.141 ngàn cây; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống là 92.004 ngàn cây.

- Cây phân tán, cây xanh đô thị: Giai đoạn 2022-2025 nhu cầu giống là 3.043 ngàn cây; giai đoạn 2026 - 2030 nhu cầu giống là 4.213 ngàn cây.

1.4.1. Giống cây lâm sản ngoài gỗ

Theo Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Tỉnh ủy; Đán phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến 2030; đến năm 2025, diện tích trồng cây lâm sản ngoài gỗ khoảng 4.730 ha; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 5.590 ha; trong đó:

- Cây Quế: Diện tích trồng giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 276 ha; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 1.490 ha[1]; tương ứng nhu cầu giống giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 1.001 ngàn cây giống (bình quân 250,25 ngàn cây giống/năm), giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 5.409 ngàn cây giống (bình quân 1.352,25 ngàn cây giống/năm).

- Cây Sở: Diện tích trồng giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 750 ha; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 610 ha; diện tích phát triển cây sở tập trung tại huyện tại huyện Bình Liêu[2]; tương ứng nhu cầu giống giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 685 ngàn cây giống (bình quân 172,25 ngàn cây giống/năm), giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 556 ngàn cây giống (bình quân 139 ngàn cây giống/năm).

- Cây Thông nhựa, thông Caribe: Diện tích trồng giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 2.515 ha; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 3.482 ha; tương ứng nhu cầu giống giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 3.043 ngàn cây giống (bình quân 760,75 ngàn cây ging/năm), giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 4.213 ngàn cây giống (bình quân 1.053,25 ngàn cây giống/năm).

1.4.2. Cây dược liệu

- Cây Ba kích: Diện tích trồng giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 1.000 ha; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 1.170 ha; diện tích trồng cây ba kích tập trung tại các địa phương trong tỉnh[3]; tương ứng nhu cầu giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 2.200 ngàn cây giống (bình quân 550 ngàn cây giống/năm), giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 2.574 ngàn cây giống (bình quân 643,5 ngàn cây giống/năm).

- Trà hoa vàng: Diện tích trồng giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 665 ha; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 835 ha; diện tích trồng trà hoa vàng tập trung tại huyện Ba Chẽ (nghiên cứu, mở rộng các địa phương như thành phố Hạ Long Hạ Long, huyện Hải Hà và thị xã Đông Triều); tương ứng nhu cầu giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 732 ngàn cây giống (bình quân 183 ngàn cây giống/năm), giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 919 ngàn cây giống (bình quân 229,75 ngàn cây giống/năm).

- Cây dược liệu khác: Diện tích trồng cây dược liệu khác giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 1.105 ha; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 1.030 ha; diện tích trồng cây dược liệu khác tập trung tại các địa phương trong tỉnh[4]. Tương ứng nhu cầu giai đoạn 2022 - 2025 khoảng 1.105 ngàn cây giống (bình quân 276,25 ngàn cây giống/năm), giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 1.030 ngàn cây giống (bình quân 257,5 ngàn cây giống/năm).

2. Hoàn thiện phát triển hệ thống nghiên cứu, sản xuất giống để đáp ứng nhu cầu giống cây trồng, vật nuôi đến năm 2025, định hướng 2030

Hình thành hệ thống sản xuất, cung ứng giống hợp lý với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, thực hiện tốt việc xã hội hóa công tác nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh và chuyển giao giống mới. Trong đó khuyến khích các tổ chức, cá nhân liên kết với Viện, Trường (nhất là Viện Sinh học Nông nghiệp - Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, Trung tâm ứng dụng khoa học và công nghệ Hà Nội, Viện Dược liệu, Viện Nghiên cứu Hải sản, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Trường Đại học Nông lâm Thái nguyên...) để thực hiện đồng bộ từ khâu nghiên cứu, chọn tạo, nhân và sản xuất giống chất lượng cao cho sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh.

2.1. Đối với giống cây trồng: Thu hút doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu sản xuất giống nông nghiệp tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều.

2.1.1. Giống lúa: Hỗ trợ Công ty Cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh và các hợp tác xã xây dựng một số hạng mục công trình và mua sắm máy móc thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, chọn tạo và bảo tn, lưu giữ nguồn gen và nhân, sản xuất một số giống nguyên chủng, ging lúa xác nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

2.1.2. Giống cây ăn quả: Hỗ trợ Công ty cổ phần Giống Cây trồng Quảng Ninh và 01 cơ sở (thu hút nhà đầu tư) xây dựng vườn giống để khảo nghiệm đánh giá, nhân giống, sản xuất và kinh doanh giống cây ăn quả thương phẩm.

2.1.3. Giống rau, hoa: Khuyến khích các đại lý lấy giống hoa, rau từ các đơn vị có uy tín (Công ty giống rau quả Trung ương, Công ty Cổ phần giống cây trồng Trung ương, Tổng công ty rau quả nông sản, Công ty hạt giống Sen Vàng...) cung ứng cho các tổ chức, cá nhân; không hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống rau, hoa.

2.2. Đối với giống vật nuôi

2.2.1. Giống lợn Móng Cái: Hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi hiện có (Công ty cổ phần giống vật nuôi Quảng Ninh, Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Công ty TNHH MTV Phát triển Nông lâm ngư Quảng Ninh, Công ty cổ phần nông nghiệp Tuấn Long...) mở rộng, nâng cấp hạ tầng, đầu tư máy móc trang thiết bị tái đàn, lưu giữ lợn ông bà Móng Cái để sản xuất giống bố mẹ phục vụ nhu cầu giống chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

2.2.2. Giống gà Tiên Yên: Hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở chăn nuôi hiện có (Công ty CP Phát triển chăn nuôi và Nông lâm ngư nghiệp Phúc Long, Hợp tác xã Sản xuất gà bản địa Tiên Yên, Cơ sở Đinh Quang Tưởng...) mở rộng, nâng cấp hạ tầng, đầu tư máy móc trang thiết bị lưu giữ đàn gà ông bà để sản xuất giống bố mẹ phục vụ nhu cầu giống chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.

2.2.3. Giống bò thịt, bò sữa: Khai thác Công ty Phú Lâm (thành phố Móng Cái). Đầu nhập ngoại giống bò đực, bò sinh sản; hỗ trợ hệ thống truyền tinh nhân tạo; nghiên cứu hỗ trợ đối với bò sữa hỗ trợ 5 - 7 triệu đồng/1 con bò sữa (quy mô 20 con/1 hộ).

2.2.4. Đối với giống cây lâm nghiệp: Khuyến khích, hỗ trợ 08 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp; Trung tâm Khoa học và sản xuất LNN Quảng Ninh; HTX lâm nghiệp bền vững Ba Chẽ; Trung tâm nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ; Công ty Cổ phần Quế hồi Quảng Ninh và một số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh mở rộng vườn ươm sản xuất ging cây trng lâm nghiệp chính và cây bản địa (lim, gii, lát, trà hoa vàng...) để phục vụ nhu cầu phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh.

2.3. Đối với giống thủy sản

2.3.1. Giống cá biển và cá nước ngọt: Duy trì, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở hợp doanh sản xuất giống cá rô phi đơn tính Đài Loan - Đông Thái (tại thôn 7 - xã Hồng Thái Tây - TX. Đông Triều) với năng lực sản xuất trên 90 triệu cá bột/năm; doanh nghiệp tư nhân Phương Anh tại khu I, phường Hải Hòa, thành phố Móng Cái xây dựng cơ sở sản xuất giống tại Hải Nam (Trung Quốc) sản xuất với quy mô thiết kế 7 tỷ con giống/năm; Hợp tác xã sản xuất và nuôi trồng thủy sản Bắc Việt (thôn Đầm Buôn, xã Đầm Hà, huyện Đầm Hà) sản xuất với quy mô thiết kế 3 - 5 tỷ con giống/năm đủ cung ứng cho thị trường trong tỉnh và một số tỉnh thành trong nước; không đầu tư xây dựng mới.

2.3.2. Giống tôm: Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty Cổ phần thủy sản Việt úc ổn định sản xuất (với công suất 8 tỷ con giống/năm) đáp ứng đủ nhu cầu tôm giống thị trường tỉnh Quảng Ninh, không đầu tư xây dựng mới cơ sở sản xuất giống.

2.3.3. Giống nhuyễn thể: Thu hút doanh nghiệp thứ cấp tiếp tục đầu tư để cung cấp tối thiểu khoảng 10 tỷ giống nhuyễn thể sạch bệnh, chất lượng cao, cung cấp cho vùng nuôi thương phẩm của tỉnh và các tỉnh ven biển Bắc Bộ (nhu cầu giống của tỉnh đến năm 2025 khoảng 5.500 triệu con/năm; giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 8.600 triệu con/năm).

Trong quá trình sản xuất tăng cường liên kết, tiếp nhận nguồn giống của các Viện, Trường, tổ chức, cá nhân để nhân giống xác nhận hoặc tương đương phục vụ sản xuất đại trà.

(Có phụ lục 01 chi tiết kèm theo)

3. Danh mục các dự án ưu tiên

- Dự án phát triển sản xuất giống lúa cấp xác nhận trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 - 2030;

- Dự án phát triển sản xuất giống cây ăn quả chất lượng cao tại Quảng Ninh giai đoạn 2022 - 2030;

- Dự án phát triển sản xuất giống bố mẹ gà Tiên Yên giai đoạn 2022 - 2030;

- Dự án phát triển sản xuất giống bố mẹ lợn Móng Cái giai đoạn 2022 - 2030;

- Đưa vào vận hành dự án phát triển sản xuất giống nhuyễn thể tại vùng sản xuất nhuyễn thể tập trung tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh giai đoạn 2022 - 2030;

- Dự án xây dựng và chuyển hóa rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 - 2030;

- Dự án phát triển sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2030.

(Có phụ lục 02 chi tiết kèm theo)

4. Khái toán kinh phí thực hiện Đề án

4.1. Khái kinh phí giai đoạn 2022 - 2030

Khái toán kinh phí thực hiện Đề án thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021 - 2030 là: 1.597.243,5 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách nhà nước: 277.871,2 triệu đồng (chiếm 17,4%) được hỗ trợ thông qua từng dự án cụ thể và được lồng ghép vào các chương trình có cùng mục tiêu;

- Vốn huy động của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp: 1.319.522,3 triệu đồng (chiếm 82,6 %).

4.2. Giai đoạn 2022 - 2025: 751.998,1 triệu đồng. Trong đó:

4.2.1.1. Vốn ngân sách Nhà nước: 151.084,1 triệu đồng (chiếm 20% tổng vốn đầu tư). Trong đó:

- Vốn đầu tư phát triển (hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất giống lúa; hỗ trợ xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà, trâu bò...; hỗ trợ xây dựng vườn ươm...): Khái toán 30.075,7 triệu đồng.

- Vốn sự nghiệp kinh tế: 121.008,7 triệu đồng (chiếm 80% vốn đầu tư ngân sách Nhà nước):

+ Vốn tổ chức thông tin, tuyên truyền thực hiện Đề án: 600 triệu đồng;

+ Vốn tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, năng lực sản xuất, kinh doanh giống: 106 triệu đồng.

+ Vốn hỗ trợ các nội dung sản xuất giống lúa nguyên chủng, giống lúa bố mẹ; sản xuất giống cây ăn quả, cây lâm nghiệp và công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát: 120.302,7 đồng.

4.2.1.2. Vốn đối ứng: 601.063,7 triệu đồng (chiếm 80% tổng vốn đầu tư).

4.3. Giai đoạn 2026 - 2030: Khái toán 845.245,4 triệu đồng. Trong đó vốn Ngân sách nhà nước 126.786,8 triệu đồng; vốn đối ứng 718.458,6 triệu đồng.

5. Các giải pháp chủ yếu

5.1. Tiếp tục duy trì, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới cơ sở hạ tầng, sản xuất phát triển giống

- Duy trì và mở rộng diện tích sản xuất giống cây trồng hiện hữu, ưu tiên áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới vào sản xuất;

- Hoàn thiện, tập trung xây dựng và đưa vào sử dụng 03 khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh[5]; thu hút nhà đầu tư thứ cấp đầu tư vùng sản xuất giống nhuyễn thể tập trung huyện Vân Đồn...

- Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống liên kết với các địa phương xây dựng vùng sản xuất giống phù hợp với yêu cầu sinh thái của từng loại cây trồng, vật nuôi, đảm bảo chất lượng, an toàn dịch bệnh, sử dụng có hiệu quả đất đai và lao động.

5.2. Giải pháp khoa học công nghệ

Ưu tiên các hoạt động nghiên cứu và làm chủ một số công nghệ chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cho năng suất, chất lượng cao; tiếp tục ứng dụng kinh nghiệm, phương pháp chọn tạo giống truyền thống kết hợp với phương pháp hiện đại và công nghệ sinh học (công nghệ tế bào, gen, đột biến...) để tạo ra giống mới. Chuẩn hoá hệ thống giống, sử dụng thống nhất hệ thống ghi chép trong công tác quản lý giống phục vụ cho việc đánh giá chất lượng giống;

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản, ưu tiên sử dụng các giống chủ lực đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và công bố phù hợp với điều kiện của tỉnh, đồng thời tiếp tục điều tra, tuyển chọn, bổ sung nguồn giống bản địa để làm phong phú hơn nguồn giống cho tỉnh. Tranh thủ tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học và công nghệ về giống trong và ngoài nước đi đối với bảo tồn sự đa dng sinh học; phục tráng, duy trì các giống cây trồng bản địa có giá trị cao về các mặt kinh tế, y học, bảo tồn gen quý...; Khuyến khích cá nhân, tổ chức trong tỉnh nghiên cứu, chọn tạo các loại giống cây trồng, đăng ký lưu hành, tự công bố lưu hành giống cây trồng; đăng ký công nhận đặc cách giống cây trồng;

Xây dựng các vườn ươm cố định cho các cây trồng nông lâm nghiệp theo hướng ưu tiên ứng dụng công nghệ cao để bảo đảm sản xuất các giống chất lượng cao và sạch bệnh. Đặt hàng cho các cơ quan đơn vị nghiên cứu sản xuất giống chất lượng cao nhất là giống gốc, giống đầu dòng.

5.3. Tiếp tục cng cố, phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng giống và dịch vụ về giống

- Phát triển mạnh mạng lưới các cơ sở sản xuất, cung ứng giống, chuyển giao kỹ thuật canh tác, nuôi trồng và phát triển sản xuất;

- Khuyến khích thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, nhân giống; khuyến khích thành lập các Hiệp hội sản xuất giống chuyên ngành (Hiệp hội sản xuất giống thủy sản, giống lợn Móng Cái, giống gà Tiên Yên...). Khuyến khích đầu tư mới, nâng cấp trang thiết bị, hiện đại hóa những cơ sở sản xuất giống, phòng cấy mô để đáp ứng nhu cầu cung cấp giống trên địa bàn tỉnh, khu vực;

- Liên kết với các tỉnh hình thành chuỗi sản xuất đồng bộ từ khâu giống - quy trình sản xuất - sơ chế (chế biến) - sản phẩm an toàn. Phối hợp với Viện, Trường, các doanh nghiệp sản xuất giống tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo chuyên môn, kỹ thuật ươm, nhân giống cho các tổ hợp tác, hợp tác xã.

5.4. Tăng cường công tác khuyến nông ứng dụng giống mới, chuyển giao kỹ thuật và xúc tiến thương mại về giống

- Tổ chức đồng bộ và hiệu quả hệ thống sản xuất, cung ứng để chuyển giao giống mới, chất lượng cao đến nông dân nhanh chóng, kịp thời với giá cả hợp lý.

- Gắn kết giữa cơ quan kiểm định giống với các doanh nghiệp sản xuất giống; đa dạng hóa công tác thử nghiệm, chuyển giao giống mới (xây dựng mô hình trình diễn, ứng dụng giống mới, hội thi, hội chợ, thông tin tuyên truyền qua các website, các kênh truyền thông: Đài phát thanh, truyền hình, báo chí...); áp dụng đồng bộ ứng dụng giống mới với quy trình canh tác phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của sản phẩm;

- Kịp thời chuyển giao, ứng dụng các kết quả đề tài nghiên cứu, chọn tạo giống mới thông qua xây dựng các mô hình trình diễn về giống mới, giống chất lượng cao để nhân rộng, sản xuất đại trà;

- Thông qua hoạt động khuyến nông - khuyến ngư, tuyên truyền, vận động người dân tham gia các mô hình trình diễn giống mới, chương trình, đề án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao. Thay đổi tư duy về sử dụng giống trong sản xuất nông nghiệp, lấy chất lượng giống làm nền tảng và thị trường tiêu thụ làm định hướng mục tiêu phát triển;

- Tổ chức hoặc tham gia định kỳ hội chợ, hội thi giống; tập trung tổ chức hội nghị, hội thảo giao lưu giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, cung ứng giống với nông dân, trang trại, hợp tác xã để nhanh chóng giới thiệu các giống mới, giống chất lượng cao đến nông dân trong và ngoài tỉnh; khuyến khích nông dân sử dụng giống có nguồn gốc, nhãn hiệu hàng hóa.

5.5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống đảm bảo kiểm soát được giống cây trồng, giống vật nuôi cả về chủng loại và số lượng

- Tiếp tục thực hiện tốt các công tác quản lý nhà nước: Tổ chức khảo nghiệm và kiểm nghiệm các loại giống theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tổ chức chứng nhận chất lượng giá trị giống trên lợn, bò sữa theo các phương pháp tiên tiến (BLUP, gene - BLUP, DHI..); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất - kinh doanh giống để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời về chất lượng giống; Kiểm soát tốt dịch bệnh, phối giống trên đàn giống vật nuôi và giống cây trồng lưu thông trong sản xuất và chất lượng giống sau nhập khẩu (con giống, tinh, phôi, hạt giống, hom giống) theo phân cấp quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; khuyến cáo sử dụng giống cây trồng, vật nuôi phù hợp trong sản xuất tránh hiện tượng đồng huyết trên vật nuôi và thoái hóa giống cây trồng. Xây dựng phương án dự trữ các loại giống để đảm bảo chủ động cung ứng giống đạt chất lượng tốt cho người dân khắc phục hậu quả khi thiên tai gây ra;

- Đẩy mạnh hoạt động công nhận, chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp thông lệ quốc tế và phục vụ tốt các yêu cầu của quản lý nhà nước; hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước đăng ký bảo hộ bản quyền các giống nghiên cứu thành công trong nước theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý giống phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế và khu vực: Nâng cao năng lực quản lý giống; tập trung đào tạo cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ; đào tạo, nâng cao nghiệp vụ sử dụng và quản lý giống bằng hệ thống phần mềm: BLUP, DHI... cho đội ngũ kỹ thuật làm công tác giống và quản lý giống của Trung tâm và các cơ sở sản xuất giống nhằm xác định giá trị gây giống và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất để tính giá trị kinh tế của các tính trạng được chọn lọc; đào tạo trong nước và nước ngoài về công tác khảo kiểm nghiệm giống, giống GMO, GMC (GMC: Genetic Modification Containment hay GMO: Genetically Modified Organism);

- Tăng cường và kiện toàn các phòng Khảo kiểm nghiệm; ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong kiểm tra quản lý chất lượng giống, kiểm nghiệm giống GMO và bảo hộ bản quyền tác giả về giống;

- Tuyên truyền, tập huấn các văn bản pháp quy giúp các doanh nghiệp hiểu đúng, đủ và thực hiện đúng các quy định Nhà nước; nâng cao nhận thức về giống cho nông dân;

- Thực hiện chế độ bảo mật thông tin và bảo vệ quyền tác giả về giống theo quy định.

5.6. Tăng cường hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành nghiên cứu và sản xuất giống

- Xây dựng các chương trình, đề án, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống để tranh thủ kiến thức về công nghệ, quản lý và xây dựng chính sách phát triển ngành giống;

- Đào tạo, tái đào đạo trong nước và ngoài nước lực lượng cán bộ kỹ thuật, kỹ thuật viên, cán bộ quản lý để nâng cao trình độ chuyên môn, tiếp cận công nghệ tiên tiến trong nghiên cứu, quản lý đáp ứng với nhu cầu phát triển của ngành. Đào tạo nhân lực có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ thông qua chương trình đào tạo chung của thành phố nhm nâng cao năng lực sản xuất và kiểm định giống;

- Đào tạo về kỹ thuật sản xuất, kiểm định, kiểm nghiệm, bảo quản giống cho người sản xuất trong hệ thống nhân giống nông hộ, trang trại;

- Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở sản xuất trong nước có uy tín, đủ điều kiện để cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng cho những đối tượng mà tỉnh chưa chủ động được công nghệ hoặc có nhu cầu với số lượng ít.

5.7. Giải pháp về thị trường

Nghiên cứu xây dựng Website giới thiệu giống nông nghiệp các sản phẩm chủ lực, đặc trưng của tỉnh Quảng Ninh gắn với các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao và thực hành nông nghiệp tốt (GAP), nông nghiệp hữu cơ. Tăng cường hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương và tổ chức, cá nhân đẩy mạnh việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa;

Hàng năm tổ chức cho các tổ chức, cá nhân tham gia các Hội chợ, triển lãm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc các tỉnh, thành trong nước tổ chức;

Hàng năm tôn vinh tổ chức, cá nhân đạt thành tích về sản xuất giống nông nghiệp có năng suất, giá trị kinh tế cao.

5.8. Giải pháp bảo vệ môi trường gắn với an toàn dịch bệnh

Tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải tại các cơ sở sản xuất giống theo đúng quy định; tập trung giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế người dân. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng công tác vệ sinh, cải thiện chất lượng môi trường tại các cơ sở sản xuất giống nhằm hỗ trợ một cách tích cực và hiệu quả cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh;

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường bằng các hình thức phù hợp đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn để hiểu rõ và thực hiện. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

5.9. Giải pháp đổi mới công tác quản lý của các cơ sở sản xuất giống

Tăng cường hơn nữa vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý, kiểm soát giống cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là các giống gốc thế hệ cụ ky, ông bà. Tiếp tục, cập nhật ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn giống, các công nghệ mới theo thông lệ quốc tế. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra giám sát chất lượng giống, công khai minh bạch trong công tác công nhận và cấp chứng chỉ giống;

Tăng cường đầu tư ngân sách cho công tác nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng và đa dạng hóa con giống, ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại trong nghiên cứu và sản xuất giống như: công nghệ sinh học, công nghệ chuyển gen, nuôi cấy mô tế bào...

Khuyến khích các thành phn kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chọn tạo, sản xuất giống. Xây dựng cơ chế đặc thù tạo kích thích đối với nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào lĩnh vực này. Cơ quan chức năng cần khẩn trương xây dựng, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân, bảo quản, chế biến giống để chuyển giao cho các doanh nghiệp, hộ chăn nuôi.

5.10. Phát triển cơ sở sản xuất thức ăn phục vụ sản xuất giống

Rà soát, điều chỉnh mạng lưới cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường tiêu thụ. Hạn chế mở mới và mở rộng quy mô các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ở các khu vực đã có nhiều nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi;

Tăng cường công tác kiểm soát chất lượng, nhất là các chỉ tiêu an toàn đối với thức ăn chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu nâng cao giá trị dinh dưỡng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư áp dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sinh học nhằm sản xuất nhanh các chế phm sinh học thay thế kháng sinh, hóa chất sử dụng làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thay thế nguồn nguyên liệu nhập khẩu;

Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ, thiết bị nghiền trộn nhỏ và cơ động phù hợp với loại hình chăn nuôi nông hộ, hợp tác xã... kết hợp công nghệ chế biến thức ăn thô xanh hỗn hợp. Khuyến khích đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng cảng biển, kho bãi chuyên dùng phục vụ xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi.

5.11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giống

Tỉnh Quảng Ninh và các địa phương của Đài Loan có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, các chiến lược phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp... Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ, hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp của tỉnh với các cơ quan quản lý, viện nghiên cứu và doanh nghiệp của Đài Loan. Tiếp tục mở các lớp đào tạo tại Đài Loan để tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật mới với đối tượng được mrộng hơn; có hình thức liên kết, thuê chuyên gia Đài Loan sang chuyển giao công nghệ, chuyển giao kỹ thuật sản xuất các sản phẩm chủ lực cho các doanh nghiệp, người nông dân tại Quảng Ninh;

Nhập nội giống mới, trao đổi nguồn gen làm vật liệu chọn tạo giống; tiếp thu phương pháp nghiên cứu chọn tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, sản xuất, bảo quản, chế biến giống theo hướng công nghiệp hiện đại của các nước và các tổ chức quốc tế. Xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường giống cây trồng, vật nuôi tại các nước theo quy định của pháp luật.

5.12. Giải pháp chính sách khuyến khích phát triển giống và nguồn vốn đầu tư

5.12.1. Các nội dung phát triển chương trình giống được ngân sách Nhà nước ưu tiêu đầu tư và hỗ trợ

- Nhập nội nguồn gen, giống mới có năng suất, chất lượng trong nước chưa có hoặc còn thiếu; nhập nội, đổi mới công nghệ, thiết bị mới, tiên tiến phục vụ cho nghiên cứu, sản xuất giống; mua bản quyền tác giả giống;

Nghiên cứu khoa học về giống, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu chọn tạo, nhân giống, chế biến, bảo quản nâng cao chất lượng, giá trị hạt giống;

Lưu giữ nguồn gen: thu thập, nuôi giữ, duy trì phát triển các nguồn gen động vật, thực vật, thủy sản bản địa, quý hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế;

- Hoàn thiện công nghệ, quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, quản lý chất lượng ging và xây dựng một số mô hình trình din về công nghệ sản xuất giống;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, sản xuất, chế biến giống (bao gồm thủy lợi, giao thông nội đồng, xử lý nước thải...), sưu tập bảo tồn giống. Xây dựng trại giống đầu dòng; Trung tâm giống thủy sản; trại giống cụ k, ông bà, trại hạt nhân, giống gốc vật nuôi, trạm thụ tinh nhân tạo; Duy trì phát triển đàn giống gốc cây trồng, vật nuôi và thủy sản;

- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giống (kể cả trong và ngoài nước); thuê mướn chuyên gia nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống, kiểm định, kiểm nghiệm, quản lý chất lượng giống theo các phương pháp tiên tiến; tập huấn quy trình kỹ thuật; tăng cường quản lý chất lượng về giống;

- Tăng cường quản lý chất lượng về giống: Hoàn thiện cơ sở dữ liệu quản lý về giống (điều tra, khảo sát, đánh giá chất lượng giống...); Cung cấp thông tin; htrợ quảng bá thương hiệu ging; biên tập, xuất bản các n phm phục vụ ngành giống.

5.12.2. Về chính sách khuyến khích phát triển giống

- Triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư nghiên cứu, phát triển sản xuất giống theo Thông tư số 107/2021/TT-BTC ngày 03/12/2021 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất giống trong Chương trình Phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030; Thông tư số 02/2018/TT-BKHĐT ngày 14/5/2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết kếu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp;

- Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 337/2021/NĐ-HĐND ngày 24/3/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh[6].

5.12.3. Về huy động, lồng ghép các nguồn vốn

- Các Sở, ngành, địa phương ưu tiên quy hoạch, quỹ đất, có dự án ưu tiên để kêu gọi vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất kinh doanh giống;

- Các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các nông hộ, trang trại, hợp tác xã vay vốn đầu tư vào nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Đề án thực hiện chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2022 - 2030;

- Tham mưu và chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giống trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quản lý giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh theo quy định;

- Thẩm định, phê duyệt các dự án giống theo phân cấp, các đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ về giống thuộc phạm vi quản lý của Sở và đề xuất các đề tài, dự án của Sở, ngành có liên quan;

- Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư; tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Đán báo cáo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để cân đối ngân sách;

- Định kỳ 6 tháng, hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh tiến độ thực hiện Đán; đề xuất và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì cân đối, tổng hợp các nguồn vốn đầu tư cho Đề án, xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn vốn cho đề án, tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch trung hạn và hằng năm thực hiện Đề án;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách triển khai thực hiện Đề án; thẩm định các dự án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính

- Chủ trì hướng dẫn chi ngân sách nguồn vốn sự nghiệp, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí vốn sự nghiệp trung hạn và hàng năm thực hiện Đ án;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, điều chỉnh các chính sách triển khai thực hiện Đề án; thẩm định các dự án phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản chất lượng cao; kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện Đề án.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống truy xuất nguồn gốc; Quản lý được thông tin truy xuất nguồn gốc cho giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản theo chuỗi sản xuất, cung ứng trên địa tỉnh;

- Hướng dẫn các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các tổ chức, cá nhân xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, mã số mã vạch, tiêu chuẩn cơ sở cho giống vật nuôi, cây trồng, thủy sản theo quy định;

- Tổng hợp đề xuất các nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư vào nông nghiệp; hướng dẫn chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quản lý, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản của tỉnh.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh;

- Tuyên truyền những mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả, các gương điển hình tiên tiến trong nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

7. Sở Công Thương

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan và các tỉnh thành hỗ trợ xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, thúc đy tiêu thụ ging và sản phẩm nông nghiệp; tổ chức các hội thảo, hội nghị kết ni cung cầu đối với mở rộng vùng nguyên liệu và các sản phẩm nông nghiệp;

Theo dõi sát diễn biến thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng nông sản.

8. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh

Chỉ đạo các đơn vị tín dụng trên địa bàn tỉnh tạo mọi điều kiện thuận lợi và hướng dẫn cho vay theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 16/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn để các đơn vị nhân giống trên địa bàn tỉnh dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn vay và chính sách ưu đãi lãi suất vốn vay để đầu tư, phát triển giống cây trồng nông lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản chất lượng cao góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

9. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống chất lượng cao tập trung trên địa bàn tỉnh;

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân sử dụng nguồn giống cây trng, giống vật nuôi và ging thủy sản từ các đơn vị cung cấp đảm bảo chất lượng, uy tín đsản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng an toàn, bn vững;

- Định k6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện Đề án; tổ chức sơ kết, tổng kết Đề án ở địa phương theo quy định.

10. Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp

Tham gia sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện các quy định của nhà nước và của tỉnh về giống và tham gia các đề tài nghiên cứu, hoạt động chuyển giao giống mới theo quy định, cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các tỉnh trong liên kết đầu tư sản xuất giống.

Điều 3. Các Ông, (bà): Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- CT, P4 UBND tỉnh (b/c);
- Các sở: NNPTNT, K.HĐT, T
C, KHCN, CT, TNMT, TTTT;
- NH NNCN Quảng Ninh;
- V
0, V1, V2, NLN1,3, TM3;
- Lưu: VT, NLN3 (05b, QĐ147
)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thành

 

PHỤ LỤC 01:

NHU CẦU GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Kèm theo Quyết định s: 3030/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

Phụ lục I.1: Nhu cầu giống lúa giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: Kg

TT

Địa phương
(huyện, tx, tp)

Tổng

Trong đó:

Vụ Xuân

Vụ mùa

 

Tổng số

2.191.585

891.055

1.300.530

1

TP. Hạ Long

173.250

77.000

96.250

2

TP.Uông Bí

125.400

45.100

80.300

3

TP. Cẩm Phả

27.500

8.250

19.250

4

TP. Móng Cái

192.500

55.000

137.500

5

TX. Đông Triều

486.750

231.000

255.750

6

TX. Quảng Yên

351.010

175.230

175.780

7

Huyện Vân Đồn

42.075

14.575

27.500

8

Huyện Cô Tô

8.800

3.850

4.950

9

Huyện Tiên Yên

195.250

68.750

126.500

10

Huyện Ba Chẽ

57.750

22.000

35.750

11

Huyện Bình Liêu

154.000

35.750

118.250

12

Huyện Đầm Hà

173.250

77.000

96.250

13

Huyện Hải Hà

204.050

77.550

126.500

 

Phụ lục I.2: Nhu cầu con giống đàn trâu giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: con

TT

Địa phương
(huyện, tx, tp)

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

 

Tổng số

5.670

5.650

5.700

5.720

5.780

1

TP. Hạ Long

620

560

560

560

620

2

TP. Uông Bí

390

390

390

400

400

3

TP. Cẩm Phả

370

370

390

400

400

4

TP. Móng Cái

750

750

750

750

750

5

TX. Đông Triều

270

270

270

270

270

6

TX. Quảng Yên

180

180

180

180

180

7

Huyện Vân Đồn

300

320

320

320

320

8

Huyện Cô Tô

20

20

20

20

20

9

Huyện Tiên Yên

250

250

250

250

250

10

Huyện Ba Chẽ

220

220

230

230

230

11

Huyện Bình Liêu

520

520

520

520

520

12

Huyện Đầm Hà

620

620

620

620

620

13

Huyện Hải Hà

1.160

1.180

1.200

1.200

1.200

 

Phụ lục I.3: Nhu cầu con giống đàn bò giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: Con

TT

Địa phương
(huyện, tx, tp)

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

 

Tổng số

6.220

6.660

7.160

7.160

11.560

1

TP. Hạ Long

360

360

360

360

360

2

TP. Uông Bí

380

400

410

410

410

3

TP. Cẩm Phả

220

230

240

240

240

4

TP. Móng Cái

2.100

2.400

2.650

2.650

4400

5

TX. Đông Triều

350

380

450

450

550

6

TX. Quảng Yên

620

600

580

580

580

7

Huyện Vân Đồn

140

150

160

160

190

8

Huyện Cô Tô

100

110

120

120

120

9

Huyện Tiên Yên

80

80

100

100

300

10

Huyện Ba Chẽ

450

450

450

450

900

11

Huyện Bình Liêu

470

480

500

500

710

12

Huyện Đầm Hà

500

550

660

660

2100

13

Huyện Hải Hà

450

470

480

480

700

 

Phụ lục I.4: Nhu cầu con giống đàn lợn giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: con

TT

Đa phương
(huyện, tx, tp)

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

 

Tổng số

751.400

840.900

909.200

955.500

1.250.200

1

TP. Hạ Long

34.100

34.100

34.100

34.100

45.500

2

TP. Uông Bí

22.800

25.000

27.200

32.000

46.800

3

TP. Cẩm Phả

77.300

78.600

79.500

90.900

147.700

4

TP. Móng Cái

61.400

63.600

65.900

61.400

79.600

5

TX. Đông Triều

185.000

193.100

204.500

215.800

272.700

6

TX. Quảng Yên

81.800

68.200

68.200

68.200

68.200

7

Huyện Vân Đồn

18.500

19.400

20.500

20.500

20.500

8

Huyện Cô Tô

5.500

5.500

5.500

5.500

5.500

9

Huyện Tiên Yên

36.500

40.900

47.800

56.800

68.200

10

Huyện Ba Chẽ

12.500

13.700

17.100

20.500

45.500

11

Huyện Bình Liêu

13.700

14.800

16.200

17.300

18.200

12

Huyện Đầm Hà

97.800

179.500

218.200

225.000

318.100

13

Huyện Hải Hà

104.500

104.500

104.500

107.500

113.700

 

Phụ lục I.5: Nhu cầu con giống đàn gia cầm giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: 1.000 con

TT

Địa phương
(huyện, tx, tp)

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Định hướng đến năm 2030

 

Tổng số

9.229

9.567

10.047

11.877

13.342

1

TP. Hạ Long

776

776

776

776

776

2

TP. Uông Bí

560

571

588

776

776

3

TP. Cẩm Phả

295

295

295

444

444

4

TP. Móng Cái

510

532

555

555

555

5

TX. Đông Triều

1.952

1.952

1.996

2.662

2.773

6

TX. Quảng Yên

1.553

1.664

1.597

1.708

1.553

7

Huyện Vân Đồn

206

207

209

210

222

8

Huyện Cô Tô

62

62

62

62

62

9

Huyện Tiên Yên

1.244

1.331

1.553

1.774

2.662

10

Huyện Ba Chẽ

200

200

200

211

333

11

Huyện Bình Liêu

271

282

293

304

304

12

Huyện Đầm Hà

909

998

1.220

1.508

1.996

13

Huyện Hải Hà

690

697

704

887

887

 

Phụ lục I.6: Nhu cầu giống cây Lâm nghiệp giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu ging: 1.000 cây

TT

Loài cây

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026-2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

97.360

219.257

10.473

25.647

9.790

22.089

11.707

27.127

12.341

27.775

53.049

116.619

1

Cây Lim Xanh

3.235

3.914

565

684

755

914

620

750

835

1.010

460

557

2

Cây Lát Hoa

4.295

5.247

950

1.150

895

1.083

795

962

725

927

930

1.125

3

Cây Giổi

4.275

5.173

985

1.192

680

823

920

1.113

1.035

1.252

655

793

4

Cây Thông Mã Vĩ

3.385

6.181

45

82

465

849

642

1.172

785

1.433

1.448

2.644

5

Thông: nhựa, Caribe

5.997

7.256

160

194

620

750

720

871

1.015

1.228

3.482

4.213

6

Cây Quế

1.766

6.411

70

254

45

163

70

254

91

330

1.490

5.409

7

Cây Sở

1.359

1.241

150

137

250

228

200

183

150

137

609

556

8

Cây Trà hoa vàng

1.500

1.650

30

33

175

193

190

209

270

297

835

919

9

Cây ba Kích

2.170

4.774

100

220

215

473

270

594

415

913

1.170

2.574

10

Các loài ngập mặn

598

2.564

318

1.363

50

215

30

129

50

215

150

644

11

Các loài cây gỗ khác phục vụ trồng lại rừng sau khai thác

68.780

166.144

7.100

19.525

5.640

15.510

7.250

19.938

6.970

19.168

41.820

92.004

12

Cây phân tán, cây xanh đô thị, nông thôn

 

8.702

 

814

 

889

 

952

 

864

 

5.183

 

Phụ lục I.7: Nhu cầu giống cây lim xanh giai đon 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương
(huyện, tx, tp)

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đon 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

3.235

3.914

565

684

755

914

620

750

835

1.010

460

557

1

TP. Hạ Long

990

1.198

180

218

300

363

160

194

250

303

100

121

2

TP. Uông Bí

150

182

0

0

60

73

40

48

50

61

 

0

3

TP. Cm Phả

140

169

 

0

30

36

50

61

60

73

 

0

4

TP. Móng Cái

50

61

 

0

 

0

20

24

 

0

30

36

5

TX. Đông Triều

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

6

TX. Quảng Yên

400

484

 

0

80

97

150

182

120

145

50

61

7

Huyện Bình Liêu

0

0

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

8

Huyện Tiên Yên

395

478

100

121

55

67

75

91

125

151

40

48

9

Huyện Đầm Hà

60

73

0

0

50

61

10

12

 

0

 

0

10

Huyện Hải Hà

205

248

0

0

30

36

35

42

100

121

40

48

11

Huyện Ba Chẽ

845

1.022

285

345

150

182

80

97

130

157

200

242

12

Huyện Vân Đồn

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

13

Huyện Cô Tô

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

Ghi chú: Mật độ trng thun loài 1.100 cây/ha, 10% cây trng dặm.

 

Phụ lục I.8: Nhu cầu giống cây lát hoa giai đoạn 2022 -2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương (huyện, tx, tp)

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026-2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

4.295

5.247

950

1.150

895

1.083

795

962

725

927

930

1.125

1

TP. Hạ Long

1.360

1.646

190

230

350

424

250

303

320

387

250

303

2

TP. Uông Bí

170

206

50

61

60

73

45

54

15

18

 

0

3

TP. Cẩm Phả

265

321

50

61

100

121

15

18

0

0

100

121

4

TP. Móng Cái

155

188

50

61

30

36

15

18

0

0

60

73

5

TX. Đông Triều

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

6

TX. Qung Yên

370

448

50

61

95

115

90

109

85

103

50

61

7

Huyện Bình Liêu

110

183

70

85

 

0

 

0

 

50

40

48

8

Huyện Tiên Yên

581

703

146

177

130

157

80

97

75

91

150

182

9

Huyện Đầm Hà

100

121

0

0

 

0

30

36

20

24

50

61

10

Huyện Hải Hà

394

477

84

102

50

61

80

97

100

121

80

97

11

Huyện Ba Chẽ

630

762

150

182

80

97

160

194

90

109

150

182

12

Huyện Vân Đồn

160

194

110

133

 

0

30

36

20

24

 

0

13

Huyện Cô Tô

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

Ghi chú: Mật độ trồng thuần loài 1.100 cây/ha, 10% cây trồng dặm

 

Phụ lục I.9: Nhu cầu giống cây giổi xanh giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

4.275

5.173

985

1192

680

823

920

1.113

1.035

1.252

655

793

1

TP. Hạ Long

1.025

1.240

115

139

150

182

230

278

180

218

350

424

2

TP. Uông Bí

160

194

 

0

20

24

30

36

60

73

50

61

3

TP. Cẩm Phả

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

4

TP. Móng Cái

40

48

 

0

 

0

 

0

 

0

40

48

5

TX. Đông Triều

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

6

TX. Quảng Yên

370

448

 

0

90

109

130

157

100

121

50

61

7

Huyện Bình Liêu

575

696

130

157

50

61

125

151

150

182

120

145

8

Huyện Tiên Yên

545

659

200

242

90

109

130

157

110

133

15

18

9

Huyện Đầm Hà

370

448

250

303

40

48

20

24

60

73

 

0

10

Huyện Hi Hà

475

575

100

121

130

157

90

109

125

151

30

36

11

Huyện Ba Chẽ

575

696

50

61

110

133

165

200

250

303

 

0

12

Huyện Vân Đồn

140

169

140

169

 

0

 

0

 

0

 

0

13

Huyện Cô Tô

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

Ghi chú: Mật độ trồng thun loài 1.100 cây/ha, 10% cây trng dặm.

 

Phụ lục I.10: Nhu cầu giống cây thông mã Vĩ giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương

Tổng diện tích

Tng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

3.385

6.181

45

82

465

849

642

1.172

785

1.433

1.448

2.644

1

TP. Hạ Long

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

2

TP. Uông Bí

120

219

 

0

35

64

30

55

25

46

30

55

3

TP. Cẩm Phả

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

4

TP. Móng Cái

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

5

TX. Đông Triều

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

6

TX. Quảng Yên

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

7

Huyện Bình Liêu

1.370

2.502

30

55

130

237

242

442

380

694

588

1.074

8

Huyện Tiên Yên

420

767

 

0

60

110

80

146

50

91

230

420

9

Huyện Đầm Hà

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

10

Huyện Hải Hà

315

575

 

0

75

137

160

292

80

146

 

0

11

Huyện Ba Chẽ

1.160

2.118

15

27

165

301

130

237

250

457

600

1.096

12

Huyện Vân Đồn

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

13

Huyện Cô Tô

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

Ghi chú: Mật độ trng thun loài 1.660 cây/ha, 10% cây trng dặm.

 

Phụ lục I.11: Nhu cầu giống cây rừng ngập mặn giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Tỉnh, Tp/huyện

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Trồng mới

598

2.564

318

1.363

50

215

30

129

50

215

150

644

2

Làm giàu rừng

1.140

2.371

1.140

2.371

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mật độ trng 3300 cây/ha, 30% cây trng dặm.

 

Phụ lục I.12. Nhu cầu giống cây rừng khác phục vụ trồng lại sau khai thác (keo, bạch đan...) giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

TT

Tỉnh (huyện, tx, tp)

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỉnh Quảng Ninh

10.000

27.500

7.100

19.525

5.640

15.510

7.250

19.938

6.970

19.168

41.820

92.004

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mật độ trồng dưới tán rừng 2.500 cây/ha, 10% cây trồng dặm.

 

Phụ lục I.13: Nhu cầu giống cây quế giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

1.766

6.411

70

254

45

163

70

254

91

330

1.490

5.409

1

TP. Hạ Long

205

744

40

145

10

36

25

91

30

109

100

363

2

TP. Uông Bí

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

3

TP. Cẩm Phả

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

4

TP. Móng Cái

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

5

TX. Đông Triều

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

6

TX. Quảng Yên

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

7

Huyện Bình Liêu

73

265

 

0

5

18

0

0

8

29

60

218

8

Huyện Tiên Yên

235

853

5

18

5

18

10

36

15

54

200

726

9

Huyện Đầm Hà

895

3.249

20

73

15

54

30

109

30

109

800

2.904

10

Huyện Hải Hà

278

1.009

5

18

10

36

5

18

8

29

250

908

11

Huyện Ba Chẽ

80

290

 

0

 

0

 

0

 

0

80

290

12

Huyện Vân Đồn

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

13

Huyện Cô Tô

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

Ghi chú: Mật độ trồng thuần loài 3.300 cây/ha, 10% cây trồng dặm.

 

Phụ lục I.14: Nhu cầu giống cây Sở giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu ging - 1.000 cây

TT

Địa phương

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

1.359

1.241

150

137

250

228

200

183

150

137

609

556

1

TP. Hạ Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

TP. Uông Bí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

TP. Cẩm Phả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

TP. Móng Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

TX. Đông Triều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

TX. Quảng Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Huyện Bình Liêu

1.359

1.241

150

137

250

228

200

183

150

137

609

556

8

Huyện Tiên Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Huyện Đầm Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Huyện Hải Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Huyện Ba Chẽ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Huyện Vân Đồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Huyện Cô Tô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mật độ trng thuần loài 830 cây/ha, 10% cây trng dặm.

 

Phụ lục I.15: Nhu cầu giống cây thông nhựa, thông caribe giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

5.997

7.256

160

194

620

750

720

871

1.015

1.228

3.482

4.213

1

TP. Hạ Long

1.330

1.609

150

182

90

109

120

145

150

182

820

992

2

TP. Uông Bí

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

3

TP. Cẩm Phả

892

1.079

10

12

90

109

70

85

150

182

572

692

4

TP. Móng Cái

2.355

2.850

 

0

230

278

250

303

300

363

1.575

1.906

5

TX. Đông Triều

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

6

TX. Quảng Yên

260

315

 

0

50

61

75

91

135

163

 

0

7

Huyện Bình Liêu

345

417

 

0

 

0

55

67

40

48

250

303

8

Huyện Tiên Yên

265

321

 

0

35

42

50

61

60

73

120

145

9

Huyện Đầm Hà

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

10

Huyện Hải Hà

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

11

Huyện Ba Ch

180

218

 

0

50

61

20

24

30

36

80

97

12

Huyện Vân Đồn

370

448

 

0

75

91

80

97

150

182

65

79

13

Huyện Cô Tô

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

Ghi chú: Mật độ trồng thuần loài 1.100 cây/ha, 10% cây trồng dặm.

 

Phụ lục I.16: Nhu cầu ging cây trà hoa vàng giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

1.500

1.650

30

33

175

193

190

209

270

297

835

919

1

TP. Hạ Long

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

TP. Uông Bí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

TP. Cẩm Phả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

TP. Móng Cái

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

TX. Đông Triều

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

TX. Quảng Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Huyện Bình Liêu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

Huyện Tiên Yên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

Huyện Đầm Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

Huyện Hải Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

Huyện Ba Chẽ

1.500

1.650

30

33

175

193

190

209

270

297

835

919

12

Huyện Vân Đồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

Huyện Cô Tô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Mật độ trồng dưới tán rừng 850-1000 cây/ha, 10% cây trồng dặm.

 

Phụ lục I.17: Nhu cầu giống cây ba kích giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương

Tổng diện tích

Tổng nhu cầu giống

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

Diện tích

Nhu cầu giống

 

Tổng số

2.170

4.774

100

220

215

473

270

594

415

913

1.170

2.574

1

TP. Hạ Long

500

1.100

40

88

60

132

90

198

120

264

190

418

2

TP.ng Bí

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

3

TP. Cẩm Phả

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

4

TP. Móng Cái

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

5

TX. Đông Triều

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

6

TX. Quảng Yên

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

7

Huyện Bình Liêu

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

8

Huyện Tiên Yên

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

9

Huyện Đầm Hà

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

10

Huyện Hải Hà

70

154

5

11

5

11

10

22

15

33

35

77

11

Huyện Ba Chẽ

1.500

3.300

50

110

135

297

160

352

270

594

885

1.947

12

Huyện Vân Đồn

100

220

5

11

15

33

10

22

10

22

60

132

13

Huyện Cô Tô

0

0

 

0

 

0

 

0

 

0

 

0

Ghi chú: Mật độ trồng dưới tán rừng 2000 cây/ha, 10% cây trồng dặm.

 

Phụ lục I.18: Nhu cầu phát triển cây dược liệu giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

ĐVT: diện tích - ha; nhu cầu giống - 1.000 cây

TT

Địa phương
(huyện, tx, tp)

Tổng diện tích

Trong đó

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

 

Tổng số

2.135

115

380

310

300

1.030

1

TP. Hạ Long

565

50

60

50

60

345

2

TP. Uông Bí

30

5

5

5

5

10

3

TP. Cẩm Phả

100

5

10

25

20

40

4

TP. Móng Cái

 

 

 

 

 

 

5

TX. Đông Triều

 

 

 

 

 

 

6

TX. Quảng Yên

120

10

25

20

25

40

7

Huyện Bình Liêu

270

10

25

20

25

190

8

Huyện Tiên Yên

50

5

15

10

15

5

9

Huyện Đầm Hà

 

 

 

 

 

 

10

Huyện Hải Hà

 

 

 

 

 

 

11

Huyện Ba Chẽ

1.000

30

240

180

150

400

12

Huyện Vân Đồn

 

 

 

 

 

 

13

Huyện Cô Tô

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục I.19: Nhu cầu sản xuất ương dưỡng giống cho nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2022 - 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

TT

Các loài giống thủy sản

ĐVT

Nhu cầu giống thủy sn

Năm 2025

Năm 2030

 

Tổng

Triệu con

7.800

12.000

1

Giống mặn, lợ

Triệu con

7.720

11.920

1.1

Giống tôm

Triệu con

2.000

3.000

1.2

Nhuyễn thể

Triệu con

5.500

8.600

1.3

Cá biển

Triệu con

50

60

1.4

Thủy hải sản nuôi trồng khác

Triệu con

170

260

2

Giống nước ngọt

Triệu con

80

80

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02:

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN PHỤC VỤ ĐỀ ÁN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT GIỐNG PHỤC VỤ TÁI CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2022 - 2030
(Kèm theo Quyết định số: 3030/QĐ-UBND ngày 17/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên dự án

Đơn vị thực hiện

Địa điểm

Quy mô, giai đoạn đầu tư

1

Sản xuất giống lúa cấp xác nhận trên địa bàn tỉnh Qung Ninh giai đoạn 2022 - 2030

Công ty Cổ phần Giống cây trồng Quảng Ninh liên kết sản xuất với một số Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tại các địa phương Hạ Long, Đông Triều, Quảng Yên, Tiên Yên, Đầm Hà.

- Giai đoạn 2022-2025: 260 ha

- Giai đoạn 2026-2030: 800 ha.

2

Xây dựng 02 cơ sở giống cây ăn quả chất lượng cao tại Qung Ninh

Công ty cổ phần giống cây trồng Quảng Ninh; 01 cơ sở thu hút nhà đầu tư.

TX. Đông Triều; 01 cơ sở tại miền Đông

Giai đoạn 2022-2025: tổng diện tích: 4,5 ha bao gồm: (Cửa hàng giới thiệu và kinh doanh sn phẩm: 150 m2; Nhà lưới nghiên cứu: 2.000 m2; Vườn cây giống đầu dòng: 02 ha; Vườn ươm nhân giống: 02 ha).

3

Dự án phát triển sản xuất giống bố mẹ gà Tiên Yên giai đoạn 2022 - 2030

Công ty CP Phát triển chăn nuôi và Nông lâm ngư nghiệp Phúc Long; Hợp tác xã Sản xuất gà bản địa Tiên Yên; Cơ sở Đinh Quang Tưởng

Huyện Tiên Yên

Năm 2025: 14.000 con giống bố mẹ, 6.000 con giống ông bà

Năm 2030: 8.300 con giống bố mẹ; 3.300 con giống ông bà

4

Dự án Phát triển sản xuất giống bố mẹ lợn Móng Cái giai đoạn 2022 - 2030

Công ty Cphần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường, Công ty TNHH 1 TV Phát triển Nông lâm ngư Quảng Ninh, Công ty cổ phần nông nghiệp Tuấn Long, Công ty cổ phần giống vật nuôi Quảng Ninh

TP. Móng Cái, TP.Cẩm Phả, TXT Đông Triều, huyện Hải Hà.

- Đến năm 2025 toàn tỉnh có 2.700 con giống.

- Đến năm 2030 toàn tỉnh có 4.000 con giống

5

Dự án sản xuất giống nhuyễn thể tại vùng sản xuất nhuyễn thể tập trung tại huyện Vân Đồn, Quảng Ninh

Thu hút nhà đầu tư

Xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh

Giai đoạn 2022-2025: Diện tích đất (diện tích 53.296 m2) và phần diện tích mặt nước 140 ha.

6

Dự án xây dựng và chuyển hóa rừng trồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Diện tích đất giao, cho thuê của tổ chức, cá nhân trên địa bàn các địa phương: Thị xã Quảng Yên (thông nhựa); Bình Liêu (Sở); Ba Chẽ (Sa mộc); Đầm Hà, Hài Hà (Quế); Bình Liêu (Hồi).

Giai đoạn: 2022 - 2025: Quy mô 21 ha, bao gồm: (Trồng mới rừng ging vô tính (trồng bằng cây ghép): giống Thông nhựa, xuất xứ Qung Ninh (giống thông chân vịt), 3ha; giống cây Sở 3 ha; Trồng mới rừng giống hữu tính: giống cây Sa mộc 2 ha; Chuyển hóa rừng giống: Giống cây Sa mộc 5 ha; giống cây Quế 6 ha; giống cây Hồi 2 ha);

7

Dự án phát triển sản xuất giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022 - 2030

08 Công ty TNHH MTV lâm nghiệp; Trung tâm Khoa học và sản xuất LNN Quảng Ninh; HTX lâm nghiệp bền vững Ba Chẽ; Trung tâm nghiên cứu lâm sản ngoài gỗ; Công ty cổ phần Quế hồi Quảng Ninh và một số hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Quảng Ninh

- Năm 2025: 6-10 triệu cây giống các loại/năm;

- Năm 2030: Duy trì 8 triệu cây giống các loại/năm.

8

Tập huấn nâng cao năng lực quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Đối tượng tham gia tập huấn: Thanh tra Sở; Thanh tra chuyên ngành về giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản của các đơn vị: Chi cục Thú y, Chi cục thủy sản, Chi cục Bảo vệ Thực vật.... và cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng Kinh tế) các địa phương

Trên địa bàn toàn tnh

Giai đoạn 2022 - 2025

9

Tập huấn nâng cao năng lực sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Tăng cường tập huấn nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi chất lượng, sạch bệnh cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác nhân giống trên địa bàn tỉnh

Trên địa bàn toàn tỉnh

Giai đoạn 2022 - 2025

 



[1] Diện tích cây quế dược trồng tại các địa phương: Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Đầm Hà và Hi Hà.

[2] Trồng tập trung tại các xã Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc, Húc Động, Vô Ngại, thị trấn Bình Liêu huyện Bình Liêu,

[3] Thành phố Hạ Long diện tích 500 ha, huyện Hải Hả diện tích 70 ha, huyện Ba Chẽ diện tích 1.500 ha, huyện Vân Đồn diện tích 100 ha.

[4] Thành phố Hạ Long diện tích 565 ha, thành phố Móng Cái diện tích 30 ha, thành phố Cẩm Phả diện tích 100 ha, thị xã Đông Triều diện tích 120 ha, huyện Bình Liêu diện tích 270 ha, huyện Tiên Yên diện tích 50 ha.

[5] Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Quảng Ninh tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều diện tích 106 ha; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cấp tnh về thủy sản tại huyện Đầm Hà diện tích 169,5 ha; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tập trung và liên kết với dân tại huyện Đầm Hà diện tích 350 ha.

[6] Quy định các hộ gia đình, cá nhân trồng sn xuất cây gỗ lớn, cây bản địa được hỗ trợ 100% chi phí mua cây giống, mức hỗ trợ tối đa không quá 15 triệu đồng/ha. Khi triển khai Đề án sẽ thực hiện theo phương thức đặt hàng, các cơ sở sn xut ging được hỗ trợ 50% kinh phí sản xuất giống do đó giá bán các giống sẽ còn 50%, do đó nguồn kinh phí thực hiện theo Nghị quyết s337/2021/NĐ-HĐND ngày 24/3/2021 của Hội đồng nhân dân tnh sẽ hỗ trợ 50% chi phí sản xuất giống, phần còn lại hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân trồng rừng.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản