Kế hoạch 4591/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và Chiến lược phát triển thủy sản Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 4591/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và Chiến lược phát triển thủy sản Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 4591/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | huyện Cần Giờ | Người ký: | Nguyễn Văn Hồng |
Ngày ban hành: | 09/08/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4591/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | huyện Cần Giờ |
Người ký: | Nguyễn Văn Hồng |
Ngày ban hành: | 09/08/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4591/KH-UBND |
Cần Giờ, ngày 09 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 4310/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị quyết số 18-NQ/HU ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về phát triển thủy sản trên địa bàn huyện Cần Giờ đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và Chiến lược phát triển thủy sản huyện Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045:
1. Mục tiêu chung:
- Phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, hướng tới phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, tập trung phát triển đối với sản phẩm chủ lực có năng suất và giá trị kinh tế cao; đảm bảo vừa bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, vừa xây dựng được thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh nhằm nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, gắn với nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nông dân, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 4310/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Chỉ tiêu chủ yếu:
2.1. Đến năm 2025:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành thủy sản: giai đoạn 2021 - 2025 đạt 5,3%/năm. Đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 92,5% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 61.215 tấn, trong đó sản lượng khai thác 22.705 tẩn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 38.510 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 5.305 ha, trong đó phấn đấu đến năm 2025 phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao đạt 300 ha.
2.2. Đến năm 2030:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành thủy sản: giai đoạn 2026 - 2030 đạt 4,9%/năm. Đến năm 2030, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm 93% trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 75.788,5 tấn, trong đó sản lượng khai thác 27.385,2 tấn, sản lượng nuôi trồng thủy sản 48.403,3 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản 4.476,35 ha, trong đó phấn đấu đến năm 2030 phát triển diện tích nuôi tôm công nghệ cao khoảng 500 ha.
2.3. Tầm nhìn đến năm 2045:
Phát triển thủy sản huyện Cần Giờ trở thành ngành kinh tế hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH THỦY SẢN:
1. Đối với lĩnh vực khai thác thủy sản:
- Phát triển khai thác thủy sản vùng lộng có hiệu quả, bền vững trên cơ sở cân đối với trữ lượng nguồn lợi thủy sản, chuyển dần sinh kế cộng đồng ngư dân khai thác thủy sản sang phát triển nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, dịch vụ du lịch, giải trí nghề cá.
- Tổ chức lại hoạt động khai thác thủy sản vùng ven bờ, vùng nội địa hợp lý, giảm dần cường lực khai thác. Tăng cường bảo vệ, tái tạo phát triển nguồn lợi thủy sản gắn với bảo tồn đa dạng sinh học. Tiếp tục áp dụng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế hợp tác để thu hút doanh nghiệp đầu tư để hiện đại hóa quản lý nguồn lợi thủy sản và hoạt động của đội tàu khai thác xa bờ, hoàn chỉnh đầu tư dịch vụ hạ tầng cơ sở nghề cá tại các bến tàu cá xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh và Khu Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh.
2. Đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản:
- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng nuôi tập trung công nghiệp, công nghệ cao với các cơ sở sản xuất quy mô lớn, đối với các hộ nuôi quy mô nhỏ thì áp dụng công nghệ để cải tiến, nuôi không xả thải, gắn với việc bảo vệ môi trường nước nuôi trồng thủy sản, nuôi hữu cơ, phối hợp nuôi lồng bè, ao hồ tập trung và luân canh, xen canh.
- Ưu tiên phát triển các vùng nuôi chuyên canh chính cho các sản phẩm chủ lực tôm nước lợ và các sản phẩm chiến lược như cá dứa, cua, sản xuất giống nhuyễn thể (nghêu, sò, hàu). Ứng dụng công nghệ hướng đến tái tạo nước thải của nuôi trồng và chế biến thủy sản giảm sức ép lên môi trường.
- Hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phục vụ thủy sản tại các vùng nuôi chuyên canh, vùng ứng dụng công nghệ cao. Tổ chức liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất lớn và các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ thông qua phát triển kinh tế hợp tác, hỗ trợ quyền lợi chính đáng của người sản xuất. Chủ động trong việc cung ứng các sản phẩm đầu vào thiết yếu (thuốc, con giống, thức ăn). Đẩy mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển gắn với phát triển kinh tế biển.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1.1. Nội dung thực hiện:
- Tổ chức quán triệt và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045; Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030; tuyên truyền phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
- Tổ chức tham quan, học tập và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, ít chịu tác động của môi trường, nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh mang lại hiệu quả cao, các đối tượng giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tuyên truyền, nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức về xây dựng uy tín và sử dụng nhãn hiệu sản phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của huyện, góp phần bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm thủy sản Cần Giờ trên thị trường.
- Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và thay đổi thói quen của cộng đồng, ngư dân đối với chất thải nhựa đại dương trong hoạt động ngành thủy sản trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động áp dụng mô hình 3T (Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế) trong hoạt động sản xuất thủy sản và cộng đồng ngư dân ven biển.
- Quán triệt triển khai thực hiện khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở để định hướng ngành thủy sản trên địa bàn huyện phát triển bền vững trong thời gian tới.
1.2. Phân công thực hiện:
a) Giao các cơ quan đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
Tổ chức quán triệt và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045; Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030; tuyên truyền phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Quán triệt triển khai thực hiện khắc phục những hạn chế, khó khăn, vướng mắc, tạo cơ sở để định hướng ngành thủy sản trên địa bàn huyện phát triển bền vững trong thời gian tới.
b) Giao Phòng Kinh tế:
- Tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả, theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao nhận thức về xây dựng uy tín và sử dụng nhãn hiệu sản phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng của huyện, góp phần bảo vệ và phát triển thương hiệu sản phẩm thủy sản Cần Giờ trên thị trường.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tham quan, học tập và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, ít chịu tác động của môi trường, nâng cao năng lực phòng chống dịch bệnh mang lại hiệu quả cao, các đối tượng giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
c) Phòng Tài nguyên và Môi trường:
Tổ chức tuyên truyền quản lý rác thải nhựa Đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn huyện, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và thay đổi thói quen của cộng đồng, ngư dân đối với chất thải nhựa đại dương trong hoạt động ngành thủy sản trên địa bàn huyện. Tuyên truyền, đẩy mạnh các hoạt động áp dụng mô hình 3T (Tiết giảm - Tái sử dụng - Tái chế) trong hoạt động sản xuất thủy sản và cộng đồng ngư dân ven biển.
2. Hoàn chỉnh quy hoạch, phát triển đồng bộ hạ tầng phục vụ phát triển thủy sản:
2.1. Nội dung thực hiện:
- Thực hiện rà soát, quy hoạch diện tích đất nuôi trồng thủy sản, khu vực sản xuất tập trung ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, khu vực nuôi trồng các đối tượng thủy sản đặc trưng, giá trị kinh tế cao kết hợp với phát triển du lịch sinh thái; quy hoạch hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; quy hoạch phát triển các khu vực dịch vụ nông nghiệp, sản xuất giống thủy sản, hậu cần thủy sản, bến, bãi gắn với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.
- Nghiên cứu xây dựng đề án triển khai quy hoạch, phát triển hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng cấp, thoát nước riêng biệt tại khu vực nuôi thủy sản tập trung. Lồng ghép phát triển hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản vào các chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
- Đẩy mạnh triển khai hướng dẫn việc thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác và đề xuất thành phố cụ thể hóa quy định, hướng dẫn thực hiện sau giai đoạn thí điểm, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định.
- Chủ động phối hợp với chủ đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao ngành thủy sản Cần Giờ và kêu gọi đầu tư Khu Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
- Tập trung tháo gỡ các khó khăn về pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tiếp cận sử dụng quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý nhưng chưa có nhu cầu sử dụng, đất bãi bồi ven sông để nuôi trồng thủy sản với các hình thức (giao đất, thuê đất) theo quy định của pháp luật. Tiếp tục kiến nghị thành phố ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ để làm cơ sở đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng.
2.2. Phân công thực hiện:
a) Giao Phòng Kinh tế:
- Chủ trì phối hợp phòng, ban thuộc huyện tiếp tục triển khai hướng dẫn việc thực hiện thí điểm xây dựng công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp trên đất nông nghiệp khác và đất phi nông nghiệp khác và đề xuất Thành phố cụ thể hóa quy định, hướng dẫn thực hiện sau giai đoạn thí điểm, tạo điều kiện thuận lợi xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với mô hình ứng dụng công nghệ cao theo quy định.
- Chủ động phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố, chủ đầu tư tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án xây dựng Khu Nông nghiệp Công nghệ cao ngành thủy sản Cần Giờ và kêu gọi đầu tư Khu Trung tâm Thủy sản thành phố tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ.
b) Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế, các đơn vị liên quan, thực hiện rà soát, quy hoạch diện tích đất nuôi trồng thủy sản, khu vực sản xuất tập trung ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, khu vực nuôi trồng các đối tượng thủy sản đặc trưng, giá trị kinh tế cao kết hợp với phát triển du lịch sinh thái; quy hoạch hệ thống thủy lợi, giao thông, điện, nước phục vụ nuôi trồng thủy sản; quy hoạch phát triển các khu vực dịch vụ nông nghiệp, sản xuất giống thủy sản, hậu cần thủy sản, bến, bãi gắn với quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030.
- Theo dõi, đeo bám Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung tháo gỡ các khó khăn về pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tiếp cận sử dụng quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý nhưng chưa có nhu cầu sử dụng, đất bãi bồi ven sông để nuôi trồng thủy sản với các hình thức (giao đất, thuê đất) theo quy định của pháp luật. Phối hợp Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ tiếp tục kiến nghị Thành phố ban hành Quy chế quản lý rừng phòng hộ để làm cơ sở đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng.
c) Giao Phòng Quản lý đô thị:
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng đề án triển khai quy hoạch, phát triển hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030, ưu tiên phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng cấp, thoát nước riêng biệt tại khu vực nuôi thủy sản tập trung. Lồng ghép phát triển hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản vào các chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.
3. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ:
3.1. Nội dung thực hiện:
- Đề xuất nghiên cứu và nhận chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong bảo tồn nguồn gen, nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế cao; phối hợp các sở, ngành điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.
- Tổ chức ứng dụng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; công nghệ khai thác; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng trong hoạt động sản xuất thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.
- Thuần dưỡng và chọn lọc giống có chất lượng tốt các đối tượng nuôi chủ lực (tôm Sú, tôm Thẻ chân trắng, cá dứa, cá chốt, hàu, sò huyết...) đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Đề xuất nghiên cứu và nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi có giá trị cao (sò huyết, hàu, chem chép, ốc móng tay, ốc hương, ốc mỡ, cá dứa Cần Giờ...).
- Khuyến khích, đẩy mạnh sử dụng các loại thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, phòng trị bệnh; giảm, thay thế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
- Kịp thời sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác quản lý ngành (Bản đồ số hóa các vùng sản xuất thủy sản trên địa bàn thành phố phục vụ cho công tác điều tra, quy hoạch và quản lý vùng; hệ thống quan trắc cảnh báo về môi trường phục vụ sản xuất).
3.2. Phân công thực hiện:
a) Giao Phòng Kinh tế:
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản, Trường đại học nghiên cứu và nhận chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong bảo tồn nguồn gen, nhân giống thủy sản nhằm bảo tồn và phát triển các giống loài thủy sản bản địa, đặc hữu, có giá trị khoa học, kinh tế cao; phối hợp các sở, ngành điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản, môi trường sống của loài thủy sản, hình thành khu vực cư trú nhân tạo cho loài thủy sản.
- Phối hợp Chi cục Thủy sản thành phố xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu trong lĩnh vực thủy sản theo hướng chuyển đổi số, làm cơ sở phục vụ công tác quản lý ngành (Bản đồ số hóa các vùng sản xuất thủy sản trên địa bàn thành phố phục vụ cho công tác điều tra, quy hoạch và quản lý vùng; hệ thống quan trắc cảnh báo về môi trường phục vụ sản xuất).
- Tổ chức cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư, hộ gia đình, cá nhân ứng dụng và nhân rộng các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ số, công nghệ tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, dự báo ngư trường, nguồn lợi, giám sát hoạt động tàu cá; công nghệ khai thác; cơ giới hóa, tự động hóa trong khai thác; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch; công nghệ tiết kiệm nhiên liệu, năng lượng trong hoạt động sản xuất thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, đặc biệt đối với các hệ thống nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi hữu cơ, sinh thái.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng nghiên cứu, thuần dưỡng và chọn lọc giống có chất lượng tốt các đối tượng nuôi chủ lực (tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá dứa, cá chốt, hàu, sò huyết...) đáp ứng nhu cầu giống có chất lượng cao, sạch bệnh cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Đề xuất nghiên cứu và nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi có giá trị cao (sò huyết, hàu, chem chép, ốc móng tay, ốc hương, ốc mỡ, cá dứa Cần Giờ...).
b) Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Vận động hộ dân sản xuất nông nghiệp nghiên cứu, học tập, tham quan các mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến; tổ chức nhận chuyển giao, ứng dụng công nghệ sản xuất giống một số đối tượng nuôi có giá trị cao (sò huyết, hàu, chem chép, ốc móng tay, ốc hương, ốc mỡ, cá dứa Cần Giờ...).
- Vận động, khuyến khích các doanh nghiệp, người dân đẩy mạnh sử dụng các loại thuốc, chế phẩm sinh học phục vụ công tác kiểm soát, khống chế dịch bệnh; ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo trong chẩn đoán, phòng trị bệnh; giảm, thay thế sử dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản.
4. Tổ chức sản xuất thủy sản, chế biến thủy sản:
4.1. Nội dung thực hiện:
a) Khai thác thủy sản:
- Tổ chức lại lực lượng đánh bắt thủy sản theo hướng tăng cường khai thác vùng lộng, vùng khơi; chuyển đổi ngành nghề khai thác thủy sản mang tính lạm sát nguồn lợi thủy sản và chuyển sang phát triển ngành nghề khai thác có tính chọn lọc.
- Chủ động đề xuất và phối hợp điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hàng năm; điều tra, đánh giá, xác định trữ lượng nguồn lợi thủy sản (định kỳ 05 năm/lần); giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Hỗ trợ phát triển tàu cá đánh bắt thủy sản xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá; tổ chức khai thác thủy sản theo mô hình tổ, đội, hợp tác xã; theo hình thức đồng quản lý kết hợp bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản; tổ chức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác và ngư dân. Thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro.
- Tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm Luật Thủy sản năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành; vi phạm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
b) Nuôi trồng thủy sản:
- Xây dựng và hoàn thiện các chuỗi giá trị cho sản phẩm tôm nước lợ, cá dứa Cần Giờ... Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng rộng rãi sản xuất an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đảm bảo gắn với điều kiện an toàn thực phẩm và thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (GAP), gắn kết doanh nghiệp, hợp tác xã và ngư dân từ sản xuất giống, thức ăn, công nghiệp phụ trợ đến nuôi, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến công nghiệp, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ đối tượng chủ lực, trong đó chú trọng khâu sản xuất ban đầu đảm bảo chất lượng từ con giống, quy trình nuôi, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.
- Đề xuất nghiên cứu, từng bước hình thành và phát triển các khu nuôi trồng thủy sản trên biển tập trung với cơ cấu và tổ chức sản xuất hợp lý, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp sức tải môi trường vùng ven biển. Ứng dụng các mô hình nuôi biển công nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến, chọn các đối tượng nuôi phù hợp như: hàu, cá bớp, cá mú, cá chim, cá chẽm... Tăng cường kiểm soát chất lượng nguồn giống thủy sản đưa vào sản xuất, thuần dưỡng trên địa bàn huyện. Kiên quyết không để các đối tượng thủy sản ngoại lai tác động xấu đến đa dạng sinh học và nghề nuôi thủy sản.
- Triển khai công tác kiểm tra các cơ sở vật tư nông nghiệp, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống thủy sản phục vụ nuôi trồng thủy sản. Chủ động các biện pháp phòng chống dịch bệnh thủy sản, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của nông dân, phòng trừ dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; tăng cường kiểm tra chất lượng con giống, xử lý dập dịch bệnh. Triển khai có hiệu quả việc xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh trên thủy sản.
c) Chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm thủy sản:
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.
- Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và sản phẩm ngành chế biến thực phẩm trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2020 - 2025. Đẩy mạnh quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản (tôm nước lợ, cá dứa Cần Giờ, hàu...). Phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị cao. Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định trong nước và quốc tế.
- Nâng cao tỷ trọng sản phẩm chế biến có chất lượng, sức cạnh tranh cao phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm chế biến sâu; tiếp tục xây dựng một số thương hiệu cho nhóm sản phẩm thủy sản huyện: tôm nước lợ, hàu; tiếp tục quảng bá, bảo vệ và phát triển thương hiệu Khô cá dứa Cần Giờ...
4.2. Phân công thực hiện:
a) Giao Phòng Kinh tế:
- Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức rà soát, cơ cấu lại phương tiện tàu cá đánh bắt thủy sản theo hướng tăng cường khai thác vùng lộng, vùng khơi; xây dựng lộ trình chuyển đổi ngành nghề khai thác thủy sản mang tính lạm sát nguồn lợi thủy sản và chuyển sang phát triển ngành nghề khai thác có tính chọn lọc.
- Chủ động đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản thành phố điều tra, đánh giá nghề cá thương phẩm hàng năm; điều tra, đánh giá, xác định trữ lượng nguồn lợi thủy sản (định kỳ 05 năm/lần); đồng thời đề xuất Chi cục Thủy sản thành phố tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giảm thiểu, tiến tới chấm dứt các nghề khai thác có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi các nghề xâm hại lớn đến nguồn lợi, sử dụng nhiều nhiên liệu sang các nghề thân thiện với môi trường và nguồn lợi thủy sản.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển thủy sản nhằm hỗ trợ phát triển tàu cá đánh bắt thủy sản xa bờ và dịch vụ hậu cần nghề cá; tổ chức thành lập mô hình khai thác thủy sản theo mô hình tổ, đội, hợp tác xã; theo hình thức đồng quản lý kết hợp bảo vệ phát triển nguồn lợi thủy sản; tổ chức liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác và ngư dân. Thông tin liên lạc, cảnh báo thiên tai kịp thời cho ngư dân trên biển, bảo đảm an toàn đi biển, tổ chức ứng cứu kịp thời khi có rủi ro.
- Thành lập tổ kiểm tra liên ngành bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nhằm tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vi phạm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm sản phẩm chủ lực, đặt trưng, gắn kết doanh nghiệp, hợp tác xã và ngư dân từ sản xuất giống, thức ăn, công nghiệp phụ trợ đến nuôi, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, chế biến công nghiệp, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Tổ chức liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ đối tượng chủ lực, trong đó chú trọng khâu sản xuất ban đầu đảm bảo chất lượng từ con giống, quy trình nuôi, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm thủy sản.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện đề xuất sở, ngành thành phố nghiên cứu, từng bước hình thành và phát triển các khu nuôi trồng thủy sản trên biển tập trung với cơ cấu và tổ chức sản xuất hợp lý, gắn với việc bảo vệ môi trường sinh thái, phù hợp sức tải môi trường vùng ven biển. Ứng dụng các mô hình nuôi biển công nghệ kỹ thuật hiện đại tiên tiến, chọn các đối tượng nuôi phù hợp như: hàu, cá bớp, cá mú, cá chim, cá chẽm...
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng nguồn giống thủy sản đưa vào sản xuất, thuần dưỡng trên địa bàn huyện. Kiên quyết không để các đối tượng thủy sản ngoại lai tác động xấu đến đa dạng sinh học và nghề nuôi thủy sản. Tổ chức triển khai công tác kiểm tra các cơ sở vật tư nông nghiệp, thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản. Phối hợp Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố xây dựng bản đồ dịch tễ nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh trên thủy sản.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 16 tháng 8 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ngành chế biến thủy sản giai đoạn 2021 - 2030. Tiếp tục xây dựng một số thương hiệu cho nhóm sản phẩm thủy sản huyện: tôm nước lợ, hàu; tiếp tục quảng bá, bảo vệ và phát triển thương hiệu Khô cá dứa Cần Giờ...
b) Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; vi phạm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
- Chủ động tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh, cơ sở thu mua sản phẩm thủy sản kinh doanh các loại ngư lưới cụ cấm khai thác thủy sản, mua bán các loài thủy sản thuộc danh mục cấm khai thác đánh bắt, các loài thủy sản chưa đạt kích cỡ cho phép khai thác đánh bắt; đồng thời, phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thức ăn thủy sản, thuốc thú y và sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản; kiểm tra, kiểm soát nguồn giống thủy sản nhập vào địa bàn huyện.
5.1. Nội dung thực hiện:
- Thành lập Khu Bảo tồn biển Cần Giờ, phát triển bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái; xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản; tổ chức bảo tồn, khai thác nguồn lợi thủy sản và phát triển nuôi trồng thủy sản gắn kết chặt chẽ, hài hòa với phát triển các ngành kinh tế khác như du lịch, giao thông và phát triển đô thị.
- Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản, thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa, đặc hữu vào vùng nước tự nhiên nội địa, vùng ven biển và vùng biển.
- Phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác thủy sản. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định Luật Thủy sản. Xây dựng phương án chuyển đổi nghề cho các hộ, cá nhân sử dụng ngư cụ khai thác mang tính lạm sát, đồng thời kịp thời triển khai, vận dụng các chính sách hiện có để hỗ trợ chuyển đổi nghề theo quy định.
5.2. Phân công thực hiện:
a) Giao Phòng Kinh tế:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện đề xuất Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Khu Bảo tồn biển Cần Giờ, phát triển bảo tồn biển gắn với du lịch sinh thái; Chủ trì, phối hợp Chi cục Thủy sản thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức xây dựng mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
- Hàng năm, tham mưu Ủy ban nhân dân huyện kế hoạch tổ chức thả tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản, thả bổ sung loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, khoa học; loài thủy sản bản địa, đặc hữu vào vùng nước tự nhiên nội địa, vùng ven biển và vùng biển.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ nguồn lợi thủy sản, nâng cao hiệu quả kiểm tra, xử lý vi phạm về khai thác thủy sản. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm quy định Luật Thủy sản. Xây dựng phương án chuyển đổi nghề cho các hộ, cá nhân sử dụng ngư cụ khai thác mang tính lạm sát, đồng thời kịp thời triển khai, vận dụng các chính sách hiện có để hỗ trợ chuyển đổi nghề theo quy định.
b) Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho ngư dân không khai thác đánh bắt các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm; loài thủy sản có giá trị kinh tế, nghiên cứu khoa học.
- Chủ động xây dựng phương án chuyển đổi nghề cho các hộ, cá nhân sử dụng ngư cự khai thác mang tính lạm sát trên địa bàn quản lý, đồng thời kịp thời triển khai, vận dụng các chính sách hiện có để hỗ trợ chuyển đổi nghề theo quy định.
6.1. Nội dung thực hiện:
- Triển khai Quyết định số 4306/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa Đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn thành phố.
- Áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất thủy sản. Có biện pháp quản lý, khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tái chế các phế phụ phẩm từ hoạt động sản xuất thủy sản.
- Kịp thời thông tin kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản (đất, nước ở các vị trí đầu nguồn cấp vào khu vực nuôi và trong ao nuôi trồng thủy sản). Phối hợp điều tra, đánh giá việc bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản đề ra các biện pháp xử lý nhằm giảm nguồn ô nhiễm, chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.
6.2. Phân công thực hiện:
a) Giao Phòng Kinh tế: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 4306/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về ban hành kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa Đại dương ngành thủy sản giai đoạn 2020 - 2030 trên địa bàn thành phố. Đồng thời, hàng năm xây dựng kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa Đại dương ngành thủy sản trên địa bàn huyện.
b) Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức lấy mẫu giám sát tại khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung, đặc biệt khu vực nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao để kịp thời thông tin kết quả quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản (đất, nước ở các vị trí đầu nguồn cấp vào khu vực nuôi và trong ao nuôi trồng thủy sản). Phối hợp điều tra, đánh giá việc bảo vệ môi trường trong hoạt động nuôi trồng thủy sản đề ra các biện pháp xử lý nhằm giảm nguồn ô nhiễm, chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát và tổ chức quản lý, giám sát cộng đồng để quản lý môi trường và áp dụng các hình thức xử phạt nghiêm đối với các cơ sở sản xuất không tuân thủ quy định của pháp luật.
c) Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn:
- Tổ chức tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh giống thủy sản, vật tư nuôi trồng thủy sản, cộng đồng ngư dân ven biển, chủ phương tiện khai thác đánh bắt thủy sản, khách du lịch và các tổ chức, doanh nghiệp có hoạt động ven hoặc trên biển không sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy; không vứt bỏ ngư cụ khai thác thủy sản ở ven và trên biển; hạn chế việc làm mất ngư cụ trong quá trình khai thác thủy sản.
- Tổ chức kiểm soát và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý rác thải nhựa đại dương ngành thủy sản trên địa bàn quản lý.
7. Triển khai kịp thời, có hiệu quả và chủ động đề xuất các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản:
7.1. Nội dung thực hiện:
- Kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ của Trung ương, Thành phố về đất đai, mặt nước trong thực hiện các chính sách giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, mặt nước, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ các quy định, hướng dẫn của các bộ, ngành, thành phố, ưu tiên thực hiện các chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ; giảm cường lực khai thác ven bờ để bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản lạm sát sang các ngành nghề khác; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản; tham gia tìm kiếm cứu nạn trên biển, tham gia bảo vệ quốc phòng an ninh chủ quyền biển, đảo, đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản; nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; hỗ trợ mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho tổ chức cộng đồng tham gia quản lý, bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ, khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển.
- Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản; chính sách tín dụng đầu tư phát triển; chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển; chính sách thương mại.
7.2. Phân công thực hiện:
a) Giao Phòng Kinh tế: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ của Trung ương, Thành phố về tín dụng đầu tư phát triển thủy sản, mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển; chính sách về nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, giảm giá thành sản xuất, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu theo quy định của pháp luật.
b) Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ của Trung ương, thành phố về đất đai, mặt nước trong thực hiện các chính sách giao, cho thuê, thu hồi, trưng dụng đất, mặt nước, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật.
c) Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi thuế, phí đối với các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản nhằm tạo điều kiện phát triển thủy sản; chính sách tín dụng đầu tư phát triển; chính sách bảo hiểm, ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm cho tàu cá và thuyền viên; người lao động và cơ sở nuôi trồng thủy sản trên biển; chính sách thương mại theo quy định pháp luật.
8. Mở rộng thị trường, tạo liên kết tiêu thụ sản phẩm:
8.1. Nội dung thực hiện:
- Mở rộng các sản phẩm đặc trưng của huyện, tham gia phân hạng sản phẩm OCOP từ 03 sao trở lên, triển khai Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
- Tăng cường tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử của thành phố; kịp thời thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và các bên có liên quan. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản có lợi thế cạnh tranh cao.
- Nghiên cứu hình thành các hội nghề nghiệp để giới thiệu, quảng bá, bảo vệ các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như: Hội Cá dứa Cần Giờ, Hội Tôm nước lợ Cần Giờ..., nâng cao tính cộng đồng phát triển thương hiệu sản phẩm đặc sản Cần Giờ.
8.2. Phân công thực hiện:
* Giao Phòng Kinh tế:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện kế hoạch triển khai Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về phê duyệt Chương trình xúc tiến thương mại tiêu thụ sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp và sản phẩm OCOP trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025.
- Theo dõi, đeo bám Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp thành phố để tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, thương mại điện tử của thành phố; kịp thời thông tin thị trường, thương mại thủy sản cho doanh nghiệp, cán bộ quản lý và các bên có liên quan. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu các sản phẩm thủy sản có lợi thế cạnh tranh cao.
- Chủ trì, phối hợp sở, ngành thành phố nghiên cứu hình thành các hội nghề nghiệp để giới thiệu, quảng bá, bảo vệ các sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như: Hội Cá dứa Cần Giờ, Hội Tôm nước lợ Cần Giờ..., nâng cao tính cộng đồng phát triển thương hiệu sản phẩm đặc sản Cần Giờ.
9. Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực:
9.1. Nội dung thực hiện:
- Thực hiện công khai, minh bạch, hiệu quả các chương trình, đề án phát triển thủy sản đã được phê duyệt. Tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản, kiểm soát giống thủy sản, vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển. Nâng cao năng lực quản lý thủy sản theo hướng hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ số trong quản lý giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh thủy sản.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ quản lý lĩnh vực thủy sản, có khả năng ứng dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành đảm bảo năng lực triển khai các định hướng lớn của huyện trong quá trình phát triển và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên môn sâu trong các lĩnh vực về nghiên cứu, bảo tồn và sản xuất giống thủy sản. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
9.2. Phân công thực hiện:
a) Giao Phòng Kinh tế:
- Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động thủy sản, kiểm soát giống thủy sản, vật tư nông nghiệp phục vụ cho sản xuất, bảo vệ nguồn lợi thủy sản gắn với bảo vệ ngư dân và quốc phòng an ninh trên biển.
- Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thủy sản để nâng cao năng lực quản lý thủy sản theo hướng hiện đại; ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ số trong quản lý giống, vật tư thủy sản, phòng trừ dịch bệnh thủy sản.
- Chủ trì, phối hợp Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Phân hiệu Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Trung cấp Nông nghiệp thành phố mở các lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động thôn, đặc biệt các ngành nghề ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao trình độ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề cho đội ngũ lao động trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản.
b) Giao Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: Thực hiện rà soát nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động trên địa bàn, tuyên truyền vận động người dân tham gia học các lớp nghề nông nghiệp phù hợp trình độ để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã, thị trấn.
1. Kinh phí thực hiện: Các phòng, ban thuộc huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, hàng năm lập dự trù kinh phí thực hiện và tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách nhà nước của các cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân huyện bố trí kinh phí để triển khai thực hiện kế hoạch theo đúng quy định.
2. Nguồn kinh phí thực hiện: từ nguồn ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Các phòng, ban huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn được giao là cơ quan chủ trì thực hiện các nội dung tại Mục III của Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và chiến lược phát triển thủy sản Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả; gửi kế hoạch của cơ quan, đơn vị đến Ủy ban nhân dân huyện thông qua Phòng Kinh tế để tổng hợp.
- Chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách được phê duyệt theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch.
2. Giao Phòng Kinh tế có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công nêu trên của các phòng, ban thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và cơ quan, đơn vị có liên quan bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ và báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân huyện.
3. Phòng Tài chính - Kế hoạch bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và Chiến lược phát triển thủy sản Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết phát triển thủy sản và Chiến lược phát triển thủy sản Cần Giờ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây