533205

Công văn 6435/BCT-TTTN năm 2022 về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành

533205
LawNet .vn

Công văn 6435/BCT-TTTN năm 2022 về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu do Bộ Công thương ban hành

Số hiệu: 6435/BCT-TTTN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Đỗ Thắng Hải
Ngày ban hành: 18/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 6435/BCT-TTTN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Công thương
Người ký: Đỗ Thắng Hải
Ngày ban hành: 18/10/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6435/BCT-TTTN
V/v tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu

Hà Nội, ngày 18 tháng 10 năm 2022

 

Kính gửi: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Từ cuối năm 2021, đặc biệt kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine xy ra (bắt đầu từ tháng 2 năm 2022), thị trường xăng dầu thế giới có din biến phức tạp, nguồn cung khan hiếm, giá liên tục tăng cao (giá xăng du thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57-85% so với cùng kỳ năm 2021). Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên lục. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phm xăng du thế giới lại có xu hướng tăng trlại do quyết định giảm sn ợng khai thác dầu của Opec+ và hiện nay tiếp tục có diễn biến phức tạp.

Trong thời gian gần đây, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, tập trung tại một số tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Bình Phước, Đắk Lắk... Theo báo cáo của nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, ngoài nguyên nhân khách quan do nguồn cung xăng dầu trên thế giới khan hiếm, còn có nguyên nhân là do từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu tăng mạnh và một số doanh nghiệp đầu mi không có đnguồn tài chính để nhập hàng do không đhạn mức tín dụng và nguồn ngoại tệ nên chủ yếu chỉ duy trì lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phi của doanh nghiệp và duy trì lượng dự trữ tồn kho theo quy định. Nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đã tiết giảm chi phí kinh doanh, trong đó có việc giảm mạnh chiết khấu bán hàng dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ kinh doanh xăng du thua lỗ.

Nhm hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, Bộ Công Thương đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại:

1. Có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nâng hạn mức tín dụng, tiếp cận lãi suất ưu đãi, nguồn ngoại tệ nhằm giúp các doanh nghiệp tăng nguồn lực tài chính, giảm chi phí để nhập khẩu hoặc mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước;

2. Tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, mua ngoại tệ để nhanh chóng thực hiện các thủ tục mua xăng dầu nhằm kịp thời bổ sung nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

(Danh sách cụ thcác doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu đnghị được hỗ trợ từ các Ngân hàng thương mại gửi quý Cơ quan tại Phụ lục kèm theo).

Rất mong sự phối hợp hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam./.

 


Nơi nhận:
- Như trên:
-
TTgCP (để b/c);
- PTTg Lê Mi
nh Khái (để b/c);
- PTTg Lê V
ăn Thành (để b/c);
-
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên (để b/c);
- VPCP (V
KTTH);
-
HH Xăng dầu VN;
- Các doanh nghiệp liên quan;
- Lưu: VT, TTTN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Thắng Hải

 

PHỤ LỤC

CÁC ĐỀ XUẤT HỖ TRỢ VỀ TÍN DỤNG
(Kèm theo công văn số 6435/BCT-TTTN ngày 18 tháng 10 năm 2022)

STT

Thương nhân đu mối

Ngân hàng

Đề xuất

1

Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank

Không tính trong giới hạn tăng trưởng tín dụng đối với các khoản Ngân hàng thương mại khi đã cho Petrolimex vay khoảng 6.000 tỷ đồng để nhập mua xăng du (Vietcombank 2.500 tỷ, BIDV 2.500 tỷ, Viettinbank 1.000 tỷ)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Bidv

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Vietinbank

2

Tổng công ty thương mại Xuất nhập khẩu Thanh lễ

Ngân hàng TMCP Quốc tế VN - (VIB Bank)

Hỗ trợ thanh toán LC mở nhập hàng từ Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR)

Ngân hàng TMCP Công thương Vn - CN Bình Dương

Hỗ trợ thanh toán LC nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài

Ngân hàng TMCP Đầu tư Phát triển VN - CN Bình Dương

Hỗ trợ thanh toán LC nhập khẩu xăng dầu từ nước ngoài

3

Công ty TNHH Hi Linh

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Hỗ trợ nới Room tín dụng cho doanh nghiệp để đảm bo hoạt động kinh doanh, nguồn cung cho thị trường trong nước

4

Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Bổ sung vay vốn lưu động 500 tỷ để thanh toán tiền nhập khẩu xăng dầu hay mua từ nhà máy lọc dầu trong nước

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Bổ sung vay vốn lưu động 500 tỷ để thanh toán tiền nhập khẩu xăng dầu hay mua từ nhà máy lọc dầu trong nước

5

Công ty TNHH Trung Linh Phát

Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang

Tạo điều kiện hỗ trợ mở hạn mức lên 5.000 tỷ đồng

Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - Hội sở Hà Nội

Tạo điều kin hỗ trợ mở hạn mức lên 1.000 tỷ đồng

6

Công ty cổ phần xăng dầu và dịch vụ hàng hải S.T.S

Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex - CN Sài Gòn (PGBANK) (TP Hà Nội)

Đảm bảo hạn mức giải ngân (450 tỷ) và mở LC cho tới 600 tỷ

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) - CN Sở Giao dịch 1

Đảm bảo hạn mức giải ngân (250 tỷ) và mở LC cho tới 500 tỷ

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) - CN TP. Hồ Chí Minh

Đảm bảo hạn mức giải ngân (350 tỷ) và mở LC cho tới 350 tỷ

7

Công ty cổ phần vật tư xăng dầu Hải Dương

Ngân hàng Thương mại cphần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Đề xuất tăng hạn mức tín dụng lên do giá dầu sẽ có xu hướng tăng trở lại trong thời gian tới

Ngân hàng Thương mại cổ phn Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Đề xuất tăng hạn mức tín dụng lên do giá dầu sẽ có xu hướng tăng trở lại trong thời gian tới

8

Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hi Hà

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

Hạn mức đề xuất tăng đmở LC 1.500 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Hạn mức đxuất tăng để mở LC 3.000 tỷ đồng

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

Hạn mức đxuất tăng để mở LC 5.000 tỷ đồng

Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HD Bank)

Hạn mức đề xuất tăng để m LC 1.600 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TP Bank)

Hạn mức đề xuất tăng để mLC 1.000 tỷ đồng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB Bank)

Hạn mức đề xuất tăng để mở LC 500 tỷ đồng

9

Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt nam

Đề nghị xem xét, nâng cấp tín dụng cho Công ty vay vốn để thuận lợi trong việc mở LC thanh toán, thanh khon tiền mua xăng dầu cho các nhà cung cấp trong nước và quốc tế

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

 

Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

Ngân hàng TMCP Á Châu

10

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh

Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Bắc Đà Nng

Nới room tín dụng khoảng 200 tỷ để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh

11

Công ty cổ phần thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu

Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV)

Đề nghị 02 ngân hàng cấp cho Công ty khoản tín dụng 700 tỷ nhằm nhập khẩu theo hạn mức tối thiểu và dự trữ bắt buộc

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

12

Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội

Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Điện Biên Phủ

Giảm lãi suất vay, và nới hạn mức tín dụng thêm 300 tỷ

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long

Nới hạn mức tín dụng thêm 200 tỷ

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch 3

Nới hạn mức tín dụng thêm 550 tỷ

13

Công ty cổ phần XNK Xăng dầu Tín Nghĩa

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Bổ sung room tín dụng 143 tỷ

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - VP Bank

Bổ sung room tín dụng 150 tỷ

Ngân hàng khác

115 tỷ

14

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Đnghị nâng room tín dụng lên 2.500 tỷ

15

Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank

Đề nghị có chính sách về lãi suất cho vay tối ưu dưới 5%/năm, ngoài ra có kế hoạch đảm bảo đủ room tín dụng đã cam kết và xem xét nới room tín dụng tăng thêm 30% để hỗ trợ cho hoạt động nhập khẩu xăng dầu liên tục

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

16

Công ty TNHH Thương mại vn tải và Du lịch Xuyên Việt Oil

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)

Đề nghị gỡ bỏ các hình thức xử lý bằng biện pháp hành chính do nợ thuế và tạo điều kiện cho công ty được hoạt động liên tục, nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo nguồn cung cho thị trường trong nước

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác