521320

Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

521320
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 1324/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu: 1324/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
Ngày ban hành: 05/07/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1324/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
Người ký: Nguyễn Thị Quyên Thanh
Ngày ban hành: 05/07/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1324/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025;

Căn cứ Kế hoạch số 94-KH/TU, ngày 31/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VH,TT&DL;
- TT.TU, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBNDT;
- Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các cơ quan Đảng thuộc Tỉnh ủy;
- Cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- CVP, các Phó CVP.UBNDT;
- Báo VL; Đài PT-TH VL;
- Phòng VH-XH; KTNV;
- Lưu: VT, 3.04.02.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Quyên Thanh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI ĐẾN NĂM 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số      /QĐ-UBND, ngày      /6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Căn cứ Quyết định số 2238/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 13/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025;

Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực gia đình tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động trong phòng, chống bạo lực gia đình để từng bước giảm dần tình trạng bạo lực gia đình, kịp thời hỗ trợ người bị bạo lực gia đình trên địa bàn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đạt 40% số hộ gia đình tham gia các buổi nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực gia đình do Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức tại các ấp, khóm, khu phố.

- Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long có ít nhất 01 chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng định kỳ hàng tháng.

- Phấn đấu đạt trên 70% người có nguy cơ bị bạo lực gia đình được trang bị kiến thức, kỹ năng về ứng phó khi bị bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đạt 95% những người bị bạo lực gia đình khi phát hiện được bảo vệ, trợ giúp pháp lý và chăm sóc sức khỏe.

- Phấn đấu đạt trên 80% những người có hành vi bạo lực gia đình khi phát hiện được tư vấn, cung cấp kiến thức, kỹ năng kiểm soát hành vi bạo lực gia đình.

- Tỉnh có cộng tác viên dân số thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.

- Đạt 95% xã, phường, thị trấn duy trì Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu 100% đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình các cấp được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp liên ngành giữa các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và địa phương trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch

Rà soát, đề xuất cơ quan có thẩm quyền chế độ chính sách hỗ trợ đội ngũ cán bộ tham gia công tác phòng, chống bạo lực gia đình và cộng tác viên dân số tham gia phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.

Xây dựng Kế hoạch cụ thể hóa việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu về công tác phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

Xây dựng, củng cố mạng lưới phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; cộng tác viên dân số thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về gia đình và thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

Quy định trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức và địa phương nếu để xảy ra tình trạng bạo lực gia đình trong phạm vi quản lý.

2. Xây dựng và vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình

Xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên thực hiện nhiệm vụ về phòng, chống bạo lực gia đình.

Nghiên cứu, xây dựng và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ tư vấn hôn nhân và gia đình; tư vấn, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình.

Nâng cao năng lực cho người tham gia cung cấp dịch vụ hỗ trợ, phòng ngừa bạo lực gia đình.

Duy trì và triển khai nhân rộng các Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.

3. Thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình

Tổ chức truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với từng đối tượng, đặc biệt quan tâm đến vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Đa dạng hóa các hình thức, sản phẩm thông tin, truyền thông, giáo dục về phòng, chống bạo lực gia đình. Khuyến khích tổ chức sáng tác các chương trình, tác phẩm văn học nghệ thuật, hoạt động thể thao thực hiện truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình.

Các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng, duy trì các chuyên trang, chuyên mục với thời lượng và khung giờ phát sóng phù hợp nhằm tăng hiệu quả tuyên truyền, sức lan tỏa trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Lồng ghép kiến thức phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học; tăng cường sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong phòng, chống bạo lực gia đình.

4. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình các cấp, các ngành

Tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình các cấp; nâng cao năng lực cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên, hòa giải viên về phòng, chống bạo lực gia đình.

5. Triển khai thực hiện chuyển đổi số cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, thực hiện chuyển đổi số cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình.

Ưu tiên đầu tư, nghiên cứu các chương trình, đề án, dự án khoa học về phòng, chống bạo lực gia đình.

6. Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.

Giải quyết kịp thời các khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định.

Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật trong phòng, chống bạo lực gia đình.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch bố trí từ ngân sách nhà nước; căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động lập dự toán chi hàng năm đề nghị cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Lồng ghép nguồn kinh phí từ các Chương trình, Đề án khác có liên quan; nguồn vốn tài trợ, huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác (nếu có).

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên phạm vi toàn tỉnh.

Xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình. Triển khai thực hiện Đề án chuyển đổi số dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình; điều tra quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hướng dẫn quy trình tiếp nhận, xử lý vụ việc bạo lực gia đình; quy trình bảo vệ an toàn, hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, cung cấp và tư vấn thông tin về quyền và nghĩa vụ cho người bị bạo lực theo nhóm đối tượng.

Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình cho thành viên Ban chỉ đạo công tác gia đình, đội ngũ cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình các cấp.

Chủ trì, kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Kế hoạch; phối hợp cơ quan có liên quan tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; đề xuất biểu dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân xuất sắc trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến công tác phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực đối với trẻ em trong môi trường gia đình; lồng ghép việc tiếp nhận, xử lý thông tin về các vụ việc liên quan đến bạo lực, xâm hại trẻ em trong gia đình trên Tổng đài điện thoại Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.

Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và cơ quan có liên quan xây dựng mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình, thu thập thông tin về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình ở cơ sở.

3. Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp cơ quan có liên quan kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi liên quan đến bạo lực gia đình; bảo vệ quyền và lợi ích của người bị bạo lực gia đình; giáo dục, xử lý người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định pháp luật.

Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan có liên quan hướng dẫn quy trình tiếp nhận, xử lý vụ việc bạo lực gia đình; tham gia giải quyết vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình ngay từ đầu, củng cố hồ sơ để làm cơ sở xử lý theo quy định.

Phối hợp báo cáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm xử lý.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh và đổi mới các hình thức tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới.

5. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chỉ đạo lồng ghép kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình vào chương trình giáo dục, đào tạo phù hợp với các cấp học, bậc học.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục. Chú trọng công tác giáo dục lối sống, kỹ năng sống; kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; giáo dục phòng, chống bạo lực gia đình trong các cơ sở giáo dục.

6. Sở Tư pháp

Phối hợp cơ quan có liên quan tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình; tăng cường xây dựng tài liệu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ hòa giải viên cơ sở trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra và thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị bạo lực gia đình theo quy định pháp luật.

7. Sở Tài chính

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao hàng năm của các cơ quan, đơn vị, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Phối hợp thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch theo quy định.

8. Các sở, ban, ngành có liên quan: Tham gia thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.

9. Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long, Báo Vĩnh Long

Chủ trì, theo dõi, báo cáo kết quả thực hiện Mục tiêu 2 của Kế hoạch; có ít nhất 01 chuyên mục về phòng, chống bạo lực gia đình được phát sóng định kỳ hàng tháng.

Tăng cường xây dựng các chuyên trang về phòng, chống bạo lực gia đình; giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; biểu dương tập thể, cá nhân có sáng kiến, đóng góp tích cực trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; phê phán những tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và các tệ nạn xã hội,...

10. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh

Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người tham gia xét xử các vụ án về bạo lực gia đình.

Phối hợp báo cáo số liệu về phòng, chống bạo lực gia đình thuộc trách nhiệm xử lý.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong các cấp hội. Phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch.

Tham gia giám sát và phản biện xã hội trong việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng, chống bạo lực gia đình; khuyến khích, vận động hội viên tham gia hoạt động mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình, đăng ký làm địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; Tổ tư vấn về hôn nhân gia đình,...

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch ở địa phương; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của địa phương.

Bố trí ngân sách nhà nước để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch.

Chỉ đạo thực hiện việc việc phổ biến chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình lồng ghép trong nội dung sinh hoạt của tổ nhân dân tự quản, tổ dân phố, khu dân cư; nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở địa phương; phát triển địa chỉ tin cậy ở cộng đồng, đường dây nóng báo tin về bạo lực gia đình. Củng cố, duy trì hoạt động mô hình can thiệp phòng, chống bạo lực gia đình lồng ghép tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình.

Triển khai đội ngũ cộng tác viên dân số thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại các ấp/khóm/khu phố.

Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát và chỉ đạo xử lý nghiêm, kịp thời các vụ việc bạo lực gia đình trên địa bàn. Tổ chức tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Kế hoạch; biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích tiêu biểu trong triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.

V. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được giao tại Kế hoạch. Định kỳ hằng năm lồng ghép báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch vào Báo cáo công tác gia đình hàng năm gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 05 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.

Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị và địa phương phản ánh về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản