519392

Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2022 về ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

519392
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2022 về ứng phó thảm họa động đất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu: 124/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk Người ký: Võ Văn Cảnh
Ngày ban hành: 15/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 124/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
Người ký: Võ Văn Cảnh
Ngày ban hành: 15/06/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 124/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

1. Tình hình động đất

- Những năm gần đây thảm họa động đất xảy ra ở một số Quốc gia trên thế giới (Chile, Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, Peru…) với mật độ dày và cấp độ mạnh hơn, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Động đất rất khó dự báo trước, từ lúc xuất hiện các dấu hiệu đến khi xảy ra chỉ trong thời gian rất ngắn, rất khó để dự báo chính xác thời điểm và vị trí xảy ra động đất; khả năng dự báo chỉ dựa vào tài liệu thống kê tần suất xảy ra động đất trong lịch sử.

- Việt Nam nằm trong vùng có hoạt động kiến tạo trung bình trong kỷ địa chất hiện đại. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay, động đất xảy ra ngày càng nhiều hơn, có năm ghi nhận hơn 10 trận động đất, điển hình là trận động đất năm 1935 tại lòng chảo Điện Biên (nay là thành phố Điện Biên Phủ) với cường độ 6,75 độ Richter, trận động đất năm 1983 tại huyện Tuần Giáo/Điện Biên với cường độ 6,8 độ Richter. Đối với khu vực Tây nguyên, từ ngày 18 đến 21/4/2022, trên địa bàn tỉnh Kon Tum xảy ra 11 trận động đất có cường độ từ 2,5 đến 4,5 độ Richter. Vì vậy, việc xây dựng các tình huống cơ bản và phân công vai trò, nhiệm vụ chung đối với các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm chủ động ứng phó kịp thời là yêu cầu cấp thiết trong công tác chỉ đạo, điều hành phòng thủ dân sự và tìm kiếm cứu nạn.

- Hiện nay, sử dụng thang MKS-64 (có 12 cấp) để đánh giá cường độ chấn động do động đất gây ra, cụ thể:

+ Cấp I (từ 1,0 đến 2,9 độ Richter): Động đất không cảm nhận được, chỉ có máy mới ghi nhận được.

+ Cấp II (từ 3,0 đến 3,4 độ Richter): Động đất ít cảm nhận được (rất nhẹ); trong những trường hợp riêng lẻ, chỉ có người nào đang ở trạng thái yên tĩnh mới cảm nhận được.

+ Cấp III (từ 3,5 đến 3,9 độ Richter): Động đất yếu; ít người nhận biết được động đất; chấn động y như được tạo ra bởi một ô tô vận tải nhẹ chạy qua.

+ Cấp IV (từ 4,0 đến 4,4 độ Richter): Động đất nhận thấy rõ; nhiều người nhận biết động đất, cửa kính có thể kêu lạch cạch, các đồ vật nhỏ có thể bị dịch chuyển.

+ Cấp V (từ 4,5 đến 4,9 độ Richter): Thức tỉnh; nhiều người ngủ bị tỉnh giấc, đồ vật treo đu đưa, rung chuyển đồ vật trong nhà.

+ Cấp VI (từ 5,0 đến 5,4 độ Richter): Mọi người cảm thấy động đất, việc đi lại khó khăn, nhà cửa bị hư hại nhẹ, lớp vữa bị rạn.

+ Cấp VII (từ 5,5 đến 5,9 độ Richter): Hư hại nhà cửa; nhiều người khó đứng vững, lái xe khó di chuyển đúng hướng, tường bị rạn nứt.

+ Cấp VIII (từ 6,0 đến 6,8 độ Richter): Phá hoại nhà cửa; tường nhà bị nứt lớn, mái hiên và ống khói bị rơi; các ngôi nhà có nền yếu và một số công trình, cầu cống bị hư hỏng; rất khó khăn, nguy hiểm cho người lái xe.

+ Cấp IX (từ 6,9 đến 7,5 độ Richter): Hư hại hoàn toàn nhà cửa, nhất là nhà cao tầng; một số nhà bị sụp đổ, tường, mái, trần bị sập, nền đất có thể bị nứt rộng 10 cm; phá huỷ các công trình giao thông dưới lòng đất.

+ Cấp X (từ 7,6 đến 8,0 độ Richter): Phá hoại hoàn toàn nhà cửa; nhiều nhà bị sụp đổ, nền đất có thể bị nứt rộng đến 1 mét; sạt lở đường, núi.

+ Cấp XI (từ 8,1 đến 8,9 độ Richter): Thảm họa; hầu hết các công trình trên và dưới mặt đất đều bị hư hỏng nặng; nhà cửa, cầu cống, đập nước và đường nhựa, đường sắt bị hư hại nặng, mặt đất bị biến dạng, vết nứt rộng, sụp đổ lớn ở núi.

+ Cấp XII (từ 9,0 đến 10 độ Richter): Thay đổi địa hình; phá huỷ mọi công trình ở trên và dưới mặt đất, thay đổi địa hình trên diện tích lớn, thay đổi cả dòng sông, nhìn thấy mặt đất nổi sóng.

2. Tình hình địa phương

- Đắk Lắk nằm ở trung tâm khu vực Tây Nguyên, có độ cao trung bình từ 500 - 800m so với mực nước biển, địa hình thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc, nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, khu vực có hoạt động kiến tạo của lớp vỏ Trái Đất tương đối ổn định, trong lịch sử chưa có xảy ra động đất. Các công trình nghiên cứu địa chấn, thống kê lịch sử về khả năng động đất xảy ra ở địa bàn tỉnh cho thấy khả năng xảy ra động đất là rất hiếm song không có nghĩa là hoàn toàn không xảy ra.

- Toàn tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện (13 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã), 184 xã, phường, thị trấn, 2.455 thôn, buôn, tổ dân phố; dân số khoảng 1,9 triệu người, có 49 dân tộc sinh sống; mật độ dân số thưa không tập trung, hệ thống nhà cửa phần lớn là nhà tạm và nhà cấp 4, đời sống kinh tế của người dân còn nhiều khó khăn.

- Những năm qua, được sự quan tâm của các bộ, ngành Trung ương, tình hình kinh tế của tỉnh đã có những bước tăng trưởng khá, một số khu vực như thành phố Buôn Ma Thuột, thị xã Buôn Hồ, thị trấn Phước An, Ea Kar... có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, các khu, cụm công nghiệp, nhà máy, trung tâm thương mại, dịch vụ … cài xen trong khu dân cư, khi thảm họa xảy ra sẽ gây khó khăn trong công tác ứng cứu và để lại hậu quả lớn.

3. Lực lượng ứng phó với thảm họa thiên tai của tỉnh

Thời gian qua, lực lượng ứng phó thảm họa thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp luôn được củng cố, kiện toàn và đã phát huy vai trò quan trọng, chủ động trong công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong tổ chức hiệp đồng ứng phó khi xảy ra thảm họa, hiệu quả công tác phòng ngừa chưa cao; trang bị phương tiện còn thiếu, chưa đồng bộ.

II. NHIỆM VỤ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT

1. Công tác phòng ngừa

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác dự báo, dự lường, quản lý rủi ro, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ và chia sẻ dữ liệu về động đất.

- Rà soát, hiệu chỉnh phương án ứng phó thảm họa động đất theo phương châm “Bốn tại chỗ”; tổ chức phổ biến, hướng dẫn, diễn tập để chủ động ứng phó với thảm họa động đất khi xảy ra, đặc biệt đối với các tình huống sập đổ công trình, nhà cao tầng, lũ lụt… do động đất tại các trung tâm kinh tế của tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó về những nguy cơ, sự cố do thảm họa động đất gây ra.

- Chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực, tổ chức ứng trực để kịp thời ứng phó với mọi tình huống do động đất gây ra.

2. Công tác ứng phó

- Tổ chức trực ban theo quy định, nhận và truyền tin khi nhận được thông tin động đất từ cơ quan chuyên trách (Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), thực hiện chế độ báo tin quy định tại Quyết định số 03/2020/QĐ-TTg ngày 13/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai.

- Tổ chức sơ tán người dân (khi có khả năng xảy ra động đất từ cấp độ 7 trở lên), điều động các lực lượng, phương tiện, vật tư để cứu hộ, tìm kiếm cứu nạn, hạn chế thiệt hại đến mức thấp nhất. Chỉ đạo công tác ứng phó với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng, lũ do động đất gây vỡ đập, hồ chứa từ thượng nguồn tràn xuống khu vực hạ lưu.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành, đoàn thể và quần chúng Nhân dân, kết hợp ứng cứu nhanh, huy động vật tư, phương tiện, lực lượng của các cơ quan, tổ chức, cá nhân để cứu người trước, cứu tài sản sau.

- Tổ chức tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập đổ công trình, nhà cao tầng do động đất, huy động lực lượng, phương tiện tiến hành cứu người kẹt trong các đống đổ nát; dò tìm, xử lý và vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ; ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt do sập đổ công trình, phát tán hóa chất độc.

- Tổ chức lực lượng y, bác sỹ cứu chữa người bị thương, lấy mẫu giám định ADN khi có nạn nhân không rõ danh tính. Có chương trình hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường tại cộng đồng dân cư ở những vùng xảy ra động đất; kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cung cấp nước sạch tại các vùng trọng điểm.

- Huy động, vận động các nguồn lực trên địa bàn tỉnh kịp thời cung ứng hàng hoá thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư…), bảo đảm nơi ăn ở cho người dân.

- Huy động lực lượng, phương tiện tổ chức khắc phục hậu quả; thống kê thiệt hại, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; triển khai các biện pháp phục hồi môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh báo cáo, đề nghị Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự Quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 hỗ trợ.

III. Ý ĐỊNH ỨNG PHÓ

1. Phương châm

Vận dụng phương châm “Bốn tại chỗ”, huy động tổng lực người, phương tiện, cơ sở vật chất, có phương án sẵn sàng ứng phó kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

2. Tổ chức sử dụng lực lượng

a) Tình huống 1: Động đất ở cấp độ 6 trở xuống hoặc ảnh hưởng do tâm chấn ở khu vực lân cận, mức độ ảnh hưởng nhẹ, không tổ chức sơ tán người dân.

- Chỉ đạo chung: UBND tỉnh.

- Hoạt động chính:

+ Tổ chức trực và truyền tin cho đến khi nhận tin cuối cùng về động đất từ cơ quan chuyên trách (theo mục 2, phần II kế hoạch này).

+ Củng cố và chuẩn bị trang thiết bị cần thiết nhằm sẵn sàng ứng phó với tình huống động đất cấp độ mạnh hơn.

b) Tình huống 2: Động đất từ cấp 7 trở lên, kèm theo nguy cơ sập đổ công trình, nhà cao tầng, vỡ các đập, hồ chứa tác động tới địa bàn tỉnh.

- Chỉ đạo chung: UBND tỉnh

- Lực lượng thông báo, cảnh báo: Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Ngoại vụ; cơ quan truyền thông (Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, cơ quan Thông tấn, báo chí của địa phương và Trung ương thường trú tại Đắk Lắk); cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh (Bộ CHQS tỉnh); Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Lực lượng sơ tán Nhân dân, vận chuyển tài sản: Lực lượng huy động của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã; Sở Giao thông vận tải; Bộ CHQS tỉnh; Công an tỉnh; Tỉnh Đoàn.

- Lực lượng bảo vệ, tuần tra: Công an, dân quân, tự vệ các địa phương xảy ra thảm họa.

- Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn: Bộ CHQS tỉnh; Công an tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Y tế; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Sở Giao thông vận tải; Tỉnh Đoàn; Sở Ngoại vụ; Sở Xây dựng; Lực lượng huy động của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn.

- Lực lượng khắc phục hậu quả: Lực lượng huy động của Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; Bộ CHQS tỉnh; Công an tỉnh; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Công Thương; Sở Giao thông vận tải; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Xây dựng; Sở Y tế; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Công ty Điện lực Đắk Lắk; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Trang thiết bị, phương tiện: Huy động trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã. Huy động thêm các trang thiết bị, phương tiện cần thiết từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phục vụ cho công tác ứng phó thảm họa động đất theo luật định.

IV. NHIỆM VỤ CÁC SỞ, NGÀNH, ĐOÀN THỂ, ĐỊA PHƯƠNG

1. Giai đoạn phòng ngừa

a) Công tác tuyên truyền

- Nội dung tuyên truyền: Các văn bản về công tác phòng ngừa, ứng phó thảm họa động đất và kiến thức về công tác cứu nạn, cứu hộ, xây dựng phong trào toàn dân tham gia cứu nạn, cứu hộ, vận động Nhân dân tham gia cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn khi có động đất xảy ra.

- Hình thức tuyên truyền:

+ Tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài phát thanh, đài truyền hình, trang thông tin điện tử.

+ Tuyên truyền nơi công cộng bằng các bảng hướng dẫn, pano tuyên truyền.

+ Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, hội nghị tuyên truyền về động đất, kỹ năng tổ chức ứng phó; triển khai các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực phòng ngừa, ứng phó thảm họa động đất.

- Bố trí các lực lượng tuyên truyền:

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các mạng điện thoại di động tổ chức phát tin nhắn đến khách hàng khi có tin động đất của cơ quan có thẩm quyền yêu cầu. Công bố mẫu tin và số tổng đài nhắn tin nhằm ngăn ngừa với những tin giả mạo. Chỉ đạo cơ quan Thông tấn, báo chí thực hiện công tác tuyên truyền

+ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện lắp đặt các bảng hướng dẫn những việc cần làm khi xảy ra động đất để Nhân dân (kể cả khách du lịch, người tạm trú ngắn ngày) thường xuyên tiếp cận và thực hiện.

+ Sở Giáo dục và Đào tạo: Xây dựng phương án đưa kiến thức động đất và hướng dẫn xử lý tình huống khi có động đất xảy ra vào chương trình ngoại khoá cho học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

+ Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan phổ biến kiến thức về phương pháp tự sơ cứu khi bị nạn.

+ Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan, các chủ đầu tư và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các công trình, khu vực xung yếu; chỉ đạo theo thẩm quyền và đề xuất hướng xử lý các công trình xây dựng, nhà cao tầng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố sập đổ khi động đất xảy ra.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tuyên truyền, phổ biến các biện pháp ứng phó với động đất cho cộng đồng, đặc biệt là khu vực hạ du các công trình thuỷ lợi.

+ Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó thiên tai, thảm họa, cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Văn hóa Thông tin, Đài Truyền thanh huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức đoàn thể thực hiện công tác tuyên truyền.

b) Công tác huấn luyện, diễn tập

- Nội dung huấn luyện, diễn tập:

+ Huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị.

+ Diễn tập ứng phó, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo các tình huống.

+ Diễn tập các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội, không để kẻ địch, phần tử xấu lợi dụng tình hình để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và Nhân dân khi xảy ra động đất.

- Nhiệm vụ các đơn vị:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị; tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo về huy động và sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất trong công tác huấn luyện, diễn tập.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Chủ trì, phối hợp với lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức diễn tập sơ tán Nhân dân, xây dựng kế hoạch sơ tán Nhân dân tại những khu vực xung yếu trên địa bàn đến nơi an toàn và chủ trì diễn tập sơ tán Nhân dân theo kế hoạch đối với trường hợp giả định có cảnh báo động đất mạnh.

+ Bộ CHQS tỉnh: Phối hợp với Công an tỉnh, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế, Tỉnh đoàn, Hội chữ thập đỏ tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức diễn tập ứng phó thảm hoạ động đất. Chủ trì huấn luyện cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị hiện có.

+ Các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn tỉnh: Bố trí lực lượng tham gia diễn tập sơ tán Nhân dân trong khu vực giả định có động đất mạnh, diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

+ Công an tỉnh: Tham gia diễn tập đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông tại khu vực xảy ra thảm họa và khu sơ tán Nhân dân. Tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn. Xây dựng, tổ chức thực tập phương án chữa cháy, phương án cứu nạn, cứu hộ tại các khu vực trọng điểm.

+ Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Tham gia xây dựng kế hoạch, kịch bản và diễn tập với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, sơ cấp cứu, đặc biệt diễn tập về ứng phó thảm họa động đất.

+ Tỉnh Đoàn: Cử cán bộ tham gia lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu phối hợp tìm kiếm cứu nạn; cùng tham gia diễn tập tìm kiếm cứu nạn.

+ Sở Y tế: Bố trí lực lượng huy động từ các đơn vị y tế, đồng thời xây dựng và thực hiện kế hoạch diễn tập sơ cấp cứu, phòng chống dịch bệnh khi có thảm họa động đất xảy ra.

+ Sở Giao thông vận tải: Bố trí lực lượng, phương tiện tham gia diễn tập sơ tán Nhân dân, diễn tập cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

2. Khi xảy ra động đất và khắc phục hậu quả

- Lực lượng thông báo, cảnh báo

+ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh: Tổ chức trực ban theo quy định, nhận và truyền tin khi nhận được thông tin động đất từ cơ quan chuyên trách, thực hiện chế độ báo tin theo quy định.

+ Các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, cơ quan Thông tấn, báo chí của địa phương và Trung ương thường trú tại Đắk Lắk ngừng các chương trình đang phát chuyển sang thông báo tin động đất và tin cuối cùng về động đất khi động đất không còn khả năng xảy ra dư chấn.

+ Cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh (Bộ CHQS tỉnh) trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin động đất, tham mưu xử lý thảm họa động đất gây ra.

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan hữu quan trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất gây ra. Yêu cầu các doanh nghiệp thông tin di động chuyển thông tin về động đất, khả năng xảy ra dư chấn đến khách hàng khi có tin động đất dưới hình thức tin nhắn theo mẫu tin và số tổng đài đã được công bố. Chỉ đạo đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ ứng phó thảm họa động đất.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể thực hiện việc báo tin đến người dân theo cơ chế cấp huyện đến cấp xã theo đường dây nóng, đến người dân bằng cách phát loa và thông báo theo cụm, tổ dân phố hoặc các tổ, đội tuyên truyền.

+ Sở Ngoại vụ: Hỗ trợ thủ tục, phối hợp với các sở, ngành, địa phương trong quá trình hợp tác với các tổ chức quốc tế có khả năng cung cấp thông tin về động đất ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại đối với khu vực tỉnh Đắk Lắk; trao đổi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ kỹ thuật trong việc báo tin động đất. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan vận động viện trợ nước ngoài không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức cho các hoạt động tập huấn, trao đổi kinh nghiệm về công tác phòng thủ dân sự.

- Lực lượng sơ tán Nhân dân, vận chuyển tài sản

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Tổ chức trực ban 24/24 giờ, trực tiếp chỉ huy sơ tán dân và ngừng việc sơ tán, đưa người dân trở về theo chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh khi có cảnh báo dư chấn. Huy động lực lượng, kinh phí, vật tư, phương tiện tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ vận chuyển người dân sơ tán.

+ Bộ CHQS tỉnh: Điều động lực lượng phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn, Ủy ban nhân dân các cấp và các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện sơ tán Nhân dân và đưa dân trở về an toàn.

+ Công an tỉnh: Bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực xảy ra động đất, đồng thời chỉ đạo lực lượng chức năng thuộc quyền bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các tuyến đường bị sạt lở, phong toả các cầu, công trình có nguy cơ bị sạt lở.

+ Sở Giao thông vận tải: Huy động phương tiện phục vụ sơ tán Nhân dân từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo phong tỏa cầu, hầm đường bộ. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với lực lượng chức năng liên quan tổ chức, hướng dẫn giao thông trên địa bàn tỉnh.

+ Tỉnh Đoàn: Chủ động huy động lực lượng thanh niên phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông điều phối giao thông và phối hợp với Ủy ban nhân dân các cấp sơ tán Nhân dân.

- Lực lượng, phương tiện tìm kiếm cứu nạn

+ Bộ CHQS tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Quân khu 5 đóng quân trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn và dò tìm, xử lý, vô hiệu hóa các vật liệu cháy nổ có thể còn sót lại trong các tình huống tai nạn, sự cố sập đổ công trình do động đất đến mức quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 6 của Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ.

+ Công an tỉnh: Chủ trì thực hiện có hiệu quả công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ các tình huống chưa đến mức quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 6 của Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ. Phối hợp với các sở, ban, ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn; ứng phó với các tình huống hơi độc, hơi ngạt do sập đổ công trình, phát tán hóa chất gây ra. Tăng cường lực lượng cảnh sát giao thông, điều phối giao thông, ổn định an ninh trật tự nơi xảy ra thảm họa và trong quá trình tìm kiếm cứu nạn. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra cháy và các tình huống sự cố, tai nạn được quy định tại Điều 5, Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ.

+ Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị cử lực lượng tới các khu vực ảnh hưởng cứu chữa người bị thương và tham gia vận chuyển người bị thương tới các cơ sở y tế có đủ điều kiện cứu chữa; tăng cường lực lượng các y, bác sỹ của các bệnh viện thực hiện công tác cứu chữa người bị thương. Hỗ trợ dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng của động đất. Tổ chức kiểm tra, giám sát, tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại các khu vực bị ảnh hưởng. Đảm bảo cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Phối hợp với Công an tỉnh lấy mẫu giám định ADN khi có nạn nhân không rõ danh tính.

+ Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Bố trí cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên sẵn sàng phục vụ công tác sơ cấp cứu người bị nạn. Tổ chức các đợt hiến máu cứu người.

+ Sở Giao thông vận tải: Bảo đảm giao thông được thông suốt phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn. Huy động phương tiện trong ngành giao thông vận tải (kể cả phương tiện của cá nhân, tổ chức kinh doanh) để phục vụ tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra động đất.

+ Tỉnh Đoàn: Phối hợp với các sở, ban, ngành có chức năng trong công tác tìm kiếm cứu nạn. Phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tổ chức các đợt hiến máu cứu người.

+ Sở Ngoại vụ: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh, các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng phương thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn khi xảy ra thảm họa động đất ngoài khả năng ứng phó, tìm kiếm cứu nạn của tỉnh; triển khai công tác bảo hộ công dân, giải quyết cho các đối tượng có yếu tố nước ngoài (ngoại kiều, việt kiều). Vận động viện trợ khẩn cấp cho vùng bị thiệt hại do động đất.

+ Sở Xây dựng: Phối hợp với Bộ CHQS tỉnh thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn trong các tình huống sập nhà cao tầng do động đất.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Cử lực lượng địa phương thực hiện công tác tìm kiếm cứu nạn. Điều động phương tiện, trang thiết bị tại chỗ phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn.

- Lực lượng khắc phục hậu quả

+ Ủy ban nhân dân tỉnh: Chỉ đạo, điều động lực lượng từ các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tham gia khắc phục hậu quả.

+ Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chủ trì tổ chức vận động quyên góp các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ giúp đỡ nạn nhân bị ảnh hưởng động đất để sớm khắc phục hậu quả theo Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ Nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

+ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh: Tổng hợp chung về số liệu thiệt hại, báo cáo và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo khắc phục hậu quả, quyết định các biện pháp xử lý cần thiết, ổn định sau thảm họa động đất.

+ Bộ CHQS tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị, địa phương tổ chức lực lượng khắc phục hậu quả, ổn định Nhân dân sau khi sơ tán trở về.

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý các công trình thủy lợi bị hư hỏng do tác động của động đất trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh sửa chữa, khắc phục các công trình thuỷ lợi bị hư hỏng sau động đất.

+ Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi xảy ra thảm hoạ động đất khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường đối với các khu vực bị ảnh hưởng do thảm hoạ động đất gây ra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

+ Công ty TNHH MTV Quản lý đô thị và môi trường Đắk Lắk: Tổ chức thu gom, vận chuyển rác từ các đống đổ nát do động đất, phối hợp tổ chức bảo quản, mai táng xác nạn nhân vô thừa nhận trong thảm họa động đất.

+ Công ty Điện lực Đắk Lắk: Nhanh chóng xử lý, khắc phục sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, bảo đảm hệ thống điện hoạt động ổn định trở lại sau ảnh hưởng của động đất.

+ Công an tỉnh: Bảo đảm an ninh trật tự trong công tác xử lý hiện trường và khu vực chỗ ở tạm thời đối với những người dân có nhà cửa bị đổ sập. Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc trưng cầu giám định mẫu ADN những nạn nhân thiệt mạng không nhận dạng được; hỗ trợ lực lượng y tế khi có yêu cầu cưỡng chế điều trị.

+ Sở Công Thương: Huy động, vận động, điều phối doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh kịp thời cung ứng hàng hóa thiết yếu (lương thực, thực phẩm, nhiên liệu, vật tư…) đến khu vực chịu ảnh hưởng.

+ Cục Quản lý thị trường tỉnh: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống đầu cơ, nâng giá.

+ Sở Giao thông vận tải: Chủ trì khôi phục hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh bảo đảm hoạt động ổn định sau động đất.

+ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn các địa phương kịp thời thực hiện trợ giúp xã hội đột xuất theo quy định.

+ Sở Tài chính: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm kinh phí khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất cấp tỉnh và hỗ trợ kinh phí cho các huyện, thị xã, thành phố bị ảnh hưởng khắc phục hậu quả do động đất, khôi phục sản xuất trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố (trong trường hợp đã sử dụng hết nguồn lực ngân sách cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu).

+ Sở Thông tin và Truyền thông: Đề xuất, triển khai các biện pháp khôi phục hệ thống thông tin liên lạc hoạt động ổn định sau động đất.

+ Sở Xây dựng: Phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất cho cấp có thẩm quyền phương án triển khai các biện pháp thu dọn vật liệu đổ nát và sửa chữa, khôi phục các công trình bị ảnh hưởng sau động đất.

+ Sở Y tế: Chỉ đạo các đơn vị bảo đảm dịch vụ y tế, phòng, chống dịch bệnh cho khu vực bị ảnh hưởng của động đất; kiểm tra, giám sát, tuyên truyền công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý nguồn nước ăn uống, sinh hoạt tại các khu vực bị ảnh hưởng; đảm bảo cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xử lý nước, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh. Phối hợp với Công an tỉnh trưng cầu giám định mẫu ADN của những nạn nhân vô danh bị thiệt mạng, không nhận dạng được; phối hợp bảo quản xác nạn nhân vô thừa nhận thiệt mạng do động đất gây ra.

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã bị ảnh hưởng do động đất: Chỉ đạo, điều động lực lượng địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả. Chủ trì, tổ chức hướng dẫn, bố trí chỗ ở tạm thời đối với những người dân có nhà cửa bị đổ sập trong thời gian chờ khôi phục. Thống kê thiệt hại, báo cáo, đề xuất các biện pháp khắc phục sự cố môi trường, khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn mình quản lý.

+ Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Kêu gọi vận động nguồn lực để tổ chức hỗ trợ cho Nhân dân vùng bị thiệt hại do động đất ổn định cuộc sống.

V. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM

1. Bảo đảm thông tin liên lạc

- Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh: Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy (Bộ CHQS tỉnh) tổ chức trực ban 24/24 giờ nhận và truyền tin khi nhận được thông tin động đất từ cơ quan chuyên trách và báo tin cho các cơ quan, đơn vị sau: Ủy ban nhân dân tỉnh; Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Công an tỉnh; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Xây dựng; Sở Giao thông vận tải; Sở Y tế; Sở Công Thương; Sở Ngoại vụ; Hội Chữ thập đỏ tỉnh; Tỉnh Đoàn; Ủy ban nhân dân cấp huyện. Phản hồi việc nhận được tin về cơ quan chuyên trách là tin chính xác.

- Các cơ quan truyền thông: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, khi nhận được tin, phản hồi và xác nhận tin chính xác từ Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh, ngưng các chương trình đang phát thanh, truyền hình chuyển sang thông báo tin động đất và tin cuối cùng về động đất khi động đất không còn khả năng xảy ra dư chấn.

- Bộ CHQS tỉnh: Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin động đất nhằm tham mưu xử lý sự cố do động đất gây ra.

- Sở Thông tin và Truyền thông

+ Yêu cầu các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ các cơ quan hữu quan trong công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó và khắc phục hậu quả do động đất gây ra.

+ Yêu cầu các doanh nghiệp thông tin di động chuyển thông tin về động đất, khả năng xảy ra dư chấn đến khách hàng khi có tin động đất dưới hình thức tin nhắn theo mẫu tin và số tổng đài đã được công bố.

+ Bảo đảm an toàn thông tin khi xảy ra động đất.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện việc báo tin đến người dân theo cơ chế huyện đến xã theo đường dây nóng, đến người dân bằng cách phát loa và thông báo theo cụm, tổ dân phố hoặc tổ, đội tuyên truyền.

2. Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật

- Bảo đảm kinh phí: Kinh phí bảo đảm khi có thảm hoạ động đất xảy ra trên địa bàn tỉnh thực hiện theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành; huy động vật tư, phương tiện tại chỗ sẵn sàng bảo đảm ứng phó thảm hoạ động đất xảy ra trên địa bàn. Trường hợp đã sử dụng hết nguồn lực ngân sách cấp mình để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp gửi Sở Tài chính để tham mưu cho UBND tỉnh cân đối hỗ trợ theo quy định.

- Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện: Huy động trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ cấp tỉnh tới cấp huyện, xã. Huy động thêm các trang thiết bị, phương tiện cần thiết từ các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phục vụ cho công tác tìm kiếm cứu nạn theo Luật trưng mua, trưng dụng tài sản. Phương tiện, trang thiết bị được huy động, trưng dụng cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ bị thiệt hại sẽ được bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm y tế: Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị bảo đảm lực lượng tại các khu vực ảnh hưởng của động đất, đảm bảo cơ số thuốc, hóa chất phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và xử lý vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh.

- Trường hợp vượt quá khả năng của tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh báo cáo Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đề nghị hỗ trợ.

VI. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO

1. Chỉ huy thường xuyên

- Thành phần: Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh.

- Vị trí cơ quan thường trực: Số 04 đường Mai Hắc Đế, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

2. Chỉ huy hiện trường

- Thành phần: Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh, Lãnh đạo UBND cấp huyện, Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp huyện, Quân sự, Công an, Biên phòng, các ban, ngành, đoàn thể tham gia ứng phó thảm họa động đất của địa phương nơi xảy ra thảm họa động đất.

- Vị trí: Gần khu vực xảy ra thảm họa động đất, nơi tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp công tác ứng phó, khắc phục hậu quả.

VII. CÁC MỐC THỜI GIAN

1. Thời gian triển khai kế hoạch: Tháng 6 năm 2022.

2. Thời gian các địa phương xây dựng hoàn chỉnh kế hoạch: Tháng 7 năm 2022.

3. Hàng năm kiểm tra, rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch; tổ chức huấn luyện, luyện tập, diễn tập.

Căn cứ Kế hoạch, đề nghị các sở, ban, ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xãn thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan quán triệt, triển khai thực hiện. Yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch Ứng phó thảm họa động đất báo cáo về UBND tỉnh (qua Bộ CHQS tỉnh) để theo dõi, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- LĐ VP UBND tỉnh (đ/c Dũng);
- Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh;
- Các sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Phòng NNMT;
- Lưu: VT, NC (N_15).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Võ Văn Cảnh

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản