518955

Kế hoạch 1068/KH-UBND về phòng, chống thiên tai tỉnh Cao Bằng năm 2022

518955
LawNet .vn

Kế hoạch 1068/KH-UBND về phòng, chống thiên tai tỉnh Cao Bằng năm 2022

Số hiệu: 1068/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng Người ký: Nguyễn Trung Thảo
Ngày ban hành: 09/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1068/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
Người ký: Nguyễn Trung Thảo
Ngày ban hành: 09/05/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CAO BẰNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1068/KH-UBND

Cao Bằng, ngày 09 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI TỈNH CAO BẰNG NĂM 2022

Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đồng thời đẩy nhanh tiến độ phục hồi, tái thiết sau thiên tai góp phần ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên tai tỉnh Cao Bằng năm 2022, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai để ứng phó kịp thời đối với các loại hình thiên tai, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra.

- Nâng cao năng lực của các cấp, các ngành trong việc xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả cao nhất. Bảo vệ tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Kịp thời sơ tán dân, di dời tài sản ở các khu vực xung yếu (vùng có nguy cơ cao về ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất) đến nơi kiên cố, an toàn và ổn định đời sống sản xuất, sinh hoạt.

- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống ứng phó với thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư; nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, chống thiên tai của toàn dân.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và sự tham gia của nhân dân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật; chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, có hiệu quả; kiên quyết di dời các hộ dân sinh sống ven sông, suối, khu vực sườn, đồi dốc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.

- Công tác phòng, chống thiên tai phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư.

- Đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt trong mọi tình huống, an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện, kè chống sạt lở; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, các công trình giao thông, phương tiện hoạt động trên đường bộ, điện, nước, nhà cửa,... nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống của nhân dân.

- Chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; đồng thời tự giác tham gia cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI NĂM 2022

1. Những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống thiên tai

1.1. Tiếp tục triển khai thực hiện Luật Phòng, chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng, chống thiên tai; Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

1.2. Triển khai, xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về phòng chống thiên tai, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu từ cộng đồng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể là tập huấn, phổ biến kiến thức, tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai cho chính quyền các cấp, tổ chức đoàn thể, các hội, phòng ban, lực lượng xung kích cơ sở và cộng đồng dân cư; tập huấn chuyên đề về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; tuyên truyền pháp luật về phòng, chống thiên tai.

1.3. Nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; đồng thời nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã, thôn, khu dân cư để chủ động phòng, tránh có hiệu quả; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo kịp thời về diễn biến tình hình thời tiết, thiên tai; nghiên cứu ứng dụng công nghệ dự báo, cảnh báo mưa trên địa bàn tỉnh phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành trong phòng, chống ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

1.4. Thường xuyên rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) các cấp, các ngành để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN ở mỗi cấp, mỗi ngành và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN cùng cấp.

1.5. Xây dựng Kế hoạch nâng cao năng lực Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, đảm bảo giúp việc, tham mưu cho Ban Chỉ huy trong công tác phòng, chống thiên tai.

1.6. Thường xuyên cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các phương án chủ động phòng chống, ứng phó thiên tai, đặc biệt phương án ứng phó với các loại hình thiên tai thường hay xảy ra tại địa phương.

1.7. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác quản lý thu, chi, sử dụng và quyết toán Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh.

1.8. Tổ chức, kiểm tra việc đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, có kế hoạch sửa chữa, nâng cấp kịp thời các công trình bị hư hỏng, xuống cấp. Xây dựng phương án ứng phó thiên tai, phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp cho công trình và vùng hạ du đập đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình trong mùa mưa lũ, ổn định phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất.

1.9. Quản lý, đầu tư, duy tu, đẩy nhanh tiến độ và đảm bảo chất lượng xây dựng các dự án, công trình về phòng chống thiên tai, công trình giao thông, thủy lợi để bảo vệ dân cư và ổn định sản xuất.

2. Những khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh

Qua rà soát, thống kê hiện trạng các khu dân cư, hệ thống công trình giao thông, thủy lợi, các khu vực xung yếu, trọng điểm trên địa bàn tỉnh thường xảy ra thiên tai được xác định như sau:

2.1. Các khu vực khó khăn về nguồn nước: Hằng năm, trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra thiếu hụt nước ở nhiều mức độ khác nhau, tùy thuộc vào tình hình mưa, các khu vực thường xuyên thiếu nước, cụ thể:

- Đối với sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu các xã vùng cao thuộc huyện Hòa An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Hòa và các xã, phường ven thành phố Cao Bằng có khả năng xảy ra hạn hán do không chủ động được nguồn nước.

- Đối với nước sinh hoạt: Tập trung tại các xã Thái Học, Triệu Nguyên, Yên Lạc, Vũ Nông thuộc huyện Nguyên Bình; các xã vùng cao thuộc các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Trùng Khánh, Thạch An, Hòa An, Quảng Hòa, Hạ Lang, đặc biệt là các xã vùng cao Lục khu huyện Hà Quảng (xã Lũng nặm, Cải Viên, Thượng Thôn, Nội Thôn, Hồng Sỹ, Tổng Cọt, Mã Ba)

2.2. Các khu vực thường xuyên xảy ra ngập lụt: Vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) khi mưa lớn gây ra ngập lụt cục bộ tại các vùng trũng thấp, chủ yếu tại các khu vực hai bờ sông, suối của huyện Hà Quảng, Quảng Hòa, Bảo Lâm, Hạ Lang, Bảo Lạc, Trùng Khánh và một số xã, phường thành phố Cao Bằng.

2.3. Khu vực có nguy cơ xảy ra lũ, lũ quét

- Huyện Bảo Lạc: Gồm các xã Sơn Lộ, Hưng Thịnh, Phan Thanh, Khánh Xuân, Xuân Trường, Đình Phùng, Hưng Đạo và Hồng Trị.

- Huyện Bảo Lâm: Gồm các xã Nam Cao, Nam Quang, Đức Hạnh, Vĩnh Phong, Thạch Lâm, thị trấn Pác Miầu.

- Huyện Nguyên Bình: Gồm Thị trấn Nguyên Bình, các xã Thể Dục, Hưng Đạo, Triệu Nguyên, Thành Công, Quang Thành.

- Các huyện Hà Quảng, Hạ Lang, Trùng Khánh.

2.4. Khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, đá

- Huyện Bảo Lâm: Gồm khu dân cư các xã Thạch Lâm, Lý Bôn, Thái Sơn, Vĩnh Quang, Nam Quang, Nam Cao, thị trấn Pác Miầu.

- Huyện Bảo Lạc: Gồm khu dân cư xã Sơn Lộ (xóm Bản Riềng), xã Hưng Đạo (xóm Nà Chào, xóm Riềng Thượng).

- Huyện Nguyên Bình: Gồm khu dân cư thị trấn Tĩnh Túc, xã Minh Tâm, Thể Dục và xã Thành Công.

- Huyện Hà Quảng: Khu dân cư xã Cần Yên.

- Huyện Thạch An: Gồm khu dân cư các xã Quang Trọng (thôn Nặm Dạng, Nà Cọn, Nà Mu, Tân Lập), xã Thái Cường (thôn Khuổi Kẹn), xã Kim Đồng (thôn Nà Vai, Xuân Thắng, Nặm Nà, Chu Lăng - Bó Chàm, Bản Sộc), các thôn Đoàn Kết, Thành Công dọc bờ suối xã Đức Long, Đường GTNT các xã Quang Trọng, Đức Xuân, Thái Cường, Thụy Hùng, Minh Khai, Kim Đồng.

- Huyện Quảng Hòa: Khu dân cư xóm Đầu Cầu 1, xã Quảng Hưng; đường giao thông nông thôn các xã Tự Do (xóm Gia Tự, xóm Phủ Nàm), xã Độc Lập (xóm Nà Lèng), xã Quốc Toản (xóm Cao Xuyên, xóm Lũng Sặp), xã Mỹ Hưng (xóm Nà Lếch); bờ sông Bằng Giang xã Tiên Thành (xóm Trung Thành).

- Huyện Hòa An: Khu dân cư xóm Long Khang, xóm Phúc Sơn, xã Đức Long; xóm Canh Biện, xóm Nặm Loát, xã Nguyễn Huệ; các hộ dân xóm Khuổi Khoang, khu vực UBND xã, trường Tiểu học THCS bán trú, Trạm Y tế xã Ngũ Lão, xã Quang Trung; xóm Bế Triều, thị trấn Nước Hai.

- Huyện Hạ Lang: Khu dân cư và đường giao thông xóm Bản Kha, xóm Lỳ Luông, xã Thắng Lợi; xóm Lũng Cuốn, xóm Ba Tăm Khẻo Mèo, xã Quang Long; xóm Khum Đin, Làn Lừa, Bắc Vọng, xã Vĩnh Quý.

- Thành phố Cao Bằng: Khu dân cư các phường Sông Hiến, Sông Bằng, Duyệt Trung.

3. Nội dung và biện pháp thực hiện

3.1. Biện pháp phi công trình

- Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm công tác PCTT&TKCN năm 2021, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2022, đặc biệt là công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý các tình huống thiên tai; trong đó, tập trung thực hiện tốt Kế hoạch phòng, chống thiếu nước, hạn hán phục vụ dân sinh, đảm bảo sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 37-CTr/TU ngày 17/9/2020 của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Kế hoạch số 2281/KH-UBND ngày 15/9/2020 về việc thực hiện Chương trình hành động số 37-CT/TU ngày 13/7/2020 của Tỉnh ủy Cao Bằng về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW; Kế hoạch số 2734/KH-UBND ngày 5/9/2018 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ; Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, đến năm 2030.

- Kiện toàn Ban Chỉ huy về PCTT&TKCN các cấp, các ngành, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên Ban Chỉ huy về PCTT&TKCN, thống nhất công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ PCTT&TKCN ở mỗi cấp, mỗi ngành.

- Ban Chỉ huy về PCTT và TKCN tỉnh, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cập nhật, hoàn chỉnh các phương án phòng, chống, ứng phó với thiên tai; tăng cường công tác phối hợp hoạt động ứng phó, cứu hộ và tìm kiếm cứu nạn.

- Ban Chỉ huy về PCTT&TKCN các cấp tổ chức trực ban PCTT theo quy định, nắm chắc tình hình, thông tin kịp thời diễn biến thời tiết, thiên tai phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thông báo, cảnh báo, hướng dẫn đến người dân biết để kịp thời ứng phó an toàn, hiệu quả. Sớm khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, xử lý môi trường phòng, chống dịch bệnh do thiên tai gây ra.

- Các Sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch thu quỹ PCTT năm 2022 và tổ chức thu, nộp quỹ theo quy định đảm bảo công tác thu, quản lý, sử dụng, quyết toán Quỹ PCTT hiệu quả, tuân thủ các quy định hiện hành.

- Xây dựng phương án huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng cứu khi xảy ra sự cố, thiên tai trên địa bàn tỉnh; huấn luyện sử dụng thành thạo các phương tiện, trang thiết bị hiện có. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu mua sắm các phương tiện, trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác PCTT&TKCN cho các đơn vị, các địa phương để thực hiện nhiệm vụ khi xảy ra thiên tai.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức về phòng, chống thiên tai đến cộng đồng; lồng ghép các kiến thức về phòng, chống thiên tai vào các chương trình đào tạo chính khóa hoặc ngoại khóa trường học; tập trung triển khai thực hiện các dự án trồng rừng.

- Nâng cấp chất lượng dự báo, cảnh báo thông qua việc kết hợp giữa đầu tư công và xã hội hóa các dịch vụ khí tượng thủy văn.

3.2. Biện pháp công trình

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn vận động nhân dân phát quang, nạo vét khơi thông dòng chảy, tháo dỡ vật cản gây ách tắc dòng chảy và tiêu thoát lũ; an toàn hành lang giao thông, hành lang lưới điện trong mùa mưa lũ; cắm biển cảnh báo tại những khu vực xung yếu, nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.

- Các Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án, đơn vị thi công công trình: Đối với các công trình đang thi công xây dựng, có phương án, chủ động biện pháp đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, thiết bị và công trình trước, trong mùa mưa lũ. Đặc biệt chú ý các dự án liên quan đến phạm vi thoát lũ, dòng chảy trên sông, suối, khe lạch,... rà soát, tháo dỡ các vật cản đảm bảo không phát sinh tăng nguy cơ thiên tai.

- Đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình PCTT, thủy lợi, trong đó tập trung ưu tiên cho công trình phòng, chống hạn để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp năm 2022 và các năm tiếp theo; các công trình kè chống sạt lở bờ sông, suối. Kịp thời gia cố, sửa chữa, nâng cấp, duy tu bảo đảm an toàn cho các công trình cầu, cống giao thông, thủy lợi.

III. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI

Với các loại hình thiên tai và cấp độ rủi ro có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh tương ứng có các biện pháp ứng phó như sau:

1. Phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới, bão và siêu bão

- Rà soát, cập nhật, điều chỉnh linh hoạt kế hoạch, phương án ứng phó phù hợp theo hướng phát huy phương châm "4 tại chỗ", đặc biệt là các vùng đang và có nguy cơ xảy ra dịch bệnh cao để sẵn sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả trong điều kiện sự hỗ trợ từ bên ngoài gặp nhiều hạn chế. Chú ý đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly, dự kiến nơi sơ tán dân do thiên tai đảm bảo phân luồng các đối tượng có nguy cơ dịch bệnh khi sơ tán để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

- Sẵn sàng phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, các trang thiết bị thiết yếu phòng tránh bệnh tại nơi sơ tán như chất sát khuẩn tay, hóa chất khử trùng, khẩu trang, máy đo thân nhiệt....

- Lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là lực lượng xung kích PCTT ở cơ sở.

- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế, ... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp trong trường hợp phải tập trung chỉ đạo hoặc đi kiểm tra hiện trường và các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Chuẩn bị các phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội zalo, facebook, viber...) phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai giữa Ban Chỉ huy về PCTT&TKCN các cấp, đặc biệt là đối với cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

- Căn cứ điều kiện thực tế báo cáo tình hình thiên tai tại địa phương với hình thức phù hợp đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

2. Phương án ứng phó với giông, lốc, sét, mưa đá

2.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng phó: Sử dụng lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại máy cắt bê tông, máy đục bê tông, cưa máy, các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với lốc, sét, mưa đá tại địa phương; thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh.

2.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân, tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại xe cứu hộ giao thông, máy khoan cắt bê tông, cưa máy và các trang thiết bị thông dụng và chuyên dụng khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức thông tin, thông báo kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, các khu vực bị ảnh hưởng lốc, sét để nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác.

- Chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân:

+ Xây dựng các công trình, nhà ở kiên cố, thường xuyên chằng chống nhà cửa để tăng độ vững chắc nhằm đề phòng giông, lốc xoáy. Nếu nhà ở lợp bằng lá, tôn tráng kẽm, fibroximăng, ngói có thể dằng lên mái nhà các loại thanh nẹp bằng gỗ, sắt, dây kẽm cỡ lớn hoặc các bao chứa cát để hạn chế tốc mái khi có dông gió, lốc xoáy.

+ Dùng vật liệu dằng (phù hợp vật liệu mái) kết hợp tre, vầu, gỗ...giằng, buộc bằng dây thép để giữ mái, chống gió và lốc xoáy.

+ Chặt tỉa cành, nhánh cây cao, dễ gãy đổ, cây nằm gần nhà ở, lưới điện...; kiểm tra mức độ an toàn, vững chắc của các biển quảng cáo, pano, áp phích; các giàn giáo của công trình đang thi công.

+ Khi có mưa kèm theo giông, các đối tượng dễ bị tổn thương cần sơ tán ra khỏi những căn nhà tạm đến những nơi an toàn, vững chắc hơn; tránh núp dưới bóng cây, trú ẩn trong nhà tạm bợ dễ bị ngã đổ gây tai nạn.

+ Tổ chức thông tin, tuyên truyền đến nhân dân những bản tin dự báo, cảnh báo mưa đá để chủ động phòng, chống an toàn cho người, vật nuôi, cây trồng và các tài sản khác; hạn chế tác hại của mưa đá đối với các vật dụng, đồ dùng, máy móc....

+ Thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng để kịp thời có biện pháp phòng, chống và ứng phó hiệu quả.

+ Thường xuyên kiểm tra hệ thống, thiết bị thông tin liên lạc, đảm bảo luôn hoạt động hiệu quả để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng khi gặp sự cố, tình huống nguy hiểm, bất lợi.

3. Phương án ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt

3.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Thời điểm: Tháng 5 đến tháng 10 hằng năm.

b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân, tự vệ và lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, xuồng, áo phao cứu sinh, máy bơm nước và các trang thiết bị khác.

d) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ theo tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch phòng, chống, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp: Rà soát các điểm ngập lụt, các biện pháp tiêu thoát nước, các biện pháp cứu hộ, cứu nạn và khôi phục đời sống sản xuất sau mưa, lũ, ngập lụt.

3.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Thời điểm ứng phó: Tháng 5 đến tháng 10 hàng năm;

b) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân, tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Các loại ca nô, tàu thuyền, xuồng, trạm bơm, máy bơm nước, các loại phao, nhà bạt, bè, mảng và các trang thiết bị khác.

d) Phương án phòng, chống, ứng phó

- Toàn bộ hoạt động của các sở, ngành, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

- Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thường xuyên nắm bắt tình hình xả lũ của các hồ chứa thủy điện để xác định chi tiết thời điểm, khu vực và phạm vi, quy mô ảnh hưởng. Liên hệ chặt chẽ với Đài Khí tượng Thủy văn Cao Bằng để thường xuyên cập nhật thông tin tình hình thời tiết, khí tượng, thủy văn trong tỉnh, cảnh báo trước đến các sở, ngành, các huyện, thành phố và thông qua phương tiện truyền thông đến các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, nhất là nhân dân đang sinh sống tại các khu vực xung yếu, ven sông, vùng trũng thấp.

- Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tỉnh Đoàn thanh niên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tỉnh và chính quyền địa phương trọng điểm triển khai lực lượng, phương tiện (xe tải, xuồng máy, bè, mảng,...) tổ chức sơ tán, di dời dân và tài sản của dân tại các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi ở tạm, trợ giúp nhân dân đi lại an toàn. Tổ chức trực ban nghiêm túc, tiếp nhận mọi thông tin do người dân cung cấp để triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cháy nổ khi xảy ra ngập úng kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là tại các khu vực bị ngập sâu.

- Sở Công Thương có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc các doanh nghiệp thuộc ngành (Doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác...) để phục vụ ứng cứu kịp thời khi có sự cố thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh, không để người dân thiếu đói.

- Công ty Điện lực tỉnh kịp thời cắt điện tại những nơi bị ngập không an toàn; bảo vệ hệ thống truyền tải, thiết bị điện, trạm biến thế, hướng dẫn việc sử dụng điện an toàn trong tình trạng ngập nước, đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, bố trí máy phát điện dự phòng để đảm bảo điện sinh hoạt cho khu vực ảnh hưởng.

- Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh triển khai lực lượng phân luồng, điều tiết, hướng dẫn giao thông, nhất là các tuyến đường huyết mạch của tỉnh; cắm biển báo tại các khu vực, tuyến đường nguy hiểm, bị ngập sâu để người dân biết và hạn chế đi lại. Huy động và cung ứng phương tiện vận tải để vận chuyển người, hàng hóa qua các khu vực nguy hiểm, ra khỏi vùng ngập sâu, bị chia cắt được an toàn, đảm bảo giao thông huyết mạch tại các tuyến đường quan trọng, cửa ngõ ra vào tỉnh, duy trì hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, chỉ huy thông suốt đến các huyện - thành phố, phường - xã - thị trấn, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu sập, cứu trợ xã hội, cung ứng các dịch vụ cần thiết cho khu vực bị ngập úng, chia cắt; khẩn trương thu dọn cây xanh bị ngã, đổ.

- UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan kiểm tra và có giải pháp xử lý an toàn không để phát tán nguồn ô nhiễm, chất độc hại (hóa chất, xăng dầu, rác thải...) ra môi trường.

- Sở Xây dựng phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện việc hướng dẫn, kiểm tra, xử lý đảm bảo an toàn công trình, nhà ở, xuống cấp, nhất là những công trình ngầm, công trình có dấu hiệu nứt, lún, nghiêng do bị ngập úng.

- Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tỉnh Đoàn thanh niên (lực lượng thanh niên tình nguyện) triển khai các lực lượng để bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, nhà nước và doanh nghiệp, ngăn ngừa các đối tượng xấu lợi dụng tình hình thiên tai để trộm cắp, cướp giật.

- Sở Y tế tỉnh đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bị nạn, phòng chống dịch bệnh do thiên tai gây ra và bảo đảm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Hội Chữ thập đỏ tỉnh tham gia ứng cứu khi xảy ra tình huống thiên tai. Tập hợp, huy động, kêu gọi các tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ và triển khai hỗ trợ các vùng bị xảy ra thiên tai.

- Sở Giáo dục và Đào tạo theo dõi, nắm bắt tình hình ngập úng, chia cắt để thông báo quyết định cho học sinh nghỉ học kịp thời.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh xây dựng và triển khai phương án, kế hoạch bảo đảm thông tin liên lạc, bảo đảm an toàn con người, tài sản, phương tiện kỹ thuật, vật tư của các đơn vị; chỉ đạo sẵn sàng tăng cường trạm phát sóng lưu động phục vụ thông tin liên lạc các khu vực xảy ra thiên tai và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp và công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Cao Bằng kịp thời thông tin và cảnh báo tình hình mưa lớn, tình trạng ngập úng tại các khu vực, tuyến đường, thông báo hướng dẫn giao thông của cơ quan chức năng để các tổ chức, nhân dân biết và chủ động tự phòng, chống và ứng phó.

- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý địa bàn phải luôn quán triệt phương châm “Bốn tại chỗ” trong giai đoạn phòng, chống ngay tại cơ sở để có kế hoạch tổ chức tốt công tác kiểm tra thực địa trước mùa mưa lũ. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các phương án, biện pháp chủ động phòng, chống của địa phương đến các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn để sẵn sàng thích ứng, tránh tình trạng bị động, lúng túng hoặc bất ổn, hoang mang khi đối phó, xử lý tình huống sự cố thiên tai, nhất là ngập úng.

+ Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống hiệu quả; chuẩn bị lực lượng, phương tiện: Các sở, ngành, các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn khẩn trương chuẩn bị kế hoạch huy động lực lượng, phương tiện, vật tư tại chỗ của đơn vị, địa phương mình, nắm chắc các phương tiện, trang thiết bị hiện có do các đơn vị trực thuộc quản lý và các phương tiện, trang thiết bị trưng dụng trong nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp đóng trên địa bàn để kịp thời huy động ứng cứu khi cần thiết. Toàn bộ hoạt động của các sở, ngành, huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn chuyển sang trạng thái sẵn sàng ứng phó.

+ Tổ chức trực ban 24/24 giờ để nắm chắc diễn biến tình hình mưa lớn, lũ, ngập lụt và triển khai các phương án ứng phó của địa phương, đơn vị mình. Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh xác định các khu vực bị cô lập, ngập sâu để tập trung huy động lực lượng, phương tiện, vật tư chi viện cho huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn để xử lý tình huống giảm thiểu ngập úng, sơ tán, di dời, cứu trợ khẩn cấp.

+ Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang, lực lượng chi viện, hỗ trợ của cấp trên và huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ tổ chức cứu nạn, cứu hộ, cứu sập, cháy nổ; chủ động sơ tán, di dời dân ở các khu vực ngập sâu, bị chia cắt đến nơi tạm cư an toàn đã được xác định, đảm bảo cung cấp các dịch vụ hậu cần trước hết là lương thực, nhu yếu phẩm, nước sạch, ánh sáng, thuốc men, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng dịch, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

+ Chỉ đạo các Bệnh viện, Trung tâm Y tế dự phòng huyện, thành phố, Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn huy động lực lượng y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thiết bị, thuốc men để sơ cấp cứu, chữa bệnh cho người dân.

- Đối với người dân: Thường xuyên theo dõi thông tin, hướng dẫn của cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trên phương tiện truyền thông. Chú ý quản lý, chăm sóc trẻ em, người già, người bệnh, người tàn tật an toàn khi nhà ở và khu vực xung quanh nhà ở bị ngập; cẩn thận khi đi qua những khu vực ngập nước, kể cả những khu vực quen thuộc, chỉ đi qua khi chắc chắn không có nguy hiểm và có các lực lượng, phương tiện hỗ trợ; tuân theo biển báo nguy hiểm hoặc hướng dẫn của những người có trách nhiệm; không cố cứu vớt tài sản bị nước cuốn trôi, đặc biệt ở ven sông, suối; ngắt nguồn điện bị ngập nước, cẩn thận kiểm tra khi sử dụng lại đồ điện sau khi bị ngập nước; không tiếp xúc với nguồn điện khi đang ướt hoặc đang đứng dưới nước; sử dụng nước sạch tiết kiệm, phòng khi thiếu nước sạch trong thời gian bị ngập úng kéo dài; cung cấp thông tin về tình trạng ngập úng tại khu vực sinh sống cho cơ quan chức năng và chính quyền địa phương để được trợ giúp, ứng cứu kịp thời; chủ động cho con em nghỉ học khi thấy không an toàn; chủ động tham gia công tác khắc phục hậu quả ổn định đời sống, phục hồi sản xuất, xử lý môi trường, phòng ngừa dịch bệnh phát sinh sau ngập lụt.

3.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3, 4

Triển khai thực hiện như phương án ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2, đồng thời Ban Chỉ huy về PCTT&TKCN tỉnh báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo Quốc gia về PCTT chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ.

Trong trường hợp tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp hiện nay, tương ứng với từng cấp độ rủi ro thiên tai đối với mưa lớn, lũ, ngập lụt các cấp, các ngành, các địa phương liên quan có trách nhiệm:

- Sẵn sàng các phương án sơ tán trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, huyện, xã. Đối với các địa bàn có diễn biến dịch bệnh phức tạp cần tăng cường các phương án sơ tán tại chỗ, đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly, dự kiến nơi sơ tán dân do thiên tai đảm bảo phân luồng các đối tượng có nguy cơ dịch bệnh khi sơ tán để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

- Chuẩn bị các phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, các trang thiết bị thiết yếu phòng tránh bệnh tại nơi sơ tán như chất sát khuẩn tay, hóa chất khử trùng, khẩu trang, máy đo thân nhiệt...

- Lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là lực lượng xung kích PCTT ở cơ sở.

- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế,... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp trong trường hợp phải tập trung chỉ đạo hoặc đi kiểm tra hiện trường và các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Chuẩn bị các phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội zalo, facebook, viber ..) phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai giữa Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và TKCN các cấp, đặc biệt là đối với cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

4. Phương án ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

4.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, công an, dân quân, tự vệ và các lực lượng tại chỗ của cấp huyện, cấp xã.

b) Phương tiện, trang thiết bị: Ôtô, máy cẩu, máy xúc, máy ủi, máy khoan cắt bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: UBND cấp huyện, cấp xã căn cứ tình tình thực tế khẩn trương triển khai phương án, kế hoạch ứng phó với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, PCTT&TKCN tỉnh.

Triển khai các biện pháp như rà soát các hộ phải di dời nhà hoặc sơ tán đến khu vực an toàn, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khôi phục đời sống và sản xuất sau lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất.

4.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, dân quân, tự vệ và các lực lượng khác của tỉnh.

b) Phương tiện, trang thiết bị: ôtô, máy ủi, máy xúc, máy cắt bê tông, máy đục bê tông, máy bơm và các loại trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó.

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở tại các tuyến sông, suối trên địa bàn tỉnh, tiến hành cắm biển cảnh báo nguy hiểm sạt lở, phân loại mức độ sạt lở và sắp xếp thứ tự ưu tiên xử lý sạt lở theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Quyết định số 01/2011/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xử lý sạt lở bờ sông bờ biển. Từ đó có biện pháp xử lý sạt lở phù hợp, trong đó, ưu tiên các vị trí tập trung dân cư đông, các công trình phúc lợi công cộng quan trọng, công trình phục vụ quốc phòng - an ninh; tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống xung quanh để biết và chủ động phòng, chống.

- Thường xuyên kiểm tra và xử lý đối với những trường hợp vi phạm, lấn chiếm trái phép hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, suối và lập các bến bãi trái phép gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.

- Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ bờ sông, suối; thường xuyên tổ chức kiểm tra các tuyến kè bảo vệ bờ sông suối, đường giao thông, khu dân cư,... đã được đầu tư xây dựng để kịp thời phát hiện các vị trí xuống cấp, hư hỏng và có kế hoạch duy tu, sửa chữa đảm bảo an toàn công trình nhằm phát huy hiệu quả phòng, chống sạt lở, sụt lún.

- Công tác tổ chức khắc phục hậu quả:

+ Khẩn trương, kịp thời ứng cứu người, trục vớt tài sản và đảm bảo an ninh, trật tự tại khu vực xảy ra sạt lở.

+ Tổ chức vận động di dời và hỗ trợ nhân dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn; tổ chức tốt lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.

+ Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “Cứu người trước, cứu tài sản sau”, huy động đội ngũ y, bác sỹ tại chỗ, phương tiện, thuốc men để cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc men chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực xảy ra thiên tai, vùng bị chia cắt, khu vực lũ quét, sạt lở nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

+ Kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai.

+ Thống kê, đánh giá thiệt hại và đề xuất các biện pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống cho nhân dân

+ Tổ chức các đoàn, đội tình nguyện hỗ trợ dân sinh, phòng chống dịch bệnh. Khôi phục và phục hồi sản xuất; nhanh chóng khắc phục ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh tuyệt đối không được để dịch bệnh bùng phát; ổn định đời sống nhân dân ngay sau khi thiên tai xảy ra.

Trong tình hình có dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, tương ứng với từng cấp độ rủi ro thiên tai đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy các cấp, các ngành, các địa phương liên quan có trách nhiệm:

- Sẵn sàng các phương án sơ tán trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh, huyện, xã. Đối với các địa bàn có diễn biến dịch bệnh phức tạp cần tăng cường các phương án sơ tán tại chỗ, đảm bảo an toàn cho người dân tại các khu vực cách ly, dự kiến nơi sơ tán dân do thiên tai đảm bảo phân luồng các đối tượng có nguy cơ dịch bệnh khi sơ tán để tránh lây nhiễm trong cộng đồng.

- Chuẩn bị các điều kiện, có phương án huy động lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, các trang thiết bị thiết yếu phòng tránh bệnh tại nơi sơ tán như chất sát khuẩn tay, hóa chất khử trùng, khẩu trang, máy đo thân nhiệt...

- Lập danh sách các lực lượng phải huy động để ứng phó thiên tai trong trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, đặc biệt là lực lượng xung kích PCTT ở cơ sở.

- Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị, thuốc men, khẩu trang y tế, ... đảm bảo an toàn dịch bệnh cho các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp trong trường hợp phải tập trung chỉ đạo hoặc đi kiểm tra hiện trường và các lực lượng được huy động tham gia công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Chuẩn bị các phương án kết nối, chỉ đạo trực tuyến và ứng dụng công nghệ thông tin (email, phần mềm, mạng xã hội zalo, facebook, viber ..) phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy điều hành ứng phó và thông tin về thiên tai giữa Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và KCN các cấp, đặc biệt là đối với cấp huyện, cấp xã phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương.

5. Biện pháp ứng phó với nắng nóng, hạn hán

5.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1

a) Lực lượng ứng cứu: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng kinh tế thành phố, các lực lượng của huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi (Công ty TNHH MTV Thủy nông, tổ chức thủy lợi cơ sở).

b) Phương tiện, trang thiết bị: Máy bơm nước, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

c) Phương án phòng, chống, ứng phó: Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn căn cứ theo tình hình thực tế khẩn trương triển khai Phương án, kế hoạch ứng phó với nắng nóng, hạn hán tại địa phương. Thống kê, đánh giá thiệt hại và tổng hợp, báo cáo về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.

Biện pháp ứng phó: Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và tình hình diễn biến hạn hán; vận hành hợp lý hồ chứa nước, công trình cấp nước; ưu tiên nước sinh hoạt; sử dụng tiết kiệm nước tránh lãng phí, thất thoát nước; ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm cũng như các máy bơm cơ động.

5.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2

a) Lực lượng ứng phó: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng kinh tế thành phố, các lực lượng của huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi.

c) Phương tiện, trang thiết bị: Máy bơm nước, các thiết bị cấp nước và các trang thiết bị khác.

d) Phương án phòng, chống, ứng phó:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì phối hợp với UBND cấp huyện:

+ Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thời tiết, nắng nóng, hạn hán, cảnh báo tình hình thời tiết đến địa phương; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn Công ty TNHH MTV Thủy nông Cao Bằng, các tổ chức thủy lợi cơ sở kiểm tra công trình thủy lợi, quản lý chặt chẽ nguồn nước, áp dụng các biện pháp tưới tiết kiệm, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt cho người và gia súc; sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước; tiến hành nạo vét hệ thống kênh, mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu kết hợp đảm bảo thông thoáng; có phương án lắp đặt thêm hệ thống các trạm bơm dã chiến tại những vị trí thuận lợi về nguồn nước để nâng cao năng lực cấp nước cho hệ thống. Ưu tiên cung cấp điện và vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.

+ Điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ phù hợp với dự báo, cảnh báo và diễn biến của hạn hán; sử dụng các giống ngắn ngày, bố trí nhóm giống cùng thời gian sinh trưởng để thuận tiện cung cấp nước tưới, sử dụng nước hiệu quả, khuyến cáo tích trữ nước trong các ao vườn để phục vụ sản xuất và đời sống.

+ Trong trường hợp do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước thì lập kế hoạch, phương án tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện:

+ Tăng cường thông tin, tuyên truyền về tình hình khô hạn để nhân dân biết, chủ động phòng chống hạn; triển khai các biện pháp bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh, đặc biệt là cho trẻ em và người già khi xảy ra nắng nóng, hạn hán.

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý, bố trí diện tích và cơ cấu, thời vụ gieo trồng phù hợp với năng lực nguồn nước hiện có; các vùng thường xuyên thiếu nước tưới khuyến cáo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp hạn chế thiệt hại; tuyên truyền vận động nhân dân sử dụng nước hợp lý, ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến để sử dụng nước tiết kiệm.

+ Phương án ứng phó hạn hán như tận dụng các mỏ, khe nước nhỏ, dẫn nước bằng các ống nước, xây dựng thêm các guồng cọn, đắp đập tạm... phù hợp với điều kiện từng khu vực.

+ Tăng cường chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, các ban quản lý công trình thủy lợi cơ sở triển khai nạo vét kênh mương, cống lấy nước, khơi thông dòng chảy, đảm bảo điều kiện dẫn nước thông thoáng đến mặt ruộng; tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình nguồn nước; chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết, sử dụng nguồn hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi và ngân sách dự phòng để thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán.

IV. LỒNG GHÉP NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀO KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Tiếp tục triển khai thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh với các nội dung:

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu, đặc biệt chú trọng triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, đến năm 2030”.

- Nâng cao năng lực ứng phó với thiên tai của các ngành, các cấp để có được kế hoạch ứng phó hiệu quả, chủ động, kịp thời trước các tình huống có thể xảy ra.

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác dự báo, cảnh báo khí tượng, thủy văn, phòng chống thiên tai.

- Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, chiến lược tăng trưởng xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế.

- Tăng cường phát triển chương trình “Tiết kiệm năng lượng”, sử dụng nguồn năng lượng mới, sạch, vật liệu thích ứng với biến đổi khí hậu, cơ cấu lại ngành nông nghiệp, chuyển đổi các giống cây trồng, vật nuôi theo vùng chuyên canh.

- Làm tốt công tác dự báo, cảnh báo, thiên tai và tác động của biến đổi khí hậu. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của lũ lụt, sạt lở bờ sông, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trên các lĩnh vực, chú trọng ứng dụng công nghệ cao trong tạo giống, thâm canh, thu hoạch, bảo quản, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực, đặc sản của tỉnh gắn với việc xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp hỗ trợ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, phát triển sản xuất kinh doanh, cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động quản lý và giao dịch dân sự

- Đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội: Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên cơ sở tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng (giao thông, du lịch, cửa khẩu, đô thị, hạ tầng số) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025; Đề án phát triển giao thông nông thôn giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng phát triển các trục giao thông kết nối trọng điểm, có tính chất lan tỏa phục vụ phát triển liên kết vùng và liên vùng. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và cũng là năng lực cơ sở hạ tầng đáp ứng tốt nhu cầu cần thiết trong công tác PCTT đang còn hạn chế của tỉnh, như:

+ Hạ tầng giao thông: Thu hút đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc, các trục đường giao thông liên tỉnh, các tuyến đường kết nối trung tâm các huyện, thành phố, cầu bắc qua sông tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương, phát triển kinh tế - xã hội. Rà soát, kiểm tra các công trình trên địa bàn, xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo các tuyến đường trên địa bàn tỉnh, các tuyến vận tải thủy và các công trình khác đã xuất hiện tình trạng xuống cấp theo quy hoạch.

+ Hạ tầng cung cấp điện: Mở rộng, cải tạo, nâng cấp hệ thống điện tới các vùng nông thôn, đảm bảo cung ứng nguồn điện ổn định, an toàn cho sản xuất, sinh hoạt và chống thất thoát điện; phấn đấu 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia.

+ Hạ tầng viễn thông: Triển khai thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh; 100% số xã có mạng cáp quang; 80% số thôn, xóm có cáp quang Internet.

+ Hạ tầng văn hóa - xã hội: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ sở giáo dục và đào tạo, tập trung các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm trang thiết bị cho các trường, lớp học; phát triển mạnh đào tạo nghề, quy hoạch mạng lưới dạy nghề trong toàn tỉnh; nâng cấp và củng cố các cơ sở đào tạo nghề. Tiếp tục đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân.

- Trong quá trình triển khai thực hiện cần tăng cường công tác phối hợp, giám sát, đánh giá thực hiện lồng ghép PCTT trong việc thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch, quy hoạch của các ngành, phát triển kinh tế - xã hội.

V. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN

1. Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực về PCTT tỉnh)

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi, phòng, chống thiên tai thuộc chức năng quản lý của ngành; tham mưu UBND tỉnh kế hoạch gia cố, tu sửa trước mùa mưa lũ.

- Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thực hiện phương án, kế hoạch PCTT, phối hợp trong việc xử lý sự cố, khắc phục hậu quả đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chông và giảm nhẹ thiên tai; xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi ở những vùng xảy ra thiên tai.

- Đôn đốc UBND các huyện, thành phố và các đơn vị khai thác công trình thủy lợi tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, vị trí xung yếu, phát hiện và xử lý, khắc phục kịp thời hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phòng, chống thiên tai.

- Tham mưu các giải pháp công trình và phi công trình trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Chủ trì thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phòng, chống, ứng phó thiên tai trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh tiếp nhận và truyền phát các tin cảnh báo về diễn biến của khí tượng thủy văn, bão, áp thấp nhiệt đới và thời tiết nguy hiểm để các cấp, các ngành và Nhân dân trong tỉnh chủ động phòng, tránh, ứng phó thiên tai.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (Cơ quan thường trực về phòng thủ dân sự và tìm kiếm cứu nạn)

- Xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó với các loại hình thiên tai. Chú trọng các nội dung về nguồn lực ứng phó thiên tai, phương tiện, vật tư, trang thiết bị phục vụ cứu hộ, cứu nạn; đề xuất nhu cầu trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai; phương án hiệp đồng các lực lượng vũ trang trong công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; phương án bố trí lực lượng, phương tiện ứng phó, xử lý tình huống khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn do thiên tai bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, vỡ hồ chứa.

- Xây dựng phương án huy động lực lượng và phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng tham gia sơ tán, di dời dân, tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy về PCTT&TKCN tỉnh.

- Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tập huấn, huấn luyện, diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt lực lượng Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, xây dựng kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố thiên tai.

3. Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Sẵn sàng lực lượng để huy động cán bộ, chiến sỹ, cùng với phương tiện, trang thiết bị của đơn vị tham gia sơ tán, di dời dân, ứng phó với tình huống khi có mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất xảy ra, tổ chức tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo trật tự, an ninh xã hội và giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai theo yêu cầu của UBND tỉnh, Trưởng ban hoặc Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, PCTT&TKCN tỉnh.

- Xây dựng và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Hỗ trợ các địa phương, đơn vị trong công tác tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập PCTT&TKCN, đặc biệt xây dựng lực lượng tại chỗ, trang bị phương tiện, thiết bị, công cụ, hướng dẫn kỹ năng để ứng phó cứu nạn, cứu hộ kịp thời, hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai.

- Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch tổ chức tập kết, quản lý sử dụng các phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, để kịp thời, có hiệu quả trong công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra thiên tai, đặc biệt là tại các khu vực xung yếu. Sẵn sàng phối hợp với các lực lượng để hỗ trợ, chi viện cho các cấp địa phương kịp thời khi có yêu cầu. Bố trí lực lượng, phân luồng điều tiết giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các công trình trọng điểm, tài sản của Nhân dân, Nhà nước và Doanh nghiệp tại khu vực xảy ra thiên tai.

4. Sở Giao thông vận tải

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Sở; xử lý các vị trí sạt lở gây ách tắc giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ được giao quản lý trong mọi tình huống; tổ chức phân luồng, hướng dẫn các phương tiện giao thông khi có sự cố về cầu, đường bị ngập lụt, ách tắc giao thông.

- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý thực hiện công tác kỹ thuật đảm bảo giao thông khi có tình huống mưa lớn gây lũ lụt, sạt lở đất; tổ chức huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân cùng với phương tiện máy xúc, xe tải, dầm cầu thép dự phòng hiện có để đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai và sơ tán Nhân dân khi có yêu cầu.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng kiểm tra các kho dự trữ xăng dầu, kho chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ để khuyến cáo các chủ cơ sở thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch, tổ chức tăng cường kiểm tra, tuần tra hoạt động khai thác tài nguyên trên các sông, suối để có biện pháp chấn chỉnh, xử lý kiên quyết các trường hợp khai thác không phép, trái phép gây sạt lở bờ sông, cản trở dòng chảy.

6. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện phương án đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống; đặc biệt chú trọng các vùng thường xuyên xảy ra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, bị chia cắt, cô lập. Chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị viễn thông, bưu chính trên địa bàn tỉnh đảm bảo liên lạc, kịp thời chuyển thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành việc phòng tránh, ứng phó với mưa lớn, lũ, lũ quét.

- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông phối hợp với các cơ quan liên quan đưa tin chính xác, kịp thời về diễn biến thời tiết, thiên tai, các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về dự báo, cảnh báo, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

7. Sở Xây dựng

Chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, các chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng công trình thực hiện kiểm tra, đánh giá và gia cố đảm bảo an toàn cho công trình trước mùa mưa bão; Tăng cường kiểm tra các công trình đang thi công thuộc chuyên ngành quản lý, phối hợp kiểm tra các công trình thuộc chuyên ngành khác. Nhắc nhở, đôn đốc các chủ đầu tư, các đơn vị thi công công trình đảm bảo tiến độ và có phương án ứng phó kịp thời đối với tình huống bất lợi khi thiên tai xảy ra, đảm bảo an toàn cho người, tài sản và công trình xây dựng.

8. Sở Y tế

Chỉ đạo, đảm bảo y tế cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bố trí, huy động lực lượng viên chức y tế của Bệnh viện Đa khoa tỉnh; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; Bệnh viện Đa khoa và Trung tâm Y tế các huyện, Thành phố ứng phó kịp thời các tình huống để cứu, chữa người thương vong tại các khu vực xảy ra thiên tai. Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất y tế... đảm bảo cho công tác cấp cứu, điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân; vệ sinh môi trường, nguồn nước sinh hoạt; phòng, chống dịch bệnh; vệ sinh an toàn thực phẩm... để khắc phục hậu quả thiên tai.

9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Tham mưu tổ chức thực hiện tốt các chính sách về hỗ trợ đối với các hộ dân có người bị chết, bị thương, nhà cửa bị hư hỏng, sập đổ do thiên tai gây ra. Đồng thời, hướng dẫn các huyện, thành phố giải quyết các chính sách, chế độ đột xuất cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định.

10. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương và đơn vị liên quan trong tỉnh có kế hoạch dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm cần thiết, bảo đảm cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu trong trường hợp xảy ra thiên tai trên địa bàn tỉnh;

- Triển khai kịp thời các nội dung chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh về công tác phòng, chống thiên tai đến các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Công Thương trên địa bàn tỉnh nhằm bảo đảm an toàn đối với các hoạt động của ngành, trong đó tập trung công tác phòng, chống thiên tai đối với hồ, đập thủy điện, hệ thống điện, sản xuất công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản.

11. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Căn cứ khả năng ngân sách, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh xem xét, quyết định bố trí kinh phí thực hiện công tác PCTT&TKCN, khắc phục thiệt hại và sửa chữa các công trình, cơ sở hạ tầng bị hư hỏng do thiên tai gây ra theo quy định hiện hành.

12. Công ty Điện lực Cao Bằng

Đảm bảo nguồn điện liên tục 24/24h cho các cơ quan, đơn vị chỉ đạo, điều hành, cảnh báo, dự báo, phòng, chống thiên tai. Bảo vệ hệ thống, thiết bị điện, trạm biến thế, đặc biệt là vấn đề an toàn trong sử dụng điện; đồng thời xử lý khắc phục nhanh chóng sự cố đường dây tải điện bị hư hỏng, kịp thời phục vụ đời sống và sản xuất của nhân dân.

13. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Cao Bằng và các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh

Tăng cường công tác truyền tin, phổ biến các thông tin dự báo, cảnh báo tình hình thời tiết, thiên tai, các chủ trương, chỉ thị về công tác PCTT kịp thời, chính xác; phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho Nhân dân những kiến thức cơ bản về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

14. Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về dự báo thời tiết; đặc biệt là dự báo sớm khả năng xuất hiện và diễn biến của các tình huống phức tạp, khẩn cấp về thiên tai, cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đến các huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị liên quan biết để có giải pháp chủ động phòng, chống thiên tai có hiệu quả.

15. Các chủ hồ đập thủy lợi, thủy điện

- Xây dựng các phương án bảo vệ đập, phương án phòng chống thiên tai, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện vận hành các công trình thủy lợi, thủy điện do đơn vị quản lý theo quy định quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Chuẩn bị đầy đủ các vật tư, vật liệu, dụng cụ dự phòng, huy động cán bộ kỹ thuật, lực lượng, phương tiện ứng cứu sẵn sàng khi có sự cố công trình xảy ra. Tổ chức diễn tập phương án ứng phó các tình huống thiên tai và xả lũ khẩn cấp.

- Thường xuyên duy trì chế độ thông tin liên lạc, chế độ báo cáo UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh và các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân; tập huấn, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, chống, ứng phó thiên tai; phối hợp thực hiện công tác sơ cấp cứu, chữa trị người bị nạn; tích cực vận động các đơn vị, tổ chức giúp đỡ nhân dân và các địa phương bị thiệt hại; tổ chức tiếp nhận và phân phối hàng cứu trợ kịp thời cho các gia đình bị thiệt hại do thiên tai gây ra.

17. Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, PCTT&TKCN tỉnh

Theo địa bàn và nhiệm vụ được phân công, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương về công tác chuẩn bị phòng, chống, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra và công tác khắc phục hậu quả sau khi thiên tai; phối hợp cùng các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai tại các khu vực trọng điểm.

18. UBND các huyện, thành phố

- Cập nhật, bổ sung và hoàn thiện các phương án, kế hoạch PCTT&TKCN tại địa phương; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng theo phương châm “4 tại chỗ” để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất; đôn đốc việc xây dựng kế hoạch thu Quỹ PCTT năm 2022.

- Tổ chức bộ phận trực ban theo quy định, theo dõi, thông báo, cảnh báo và tham mưu kịp thời các biện pháp phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; chỉ đạo bộ phận giúp việc tham mưu công tác PCTT&TKCN tại địa phương thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo.

- Khi thiên tai xảy ra ở địa phương và tùy theo cấp độ rủi ro thiên tai, các địa phương, đơn vị liên quan nghiêm túc thực hiện theo phương án PCTT&TKCN đã được phê duyệt. Chủ động phối hợp với lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn, sử dụng các loại vật tư, phương tiện, lực lượng tại chỗ của địa phương, đơn vị để tổ chức di dời dân ra khỏi khu vực trọng điểm xung yếu, đảm bảo tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền địa phương, vi phạm quy định pháp luật trong phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; bảo vệ các khu vực, công trình trọng điểm, tham gia cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố công trình và giúp đỡ các gia đình bị nạn.

- Rà soát, kiểm tra các vị trí xung yếu, khu vực có nguy cơ cao xảy ra thiên tai trên địa bàn để đề xuất, triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước; thực hiện lắp các biển cảnh báo nguy hiểm tại những khu vực xung yếu trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra hệ thống tiêu thoát nước, nạo vét các cống, rãnh và kênh, rạch bị bồi lắng.

- Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống, ứng phó thiên tai, cứu hộ, cứu nạn trên địa bàn. Hỗ trợ, hướng dẫn Nhân dân các biện pháp chằng chống nhà cửa an toàn nhằm phòng tránh tốc mái, sụp đổ khi xảy ra giông, gió, lốc xoáy. Kiểm tra và có kế hoạch chặt tỉa, đốn hạ cây xanh không an toàn, không để xảy ra tình trạng đổ gẫy khi xảy ra giông, gió, mưa lớn.

- Triển khai lồng ghép nội dung PCTT vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhất là phòng, chống hạn hán, lũ, lũ quét, sạt lở, rà soát quy hoạch, chuyển đổi sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng, giảm thiểu tác động của thiên tai; rà soát, chủ động di dân ở vùng có nguy cơ cao rủi ro thiên tai, có phương án sơ tán đảm bảo an toàn đối với các hộ dân chưa có điều kiện di dời.

- Chủ động cân đối nguồn dự phòng ngân sách theo phân cấp, các nguồn tài chính hợp pháp khác thực hiện công tác PCTT&TKCN, khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra.

VI. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN

- Nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai.

- Nguồn ngân sách địa phương giao cho các Sở, ban ngành, các huyên, thành phố và các đơn vị liên quan.

- Các lĩnh vực, nội dung và nguồn vốn khác các địa phương, đơn vị cân đối, lồng ghép vào các Chương trình chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng kế hoạch trung và dài hạn, trong đó sử dụng nguồn vốn được phân cấp theo quy định để bố trí cho công tác PCTT&TKCN. Hằng năm, trên cơ sở nguồn vốn phân cấp được giao, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo xây dựng nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lồng ghép với nội dung công tác phòng, chống thiên tai.

- Nguồn kinh phí từ Quỹ PCTT tỉnh: theo quy định của Chính phủ và của tỉnh vào mục đích phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Các nguồn lực khác như: Nguồn của doanh nghiệp xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ; Nguồn kinh phí được chi trả từ hợp đồng mua bảo hiểm công trình xây dựng (nếu có); Các khoản cứu trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài khi thiên tai xảy ra; các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch Phòng, chống thiên tai này, các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch PCTT&TKCN của đơn vị cụ thể, sát với tình hình thực tế, nhiệm vụ của ngành để triển khai thực hiện Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, các cơ quan, đơn vị đề xuất, báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực về PCTT tỉnh) để tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh.

2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực về PCTT tỉnh) tổ chức kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện tốt các nội dung của Kế hoạch này và tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Quốc gia về PCTT1;
- Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn2;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Cao Bằng;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TPKT;
- Chi cục Thủy lợi;
- Lưu: VT, KT (Kh).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Thảo

 



1 Địa chỉ: Số 02, Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

2 Địa ch: Số 06, đường Sân Gôn, phường Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác