518192

Quyết định 1116/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình khuyến nông địa phương 5 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

518192
LawNet .vn

Quyết định 1116/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Chương trình khuyến nông địa phương 5 năm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Số hiệu: 1116/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 04/05/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1116/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Võ Văn Phi
Ngày ban hành: 04/05/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1116/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 04 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025;

Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

Trên cơ sở Biên bản cuộc họp ngày 27 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1117/TTr-SNN ngày 08 tháng 3 năm 2022 và Tờ trình số 2009/TTr-SNN ngày 19 tháng 4 năm 2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình Khuyến nông địa phương 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (Chương trình chi tiết kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nhà nước tỉnh, Giám đốc Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Thường trực: T
U, HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;

- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, KTN.
(Khoa/243.Qdkhuye
nnong)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 5 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
(Kèm theo
Quyết định số: 1116/QĐ- UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Chủ trương, định hướng

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật. Sản xuất nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh phát triển khá toàn diện, như: trong trồng trọt đã hình thành các vùng nguyên liệu gắn với chế biến, vùng chuyên canh hàng hóa tập trung; chăn nuôi có bước phát triển theo hướng trang trại; thủy sản từng bước chuyển từ khai thác tự nhiên là chủ yếu sang nuôi trồng thủy sản, phát triển các mô hình nuôi thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Thành tựu đó có sự đóng góp tích cực của công tác khuyến nông, đặc biệt là thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Công tác chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Triển khai thực hiện các hoạt động khuyến nông trên cơ sở Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông; kế thừa và có chọn lọc những kết quả đạt được trong công tác khuyến nông giai đoạn trước, đồng thời xây dựng chương trình khuyến nông gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, là một hợp phần quan trọng của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững.

Khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các vùng sản xuất cho phát triển và chuyển đổi, đạt mức tăng trưởng và giá trị gia tăng cao, bền vững; hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh đặc trưng. Huy động và thực hiện đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp; ngân sách nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện huy động, thúc đẩy các nguồn lực đầu tư từ doanh nghiệp, tổ chức và hợp tác xã, hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hình thức hợp tác liên kết trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực có lợi thế của tỉnh, nhằm phát triển nhanh, toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại, xanh, sạch; mở rộng quy mô sản xuất hàng hóa, cung ứng nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu và thị trường nội địa. Thu nhập hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp, là cơ sở để tăng thu nhập kinh tế hộ nông dân, giải quyết việc làm, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt phát triển nông nghiệp toàn diện; Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

2. Cơ sở pháp lý xây dựng Chương trình

- Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

- Thông tư số 04/2018/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp;

- Thông tư số 37/2018/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực Quốc gia;

- Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

- Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tiêu chí xác định chương trình, dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp;

- Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khoá X về Nông nghiệp, nông dân và nông thôn;

- Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Quyết định số 4226/QĐ-UBND ngày 27 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành quy trình kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật cây trồng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Quyết định số 993/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp tỉnh giai đoạn 2020 - 2025;

- Quyết định số 4000/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về phê duyệt Đề án nghiên cứu khả thi về phát triển bền vững nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Israel trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành quy định nội dung, mức hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp và thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Quyết định số 2867/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai phê duyệt Chương trình Phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 5003/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Chương trình chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của tỉnh Đồng Nai.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khuyến nông nhằm hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản, góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân thông minh; nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa, gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản Việt Nam, toàn cầu; phát triển du lịch sinh thái, du lịch môi trường rừng, nông lâm kết hợp để phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh. Đào tạo, hỗ trợ về phương pháp tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến phù hợp với nhu cầu và khả năng của người sản xuất; Tăng cường xây dựng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt GAP; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; góp phần thực hiện thành công mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Về kinh tế

Góp phần hoàn thành một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Lĩnh vực trồng trọt: Góp phần đảm bảo tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn đạt 2,02%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 31,68%; Phấn đấu đến năm 2025, có tối thiểu 30% giá trị trồng trọt được tiêu thụ dưới hình thức liên kết; 15% giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương; trên 35% giá trị sản phẩm trồng trọt ứng dụng công nghệ cao; giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực xuống còn khoảng 12%, cây công nghiệp ngắn ngày 1,5%, cây hàng năm khác 1,6%, cây công nghiệp lâu năm 18%; tăng tỷ trọng cây ăn quả lên 51,9%, rau 15% nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong tình hình mới.

- Lĩnh vực chăn nuôi: Góp phần đảm bảo tốc độ tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân giai đoạn đạt 4 - 5%/năm; giá trị sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất hoặc tương đương tăng tối thiểu 10%/năm. Góp phần đảm bảo đến năm 2025 có tối thiểu 65% giá trị chăn nuôi được tiêu thụ dưới hình thức liên kết; 30% giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương; trên 65% giá trị sản phẩm chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; Tập trung phát triển chăn nuôi hữu cơ, an toàn sinh học; 90% trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định; 100% trang trại chăn nuôi đạt điều kiện vệ sinh thú y. Chuyển đổi cơ cấu đàn vật nuôi, hướng tới giảm tỷ trọng đàn heo xuống còn khoảng 40%, tăng tỷ trọng đàn gia cầm lên 52%, gia súc ăn cỏ 3%. Đến năm 2025, sản lượng thịt xẻ các loại đạt 526.800 tấn, trong đó thịt heo chiếm khoảng 69%, thịt gia cầm chiếm khoảng 30%, thịt trâu, bò chiếm khoảng 1%; 70% gia súc và 90% gia cầm được giết mổ tập trung công nghiệp; 1 - 2% thịt gia súc, gia cầm được chế biến so với tổng sản lượng thịt.

- Lĩnh vực thủy sản: góp phần đảm bảo tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản bình quân giai đoạn đạt 4,5 - 5.0%/năm, giá trị gia tăng bình quân từ 3,2 đến 3,5%/năm. Chuyển dịch nuôi thủy sản từ phương thức nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang thâm canh, bán thâm canh, chuyển đổi đối tượng nuôi kém hiệu quả sang đối tượng có giá trị kinh tế, đặc biệt là tôm thẻ, tôm càng xanh; cơ cấu lại sản xuất theo hướng tăng tỷ trọng sản lượng nuôi trồng lên 90%, giảm tỷ trọng sản lượng khai thác xuống còn 10%, tăng tỷ trọng sản lượng tôm lên 5%, giảm tỷ trọng sản lượng cá xuống còn 93,7%; tăng tỷ trọng giá trị thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản từ 6,6% (năm 2020) lên 8,57% (năm 2025).

Phấn đấu đến năm 2025, có tối thiểu 35% giá trị thủy sản được tiêu thụ dưới hình thức liên kết; 35% giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương; trên 37% giá trị sản phẩm ứng dụng công nghệ cao; khoảng 40 - 45% giống thủy sản nuôi chủ lực ( nước ngọt, tôm thẻ chân trắng, tôm càng xanh) được kiểm soát chất lượng.

2.2. Về xã hội

Thực hiện chương trình Khuyến nông địa phương tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn, giúp lao động nông thôn có thu nhập ổn định. Từ đó góp phần ổn định an ninh trật tự ở nông thôn, phát triển nông thôn. Tỷ lệ lao động nông nghiệp thông qua đào tạo đạt 70%.

2.3. Về môi trường

- Trên 90% trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có hệ thống xử lý chất thải, nước thải đạt tiêu chuẩn theo đúng quy định; 100% trang trại chăn nuôi đạt điều kiện vệ sinh thú y.

- Tăng tỷ lệ mô hình nuôi tôm thẻ bằng bể nổi 2 giai đoạn có kết hợp thiết kế hệ thống xử lý chất thải bằng hầm Biogas tại các khu vực nuôi thủy sản nước lợ. Khuyến khích nông hộ, vùng nuôi ứng dụng các công nghệ, biện pháp xử lý nước thải, bùn thải trong nuôi thủy sản nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng của công tác bảo vệ môi trường đặc biệt với các mô hình nuôi thâm canh, siêu thâm canh; Vận động hình thức nuôi trồng thủy sản thâm canh, siêu thâm canh có thực hiện lắng lọc, xử lý nước thải trong trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Chương trình khuyến nông địa phương 5 năm giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, thực hiện chính sách về các hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật chuyển giao công nghệ và phương thức hoạt động khuyến nông quy định tại Chương II Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản lý và tổ chức thực hiện, để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

2. Đối tượng áp dụng

Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động khuyến nông và chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

IV. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Đào tạo và tập huấn

1.1. Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nông cho đối tượng chuyển giao công nghệ

- Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số, hệ thống quản lý tiên tiến, chuyển giao đổi mới công nghệ, xác lập quyền sở hữu trí tuệ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm cho cán bộ kỹ thuật: 5 lớp/5 năm;

- Cập nhật kiến thức chuyên môn cho người làm công tác khuyến nông địa phương thời gian dự kiến từ 1 đến 3 ngày/1 lớp, 5 lớp/5 năm;

- Các nội dung tập huấn bao gồm: Trực tuyến kết hợp thực địa, áp dụng khuyến nông số, chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn, du lịch nông nghiệp, hướng dẫn quy trình kỹ thuật của các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất nông nghiệp; cập nhật kiến thức về canh tác trong trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi và thủy sản.

- Tổng kinh phí: 1.439.250 nghìn đồng (Một tỷ, bốn trăm ba mươi chín triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng);

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 1.439.250 nghìn đồng (Một tỷ, bốn trăm ba mươi chín triệu, hai trăm năm mươi nghìn đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục I)

1.2. Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất cho đối tượng nhận chuyển giao công nghệ

- Tổ chức 1.963 lớp tập huấn, cụ thể:

+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh hại, ứng dụng hiệu quả các mô hình nông nghiệp công nghệ cao như trồng rau thủy canh trong nhà màng, hệ thống tưới nước tiết kiệm trên các loài cây ăn quả...;

+ Chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi heo, bò, gà và dê an toàn sinh học, theo hướng VietGAHP, chăn nuôi hữu cơ;

+ Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi như: cải tạo chất lượng đàn dê, bò, gà..., cách phòng trừ dịch bệnh trên vật nuôi.

- Tổng kinh phí: 22.770.800 nghìn đồng (Hai mươi hai tỷ, bảy trăm bảy mươi triệu, tám trăm nghìn đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 1.334.000 nghìn đồng (Một tỷ, ba trăm ba mươi bốn triệu đồng);

+ Ngân sách huyện/thành phố: 21.436.800 nghìn đồng (Hai mươi mốt tỷ, bốn trăm ba mươi sáu triệu, tám trăm nghìn đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục I)

1.3. Đào tạo nghề

- Mục tiêu:

+ Giúp người dân nâng cao tay nghề trong sản xuất nông nghiệp;

+ Những nghề dự kiến được đào tạo: nuôi dê, gà, bò, trồng nấm, phương pháp sơ chế, chế biến và bảo quản nông sản...

- Phạm vi thực hiện: Thành phố Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Tổng kinh phí: 962.136 nghìn đồng (Chín trăm sáu mươi hai triệu, một trăm ba mươi sáu nghìn đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 962.136 nghìn đồng (Chín trăm sáu mươi hai triệu, một trăm ba mươi sáu nghìn đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục I)

2. Thông tin tuyên truyền

2.1. Thông tin truyền thông

- Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền của ngành Nông nghiệp: In, phát hành tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Thông tin tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và khuyến nông trên các báo, đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai;

- Thông tin về nông nghiệp sinh thái, chuyển đổi số trong công tác khuyến nông, thông tin thị trường, giá cả nông sản, vật tư nông nghiệp, lịch nông vụ, phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, dịch hại.

- Tổng kinh phí: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 100.000.000đ (Một trăm triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục II)

2.2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập

- Tổ chức hội thảo chuyên đề cấp tỉnh (08 đợt) và cấp huyện (12 đợt) do Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh chủ trì, nhằm tổng kết, đánh giá kịp thời các mô hình khuyến nông và đề xuất các giải pháp, chính sách phát triển, chia sẻ những kinh nghiệm hay trong sản xuất cũng như các hình thức liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm;

- Tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề nhân rộng mô hình hiệu quả, đồng thời tổ chức các Diễn đàn: Khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và hoạt động khuyến nông, khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông nhằm giới thiệu, tuyên truyền các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, quảng bá các sản phẩm thương hiệu chủ lực và các sản phẩm theo chuỗi giá trị của tỉnh để kêu gọi các doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân;

- Tổ chức (04 đợt) Hội nghị tổng kết công tác khuyến nông hàng năm và (01 đợt) sơ kết Chương trình Khuyến nông; Tổ chức (01 đợt) tổng kết công tác Thông tin tuyên truyền 05 năm;

- Tổ chức 62 chuyến học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh Đồng Nai nhằm trao đổi kinh nghiệm, học tập và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

- Tổng kinh phí: 6.677.000 nghìn đồng (Sáu tỷ, sáu trăm bảy mươi bảy triệu đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 4.051.000 nghìn đồng (Bốn tỷ, không trăm năm mươi mốt triệu đồng);

+ Ngân sách huyện/thành phố: 2.626.000 nghìn đồng (Hai tỷ, sáu trăm hai mươi sáu triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục II)

2.3. Chuyển đổi số trong công tác khuyến nông

Chuyển đổi số trong công tác khuyến nông là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển với trọng tâm là xây dựng nền nông nghiệp minh bạch dữ liệu, minh bạch thông tin; có trách nhiệm với người sản xuất, với người tiêu dùng...

- Thay đổi các lớp học trực tiếp thành các lớp học online, đào tạo lực lượng chuyển giao công nghệ biết ứng dụng công nghệ thông tin trong các môi trường khác nhau, trong đó chú trọng các phương pháp tiếp cận mới đối với người nông dân ở vùng sâu, vùng xa. Không chỉ là kiến thức lý thuyết, việc hướng dẫn thực hành cũng thông qua online. Với một chiếc điện thoại thông minh, nông dân vùng sâu, vùng xa không chỉ tham gia các lớp tập huấn khuyến nông mà còn tham gia được nhiều dịch vụ khác;

- Quá trình chuyển đổi số sẽ giúp nông dân không chỉ bán sản phẩm mà còn bán cả giá trị của sản phẩm đó, thông qua công nghệ số phải được số hóa lý lịch sản phẩm của nông dân, tích lũy giá trị như vậy chúng ta có nền nông nghiệp minh bạch, minh bạch từ nguồn gốc tới giá trị sản xuất. Từ đó, người nông dân có thể bán được sản phẩm từ khi bắt đầu sản xuất chứ không phải thu hoạch xong mới đi tìm kiếm thị trường... Mặc khác kết nối thương mại giúp nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông nghiệp qua việc nâng cao hình thức, mẫu mã sản phẩm, hỗ trợ bao bì, nhãn mác, tem truy xuất QR, kết nối thương mại;

- Đặc biệt, trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp sẽ đảm bảo cho người nông dân được số hóa thông tin sản phẩm của mình; các vùng sản xuất tập trung các lĩnh vực từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc, có mã vùng... được sử dụng các ứng dụng công nghệ số để tự động hóa quản lý các quy trình sản xuất, kinh doanh, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm.

- Tổng kinh phí: 1.769.652 nghìn đồng (Một tỷ, bảy trăm sáu mươi chín triệu, sáu trăm năm mươi hai nghìn đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 1.769.652 nghìn đồng (Một tỷ, bảy trăm sáu mươi chín triệu, sáu trăm năm mươi hai nghìn đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục II)

3. Xây dựng và nhân rộng mô hình

Đồng Nai với đất sản xuất nông nghiệp khá lớn, diện tích đất trồng cây là 280.764 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 7.889 ha; đất chăn nuôi là 3.893 ha. Việc xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân được kết hợp và lồng ghép các chương trình khác như: Chương trình công nghệ cao, Chương trình phát triển nông nghiệp bền vững, Chương trình nông nghiệp hữu cơ, Chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)... Tập trung vào các lĩnh vực sau:

3.1. Lĩnh vực trồng trọt

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, gồm 04 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

a) Nhóm mô hình các sản phẩm nông nghiệp chủ lực bao gồm: Phát triển sản xuất trồng các loại cây ăn quả theo hướng an toàn, chất lượng, theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, các mô hình sản xuất hoa, quả, rau ứng dụng công nghệ cao; chuyển giao công nghệ sản xuất và nhân giống cây trồng;

Với mục tiêu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất. Kế hoạch cụ thể chương trình khuyến nông 5 năm với kết quả cần đạt: Phát triển hơn 900 ha cây ăn quả các loại như sầu riêng, xoài, mít, cây có múi, chuối..., 26 ha cây công nghiệp như tiêu, điều, ca cao..., 402 ha lúa chất lượng theo hướng hữu cơ, tạo ra giống mới chất lượng, 134 ha rau sạch, rau thủy canh;

b) Nhóm mô hình sản xuất phân bón hữu cơ từ các phụ phế phẩm nông nghiệp. Mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm là tạo ra 5.000 tấn phân hữu cơ từ các phụ phế phẩm nông nghiệp;

c) Nhóm mô hình ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp: Phát triển các mô hình phun thuốc bằng máy bay không người lái (Flycam), ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt và cơ giới hóa.

Với mục tiêu đem lại hiệu quả, nâng cao năng suất cây trồng và đảm bảo an toàn sức khỏe cho người nông dân dự kiến kế hoạch trong 5 năm cần đạt: phun thuốc trên diện tích 500 ha cây lúa và 250 ha cây ăn quả;

d) Nhóm mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng. Cụ thể như: Trồng cây An xoa, Xáo tam phân, Sâm Bố chính.

- Tổng kinh phí: 22.914.456 nghìn đồng (Hai mươi hai tỷ, chín trăm mười bốn triệu, bốn trăm năm mươi sáu nghìn đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 4.504.581 nghìn đồng (Bốn tỷ, năm trăm lẻ bốn triệu, năm trăm tám mươi mốt nghìn đồng);

+ Ngân sách huyện/thành phố: 18.409.875 nghìn đồng (Mười tám tỷ, bốn trăm lẻ chín triệu, tám trăm bảy mươi lăm nghìn đồng).

(chi tiết tại Phụ lục III)

3.2. Lĩnh vực chăn nuôi

- Xây dựng cho 04 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

a) Nhóm mô hình phát triển chăn nuôi bò thuộc khu vực miền núi và các loại gia súc, gia cầm theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu. Với mục tiêu cải tạo chất lượng giống vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng và nâng cao tổng đàn trên địa bàn tỉnh;

b) Nhóm mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học, chăn nuôi theo VietGAHP;

c) Nhóm mô hình xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai theo hướng hữu cơ;

d) Nhóm mô hình nuôi trùn quế với quy mô 5 mô hình trong vòng 5 năm.

- Tổng kinh phí: 14.375.120 nghìn đồng (Mười bốn tỷ, ba trăm bảy mươi lăm triệu, một trăm hai mươi nghìn đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 7.600.000 nghìn đồng (Bảy tỷ, sáu trăm triệu đồng);

+ Ngân sách huyện/thành phố: 6.775.120 nghìn đồng (Sáu tỷ, bảy trăm bảy mươi lăm triệu, một trăm hai mươi nghìn đồng).

(chi tiết tại Phụ lục III)

3.3. Lĩnh vực thủy sản

- Xây dựng 05 nhóm mô hình khuyến khích nhân rộng, cụ thể như sau:

a) Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao với quy mô 1.000 m2. Nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Với mục tiêu cần đạt được (FCR=1.4; Tỷ lệ sống ≥75%; Kết quả dự kiến 3 tấn/500m2/mô hình);

b) Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực bán thâm canh, mô hình nuôi cá (cá Chạch lau, cá Bống tượng, cá Trắm đen,...) bán thâm canh với quy mô 5.000 m2. Với mục tiêu cần đạt được (FCR=2.2; Tỷ lệ sống ≥50%; Kết quả dự kiến 2 tấn/5.000m2/mô hình);

c) Nhóm mô hình nuôi lươn không bùn bằng bể xi măng, nuôi lươn không bùn thương phẩm với quy mô diện tích 120 m2. Với mục tiêu cần đạt được (FCR=1.6; Tỷ lệ sống ≥90%; Kết quả dự kiến 1.6 tấn/100m2/mô hình).

d) Nhóm mô hình nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ 4.0 kiểm soát môi trường nuôi tự động. Với mục tiêu cần đạt được (FCR=1.5; Tỷ lệ sống ≥75%; Kết quả dự kiến 8 tấn/2.000m2/mô hình);

đ) Nhóm mô hình xen canh tôm càng xanh - lúa, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Với mục tiêu cần đạt được (FCR=2.2; Tỷ lệ sống ≥60%; Kết quả dự kiến 4 tấn/2.000m2/mô hình).

- Tổng kinh phí: 10.558.112 nghìn đồng (Mười tỷ, năm trăm năm mươi tám triệu, một trăm mười hai nghìn đồng).

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 10.273.112 nghìn đồng (Mười tỷ, hai trăm bảy mươi ba triệu, một trăm mười hai nghìn đồng);

+ Ngân sách huyện/ thành phố: 285.000 nghìn đồng (Hai trăm tám mươi lăm triệu đồng).

(Chi tiết tại Phụ lục III)

4. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

a) Chính sách và pháp luật liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn:

Triển khai thực hiện tốt Nghị định số 109/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về nông nghiệp hữu cơ và Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030;

b) Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm:

Triển khai thực hiện chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ;

c) Dịch vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp:

Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; phối hợp với công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tập huấn kỹ thuật; tư vấn kỹ thuật, giới thiệu quảng bá sản phẩm trong nông nghiệp;

d) Tư vấn dịch vụ giống, vật tư, thiết bị nông nghiệp;

đ) Tư vấn và dịch vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật, nhu cầu của người sản xuất và năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động khuyến nông.

5. Hợp tác quốc tế về khuyến nông

Thực hiện nội dung Hợp tác quốc tế về khuyến nông theo quy định tại Chương II Điều 10 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện Chương trình khuyến nông 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 là: 121.676.906 nghìn đồng (Một trăm hai mươi mốt tỷ, sáu trăm bảy mươi sáu triệu, chín trăm lẻ sáu nghìn đồng), trong đó:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ: 20.404.816 nghìn đồng (Hai mươi tỷ, bốn trăm lẻ bốn triệu, tám trăm mười sáu nghìn đồng);

- Ngân sách huyện, thành phố: 49.532.795 nghìn đồng (Bốn mươi chín tỷ, năm trăm ba mươi hai triệu, bảy trăm chín mươi lăm nghìn đồng);

- Đối ứng của các hộ dân: 11.628.915 nghìn đồng (Mười một tỷ, sáu trăm hai mươi tám triệu, chín trăm mười lăm nghìn đồng);

- Chi cục Thủy sản: 40.110.380 nghìn đồng. (Bốn mươi tỷ, một trăm mười triệu, ba trăm tám mươi nghìn đồng)

Trong đó:

+ Ngân sách tỉnh: 16.847.920 nghìn đồng. (Mười sáu tỷ, tám trăm bốn mươi bảy triệu, chín trăm hai mươi nghìn đồng);

+ Đối ứng: 23.262.460 nghìn đồng. (Hai mươi ba tỷ, hai trăm sáu mươi hai triệu, bốn trăm sáu mươi nghìn đồng).

Đối với kinh phí của Chi cục Thủy sản, các nội dung đăng ký vào chương trình Khuyến nông 05 năm giai đoạn 2021-2025 được thực hiện lồng ghép gắn với các kế hoạch, chương trình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Thực hiện lồng ghép theo: Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025; định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch số 12765/KH-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2021) Chương trình Phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai đến 2025 (Quyết định số 2867/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021), kế hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh tỉnh Đồng Nai (Kế hoạch số 14523/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021). Kinh phí đã được duyệt theo các kế hoạch này, không xin kinh phí bổ sung, thực hiện lồng ghép

(Chi tiết tại Phụ lục VI)

Các nội dung chi, mức chi phục vụ hoạt động khuyến nông, thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông và Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tiến độ thực hiện Chương trình Khuyến nông 05 năm giai đoạn 2021 - 2025 tỉnh Đồng Nai của đơn vị Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh Đồng Nai; UBND các huyện; thành phố Biên Hòa và Long Khánh được thể hiện chi tiết tại Phụ lục IV và Phụ lục V.

2. Phân kỳ và dự kiến kinh phí các năm

Đvt: 1.000 đồng

TT

Nguồn vốn

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng

1

Ngân sách tỉnh

0

3.513.067

6.072.197

5.314.951

5.504.601

20.404.816

2

Ngân sách huyện

3.416.404

12.356.579

11.027.404

11.440.404

11.292.004

49.532.795

3

Đối ứng

0

1.828.951

3.849.255

2.817.855

3.132.855

11.628.915

4

CCTS

0

8.206.010

13.495.010

12.691.110

5.718.250

40.110.380

 

Tổng

3.416.404

25.904.607

34.443.866

32.264.320

25.647.710

121.676.906

Hằng năm, tỉnh bố trí kinh phí ngân sách các cấp thực hiện theo khả năng cân đối ngân sách và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường.

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Ứng dụng kết quả nghiên cứu về các giống cây trồng, vật nuôi mới có triển vọng về năng suất, chất lượng để đưa vào nuôi trồng tại các mô hình trình diễn;

- Ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, quy trình sản xuất thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn (VietGAP, GlobalGAP, Organic,...); sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị gắn sản xuất và liên kết sản xuất với chế biến, truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm;

- Ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trong sản xuất; tư vấn, hướng dẫn liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

2. Giải pháp huy động nguồn lực và xã hội hóa công tác khuyến nông

- Sử dụng vốn ngân sách nhà nước từ các nguồn khuyến nông, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, kinh phí hỗ trợ theo các chính sách của trung ương, tỉnh, các ngân hàng Thương mại và ngân hàng Chính sách Xã hội... và vốn đối ứng của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp;

- Huy động nguồn kinh phí từ doanh nghiệp, người dân chiếm khoảng 50% tổng kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, mô hình trình diễn chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo quản, chế biến tiêu thụ sản phẩm;

- Tranh thủ nguồn vốn từ Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, các chương trình, dự án, các tổ chức phi Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông.

3. Giải pháp về chính sách

- Đối với các hoạt động xây dựng mô hình, tập huấn, hội nghị, thông tin tuyên truyền được áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật, đặc biệt là chính sách về khuyến nông, như: Nghị định số 83/2018/ND-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông; Nghị định số 98/2018/NQ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị quyết số 10/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Nghị quyết số 143/2018/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

- Tăng cường áp dụng các biện pháp khuyến nông mới, công nghệ cao; các chính sách hợp tác công tư, đối tác công tư, tư vấn dịch vụ khuyến nông..., nhằm huy động thu hút nguồn lực.

4. Giải pháp về tổ chức

- Kiện toàn bộ máy khuyến nông, nâng cao hiệu quả hoạt động, sắp xếp lại tổ chức theo Đề án vị trí việc làm được duyệt;

- Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực, làm tốt công tác chuyển giao, hướng dẫn, tư vấn về chính sách, tổ chức lại sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông sản hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới;

- Tích cực đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông;

- Phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp cấp huyện, các đơn vị liên quan và Hội Nông dân các cấp của tỉnh trong việc triển khai thực hiện các dự án, mô hình khuyến nông.

5. Giải pháp về mở rộng hợp tác trong nước, quốc tế, thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Liên kết với các Viện, Trường, Hội, Hiệp hội có liên quan thực hiện chuyển giao khoa học công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Đồng thời, phối hợp với các tập đoàn, công ty lớn, như: Tập đoàn Việt - Úc, Công ty cổ phần chăn nuôi CP, Công ty TNHH MTV Nông nghiệp ORGANIC Quế Lâm, Công ty TNHH Đầu tư sản xuất và phát triển Nông nghiệp VINECO... để thu hút nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nghiên cứu, bảo tồn lưu giữ nguồn gen, nhân giống, xây dựng các mô hình trình diễn, áp dụng công nghệ mới, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất,...;

- Phối hợp với các tổ chức phi Chính phủ, các dự án ODA thực hiện các chương trình dự án; hợp tác với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến như Israel, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản,... để ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến; ứng dụng công nghệ, phương thức canh tác mới nâng cao hiệu quả, thúc đẩy người dân phát triển sản xuất;

- Thông qua các đối tác, từng bước liên kết, đưa các sản phẩm nông sản Đồng Nai tham gia thị trường trong nước và quốc tế.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình khuyến nông tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 - 2025, thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát, đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình; phân bổ sao cho cân đối và hài hòa giữa các địa phương;

- Căn cứ Chương trình chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh xây dựng Kế hoạch khuyến nông hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai thực hiện;

- Hàng năm, tổ chức tổng kết việc xây dựng mô hình trình diễn (bao gồm các mô hình do địa phương chủ trì) để lựa chọn tiếp tục nhân rộng các mô hình có hiệu quả, đồng thời nghiên cứu bổ sung các mô hình mới theo tình hình thực tế;

- Định kỳ báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng, 9 tháng, 1 năm và đề xuất giải pháp thực hiện tiếp theo cho Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo;

- Đề xuất biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động khuyến nông trình Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Phối hợp các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động khuyến nông trên địa bàn, báo cáo kết quả gửi Ủy ban nhân dân tỉnh;

- Thường xuyên theo dõi, rà soát các cơ chế, chính sách, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, ban hành cho phù hợp với điều kiện thực tế từng giai đoạn và nâng cao hiệu quả trong hoạt động khuyến nông;

- Chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, các đơn vị liên quan trong việc thực hiện huy động các nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia Chương trình Khuyến nông theo quy định;

- Theo dõi, hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện; hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Các sở, ngành liên quan

- Sở Tài chính căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách các cấp đ thực hiện Chương trình;

- Sở Khoa học và Công nghệ ưu tiên xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm) nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật phục vụ Chương trình khuyến nông; hỗ trợ, tư vấn các giải pháp khoa học và công nghệ đưa vào áp dụng trong Chương trình khuyến nông;

- Trung tâm Xúc tiến thương mại Đồng Nai chủ trì xây dựng kế hoạch giới thiệu và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hàng năm;

- Cơ quan thông tin tuyên truyền, các tổ chức đoàn thể, Hội nông dân các cấp tăng cường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tuyên truyền về công tác khuyến nông;

- Các Sở, ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện các nội dung chương trình.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp) triển khai thực hiện Chương trình; xây dựng kế hoạch khuyến nông hàng năm cấp huyện để triển khai thực hiện;

- Lập kế hoạch, bố trí ngân sách trung hạn và hàng năm của huyện, thành phố thực hiện Chương trình khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn;

- Chỉ đạo Phòng Kinh tế/hoặc Nông nghiệp, Trung tâm Dịch vụ cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các phòng, ban có liên quan triển khai thực hiện;

- Huy động tối đa nguồn kinh phí sự nghiệp; sự nghiệp khoa học, vốn phát triển sản xuất thuộc các chương trình mục tiêu được phân bổ để thực hiện chương trình này;

- Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình bằng nguồn ngân sách của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trong quá trình thực hiện Chương trình khuyến nông 05 năm (2021 - 2025), dựa vào chủ trương, định hướng phát triển hàng năm của địa phương và nhu cầu thực tiễn sản xuất, thị trường, chương trình có thể thay đổi hoặc điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế./.

 

PHỤ LỤC I

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH ĐỒNG NAI NỘI DUNG BỒI DƯỠNG, TẬP HUẤN VÀ ĐÀO TẠO
(Kèm theo
Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Stt

Nhiệm vụ thực hiện

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Địa điểm thực hiện

Quy mô 5 năm

Tổng kinh phí 5 năm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị Phối hợp

Ghi chú

I

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

 

 

3.735.386

 

 

 

1

Tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho nông dân trên địa bàn tỉnh.

Nắm bắt các kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trị sâu, bệnh trên cây trồng và vật nuôi.

Tp. Long Khánh, các huyện: Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Tân Phú và Định Quán.

115 lớp

1.334.000

TT Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh.

Các ban ngành, Sở NN&PT NT, Tp: Biên Hòa, Long Khánh và UBND các huyện.

Ngân sách tỉnh.

2

Tập huấn chuyển giao KHKT cho CBKT.

Nắm bắt, và áp dụng hiệu quả các kỹ thuật về Khoa học công nghệ về nông nghiệp.

Các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

Tp Biên Hòa, các huyện: Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Nhơn Trạch và Long Thành.

5 lớp

145.000

3

Cập nhật kiến thức chuyên môn cho người làm công tác khuyến nông địa phương.

Giúp CBKT nắm bắt, cập nhật kịp thời các kiến thức chuyên môn phù hợp với thời điểm thực tế trong sản xuất nông nghiệp.

Những kiến thức về canh tác trong trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi, thủy sản.

Các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

5 lớp

1.294.250

4

Dạy nghề.

Giúp người nông dân nâng cao tay nghề trong sản xuất nông nghiệp.

Những nghề dự kiến được đào tạo như: Nuôi dê, gà, bò, trồng nấm...

Tp Long Khánh các huyện trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

16 lớp

962.136

II

Thành phố Biên Hòa

 

 

92.800

 

 

 

1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa theo hướng hữu cơ.

Hỗ trợ kỹ thuật các hộ sản xuất lúa trên địa bàn.

Tập huấn khuyến nông, công tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình kỹ thuật.

Phường Phước Tân.

3 Lớp

34.800

TP Biên Hòa.

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách Thành phố.

2

Kỹ thuật trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP

Nâng cao kỹ thuật trồng rau, Chất lượng rau trồng được nâng cao và ổn định.

Tập huấn khuyến nông, công tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo chuẩn VietGAP.

Các phường: Tân Phong, Trảng Dài

5 Lớp

58.000

III

Thành phố Long Khánh

 

 

1.392.000

 

 

 

1

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật đến nông dân.

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật đến nông dân.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trị sâu, bệnh trên cây trồng và vật nuôi.

Các phường, xã

120 lớp

1.392.000

TP Long Khánh

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

IV

Huyện Cẩm Mỹ

 

 

3.155.200

 

 

 

1

Mô hình phát triển cây dược liệu.

Phát triển cây dược liệu.

39 Lớp

452.400

39 Lớp

452.400

Huyện Cẩm Mỹ

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

2

Mô hình sản xuất rau sạch.

Tập huấn sản xuất rau sạch.

13 Lớp

150.800

13 Lớp

150.800

3

Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt.

Cải tạo đất, giảm chi phí đầu vào tăng thu nhập cho nông dân.

65 Lớp

754.000

65 Lớp

754.000

4

Mô hình sản xuất bơ chất lượng cao.

Chọn giống, xây dựng vùng sản xuất bơ chất lượng cao và xây dựng thương hiệu bơ Xuân Bảo.

5 Lớp

58.000

5 Lớp

58.000

 

 

 

5

Mô hình canh tác hồ tiêu bền vững.

Tác động các biện pháp kỹ thuật để sx cây tiêu bền vững.

15 Lớp

174.000

15 Lớp

174.000

Huyện Cẩm Mỹ

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

6

Mô hình cải tạo chất lượng đàn dê, bò tại địa phương.

Chọn giống phù hợp, tăng hiệu quả chăn nuôi.

65 Lớp

754.000

65 Lớp

754.000

7

Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ATSH.

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tăng hiệu quả chăn nuôi.

65 Lớp

754.000

65 Lớp

754.000

8

Mô hình nuôi cá nước ngọt VietGAP

Nuôi cá VieTGAP.

5 Lớp

58.000

5 Lp

58.000

V

Huyện Nhơn Trạch

 

 

1.914.000

 

 

 

1

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt.

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành.

các xã, thị trấn

100 lớp

1.160.000

Huyện Nhơn Trạch

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

2

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi.

các xã, thị trấn

50 lớp

580.000

3

Áp dụng kỹ thuật mới về thủy sản.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thủy sản.

các xã, thị trấn

15 lớp

174.000

VI

Huyện Tân Phú

 

 

2.436.000

 

 

 

1

Tập huấn kỹ thuật cây trồng, vật nuôi.

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt, vật nuôi.

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành.

Các xã

150 lớp

1.740.000

Huyện Tân Phú

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

2

Quy trình canh tác hữu cơ trên cây trồng.

Hướng dẫn kỹ thuật canh tác hữu cơ trên cây trồng.

Quy trình canh tác hữu cơ trên cây trồng.

Các xã

20 lớp

232.000

3

Công nghệ nhà màng, nhà kính.

Hướng dẫn mô hình sản công nghệ cao.

Công nghệ nhà màng, nhà kính.

Các xã

20 lớp

232.000

4

Sản xuất lúa giống xác nhận.

Hướng dẫn lúa giống xác nhận, có chất lượng.

Sản xuất lúa giống xác nhận.

Các xã

10 lớp

116.000

5

Nhân giống và ghép cải tạo cây điều, cây ăn trái...

Nhân giống và ghép cải tạo giống mới có năng suất, chất lượng cao.

Nhân giống và ghép cải tạo cây điều, cây ăn trái...

Các xã

10 lớp

116.000

VII

Huyện Thống Nhất

2.320.000

 

 

 

 

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình GAP, hữu cơ mã vùng trồng...

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình GAP, hữu cơ mã vùng trồng...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh trên cây trồng và vật nuôi; tuyên truyền các chính sách lĩnh vực nông nghiệp: Luật trồng trọt.

Các xã

200 lớp

2.320.000

Huyện Thống Nhất

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

VIII

Huyện Trảng Bom

1.438.400

 

 

 

1

Tập huấn Quy trình canh tác hữu cơ trên cây trồng.

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình canh tác hữu cơ đến nông dân.

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình canh tác hữu cơ đến nông dân.

Các xã, thị trấn

22 Lớp

255.200

Huyện Trảng Bom

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

2

Tập huấn kỹ thuật cây trồng, vật nuôi.

Chuyển giao KHKT trồng trọt, bảo vệ thực vật, chăn nuôi đến nông dân.

Chuyển giao KHKT trồng trọt, BVTV, chăn nuôi đến nông dân.

Các xã, thị trấn

12 Lớp

139.200

3

Tuyên truyền các văn bản, quy định mới về trồng trọt, BVTV.

Tuyên truyền cho CTV cơ sở, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến trồng trọt-BVTV.

Tập huấn nội dung các quy định mới về trồng trọt- BVTV,

huyện

4 lớp

46.400

4

Tập huấn về chăm sóc và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây trồng, ứng phó biến đổi khí hậu.

Bảo vệ năng suất cây trồng (Giảm tối đa việc ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng do sinh vật hại, biến đổi khí hậu... gây ra).

Phòng chống dịch hại cây trồng, công tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả, ứng phó biến đổi khí hậu...

Các xã

66 lớp

765.600

5

Tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân vùng thực hiện mô hình.

Nắm bắt, và áp dụng hiệu quả các kỹ thuật Khoa học công nghệ vào trong sản xuất.

Tập huấn, hướng dẫn áp dụng thực hiện qui trình kỹ thuật của các mô hình nhân rộng.

Các xã

20 lớp

232.000

IX

Huyện Vĩnh Cửu

2.714.400

 

 

 

1

Tập huấn quy trình canh tác hướng hữu cơ, hữu cơ trên các loại cây trồng.

Giúp người dân nắm bắt quy trình canh tác, nhân rộng mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, hữu cơ trong trồng trọt.

Tổ chức các lớp tập huấn lý thuyết và hỗ trợ thực hành.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

42 Lớp

487.200

Huyện Vĩnh Cửu

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

2

Tập huấn mô hình canh tác công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới.

Học tập, chuyển giao ứng dụng quy trình canh tác công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới.

Triển khai quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật canh tác trong nhà màng, nhà lưới.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

24 Lớp

278.400

3

Tập huấn ứng dụng chế phẩm sinh học, thuốc BVTV sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây có múi.

Nông dân trồng cây có múi áp dụng rộng rãi để giảm thiểu ảnh hưởng sức khỏe.

Triển khai kiến thức, quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc BVTV sinh học.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

417.600

Huyện Vĩnh Cửu

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

4

Tập huấn nhân rộng mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học.

Hộ nuôi thủy sản nắm bắt quy trình đê nhân rộng.

Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

24 Lớp

278.400

5

Tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ và phụ phế phẩm trong nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường.

Xử lý ô nhiễm môi trường và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật và hỗ trợ thực hành.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

417.600

6

Tập huấn kỹ thuật nhân rộng mô hình ghép cải tạo giống xoài kém chất lượng sang giống xoài hiệu quả kinh tế cao.

Tăng dần diện tích xoài được chuyển đổi giống, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật và hỗ trợ thực hành.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

417.600

7

Tập huấn ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp.

Giúp nông dân tiếp cận, sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tích hợp sản xuất nông nghiệp từ vùng canh tác, nuôi trồng đến người tiêu dùng.

Tập huấn, phổ biến, thảo luận, ứng dụng chuyển đổi số.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

417.600

Huyện Vĩnh Cửu

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

X

Huyện Xuân Lộc

 

 

 

 

2.320.000

 

 

 

-

Tập huấn kỹ thuật.

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật đến nông dân.

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trị sâu, bệnh trên cây trông và vật nuôi.

Các xã, thị trấn

200 Lớp

2.320.000

Huyện Xuân Lộc

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

XI

Huyện Định Quán

 

 

 

1.914.000

 

 

 

1

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

55 Lớp

638.000

Huyện Định Quán

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

2

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

55 Lớp

638.000

3

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thủy sản

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

55 Lớp

638.000

XII

Huyện Long Thành

 

 

 

1.740.000

 

 

 

1

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

50 Lớp

580.000

Huyện Long Thành

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

2

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

50 Lớp

580.000

3

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thủy sản

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

50 Lớp

580.000

TỔNG CỘNG

 

 

 

1.989 Lớp

25.172.186

 

 

 

 

PHỤ LỤC II

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH ĐỒNG NAI NỘI DUNG THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
(Kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tnh Đồng Nai)

Đvt: 1000 đồng

Stt

Nhiệm vụ thực hiện

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Địa điểm thực hiện

Quy mô 5 năm

Tổng kinh phí 5 năm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị Phối hợp

Ghi chú

I

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

 

5.920.652

 

 

 

1

Hội thảo cấp tỉnh.

Giới thiệu các mô hình chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tổ chức các đợt hội thảo cấp tỉnh đối với các nội dung về trồng trọt và chăn nuôi như: hội thảo về trồng bưởi hữu cơ, về lợn đen...

Tp Long Khánh, các huyện

8 đợt

498.000

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

Các ban ngành, Sở NN&PT NT Tp: Biên Hòa, Long Khánh và UBND các huyện

Ngân sách tỉnh

2

Hội thảo cấp huyện

Giới thiệu các mô hình chất lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tổ chức các đợt hội thảo cấp huyện đối với các nội dung về trồng trọt và chăn nuôi.

Tp Long Khánh và các huyện

12 đợt

303.000

3

In tài liệu kỹ thuật

Cung cấp và hướng dẫn các kỹ thuật canh tác, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản cho người nông dân.

In 10 000 cuốn/5 năm.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh

10.000 cuốn

100.000

4

Học tập kinh nghiệm sản xuất

Tiếp thu và ứng dụng hiệu quả các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả trong và ngoài tỉnh.

20 chuyến/ 5 năm

Trong tỉnh và ngoài tỉnh

20 chuyến

2.800.000

5

Chuyển đổi số trong công tác khuyến nông

Số hóa trong công tác khuyến nông

Trang bị các phòng học trực tuyến; cung cấp các dữ liệu về khuyến nông; công tác đào tạo.

Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh

36 đợt

1.769.652

6

Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến nông hàng năm, sơ kết Chương trình Khuyến nông và tổng kết công tác Thông tin tuyên truyền 05 năm.

6 đợt

450.000

 

 

 

II

Thành phố Long Khánh

 

 

 

320.000

 

 

 

 

Tham quan học tập mô hình sản xuất.

Học tập các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân.

Tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Trong và ngoài tỉnh.

8 chuyến

320.000

TP Long Khánh

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

III

Huyện Cẩm Mỹ

 

 

 

175.000

 

 

 

 

Hội thảo tuyên truyền.

Quảng bá giới thiệu sản phẩm sầu riêng Cẩm Mỹ, Xây dựng thương hiệu, mã vạch, truy xuất nguồn gốc.

Xây dựng mô hình điểm.

Long Giao Nhân Nghĩa Xuân Quế Bảo Bình Xuân Bảo.

5 Lớp

175.000

Huyện Cẩm Mỹ

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

IV

Huyện Nhơn Trạch

 

 

 

72.000

 

 

 

1

Hội thảo nhân rộng mô hình.

Nhân rộng mô hình trồng trọt.

Học tập kinh nghiệm và phát triển.

Các xã, thị trấn

10 Lớp

48.000

Huyện Nhơn Trạch

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

2

Nhân rộng mô hình chăn nuôi.

Học tập kinh nghiệm và phát triển.

Các xã, thị trấn

5 Lớp

24.000

V

Huyện Trảng Bom

 

 

 

310.000

 

 

 

1

Học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất.

Học tập các mô hình mới có hiệu quả kinh tế về cho nông dân ứng dụng.

Học tập kinh nghiệm sản xuất, các mô hình mới, mô hình có hiệu quả kinh tế cao.

Trong, và ngoài tỉnh.

4 Chuyến

250.000

Huyện Trảng Bom

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

2

Hội thảo đầu bờ.

Tuyên truyền , nhân rộng các nội dung mô hình thực hiện có hiệu quả.

Đánh giá, phổ biến kết quả các mô hình thực hiện đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất, chăn nuôi tại địa phương.

Các xã, thị trấn.

12 buổi

60.000

VI

Huyện Vĩnh Cửu

 

 

 

1.449.000

 

 

 

1

Hội thảo mô hình hiệu quả.

Phổ biến, giới thiệu, tuyên truyền kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của các mô hình nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao đến cho bà con nông dân.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Các xã, thị trấn.

25 Lớp

325.000

Huyện Vĩnh Cửu

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

2

Học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất.

Học tập kinh nghiệm các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân.

Học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Trong và ngoài tỉnh.

10 Chuyến

500.000

3

Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển NN và NT.

Nông dân, các loại hình doanh nghiệp nắm vững các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Tổ chức các lớp tập huấn, thông tin, tuyên truyền.

Các xã, thị trấn Vĩnh An.

48 Lớp

624.000

VII

Huyện Xuân Lộc

 

 

 

150.000

 

 

 

 

Học tập kinh nghiệm sản xuất.

Học tập các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân.

Tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Trong và ngoài tỉnh.

10 Chuyến

150.000

Huyện Xuân Lộc

Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

VIII

Huyện Thống Nhất

 

 

 

150.000

 

 

 

 

Học tập kinh nghiệm sản xuất.

Học tập các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân.

Tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả.

Trong và ngoài tỉnh.

10 Chuyến

150.000

Huyện Thống Nhất

Các ban ngành, Sở NN&PT NT

Ngân sách huyện

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

8.546.652

 

 

 

 

PHỤ LỤC III

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH ĐỒNG NAI NỘI DUNG XÂY DỰNG VÀ NHÂN RỘNG MÔ HÌNH
(Kèm theo
Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Đvt: 1.000 đồng

Stt

Nhiệm vụ thực hiện

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Địa điểm thực hiện

Quy mô 5 năm

Tổng kinh phí 5 năm

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Ghi chú

I

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

 

 

22.377.693

 

 

 

1

Trồng trọt bảo vệ thực vật

 

 

 

4.504.581

 

 

 

-

Xây dựng mô hình mẫu sản xuất rau công nghệ cao

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cao trong mô hình mẫu sản xuất rau công nghệ cao, góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.

Xây dựng mô hình trình diễn, đào tạo tập huấn cho cán bộ công nhân, kiểm tra giám sát báo cáo kết quả dự án.

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh

1 MH

2.000.469

 

 

 

-

Xây dựng mô hình các loại cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGAP, đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn xuất khẩu.

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sản xuất các loại cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP bảo đảm an toàn chất lượng, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Sản xuất các loại cây ăn quả chất lượng xuất khẩu theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP

Tp Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh.

24 MH

1.290.440

Các ban ngành, Sở NN&PTNT và UBND các huyện.

 

-

Xây dựng mô hình các loại rau ăn lá, thân, quả theo hướng VietGAP và hướng hữu cơ

Tạo ra các sản phẩm an toàn không chứa kim loại nặng vi sinh vật gây bệnh, hàm lượng nitrat.

Áp dụng phương pháp canh tác rau thủy canh, nhà màng...

Tp Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh.

9 MH

88.000

Các ban ngành, Sở NN&PTNT và UBND các huyện.

 

-

Xây dựng mô hình lúa giống mới và lúa theo hướng hữu cơ.

Nhân giống lúa mới tại địa phương đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Tạo ra sản phẩm lúa an toàn đạt chất lượng cao.

Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

Long Thành, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu.

8 MH

124.664

Các ban ngành, Sở NN&PTNT và UBND các huyện: Long Thành, Xuân Lộc, Nhơn Trạch, Trảng Bom,Vĩnh Cửu.

 

-

Mô hình trồng cây công nghiệp ngắn ngày

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và hạ giá thành sản phẩm.

Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

Tp Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh

8 MH

200.320

 

-

Mô hình trồng cây công nghiệp dài ngày

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và hạ giá thành sản phẩm.

Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

Tp Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh

24 MH

800.688

 

2

Chăn nuôi

 

 

 

 

7.600.000

 

 

-

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học

Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới sản xuất, nâng cao năng suất gia cầm.

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học.

Tp Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh

14 MH

2.800.000

Các ban ngành, Sở NN&PTNT và UBND huyện Tân Phú và Định Quán.

 

-

Xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai theo hướng hữu cơ.

Tạo ra sản phẩm chất lượng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

- Khảo sát chọn hộ phù hợp để thực hiện.

- Hướng dẫn xây dựng quy mô chuồng trại phù hợp.

- Cung cấp con giống đạt chất lượng.

- Nghiệm thu báo cáo kết quả.

Tp Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh

12 MH

4.800.000

UBND các Tp Long Khánh và các huyện trên địa bàn tỉnh

 

3

Thủy sản

 

 

 

 

10.273.112

 

 

-

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao

Nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 2 giai đoạn bng bể nổi.

Nhơn Trạch, Long Thành.

8 MH

5.440.000

Các ban ngành, Sở NN&PTNT, UBND các huyện: Nhơn Trạch, Long Thành

 

-

Xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm

Phục vụ phát triển nông nghiệp đô thị.

Nuôi lươn không bùn an toàn, hiệu quả.

Các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh.

5 MH

853.000

UBND các huyện

 

-

Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Nhơn Trạch, Long Thành, Định Quán, Vĩnh Cửu.

7 MH

2.142.000

Các ban ngành, Sở NN&PTNT, UBND các huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Định Quán, Vĩnh Cửu.

 

-

Xây dựng mô hình nuôi bán thâm canh các loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao

Nâng cao chất lượng sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Mô hình nuôi bán thâm canh các loài cá bản địa có giá trị kinh tế cao.

Nhơn Trạch, Long Thành, Định Quán, Vĩnh Cửu.

6 MH

1.838.112

 

Các ban ngành, Sở NN&PTNT, UBND các huyện: Nhơn Trạch, Long Thành, Định Quán, Vĩnh Cửu.

 

III

Thành phố Biên Hòa

1.160.000

 

 

 

 

Mô hình cây dược liệu cao An xoa, Xáo Tam phân, Sâm Bố chính.

Xây dựng mô hình hiệu quả trồng cây dược liệu An xoa, Xáo Tam phân, Sâm Bố chính gắn liên kết tiêu thụ.

Sản xuất cây cao An xoa, Xáo Tam phân, Sâm Bố chính. Thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Long Thành, Thống Nhất.

03 ha (1MH)

1.160.000

TP Biên Hòa

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách Thành phố

IV

Thành phố Long Khánh

1.284.000

 

 

 

1

Trồng trọt bảo vệ thực vật

660.000

 

 

 

-

Cây Bưởi.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn. Cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn.

Nhân giống cây bằng phương pháp chiết. Áp dụng các phương pháp canh tác an toàn, hữu cơ.

Các phường, xã.

2 ha (4MH)

120.000

 

 

 

-

Cây ăn quả khác (Sầu riêng, mít, bơ...) 4 loại.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn. Cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn.

Áp dụng các phương pháp canh tác an toàn, hữu cơ cải tạo đất. Áp dụng các biện pháp tổng hợp.

Các phường, xã.

4 ha (8MH)

240.000

TP Long

Các ban ngành, Sở

Ngân sách

-

Cây rau.

Tạo ra các sản phẩm an toàn không chứa kim loại nặng vi sinh vật gây bệnh, hàm lượng nitrat, không gây ô nhiễm môi trường,...

Áp dụng phương pháp canh tác rau thủy canh, tháp rau, với quy mô nhỏ, hộ gia đình tại đô thị không chiếm nhiều diện tích.

Các phường.

1 ha (2MH)

20.000

Khánh

NN&PTNT.

Thành phố.

-

Cây lúa.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Áp dụng canh tác nông nghiệp bền vững, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Các phường, xã.

4 ha (8MH)

80.000

 

 

 

-

Nấm ăn.

- Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

- Giảm thiểu sử dụng các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.

Áp dụng các phương pháp canh tác an toàn. Áp dụng các biện pháp tổng hợp; sử dụng các chế phẩm sinh học, các loại thuốc có nguồn gốc sinh học thảo mộc trong phòng trừ các loại sâu, bệnh gây hại.

Các phường, xã.

1 ha (2MH)

20.000

 

 

 

-

Phụ phế phẩm sau trồng nấm.

Tạo ra phân bón hữu cơ cải thiện dinh dưỡng cho đất; giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải sau nuôi trồng nấm gây ra.

Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phụ phế phẩm sau nuôi trồng nấm.

Các phường, xã.

1 ha (2 MH)

20.000

TP Long Khánh

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách Thành phố.

-

Cây lan.

Phát triển loại hình lan cắt cành đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển nông nghiệp đô thị.

Xây dựng mô hình lan ct cành.

Các phường, xã.

0,5 ha (2 MH)

40.000

-

Mô hình du lịch sinh thái vườn.

Nhân rộng mô hình sản xuất rau thủy canh trong nhà lưới, hoa lan, thanh long.

Xây dựng mô hình, viết bài, in tờ gấp nhân rộng mô hình.

Các phường, xã.

4 ha (6 MH)

120.000

2

Chăn nuôi

464.000

-

Nuôi bò.

Nâng cao chất lượng, giá trị đàn bò địa phương.

Nâng cao tầm vóc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và sử dụng thức ăn chế biến bằng phương pháp ủ chua.

Các phường, xã.

20 con (4MH)

80.000

-

Nuôi gà ta.

Nâng cao sức đề kháng, giảm mùi hôi, giảm chi phí.

Nuôi gà ta trên đệm lót sinh học.

Các phường, xã.

8.000 con (16 MH)

288.000

-

Nuôi dê.

Vỗ béo đàn dê.

Định lượng khẩu phần thức ăn bằng các loại thức ăn hỗn hợp và thức ăn ủ chua.

Các phường, xã.

40 con (4MH)

96.000

3

Thủy sản

160.000

 

 

 

 

Nuôi lươn.

Chuyển giao tiến bộ KHKT nuôi lươn.

Nuôi trên bể.

Các phường, xã.

0,1 ha (12 MH)

160.000

TP Long Khánh

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách Thành phố

V

Huyện Cẩm Mỹ

600.000

 

 

 

-

Nhân rộng mô hình giống lúa mới.

Nhân giống lúa mới tại địa phương đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.

Sông Ray

5 ha (15 MH)

600.000

Huyện Cẩm Mỹ

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

VI

Huyện Định Quán

1.200.000

 

 

 

1

Trồng trọt bảo vệ thực vật

 

500.000

 

 

 

-

Thâm canh cây bưởi.

Áp dụng kỹ thuật tổng hợp ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại.

Các mô hình sản xuất theo hướng an toàn như xử lý sâu bệnh hại bằng các chế phẩm sinh học, bón phân cân đối.

Các Xã: Thanh Sơn, Phú Tân, Phú Vinh, Phú Hòa, Phú Túc.

10 ha (10MH)

300.000

Huyện Định Quán

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Ghép cải tạo cây xoài.

Thay đổi giống xoài năng suất, chất lượng thấp sang các giống xoài năng suất chất lượng cao: như xoài Đài Loan, Xoài Cát Hòa Lộc,...

Các mô hình giúp nông dân biết cách ghép chuyển đổi các giống xoài có năng suất, chất lượng cao hơn giống xoài địa phương.

Xã Ngọc Định, La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn.

5 ha (5MH)

150.000

-

Mô hình thí điểm trồng rau Thủy canh trên diện tích nhỏ.

Những hộ có diện tích nhỏ vẫn có thể áp dụng mô hình này.

Giúp người nông dân có thể tận dụng diện tích nhỏ để canh tác và tăng thêm thu nhập.

Xã Gia Canh, Phú Lợi, Phú Vinh

5 ha (5MH)

50.000

2

Chăn nuôi

700.000

 

Dê.

Hỗ trợ cách làm chuồng trại, chọn giống tốt, phòng trừ bệnh hại cho đàn dê, tận dụng phụ phế phẩm tự nhiên giảm chi phí trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Tận dụng công lao động nhàn rỗi trong việc kiếm thức ăn cho đàn dê, tăng khả năng nhận biết và phòng trị bệnh cho đàn dê.

Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Tân, Gia canh.

50 hộ (50 MH)

500.000

 

Bò.

Chọn những con bò nái nền tốt và khỏe mạnh, kết hợp phối tinh nhân tạo để cải thiện giống bò vàng địa phương như: tăng sản lượng thịt, tận dụng phụ phế phẩm tự nhiên giảm chi phí trong chăn nuôi, tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

Thay đổi phương pháp nuôi, phương pháp phối giống theo tập quán trước đây của người nông dân.

Thanh Sơn, Ngọc Định, Gia Canh, Phú Ngọc, Phú Vinh.

20 hộ (20 MH)

200.000

VII

Huyện Long Thành

1.660.000

 

 

 

-

Cây mỳ.

Tạo ra giống sạch bệnh.

Xây dựng mô hình sản xuất mỳ, trong đó tập trung xử lý các nguồn bệnh để tạo ra giống sạch bệnh.

Các xã sản xuất mỳ.

05 ha (5MH)

600.000

Huyện Long Thành

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Cây lúa.

Lúa sạch.

Xây dựng mô hình lúa hữu cơ kết hợp công nghệ sinh thái (đồng ruộng, bờ hoa).

Các xã sản xuất lúa.

38 ha (5MH)

760.000

-

Cây ăn trái.

Trái an toàn.

Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn trái hữu cơ.

Các xã sản xuất cây ăn trái.

5 ha (5MH)

300.000

VIII

Huyện Nhơn Trạch

3.181.900

 

 

 

1

Trồng trọt bảo vệ thực vật

868.900

 

 

 

-

Trồng Lúa.

Giống mới, cải tạo năng suất, chất lượng.

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành.

Các xã, Thị trấn.

100 ha (100 MH)

639.650

Huyện Nhơn Trạch.

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Mô hình khảo nghiệm giống lúa.

Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng tốt.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc.

30 ha (30MH)

191.900

-

Trồng rau sạch (rau ăn lá)

Nâng cao năng suất.

Hỗ trợ giống và vật tư.

10 ha (10MH)

37.350

2

Chăn nuôi

2.188.000

 

 

 

 

Nuôi bò.

Cải thiện kinh tế và giảm nghèo.

Hỗ trợ con giống.

Các xã, thị trấn.

125 con (25 MH)

1.384.000

Huyện Nhơn Trạch.

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

 

Nuôi Gà.

Cải thiện kinh tế và giảm nghèo.

Hỗ trợ giống và vật tư.

Các xã, thị trấn.

100.000 con (5MH)

804.000

3

Thủy sản

125.000

 

 

 

 

Tôm thẻ chân trắng công nghệ cao (CPF).

Nhằm nhân rộng mô hình.

Học tập kinh nghiệm và phát triển.

Xã Phước An.

1.000ha (5MH)

125.000

 

 

 

IX

Huyện Tân Phú

 

 

 

 

6.470.000

 

 

 

-

Trồng lúa hữu cơ.

Xây dựng cánh đồng lúa, gạo sạch, an toàn.

 

 

40 ha

600.000

Huyện Tân Phú.

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Trồng măng tây hữu cơ.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất pha cát, lúa 01 vụ.

 

 

10 ha (10MH)

150.000

-

Trồng sầu riêng, bưởi GlobalGAP.

Sản xuất CAQ sạch, an toàn.

 

 

80 MH

3.200.000

-

Xây dựng vườn giống đầu dòng trên cây ăn trái.

Tạo nguồn giống chất lượng để cải tạo năng suất, chất lượng nông sản.

 

 

8 Mô hình

120.000

-

Sản xuất lúa giống xác nhận.

Tạo nguồn giống lúa xác nhận có chất lượng.

 

 

40 MH

800.000

-

Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, bèo lục bình...).

Tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ, vi sinh phục vụ sản xuất.

 

 

1000 tấn (1MH)

1.000.000

-

Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh bằng máy bay không người lái trên cây Lúa.

 

 

100 ha (1MH)

300.000

-

Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh bằng máy bay không người lái trên cây ăn quả.

 

 

100 ha (1MH)

300.000

X

Huyện Thống Nhất

 

3.543.095

 

 

 

1

Trồng trọt bảo vệ thực vật

 

 

 

2.089.975

 

 

 

-

Thâm canh cây Bơ.

Đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới.

Thâm canh và ghép cải tạo.

Quang Trung

4 ha (4MH)

87.496

Huyện Thống Nhất

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Thâm canh cây Bưởi.

Đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới.

Sản xuất bưởi theo hướng hữu cơ kết hợp bao trái.

Hưng Lộc

4 ha (4MH)

118.716

-

Thâm canh Thanh Long.

Đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới.

MH sản xuất theo hướng hữu cơ.

Hưng Lộc

4 ha (4MH)

126.500

-

Thâm canh sầu riêng.

Nâng cao chất lượng nông sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

MH sản xuất hữu cơ.

Quang Trung

4 ha (4MH)

79.555

-

Thâm canh cây Chôm chôm.

Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng.

MH thâm canh chôm chôm theo hướng hữu cơ.

Quang

Trung

4 ha (4 MH)

71.476

-

Cây khoai mì.

Quản lý dịch hại tổng hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do bệnh khảm lá gây hại.

Quản lý sự lây lan của dịch hại, hướng tới nguồn giống sạch bệnh, ổn định năng suất.

Hưng Lộc

4 ha (4 MH)

87.516

-

Thâm canh cây Mít.

Thâm canh và quản lý dịch hại tổng hợp bệnh xơ đen trên cây mít.

Giảm thiểu sự thiệt hại về kinh tế do bệnh xơ đen gây ra.

Hưng Lộc

4 ha (4 MH)

118.716

-

Mô hình dẫn dụ và diệt ruồi vàng bằng chế phẩm sinh học.

Dùng chế phẩm sinh học để dẫn dụ và diệt ruồi vàng gây hại trên các loại cây ăn trái.

Dn dụ và diệt ruồi vàng bằng chế phẩm sinh học.

Huyện

20 ha (100 MH)

200.000

-

Sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ.

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ.

Sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ sử dụng các chế phẩm sinh học.

Các xã

25 Mô hình

700.000

-

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực trồng trọt.

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ.

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực trồng trọt.

Các xã

100 ha (7MH)

500.000

2

Chăn nuôi

1.453.120

 

 

 

-

Nuôi bò.

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi.

Hỗ trợ cải tạo bò.

Các xã

80 con/5 năm (10MH)

164.320

Huyện Thống Nhất

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Nuôi heo.

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi.

Nuôi heo an toàn sinh học.

Huyện

50 con/5 năm (5MH)

825.000

-

Nuôi vịt.

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi.

Nuôi vịt ATSH.

Các xã

2000 con/5 năm (5 MH)

53.800

-

Xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ.

Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học.

Các xã

50 Mô hình

160.000

-

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực chăn nuôi.

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi.

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực chăn nuôi heo, gà.

Các xã

50 Mô hình

250.000

XI

Huyện Trảng Bom

1.036.000

 

 

 

1

Trồng trọt bảo vệ thực vật

 

 

 

816.000

 

 

 

-

Thâm canh cây Bưởi.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn; từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp bền vững.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học, các thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.

Các xã, thị trấn.

8 ha (8MH)

248.000

Huyện Trảng Bom

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Thâm canh Điều.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn; từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp bền vững.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc.

Các xã, thị trấn.

4 ha (4MH)

84.000

-

Thâm canh cây chuối.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn; từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp bền vững.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hp, sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc.

Các xã, thị trấn.

8 ha (8MH)

376.000

-

Thâm canh cây cây ca cao

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn; từng bước hình thành vùng sản xuất nông nghiệp bền vững.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học, thảo mộc.

Các xã, thị trấn.

4 ha (4MH)

108.000

2

Chăn nuôi

220.000

 

 

 

-

Chăn nuôi gà.

Cải thiện kinh tế và giảm nghèo.

Hỗ trợ giống và vật tư.

 

5 Mô hình

220.000

 

 

 

XII

Huyện Vĩnh Cửu

 

 

 

 

2.360.000

 

 

 

-

Thâm canh các loài cây có múi.

Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn; Giảm thiểu sử dụng các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học, các thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.

Các xã trên địa bàn.

5 ha (10MH)

640.000

Huyện Vĩnh Cửu.

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Thâm canh cây Xoài.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn. Cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu của đất, chống xói mòn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học, các thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.

Các xã, thị trấn.

2,5ha (5MH)

325.000

-

Thâm canh cây Lúa.

Nhân rộng mô hình sử dụng các giống lúa mới chất lượng cao theo hướng an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học, các thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.

Các xã có trồng lúa trên địa bàn.

5 ha (5MH)

90.000

-

Cây rau.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn. Giảm thiểu sử dụng các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học, các thuốc có nguồn gốc sinh học, thảo mộc.

Các xã, thị trấn.

1 ha (5MH)

175.000

-

Xử lý rác thải hữu cơ và phụ phế phẩm nông nghiệp.

Tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ sản xuất phân bón hữu cơ sinh học.

Ứng dụng ruồi lính đen, các chế phẩm sinh học để thực hiện.

Các xã, thị trấn Vĩnh An.

6 mô hình

180.000

-

Phòng, trừ sâu bệnh hại bằng chế phẩm sinh học.

Đánh giá hiệu quả mô hình để nhân rộng trên địa bàn.

Ứng dụng thuốc BVTV tự sản xuất và các thuốc sinh học thương mại.

Các xã, thị trấn Vĩnh An.

3 ha (6MH)

300.000

Huyện Vĩnh Cửu.

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

-

Nông nghiệp đô thị.

Đánh giá hiệu quả mô hình nông nghiệp, nhân rộng trên địa bàn huyện.

Chọn mô hình nông nghiệp đô thị phù hợp với thế mạnh, định hướng phát triển nông nghiệp đô thị.

Các xã, thị trấn Vĩnh An.

5 mô hình

250.000

-

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt.

Đánh giá hiệu quả mô hình nông nghiệp, nhân rộng trên địa bàn huyện.

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

Các xã, thị trấn Vĩnh An.

2 mô hình

400.000

XIII

Huyện Xuân Lộc

2.975.000

 

 

 

1

Trồng trọt bảo vệ thực vật

1.225.000

 

 

 

-

Thâm canh cây tiêu.

Góp phần canh tác hồ tiêu bền vững, áp dụng kỹ thuật tổng hợp, ứng dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để phòng trừ bệnh chết nhanh, chết chậm; liên kết sản xuất hồ tiêu hữu cơ.

Thực hiện canh tác bền vững cây hồ tiêu, canh tác hữu cơ; xử lý đất, bố trí cây trồng vào vị trí cây tiêu bị chết; nhân giống tiêu địa phương.

Các xã

5 ha (10MH)

350.000

Huyện xuân Lộc

Các ban ngành, Sở NN&PTNT.

Ngân sách huyện

-

Thâm canh cây xoài.

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Giảm thiểu sử dụng các loại hóa chất gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe người sản xuất, người tiêu dùng.

Áp dụng các phương pháp canh tác theo hướng hữu cơ cải tạo đất. Áp dụng các biện pháp tổng hợp; sử dụng các chế phẩm sinh học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ an toàn cao trong phòng trừ các loại sâu, bệnh hại cây trồng.

Các xã.

5 ha (10MH)

375.000

-

Thâm canh cây rau.

Tạo ra các sản phẩm an toàn không chứa kim loại nặng vi sinh vật gây bệnh, hàm lượng nitrat.

Áp dụng phương pháp canh tác rau hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học trong canh tác, bón phân hữu cơ vi sinh đã qua xử lý.

Các xã, thị trấn.

1 ha (5 MH)

300.000

Huyện xuân Lộc

Các ban ngành, Sở NN&PTNT

Ngân sách huyện

-

Thâm canh cây lúa.

Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, thân thiện môi trường, tiến tới một nền nông nghiệp sạch, an toàn, tăng cường sử dụng phân hữu cơ hoai mục đã qua xử lý, thuốc BVTV có gốc sinh học trong sản xuất lúa.

Áp dụng hình thức canh tác nông nghiệp bền vững, tăng sử dụng phân bón hữu cơ hoai mục đã qua xử lý, sử dụng các thuốc BVTV sinh học, hạn chế tối đa các chất điều hòa sinh trưởng của cây trồng, duy trì độ phì nhiêu cho đất, bảo vệ cây trồng và môi trường, tăng nguồn thiên dịch.

Các xã, thị trấn.

5 ha (10MH)

200.000

2

Chăn nuôi

 

 

 

 

1.750.000

-

Nuôi bò.

Nâng cao chất lượng, giá trị đàn bò địa phương.

Nâng cao tầm vóc bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo sử dụng các giống bò chuyên thịt (02 mô hình).

Các xã.

20 con/ mô hình (5 MH)

100.000

-

Nuôi bò.

Vỗ béo đàn bò.

Cung cấp khẩu phần thức ăn bng các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò vỗ béo (02 mô hình).

Các xã.

20 con/ mô hình (5MH)

900.000

-

Nuôi trùn quế.

Nuôi trùn quế làm thức ăn chăn nuôi.

Xây dựng nhà và mua vật tư, nguyên liệu, con giống (thực hiện 03 mô hình).

Các xã, thị trấn.

40 con (5MH)

750.000

TỔNG CỘNG

 

 

47.847.688

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH ĐỒNG NAI ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: UBND CÁC HUYỆN; THÀNH PHỐ: BIÊN HÒA VÀ LONG KHÁNH
(Kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Đvt: 1000 đồng

Stt

Lĩnh vực/ Nhiệm vụ thực hiện

Mục tiêu

Nội dung thực hiện

Địa điểm thực hiện

Đơn vị chủ trì

Quy mô 5 năm

Kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí 5 năm

Tiến độ thực hiện

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

THÀNH PHỐ BIÊN HÒA

 

 

 

 

580.000

603.200

23.200

23.200

23.200

1.252.800

 

1

Tập huấn kỹ thuật

 

 

 

 

0

23.200

23.200

23.200

23.200

92.800

 

-

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lúa theo hướng hữu cơ

Hỗ trợ kỹ thuật các hộ sản xuất lúa trên địa bàn

Tập huấn khuyến nông

Phường Phước Tân

TP Biên Hòa

3 Lớp

0

0

11.600

11.600

11.600

34.800

1-2 lớp/năm Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Kỹ thuật trồng rau theo tiêu chuẩn VietGap

Nâng cao kỹ thuật trồng rau, Chất lượng rau trồng được nâng cao và ổn định

Tập huấn khuyến nông, hướng dẫn quy trình kỹ thuật theo chuẩn VietGap

Các phường: Tân Phong, Trảng Dài

5 Lớp

0

23.200

11.600

11.600

11.600

58.000

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

 

 

580.000

0

0

0

1.160.000

-

Mô hình cây dược liệu cao an xoa

Xây dựng mô hình hiệu quả trồng cây dược liệu an xoa gắn liên kết tiêu thụ

Sản xuất cây cao an xoa, thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây an xoa

Phường Tam Phước

03 ha (1MH)

580.000

580.000

0

0

0

1.160.000

II

THÀNH PHỐ LONG KHÁNH

 

 

 

0

744.000

754.000

754.000

744.000

2.996.000

 

1

Tập huấn kỹ thuật

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật đến nông dân

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trị sâu, bệnh trên cây trồng và vật nuôi

Các phường xã

TP Long Khánh

120 lớp

0

348.000

348.000

348.000

348.000

1.392.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

 

0

316.000

326.000

326.000

316.000

1.284.000

a

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

 

 

0

160.000

170.000

170.000

160.000

660.000

 

-

Cây Bưởi

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Nhân giống cây bằng pp chiết. Áp dụng các phương pháp canh tác an toàn, hữu cơ.

Các phường, xã

2 ha (4MH)

0

30.000

30.000

30.000

30.000

120.000

 

-

Cây ăn quả khác (Sầu riêng, mít, bơ...) 4 loại

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Áp dụng các phương pháp canh tác an toàn, hữu cơ cải tạo đất.

Các phường, xã

4 ha (8MH)

0

60.000

60.000

60.000

60.000

240.000

 

-

Cây rau

Tạo ra các sản phẩm an toàn không chứa kim loại nặng vi sinh vật gây bệnh.

Áp dụng phương pháp canh tác rau thủy canh,tháp rau, với quy mô nhỏ.

Các phường

2 mô hình

0

0

0

10.000

10.000

20.000

 

-

Cây lúa

Tạo ra sản phẩm có năng suất, an toàn.

Áp dụng nông nghiệp bền vững.

Các phường xã

4 ha (8MH)

0

20.000

20.000

20.000

20.000

80.000

 

-

Nấm ăn

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Áp dụng các phương pháp canh tác an toàn.

Các phường, xã

2 mô hình

0

0

0

10.000

10.000

20.000

 

-

Phụ phế phẩm sau trồng nấm

Tạo ra phân bón hữu cơ cải thiện dinh dưỡng cho đất.

Sử dụng chế phẩm sinh học xử lý phụ phế phẩm sau nuôi trồng nấm.

Các phường, xã

2 mô hình

0

0

10.000

10.000

0

20.000

 

-

Cây lan

Phát triển loại hình lan cắt cành đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển nông nghiệp đô thị.

Xây dựng mô hình lan cắt cành.

Các phường, xã

2 mô hình

0

20.000

20.000

0

0

40.000

 

-

Mô hình du lịch sinh thái vườn

Tạo vườn cây an toàn.

Hướng nông dân sản xuất hữu cơ.

Các phường, xã

4 ha

0

30.000

30.000

30.000

30.000

120.000

 

b

Chăn nuôi

 

 

 

 

0

116.000

116.000

116.000

116.000

464.000

 

-

Nuôi bò

Nâng cao chất lượng, giá trị đàn bò địa phương

Nâng cao tầm vóc bằng PP thụ tinh nhân tạo và sử dụng thức ăn chế biến bằng PP ủ chua.

Các phường xã

20 con (4 MH)

0

20.000

20.000

20.000

20.000

80.000

 

-

Nuôi gà ta

Nâng cao sức đề kháng,

Nuôi gà ta trên đệm lót sinh học

Các phường xã

16 MH

0

72.000

72.000

72.000

72.000

288.000

 

-

Nuôi dê

Vỗ béo đàn dê

Định lượng khẩu phần thức ăn bằng các loại thức ăn hỗn hợp và thức ăn ủ chua

Các phường, xã

40 con (4 MH)

0

24.000

24.000

24.000

24.000

96.000

 

c

Thủy sản

 

 

 

 

0

40.000

40.000

40.000

40.000

160.000

 

-

Nuôi lươn

Chuyển giao tiến bộ KHKT nuôi lươn

Nuôi trên bể

Hàng Gòn, Bàu Trâm, Phường Xuân Tân, Phường Bảo Vinh

12 MH

0

40.000

40.000

40.000

40.000

160.000

 

3

Thông tin tuyên truyền

 

 

 

 

0

80.000

80.000

80.000

80.000

320.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Tham quan học tập mô hình sản xuất

Học tập các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân

Tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Trong và ngoài tỉnh

 

8 chuyến

0

80.000

80.000

80.000

80.000

320.000

 

III

Huyện Cẩm Mỹ

 

 

 

 

155.000

1.001.800

932.200

932.200

909.000

3.930.200

 

1

Tập huấn kỹ thuật

 

 

Cẩm Mỹ

 

0

846.800

777.200

777.200

754.000

3.155.200

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Mô hình phát triển cây dược liệu

Chọn giống, loại cây trồng phù hợp tại địa phương

Tập huấn

Toàn huyện (13 xã)

39 Lớp

 

116.000

116.000

116.000

104.400

452.400

 

-

Mô hình sản xuất rau sạch

Xây dựng vùng sản xuất rau ATTP

Tập huấn chuyển giao công nghệ.

Xuân Đông Xuân Tây

13 Lớp

0

46.400

34.800

34.800

34.800

150.800

 

-

Mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt

Cải tạo đất, giảm chi phí đầu vào tăng thu nhập cho nông dân.

Tập huấn ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất.

Toàn huyện (13 xã)

65 Lớp

0

197.200

185.600

185.600

185.600

754.000

 

-

Mô hình sản xuất bơ chất lượng cao

Chọn giống, xây dựng vùng sản xuất bơ chất lượng cao.

Tập huấn, tuyên truyền xây dựng quy trình VietGAP...

Xã Xuân Bảo

5 Lớp

0

23.200

11.600

11.600

11.600

58.000

 

-

Mô hình canh tác hồ tiêu bền vững

Tác động các biện pháp kỹ thuật để sx cây tiêu bền vững

Tập huấn, chuyển giao quy trình

Lâm San Sông Ray Bảo Bình

15 Lớp

0

46.400

46.400

46.400

34.800

174.000

 

-

Mô hình cải tạo chất lượng đàn dê, bò tại địa phương

Chọn giống phù hợp, tăng hiệu quả chăn nuôi

Tập huấn, hội thảo Chuyển giao công nghệ

Toàn huyện (13 xã)

65 Lớp

0

197.200

185.600

185.600

185.600

754.000

 

-

Mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ATSH

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường tăng hiệu quả chăn nuôi

Tập huấn, hội thảo Chuyển giao công nghệ

Toàn huyện (13 xã)

65 Lớp

0

197.200

185.600

185.600

185.600

754.000

 

-

Mô hình nuôi cá nước ngọt VietGAP

Nhân rộng nuôi cá VietGAP

Tập huấn, hội thảo.

Sông Ray

5 Lớp

0

23.200

11.600

11.600

11.600

58.000

 

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

0

120.000

120.000

120.000

120.000

600.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

 

Nhân rộng mô hình giống lúa mới

Nhân giống lúa mới tại địa phương.

Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân

xã Sông Ray

5 ha (15 MH)

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

600.000

 

3

Thông tin tuyên truyền

 

 

35.000

35.000

35.000

35.000

35.000

175.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Xây dựng thương hiệu, mã vạch, truy suất nguồn gốc cây sầu riêng

Quảng bá giới thiệu sp sầu riêng Cẩm Mỹ

Tuyên truyền, tập huấn, xây dựng mô hình điểm...

Long Giao Nhân Nghĩa Xuân Quế Bảo Bình Xuân Bảo

5 Lớp

35.000

35.000

35.000

35.000

35.000

175.000

 

IV

HUYỆN ĐỊNH QUÁN

 

 

 

 

240.000

240.000

240.000

240.000

240.000

3.114.000

 

1

Tập huấn kỹ thuật

 

 

 

 

0

522.000

522.000

522.000

348.000

1.914.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

 

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

 

55 Lớp

0

174.000

174.000

174.000

116.000

638.000

 

 

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

 

55 Lớp

0

174.000

174.000

174.000

116.000

638.000

 

 

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thủy sản

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

 

55 Lớp

0

174.000

174.000

174.000

116.000

638.000

 

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

 

 

240.000

240.000

240.000

240.000

240.000

1.200.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

a

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

 

 

 

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

500.000

 

-

Thâm canh cây bưởi

Áp dụng kỹ thuật tổng hợp ứng dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại

Các mô hình sản xuất theo hướng an toàn.

Xã Thanh Sơn, Phú Tân, Phú Vinh, Phú Hòa, Phú Túc

Định Quán

10 ha (10 MH)

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

300.000

 

-

Ghép cải tạo cây xoài

Thay đổi giống xoài năng suất, chất lượng thấp sang các giống xoài năng suất chất lượng cao.

Các mô hình giúp nông dân biết cách ghép chuyển đổi các giống xoài có năng suất.

Xã Ngọc Định, La Ngà, Phú Ngọc, Thanh Sơn

5 ha (5MH)

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

150.000

 

-

MH thí điểm trồng rau Thủy canh trên diện tích nhỏ

Những hộ có diện tích nhỏ vẫn có thể áp dụng mô hình này

Giúp người nông dân có thể tận dụng diện tích nhỏ để canh tác và tăng thêm thu nhập

Xã Gia Canh, Phú Lợi, Phú Vinh

5 ha (5MH)

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

50.000

 

b

Chăn nuôi

 

 

 

 

140.000

140.000

140.000

140.000

140.000

700.000

 

-

Hỗ trợ cách làm chuồng trại, chọn giống tốt, phòng trừ bệnh hại cho đàn dê.

Tăng khả năng nhận biết và phòng trị bệnh cho đàn dê

Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Tân, Gia canh

50 hộ (50 MH)

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

500.000

 

-

Chọn những con bò nái nền tốt và khỏe mạnh, kết hợp phối tinh nhân tạo để cải thiện giống bò vàng địa phương.

Thay đổi phương pháp nuôi, phương pháp phối giống theo tập quán trước đây của người nông dân

Thanh Sơn, Ngọc Định, Gia Canh, Phú Ngọc, Phú Vinh

20 hộ (20 MH)

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

200.000

 

V

HUYỆN LONG THÀNH

 

 

 

 

160.000

180.000

280.000

420.000

620.000

3.400.000

 

1

Tập huấn kỹ thuật

 

 

 

 

0

522.000

522.000

348.000

348.000

1.740.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

 

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

 

50 Lớp

0

174.000

174.000

116.000

116.000

580.000

 

 

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

 

50 Lớp

0

174.000

174.000

116.000

116.000

580.000

 

 

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thủy sản

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

 

50 Lớp

0

174.000

174.000

116.000

116.000

580.000

 

2

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

 

 

160.000

180.000

280.000

420.000

620.000

1.660.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Cây mỳ

Tạo ra giống sạch bệnh

Tập trung xử lý các nguồn bệnh để tạo ra giống sạch bệnh

Các xã sản xuất mỳ

Long Thành

05 ha (5 MH)

120.000

120.000

120.000

120.000

120.000

600.000

 

-

Cây lúa

Lúa sạch

Xây dựng mô hình lúa hữu cơ kết hợp công nghệ sinh thái (đồng ruộng, bờ hoa)

Các xã sản xuất lúa

38 ha (5 MH)

20.000

40.000

100.000

200.000

400.000

760.000

 

-

Cây ăn trái

Trái an toàn

Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn trái hữu cơ

Các xã sản xuất cây ăn trái

5 ha (5MH)

20.000

20.000

60.000

100.000

100.000

300.000

 

VI

HUYỆN NHƠN TRẠCH

 

 

 

 

650.780

1.184.380

1.149.580

1.091.580

1.091.580

5.167.900

 

1

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

 

636.380

636.380

636.380

636.380

636.380

3.181.900

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

a

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

 

Nhơn Trạch

 

173.780

173.780

173.780

173.780

173.780

868.900

 

-

Trồng Lúa

Giống mới, cải tạo năng suất, chất lượng.

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

100 ha (100 MH)

127.930

127.930

127.930

127.930

127.930

639.650

 

-

Mô hình khảo nghiệm giống lúa

Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng tốt

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc

các xã, thị trấn

30 ha (30 MH)

38.380

38.380

38.380

38.380

38.380

191.900

 

-

Trồng rau sạch (rau ăn lá)

Nâng cao năng suất.

Hỗ trợ giống và vật tư

các xã, thị trấn

10 ha (10 MH)

7.470

7.470

7.470

7.470

7.470

37.350

 

b

Chăn nuôi

 

 

 

 

437.600

437.600

437.600

437.600

437.600

2.188.000

 

-

Nuôi bò

Cải thiện kinh tế và giảm nghèo

Hỗ trợ con giống

các xã, thị trấn

125 con (25 MH)

276.800

276.800

276.800

276.800

276.800

1.384.000

 

-

Nuôi Gà

Cải thiện kinh tế và giảm nghèo

Hỗ trợ giống và vật tư

các xã, thị trấn

100.000 con (5MH)

160.800

160.800

160.800

160.800

160.800

804.000

 

 

Thủy sản

 

 

 

 

25.000

25.000

25.000

25.000

25.000

125.000

 

-

Tôm thẻ chân trắng công nghệ cao(CPF)

Nhằm nhân rộng mô hình

Học tập kinh nghiệm và phát triển

Phước An

5 Mô hình

25.000

25.000

25.000

25.000

25.000

125.000

 

2

Tập huấn kỹ thuật

 

 

 

0

533.600

498.800

440.800

440.800

1.914.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Tập huấn

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về trồng trọt

Hướng dẫn kỹ thuật và thực hành

các xã, thị trấn

100 lớp

0

290.000

290.000

290.000

290.000

1.160.000

 

-

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về chăn nuôi

 

các xã, thị trấn

50 lớp

0

174.000

174.000

116.000

116.000

580.000

 

-

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới về thủy sản

 

các xã, thị trấn

15 lớp

0

69.600

34.800

34.800

34.800

174.000

 

3

Thông tin tuyên truyền

 

 

 

14.400

14.400

14.400

14.400

14.400

72.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Hội thảo nhân rộng mô hình

Nhân rộng mô hình trồng trọt

Học tập kinh nghiệm và phát triển

các xã, thị trấn

10 Lớp

9.600

9.600

9.600

9.600

9.600

48.000

 

-

Nhân rộng mô hình chăn nuôi

Học tập kinh nghiệm và phát triển

các xã, thị trấn

5 Lớp

4.800

4.800

4.800

4.800

4.800

24.000

 

VII

HUYỆN TÂN PHÚ

 

 

 

 

0

2.037.800

1.991.400

2.496.400

2.380.400

8.906.000

 

1

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

Tân Phú

 

0

1.365.000

1.365.000

1.870.000

1.870.000

6.470.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Trồng lúa hữu cơ

Xây dựng cánh đồng lúa, gạo sạch, an toàn

 

 

40 ha

0

150.000

150.000

150.000

150.000

600.000

 

-

Trồng măng tây hữu cơ

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất pha cát, lúa 01 vụ

 

 

10 ha (10 MH)

0

35.000

35.000

40.000

40.000

150.000

 

-

Trồng sầu riêng, bưởi GlobalGAP

Sản xuất CAQ sạch, an toàn

 

 

80 MH

0

800.000

800.000

800.000

800.000

3.200.000

 

-

Xây dựng vườn giống đầu dòng trên cây ăn trái

Tạo nguồn giống chất lượng để cải tạo năng suất, chất lượng nông sản

 

 

8 Mô hình

0

30.000

30.000

30.000

30.000

120.000

 

-

Sản xuất lúa giống xác nhận

Tạo nguồn giống lúa xác nhận có chất lượng

 

 

40 MH

0

200.000

200.000

200.000

200.000

800.000

 

-

Sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, bèo lục bình...)

Tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp để làm phân bón hữu cơ, vi sinh phục vụ sản xuất

 

 

1000

tấn

(1 MH)

0

0

0

500.000

500.000

1.000.000

 

-

Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh bằng máy bay không người lái trên cây Lúa

 

 

 

100 ha (1 MH)

0

75.000

75.000

75.000

75.000

300.000

 

-

Phun thuốc phòng trừ dịch bệnh bằng máy bay không người lái trên cây ăn quả

 

 

 

100 ha (1 MH)

0

75.000

75.000

75.000

75.000

300.000

 

2

Đào tạo, tập huấn

 

 

 

0

672.800

626.400

626.400

510.400

2.436.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Tập huấn kỹ thuật cây trồng, vật nuôi

 

 

Các xã

150 lớp

0

464.000

464.000

464.000

348.000

1.740.000

 

-

Quy trình canh tác hữu cơ trên cây trồng

 

 

Các xã

20 lớp

0

58.000

58.000

58.000

58.000

232.000

 

-

Công nghệ nhà màng, nhà kính

 

 

Các xã

20 lớp

0

58.000

58.000

58.000

58.000

232.000

 

-

Sản xuất lúa giống xác nhận

 

 

Các xã

10 lớp

0

46.400

23.200

23.200

23.200

116.000

 

-

Nhân giống và ghép cải tạo cây điều, cây ăn trái...

 

 

Các xã

10 lớp

0

46.400

23.200

23.200

23.200

116.000

 

VIII

HUYỆN THỐNG NHẤT

 

 

 

600.624

1.870.599

1.180.624

1.180.624

1.180.624

6.013.095

 

1

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

Thống Nhất

 

570.624

1.260.599

570.624

570.624

570.624

3.543.095

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

1

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

 

 

 

280.000

969.975

280.000

280.000

280.000

2.089.975

 

-

Thâm canh cây Bơ

Đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm thúc đẩy sản xuất hướng bền vững.

Thâm canh và ghép cải tạo vườn Bơ

Quang Trung

4 ha (4 MH)

0

87.496

0

0

0

87.496

 

-

Thâm canh cây Bưởi

Thâm canh và quản lý dịch hại tổng hợp trên cây bưởi.

Giảm lượng thuốc bvtv, quản lý dịch hại.

Hưng Lộc

4 ha (4MH)

0

118.716

0

0

0

118.716

 

-

Thâm canh Thanh Long

Thâm canh và quản lý dịch hại tổng hợp bệnh đốm nâu trên cây thanh long

Giảm lượng thuốc bvtv, dùng tất cả các biện pháp quản lý dịch hại.

Hưng Lộc

4 ha (4MH)

0

126.500

0

0

0

126.500

 

-

Thâm canh Sầu riêng

Thâm canh và quản lý dịch hại tổng hợp bệnh xì mủ trên cây sầu riêng.

Quản lý bệnh xì mủ giảm thiệt hại về năng suất, mật số cây trong vườn

Quang Trung

4 ha (4MH)

0

79.555

0

0

0

79.555

 

-

Thâm canh cây Chôm chôm

Tạo ra sản phẩm an toàn và chất lượng

MH thâm canh theo hướng hữu cơ

Quang Trung

4 ha (4MH)

0

71.476

0

0

0

71.476

 

-

Cây khoai mì

Quản lý dịch hại tổng hợp.

Quản lý sự lây lan của dịch hại, hướng tới nguồn giống sạch bệnh.

Hưng Lộc

4 ha (4MH)

0

87.516

0

0

0

87.516

 

-

Thâm canh cây Mít

Thâm canh và quản lý dịch hại tổng hợp bệnh xơ đen trên cây mít

Giảm thiểu sự thiệt hại về kinh tế do bệnh xơ đen gây ra

Hưng Lộc

4 ha (4MH)

0

118.716

0

0

0

118.716

 

-

Mô hình dẫn dụ và diệt ruồi vàng bằng chế phẩm sinh học

Dùng chế phẩm sinh học để dẫn dụ và diệt ruồi vàng gây hại trên các loại cây ăn trái.

Dẫn dụ và diệt ruồi vàng bằng chế phẩm sinh học

Huyện

20 ha (100 MH)

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

200.000

 

-

Sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ

Sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ sử dụng các chế phẩm sinh học.

Các xã

25 Mô hình

140.000

140.000

140.000

140.000

140.000

700.000

 

-

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực trồng trọt

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực trồng trọt

Các xã

100 ha (7MH)

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

500.000

 

2

Chăn nuôi

 

 

 

 

290.624

290.624

290.624

290.624

290.624

1.453.120

 

-

Nuôi bò

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi

Hỗ trợ cải tạo bò

Các xã

80 con/5 năm (10 MH)

32.864

32.864

32.864

32.864

32.864

164.320

 

-

Nuôi heo

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi

Nuôi heo an toàn sinh học

Huyện

50 con/5 năm (5 MH)

165.000

165.000

165.000

165.000

165.000

825.000

 

-

Nuôi vịt

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi

Nuôi vịt ATSH

Các xã

2000 con/5 năm (5 MH)

10.760

10.760

10.760

10.760

10.760

53.800

 

-

Xử lý chất thải trong chăn nuôi

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ

Xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học

Các xã

50 Mô hình

32.000

32.000

32.000

32.000

32.000

160.000

 

-

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực chăn nuôi

Chuyển giao tiến bộ KHKT trong công tác chăn nuôi

Sản xuất theo tiêu chuẩn GAP trong lĩnh vực chăn nuôi heo, gà

Các xã

50 Mô hình

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

250.000

 

2

Tập huấn kỹ thuật

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình GAP, hữu cơ mã vùng trồng...

Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu, bệnh trên cây trồng và vật nuôi; tuyên truyền các chính sách lĩnh vực nông nghiệp: Luật trồng trọt.

các xã

200 lớp

0

580.000

580.000

580.000

580.000

2.320.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

3

Thông tin tuyên truyền

 

 

 

 

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

150.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Học tập kinh nghiệm sản xuất

Học tập kinh nghiệm các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân

Học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Trong, và ngoài tỉnh

 

10 chuyến

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

150.000

 

IX

HUYỆN TRẢNG BOM

 

 

 

94.000

674.800

679.600

679.600

656.400

2.784.400

 

1

Xây dựng và nhân rộng mô hình

Trảng bom

 

 

44.000

227.000

255.000

255.000

255.000

1.036.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

a

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

 

 

 

0

183.000

211.000

211.000

211.000

816.000

 

-

Thâm canh cây Bưởi

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ.

Các xã, thị trấn

 

8 ha (8MH)

0

62.000

62.000

62.000

62.000

248.000

 

-

Thâm canh Điều

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn.

Các xã, thị trấn

4 ha (4MH)

0

0

28.000

28.000

28.000

84.000

 

-

Thâm canh cây chuối

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ.

Các xã, thị trấn

8 ha (8MH)

0

94.000

94.000

94.000

94.000

376.000

 

-

Thâm canh cây cây ca cao

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ.

Các xã, thị trấn

4 ha (4MH)

0

27.000

27.000

27.000

27.000

108.000

 

b

Chăn nuôi gà

An toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường

Chăn nuôi gà thả vườn bằng phương pháp sinh học.

Các xã, thị trấn

5 Mô hình

44.000

44.000

44.000

44.000

44.000

220.000

 

2

Tập huấn kỹ thuật

 

 

0

382.800

359.600

359.600

336.400

1.438.400

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

 

Tuyên truyền các văn bản, quy định mới về trồng trọt, BVTV

Tuyên truyền cho CTV cơ sở, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến trồng trọt-BVTV.

Tập huấn nội dung các quy định mới về trồng trọt-BVTV,

huyện

4 lớp

0

11.600

11.600

11.600

11.600

46.400

 

 

Tập huấn về chăm sóc và phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây trồng, ứng phó biến đổi khí hậu.

Bảo vệ năng suất cây trồng.

Phòng chống dịch hại cây trồng.

Các xã

66 lớp

0

197.200

197.200

197.200

174.000

765.600

 

 

Tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân vùng thực hiện mô hình.

Nắm bắt, và áp dụng hiệu quả các kỹ thuật Khoa học công nghệ vào trong sản xuất.

Tập huấn, hướng dẫn áp dụng thực hiện qui trình kỹ thuật của các mô hình nhân rộng.

Các xã

20 lớp

0

58.000

58.000

58.000

58.000

232.000

 

-

Tập huấn Quy trình canh tác hữu cơ trên cây trồng

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình canh tác hữu cơ đến nông dân

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, quy trình canh tác hữu cơ đến nông dân

Các xã, thị trấn

22 Lớp

0

81.200

58.000

58.000

58.000

255.200

 

-

Tập huấn kỹ thuật cây trồng, vật nuôi

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ.

Chuyển giao kỹ thuật.

Các xã, thị trấn

12 Lớp

0

34.800

34.800

34.800

34.800

139.200

 

3

Thông tin tuyên truyền

 

 

50.000

65.000

65.000

65.000

65.000

310.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

 

Hội thảo đầu bờ

Tuyên truyền , nhân rộng các nội dung mô hình thực hiện có hiệu quả

Đánh giá, phổ biến kết quả các mô hình thực hiện

Các xã, thị trấn

12 buổi

0

15.000

15.000

15.000

15.000

60.000

 

-

Học tập kinh nghiệm mô hình sản xuất

Học tập các mô hình mới có hiệu quả kinh tế về cho nông dân ứng dụng

Học tập kinh nghiệm sản xuất các mô hình mới, mô hình có hiệu quả kinh tế cao

Trong, và ngoài tỉnh

4 Chuyến

50.000

50.000

50.000

50.000

50.000

250.000

 

X

HUYỆN VĨNH CỬU

 

 

 

 

311.000

1.571.000

1.547.800

1.547.800

1.545.800

6.523.400

 

1

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

Vĩnh Cửu

 

211.000

537.000

538.000

538.000

536.000

2.360.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Thâm canh các loài cây có múi

Tạo ra sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ; áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp

Các xã trên địa bàn

5ha (10MH)

128.000

128.000

128.000

128.000

128.000

640.000

 

-

Thâm canh cây Xoài

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ.

Các xã, thị trấn

2,5ha (5 MH)

65.000

65.000

65.000

65.000

65.000

325.000

 

-

Thâm canh cây Lúa

Nhân rộng mô hình sử dụng các giống lúa mới chất lượng cao theo hướng an toàn

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ.

Các xã có trồng lúa trên địa bàn

5 ha (5 MH)

18.000

18.000

18.000

18.000

18.000

90.000

 

-

Cây rau

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Áp dụng các biện pháp canh tác an toàn, hướng hữu cơ.

Các xã, thị trấn

1 ha (5MH)

0

43.000

44.000

44.000

44.000

175.000

 

-

Xử lý rác thải hữu cơ và phụ phế phẩm nông nghiệp

Tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp và rác thải hữu cơ.

Ứng dụng ruồi lính đen, các chế phẩm sinh học để thực hiện.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

6 mô hình

0

45.000

45.000

45.000

45.000

180.000

 

-

Phòng, trừ sâu bệnh hại bằng chế phẩm sinh học

Đánh giá hiệu quả mô hình để nhân rộng trên địa bàn

Ứng dụng thuốc BVTV tựu sản xuất và các thuốc sinh học thương mại

Các xã, thị trấn Vĩnh An

3 ha (6MH)

0

75.000

75.000

75.000

75.000

300.000

 

-

Nông nghiệp đô thị

Đánh giá hiệu quả mô hình nông nghiệp.

Chọn mô hình nông nghiệp đô thị phù hợp

Các xã, thị trấn Vĩnh An

5 mô hình

0

63.000

63.000

63.000

61.000

250.000

 

-

Ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt

Đánh giá hiệu quả mô hình nông nghiệp, nhân rộng trên địa bàn huyện

Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

2 mô hình

0

100.000

100.000

100.000

100.000

400.000

 

2

Tập huấn kỹ thuật

 

 

0

696.000

672.800

672.800

672.800

2.714.400

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Tập huấn quy trình canh tác hướng hữu cơ, hữu cơ trên các loại cây trồng

Giúp người dân nắm bắt quy trình canh tác.

Tổ chức các lớp tập huấn lý thuyết và hỗ trợ thực hành.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

42 Lớp

0

139.200

116.000

116.000

116.000

487.200

 

-

Tập huấn mô hình canh tác công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới

Học tập, chuyển giao ứng dụng quy trình canh tác công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới

Triển khai quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật canh tác trong nhà màng, nhà lưới.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

24 Lớp

0

69.600

69.600

69.600

69.600

278.400

 

-

Tập huấn ứng dụng chế phẩm sinh học, thuốc BVTV sinh học trong phòng, trừ sâu bệnh hại trên cây có múi

Nông dân trồng cây có múi áp dụng rộng rãi để giảm thiểu ảnh hưởng sức khỏe

Triển khai kiến thức, quy trình kỹ thuật sản xuất thuốc BVTV sinh học.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

0

104.400

104.400

104.400

104.400

417.600

 

-

Tập huấn nhân rộng mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học

Hộ nuôi thủy sản nắm bắt quy trình để nhân rộng.

Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật

Các xã, thị trấn Vĩnh An

24 Lớp

0

69.600

69.600

69.600

69.600

278.400

 

-

Tập huấn kỹ thuật xử lý rác thải hữu cơ và phụ phế phẩm trong nông nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp và xử lý ô nhiễm môi trường

Xử lý ô nhiễm môi trường và phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật và hỗ trợ thực hành

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

0

104.400

104.400

104.400

104.400

417.600

 

-

Tập huấn kỹ thuật nhân rộng mô hình ghép cải tạo giống xoài.

Tăng dần diện tích xoài được chuyển đổi giống, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật và hỗ trợ thực hành.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

0

104.400

104.400

104.400

104.400

417.600

 

-

Tập huấn ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Giúp nông dân tiếp cận, sử dụng công nghệ kỹ thuật số.

Tập huấn, phổ biến, thảo luận, ứng dụng chuyển đổi số.

Các xã, thị trấn Vĩnh An

36 Lớp

0

104.400

104.400

104.400

104.400

417.600

 

3

Thông tin tuyên truyền

 

 

100.000

338.000

337.000

337.000

337.000

1.449.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

-

Hội thảo MH hiệu quả

Phổ biến, giới thiệu, tuyên truyền kỹ thuật.

Các mô hình sản xuất nông nghiệp.

Các xã, thị trấn

25 Lớp

0

82.000

81.000

81.000

81.000

325.000

 

-

Học tập kinh nghiệm mô hình sx

Học tập kinh nghiệm các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân

Học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả

Trong, và ngoài tỉnh

10 Chuyến

100.000

100.000

100.000

100.000

100.000

500.000

 

-

Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn

Nông dân, các loại hình doanh nghiệp nắm vững các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp.

Tổ chức các lớp tập huấn, thông tin, tuyên truyền

Các xã, thị trấn Vĩnh An

48 Lớp

0

156.000

156.000

156.000

156.000

624.000

 

XI

Huyện Xuân Lộc

 

 

 

 

625.000

1.205.000

1.205.000

1.205.000

1.205.000

5.445.000

 

I

Xây dựng và nhân rộng mô hình

 

Xuân Lộc

 

595.000

595.000

595.000

595.000

595.000

2.975.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

1

Trồng trọt và bảo vệ thực vật

 

 

245.000

245.000

245.000

245.000

245.000

1.225.000

 

-

Thâm canh cây tiêu

Góp phần canh tác hồ tiêu bền vững, áp dụng kỹ thuật tổng hợp.

Thực hiện canh tác bền vững cây hồ tiêu, canh tác hữu cơ.

Các xã

 

5 ha (10 MH)

70.000

70.000

70.000

70.000

70.000

350.000

 

-

Thâm canh cây xoài

Tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng đảm bảo an toàn.

Áp dụng các phương pháp canh tác theo hướng an toàn, hữu cơ cải tạo đất.

Các xã

5 ha (10MH)

75.000

75.000

75.000

75.000

75.000

375.000

 

-

Thâm canh cây rau

Tạo ra các sản phẩm an toàn không chứa kim loại nặng vi sinh vật gây bệnh.

Áp dụng phương pháp canh tác rau hữu cơ, sử dụng các chế phẩm sinh học.

Các xã, thị trấn

1 ha (5MH)

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

300.000

 

-

Thâm canh cây lúa

Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, thân thiện môi trường.

Áp dụng hình thức canh tác nông nghiệp bền vững.

Các xã. thị trấn

5 ha (10MH)

40.000

40.000

40.000

40.000

40.000

200.000

 

2

Chăn nuôi

 

 

 

 

350.000

350.000

350.000

350.000

350.000

1.750.000

 

-

Nuôi bò

Nâng cao chất lượng, giá trị đàn bò địa phương

Sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.

Các xã

20 con/ mô hình (5MH)

20.000

20.000

20.000

20.000

20.000

100.000

 

-

Nuôi bò

Vỗ béo đàn bò

Cung cấp khẩu phần thức ăn bng các loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho bò vỗ béo.

Các xã

20 con/ mô hình (5MH)

180.000

180.000

180.000

180.000

180.000

900.000

 

-

Nuôi trùn quế

Nuôi trùn quế làm thức ăn chăn nuôi

Xây dựng nhà và mua vật tư, nguyên liệu, con giống.

Các xã, thị trấn

40 con (5 MH)

150.000

150.000

150.000

150.000

150.000

750.000

 

II

Tập huấn kỹ thuật

Chuyển giao kỹ thuật, khoa học công nghệ, bảo vệ thực vật đến nông dân

Kỹ thuật trông, chăm sóc và phòng trị sâu, bệnh.

Các xã, thị trấn

200 Lớp

0

580.000

580.000

580.000

580.000

2.320.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

III

Thông tin tuyên truyền

 

 

 

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

150.000

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

 

Tham quan học tập mô hình sản xuất

Học tập các mô hình mới có hiệu quả kinh tế đến nông dân

Tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp.

Trong và ngoài tỉnh

10 Chuyến

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

150.000

 

 

Tổng (9 huyện + 2 thành phố)

 

 

3.416.404

12.356.579

11.027.404

11.440.404

11.292.004

49.532.795

 

 


PHỤ LỤC V

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG ĐỊA PHƯƠNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH ĐỒNG NAI ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ: TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP TỈNH
(Kèm
theo Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Đvt: 1.000 đồng

TT

Nội dung

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng kinh phí 5 năm

Tiến độ thực hiện

Thành tiền

Hỗ trợ

Đối ứng

Thành tiền

Hỗ trợ

Đi ứng

Thành tiền

Hỗ trợ

Đối ứng

Thành tiền

Hỗ trợ

Đối ứng

Thành tiền

Hỗ trợ

Đối ứng

Thành tiền

Hỗ trợ

Đối ứng

I

Trồng trọt bảo vệ thực vật và nhân rộng mô hình sản xuất

0

0

0

623.584

306.915

316.669

2.633.830

1.113.161

1.520.669

623.584

306.915

316.669

623.584

306.915

316.669

4.504.581

2.033.906

2.470.675

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quy III, Quý IV thực hiện

1

Xây dựng mô hình mẫu sản xuất rau công nghệ cao

0

0

0

0

0

0

2.000.469

800.000

1.200.469

0

 

0

0

0

0

2.000.469

800.000

1.200.469

 

2

Xây dựng mô hình các loại cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGAP, đảm bảo chất lượng, đạt chuẩn xuất khẩu.

0

0

0

322.610

146.805

175.805

322.610

146.805

175.805

322.610

146.805

175.805

322.610

146.805

175.805

1.290.440

587.220

703.220

 

3

Xây dựng mô hình các loại rau ăn lá, thân, quả theo hướng VietGAP và hướng hữu cơ.

0

0

0

19.556

12.491

7.056

29.333

18.737

10.596

19.556

12.491

7.056

19.556

12.491

7.056

88.000

56.210

31.790

 

4

Xây dựng mô hình lúa giống mới và lúa theo hướng hữu cơ

0

0

0

31.166

16.893

14.273

31.166

16.893

14.273

31.166

16.893

14.273

31.166

16.893

14.273

124.664

67.572

57.092

 

5

Mô hình trồng cây công nghiệp ngắn ngày

0

0

0

50.080

26.440

23.640

50.080

26.440

23.640

50.080

26.440

23.640

50.080

26.440

23.640

200.320

105.760

94.560

 

6

hình trồng cây công nghiệp dài ngày

0

0

0

200.172

104.286

95.886

200.172

104.286

95.886

200.172

104.286

95.886

200.172

104.286

95.886

800.688

417.144

383.544

 

II

Chăn nuôi

0

0

0

1.800.000

745.718

1.054.282

1.800.000

745.718

1.054.282

2.000.000

848.718

1.151.282

2.000.000

848.718

1.151.282

7.600.000

3.188.872

4.411.128

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

1

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học

0

0

0

600.000

309.000

291.000

600.000

309.000

291 000

800.000

412.000

388.000

800.000

412.000

388.000

2.800.000

1.442.000

1.358.000

 

2

Xây dựng mô hình nuôi heo rừng lai theo hướng hữu cơ

0

0

0

1.200.000

436.718

763.282

1.200.000

436.718

763.282

1.200.000

436.718

763.282

1.200.000

436.718

763.282

4.800.000

1.746.872

3.053.128

 

III

Thủy sản

0

0

0

986.000

528.000

458.000

2.755.304

1.481.000

1.274.304

2.925.904

1.576.000

1.349.904

3.605.904

1.941.000

1.664.904

10.273.112

5.526.000

4.747.112

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

1

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ cao.

0

0

0

680.000

365.000

315.000

1.360.000

730.000

630.000

1.360.000

730.000

630.000

2.040.000

1.095.000

945.000

5.440.000

2.920.000

2.520.000

 

2

Xây dựng mô hình nuôi lươn không bùn thương phẩm.

0

0

0

0

0

0

170.600

95.000

75.600

341.200

190.000

151.200

341.200

190.000

151.200

853.000

475.000

378.000

 

3

Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực

0

0

0

306.000

163.000

143.000

612.000

326.000

286.000

612.000

326.000

286.000

612.000

326.000

286.000

2.142.000

1.141.000

1.001.000

 

4

Mô hình nuôi bán thâm canh các loài cá bản địa giá trị kinh tế cao

0

0

0

0

0

0

612.704

330.000

282.704

612.704

330.000

282.704

612.704

330.000

282.704

1.838.112

990.000

848.112

 

IV

Tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, học tập kinh nghiệm và dạy nghề

0

0

0

1.932.434

1.932.434

0

2.732.318

2.732.318

0

2.583.318

2.583.318

0

2.407.968

2.407.968

0

9.656.038

9.656.038

0

Quý I xây dựng kế hoạch, Quý II, Quý III, Quý IV thực hiện

a

Tập huấn, đào tạo nghề

0

0

0

795.184

795.184

0

1.005.184

1.005.184

0

1.005.184

1.005.184

0

929.834

929.834

0

3.735.386

3.735.386

0

 

1

Tập huấn về kỹ thuật sản xuất cho nông dân trên địa bàn tỉnh

0

0

0

266.800

266.800

0

366.800

366.800

0

366.800

366.800

0

333.600

333.600

 

1.334 000

1.334.000

0

 

2

Tập huấn chuyển giao KHKT cho CBKT

0

0

0

29.000

29.000

0

39.000

39.000

0

39.000

39.000

0

38.000

38.000

0

145.000

145.000

0

 

3

Cập nhật kiến thức chuyên môn cho người làm công tác khuyến nông địa phương

0

0

0

258.850

258.850

0

358.850

358 850

0

358.850

358.850

0

317.700

317.700

0

1.294.250

1.294.250

0

 

4

Dạy nghề

0

0

0

240.534

240.534

0

240.534

240.534

0

240.534

240.534

0

240.534

240.534

0

962.136

962.136

0

 

b

Thông tin, tuyên truyền

0

0

0

1.137.250

1.137.250

0

1.727.134

1.727.134

0

1.578.134

1.578.134

0

1.478.134

1.478.134

0

5.920.652

5.920.652

0

 

1

Hội thảo cấp tỉnh

0

0

0

249.000

249.000

0

249.000

249.000

 

 

 

 

 

 

 

498.000

498.000

0

 

2

Hội thảo cấp huyện

0

0

0

75.750

75.750

0

75.750

75 750

0

75.750

75.750

0

75.750

75.750

0

303.000

303.000

0

 

3

In tài liệu kỹ thuật

0

0

0

0

0

0

0

0

0

100.000

100.000

0

0

0

0

100.000

100.000

0

 

6

Học tập kinh nghiệm sản xuất

0

0

0

700.000

700.000

 

700.000

700.000

0

700.000

700.000

0

700.000

700.000

0

2.800.000

2.800.000

0

 

7

Chuyển đổi số trong công tác khuyến nông

0

0

0

0

0

0

589.884

589.884

0

589.884

589.884

0

589.884

589.884

0

1.769.652

1.769.652

0

 

8

Tổ chức Hội nghị tổng kết công tác khuyến nông hàng năm, sơ kết Chương trình Khuyến nông và tổng kết công tác Thông tin tuyên truyền 05 năm.

0

0

0

112.500

112.500

0

112.500

112.500

0

112.500

112.500

0

112.500

112.500

0

450.000

450.000

0

 

Tổng

0

0

0

5.342.018

3.513.067

1.828.951

9.921.452

6.072.197

3.849.255

8.132.806

5.314.951

2.817.855

8.637.456

5.504.601

3.132.855

32.033.731

20.404.816

11.628.915

 

 

PHỤ LỤC VI

CÁC NỘI DUNG ĐĂNG KÝ VÀO CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2021-2025 ĐƯỢC THỰC HIỆN LỒNG GHÉP GẮN VỚI CÁC KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƯỢC UBND TỈNH BAN HÀNH:
(Thực
hiện lồng ghép theo: Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược phát triển thủy sản tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 12765/KH-UBND ngày 18/10/2021 về Chương trình Phát triển nông nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai đến 2025; Quyết định số 2867/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 phê duyệt kế hoạch phát triển nuôi tôm càng xanh tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch số 14523/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021).
Kinh phí đã được duyệt theo các kế hoạch này, không xin kinh phí bổ sung, thực hiện lồng ghép
(Kèm theo Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Đvt: Triệu đồng

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (triệu đồng)

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh (Thực hiện lồng ghép theo các KH: 12765/KH - UBND ngày 18/10/2021. 14523/KH-UBND ngày 24 tháng 11 năm 2021, Quyết định số 2867/QĐ- UBND ngày 23/8/2021 … đã được phê duyệt)

Vốn dân, DN

Ngân sách huyện

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

Tổng

Nguồn NS tỉnh

Nguồn NS huyện

Vốn khác

Tổng

Nguồn NS tỉnh

Nguồn NS huyện

Vốn khác

Tổng

Nguồn NS tỉnh

Nguồn NS huyện

Vốn khác

Tổng

Nguồn NS tỉnh

Nguồn NS huyện

Vốn khác

Nguồn vốn

1

Thực hiện xây dựng, đánh giá các vùng nuôi (THT/HTX/T trang trại/Nông hộ...) đạt Chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở nuôi trồng thủy sản và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản.

12 mô hình gắn với 10 vùng nuôi (THT/Nhóm hộ nuôi,..)

 

 

5.581,40

3.945,92

1.635,48

 

1.618,20

1.081,16

0,00

537,04

1.500,90

1.093,22

0,00

407,68

1.530,20

1.042.16

0,00

488,04

932,10

729,38

0,00

202,72

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

a

Hỗ trợ áp dụng đối với cơ sở nuôi tôm càng xanh theo phương thức thâm canh trong ao đất gắn với vùng nuôi được cấp GCN đủ điều kiện ATTP.

5 mô hình gắn với 3 vùng nuôi (THT/Nhóm hộ nuôi,..)

 

 

3.462.50

2.307,50

1.155,00

 

1.363,50

901.50

0,00

462,00

735,50

504.50

0,00

231,00

1.363,50

901.50

0,00

462,00

 

 

 

 

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

b

Hỗ trợ áp dụng đối với cơ sở nuôi tôm càng xanh theo phương thức nuôi bán thâm canh trong ao gắn với vùng nuôi được cấp GCN đủ điều kiện ATTP

2 mô hình gắn với 2 vùng nuôi (THT/Nhóm hộ nuôi,..)

 

 

1.021,40

818,12

203,28

 

 

 

 

 

510,70

409,06

0,00

101.64

 

 

 

 

510,70

409.06

0.00

101,64

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

c

Hỗ trợ áp dụng đối với cơ sở nuôi tôm càng xanh theo phương thức luân canh tôm càng xanh-lúa gắn với vùng nuôi được cấp GCN đủ điều kiện ATTP

3 mô hình gắn với 3 vùng nuôi (THT/Nhóm hộ nuôi,..)

 

 

764,10

538,98

225,12

 

254.70

179,66

0,00

75,04

254,70

179,66

0,00

75,04

 

 

 

 

254,70

179,66

0,00

75,04

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

d

Hỗ trợ áp dụng đối với cơ sở nuôi tôm càng xanh theo phương thức nuôi xen canh tôm càng xanh- lúa gắn với vùng nuôi được cấp GCN đủ điều kiện ATTP.

2 mô hình gắn với 2 vùng nuôi (THT/Nhóm hộ nuôi,..)

 

 

333,40

281,32

52,08

 

 

 

 

 

 

 

 

 

166,70

140,66

0,00

26,04

166,70

140,66

0,00

26,04

Nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp

2

Ứng dụng, Phát triển các hình thức nuôi tôm cá thương phẩm hiệu quả cao, bền vững với môi trường gắn với đảm bảo ATTP

 

 

 

34.528,99

12.902,03

21.626.98

 

6 587,81

2.501,23

0,00

4.086,59

11.994,11

4.474.56

0,00

7.519,56

11.160.91

4.164,56

0.00

6.996,36

4.786.15

1.761,67

0,00

3.024,49

 

a

Nuôi tôm thẻ 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ cao kết hợp xử lý nước thải-chất thải theo phương pháp ao sinh học kết hợp ao lắng và hệ thống Biogas

cơ sở

3

1.801,66

5 404.99

2.218,69

3.186,30

 

1.801,66

739.563

0

1.062,10

1.801,66

739,563

0

1062,1

1.801,66

739,563

0

1062,1

 

 

 

 

 

b

Xây dựng mô hình nuôi cá bè ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sx phù hợp với điều kiện nuôi cá của tỉnh

cơ sở

8

2.286,55

18.292.40

6.653,34

11.639,08

 

2.286,55

831.67

0,00

1.454,89

6.859,65

2.495.00

0,00

4.364.66

6.859,65

2.495,00

0,00

4.364,66

2 286,55

831,67

0,00

1.454.89

 

c

Nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ 4,0 kiểm soát môi trường nuôi tự động.

cơ sở

13

833.2

10.831.60

4.030,00

6.801,60

 

2.499,60

930,00

0,00

1.569,60

3.332.80

1.240,00

0,00

2.092,80

2.499,60

930,00

0.00

1.569,60

2 499.60

930,00

0,00

1.569,60

 

 

Tổng cộng

 

 

 

40.110,4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác