Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025
Số hiệu: | 130/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang | Người ký: | Lê Quốc Anh |
Ngày ban hành: | 23/05/2022 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 130/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Kiên Giang |
Người ký: | Lê Quốc Anh |
Ngày ban hành: | 23/05/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 130/KH-UBND |
Kiên Giang, ngày 23 tháng 5 năm 2022 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG ĐẾN NĂM 2025
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17/6/2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24/11/2017; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20/11/2018;
Căn cứ Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
Căn cứ Nghị quyết số 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải thích một số điều của Luật Quy hoạch;
Căn cứ Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị;
Căn cứ Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10/04/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020-2025;
Căn cứ Chương trình số 09-CTr/TU ngày 15/4/2021 của Tỉnh ủy về Chương trình hành động của Ban Chấp hành, Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025.
Căn cứ Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 14/11/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Kiên Giang về kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 28/4/2017 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025;
Căn cứ Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện và quy hoạch chung đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025;
UBND tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025, với nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục đích
- Tập trung phát triển các đô thị động lực thúc đẩy các vùng khác cùng phát triển gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Xây dựng đảo Phú Quốc trở thành thành phố du lịch biển - đảo tầm cỡ quốc gia và quốc tế; xây dựng thành phố Rạch Giá là một trong 4 đô thị của vùng kinh tế trọng điểm thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long; xây dựng thành phố Hà Tiên trở thành đô thị kinh tế cửa khẩu quốc tế, trung tâm văn hóa - du lịch lớn của tỉnh và khu vực; xây dựng thị xã Kiên Lương là đô thị - công nghiệp có quy mô lớn và hiện đại; trung tâm du lịch cấp tỉnh. Xây dựng An Biên là đô thị vùng U Minh Thượng; Giồng Riềng là đô thị vùng Tây Sông Hậu.
- Rà soát, cụ thể hóa Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 988/QĐ-UBND ngày 28/4/2017; điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 388/QĐ-TTg ngày 10/4/2018; Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24/02/2021.
- Tổ chức triển khai thực hiện việc phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Kiên Giang nhiệm kỳ 2020- 2025, Chương trình số 09-CTr/TU ngày 15/4/2021 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 23/7/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện lập quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện và quy hoạch chung đô thị trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025.
- Xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện một cách đồng bộ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra trong Chương trình phát triển đô thị toàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025. Làm cơ sở để các Sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố có liên quan để chủ động triển khai, phối hợp, thực hiện theo kế hoạch đề ra.
2. Yêu cầu
Đến năm 2025 phát triển 6 đô thị động lực như sau:
- 02 đô thị loại I: Nâng cấp đô thị thành phố Rạch Giá, thành phố Phú Quốc lên loại I.
- 01 đô thị loại II: Nâng cấp đô thị thành phố Hà Tiên lên loại II.
- 01 đô thị loại III: Nâng cấp đô thị Kiên Lương lên loại III.
- 02 đô thị loại IV: Nâng cấp đô thị An Biên và Giồng Riềng lên loại IV.
II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÓA CÁC CHỈ TIÊU CHO TỪNG ĐÔ THỊ ĐỘNG LỰC ĐẾN NĂM 2025
a) Tính chất:
- Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học kỹ thuật và dịch vụ du lịch của tỉnh Kiên Giang.
- Trung tâm dịch vụ du lịch, dịch vụ thương mại tầm quốc gia và quốc tế, là trung tâm hỗ trợ du lịch cho vùng du lịch trọng điểm quốc gia Phú Quốc - Hà Tiên - Rạch Giá.
- Trung tâm đô thị xanh, phát triển bền vững, đô thị thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Trung tâm đầu mối giao thông hàng không, đường biển, đường bộ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng ASEAN.
- Là khu vực có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
b) Loại đô thị: Hiện trạng là đô thị loại II. Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu nâng cấp trở thành đô thị loại I.
c) Quy mô dân số: Đến năm 2025, dân số toàn đô thị 350 nghìn, trong đó dân số nội thị khoảng 330 nghìn người.
d) Động lực phát triển: Phát triển đô thị kết hợp với phát triển kinh tế biển tổng hợp (thương mại dịch vụ, du lịch, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,...). Các dự án tạo động lực phát triển đô thị: Khu đô thị mới Phú Cường Hoàng Gia; Khu đô thị mới Phú Quý; Khu đô thị mới Tây Bắc 2, thành phố Rạch Giá; Các dự án cải tạo, nâng cấp đô thị; Dự án đê biển TP Rạch Giá; Dự án nhà tang lễ thành phố Rạch Giá...; Khu công nghiệp Thạnh Lộc huyện Châu Thành; Cụm công nghiệp Đông Bắc thành phố Rạch Giá...; Tuyến đường ven biển đoạn Rạch Giá - Hòn Đất và đoạn Rạch Giá - Châu Thành.
đ) Các chỉ tiêu chất lượng đô thị chủ yếu (14 chỉ tiêu):
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 26,5-≥29 m2/người;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt từ 90-≥95%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 16-≥24%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 15-≥20%.
- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt từ 95-100%;
- Tiêu chuẩn cấp nước đạt từ 120-≥130 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt từ 40-≥50%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt từ 90-100%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt từ 80-≥90%.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt từ 90-100%.
- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt từ 95-100%;
- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt từ 60-≥85%.
- Đất cây xanh toàn đô thị đạt từ 10-≥15 m2/người;
- Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt từ 5-≥6 m2/người.
e) Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp trở thành đô thị loại I, xây dựng đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại I.
+ Năm 2021: Lập, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Rạch Giá đến năm 2040.
+ Năm 2022: Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Rạch Giá; đầu tư phát triển thành phố Rạch Giá theo các tiêu chí đô thị loại I.
+ Năm 2023: Lập đề án phân loại đô thị thành phố Rạch Giá là đô thị loại I, trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2023.
+ Năm 2024-2025: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ưu tiên các hạng mục công trình thuộc các tiêu chuẩn/ tiêu chí chưa đạt, đạt thấp theo Đề án phân loại đô thị loại I (kèm theo Phụ lục 1).
a) Tính chất: Là đô thị biển - đảo độc đáo, đặc sắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại I; là khu kinh tế có vị thế đặc biệt; trung tâm kinh tế du lịch, dịch vụ du lịch sinh thái biển - đảo đặc sắc, với nhiều giá trị khác biệt, chất lượng cao của quốc gia và quốc tế; trung tâm thương mại, dịch vụ tầm cỡ khu vực và quốc tế; là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng, cảng biển và cảng hàng không quốc tế; là trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ chuyên ngành; Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học rừng và biển của quốc gia và khu vực; có vị trí đặc biệt về an ninh và quốc phòng.
b) Loại đô thị: Hiện trạng là đô thị loại II. Hoàn thiện các chỉ tiêu của đô thị loại II và phấn đấu các chỉ tiêu cơ bản của đô thị loại I. Giai đoạn 2021-2025: Nâng cấp trở thành đô thị loại I.
c) Quy mô dân số: Đến năm 2025, dân số toàn đô thị khoảng 250 nghìn người, trong đó dân số nội thị khoảng 142 nghìn người.
d) Động lực phát triển:
- Phú Quốc là hòn đảo có diện tích lớn nhất Việt Nam, nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á, trong vịnh Thái Lan, khu vực có đường giao thông hàng hải, hành lang hàng không quốc tế quan trọng giữa Nam Á, Đông Á và Châu Úc. Phú Quốc có quan hệ chặt chẽ với các trung tâm du lịch nổi tiếng của Asean và thế giới.
- Đảo Phú Quốc có các đơn vị hành chính là phường Dương Đông là trung tâm kinh tế lớn nhất đảo, nơi tập trung các trung tâm thương mại, dịch vụ, các cơ sở phục vụ du lịch và là đầu mối giao thông lớn của đảo; phường An Thới là đô thị cảng, trung tâm phát triển phía Nam đảo với thế mạnh khai thác hải sản.
- Vai trò, vị thế mới của Phú Quốc trong mối quan hệ vùng tác động lên Phú Quốc trở thành một Đảo phát triển thịnh vượng, bền vững trong xu hướng mới hướng đến nền kinh tế xanh.
- Với vị thế đặc biệt, hội tụ nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - du lịch, có cảng hàng không, cảng biển quốc tế, có môi trường tự nhiên phong phú đa dạng, Phú Quốc có đủ những yếu tố cơ bản để trở thành Khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt, Thành phố du lịch biển - đảo phát triển thịnh vượng, bền vững trong xu hướng mới hướng đến nền kinh tế xanh.
đ) Các chỉ tiêu chất lượng đô thị chủ yếu:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 26,5-≥29 m2/người;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt từ 90-≥95%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 16-≥24%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 15-≥20%.
- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt từ 95-100%;
- Tiêu chuẩn cấp nước đạt từ 120-≥130 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt từ 40-≥50%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt từ 90-100%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt từ 80-≥90%.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt từ 90-100%.
- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt từ 95-100%;
- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt từ 60-≥85%.
- Đất cây xanh toàn đô thị đạt từ 10-≥15 m2/người;
- Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt từ 5-≥6 m2/người.
e) Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp trở thành đô thị loại I, xây dựng đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại I.
+ Năm 2021: Lập, trình thẩm định phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040.
+ Năm 2022: Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Phú Quốc; Đầu tư phát triển thành phố Phú Quốc theo các tiêu chí đô thị loại I.
+ Năm 2023: Lập đề án phân loại đô thị thành phố Phú Quốc là đô thị loại I, trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2023.
+ Năm 2024-2025: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ưu tiên các hạng mục công trình thuộc các tiêu chuẩn/ tiêu chí chưa đạt, đạt thấp theo Đề án phân loại đô thị loại I (kèm theo Phụ lục 2).
a) Tính chất: Là đô thị cửa khẩu quốc tế, văn hóa, hành chính, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo và du lịch ven biển; đô thị có truyền thống lịch sử, có di sản văn hóa và di sản thiên nhiên đa dạng về hệ sinh thái; là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh Kiên Giang, đô thị trọng điểm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh.
b) Loại đô thị: Hiện trạng là đô thị loại III. Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu nâng cấp trở thành đô thị loại II.
c) Quy mô dân số: Đến năm 2025, dân số toàn đô thị khoảng 100 nghìn người, trong đó dân số nội thị khoảng 85 nghìn người.
d) Động lực phát triển: Phát triển kinh tế cửa khẩu quốc tế, du lịch cửa khẩu, biển, hang động, di tích lịch sử... Các dự án tạo động lực như: Khu đô thị du lịch biển Hà Tiên, Khu đô thị lấn biển Hà Tiên (C&T), Khu công viên đa chức năng kết hợp du lịch sinh thái phường Đông Hồ, Khu đô thị lấn biển Nam Hà Tiên, Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Núi Bình San, Khu kinh tế Cửa khẩu, Khu công nghiệp Thuận Yên; Cảng Bãi Nò, cụm cảng Hà Tiên.
đ) Các chỉ tiêu chất lượng đô thị:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 26,5-≥29 m2/người;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt từ 90-≥95%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12-≥22%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 10-≥15%.
- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt từ 95-100%;
- Tiêu chuẩn cấp nước đạt từ 110-≥125 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt từ 30-≥30%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt từ 80-90%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt từ 70-≥80%.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt từ 90-100%.
- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt từ 95-100%;
- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt từ 55-≥80%.
- Đất cây xanh toàn đô thị đạt từ 7-≥10 m2/người;
- Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt từ 5-≥6 m2/người.
e) Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp trở thành đô thị loại II, xây dựng đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại II.
+ Năm 2021: Lập, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố và Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên đến năm 2040.
+ Năm 2022: Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị thành phố Hà Tiên; đầu tư phát triển thành phố Hà Tiên theo các tiêu chí đô thị loại II; lập đề án phân loại đô thị thành phố Hà Tiên là đô thị loại II, trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2023.
+ Năm 2023-2025: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ưu tiên các hạng mục công trình thuộc các tiêu chuẩn/tiêu chí chưa đạt, đạt thấp theo Đề án phân loại đô thị loại II (kèm theo Phụ lục 3).
a) Tính chất: Là trung tâm hành chính, kinh tế của huyện Kiên Lương; là trung tâm văn hóa, thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp,... của tỉnh.
b) Loại đô thị: Hiện trạng là đô thị loại IV. Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu nâng cấp trở thành đô thị loại III và nâng cấp đơn vị hành chính từ huyện lên thị xã.
c) Quy mô dân số: Đến năm 2025, dân số toàn đô thị khoảng 130 nghìn người, trong đó dân sô nội thị khoảng 80 nghìn người.
d) Động lực phát triển: Phát triển đô thị kết hợp với phát triển kinh tế biển tổng hợp, công nghiệp, phát triển du lịch biển - đảo, tham quan các di tích lịch sử và danh thắng tại địa phương v.v... Các dự án tạo động lực như: Trung tâm thương mại Ba Hòn, Cảng Hòn Chông, Cụm công nghiệp Kiên Lương II, các dự án phát triển đô thị, thương mại dịch vụ và du lịch ven biển...
đ) Các chỉ tiêu chất lượng đô thị chủ yếu (14 chỉ tiêu):
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 26,5-≥29 m2/người;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt từ 90-≥95%;
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 13-≥19%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 6-≥10%.
- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt từ 95-100%;
- Tiêu chuẩn cấp nước đạt từ 110-≥125 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt từ 25 ≥30%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt từ 80-90%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt từ 70-≥80%.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt từ 90-100%.
- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt từ 95-100%;
- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt từ 55-≥80%.
- Đất cây xanh toàn đô thị đạt từ 7-≥10 m2/người;
- Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt từ 4-≥5 m2/người.
e) Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp trở thành đô thị loại III, xây dựng đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại III.
+ Năm 2021: Lập, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Kiên Lương đến năm 2040.
+ Năm 2022: Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Kiên Lương; đầu tư phát triển Kiên Lương theo các tiêu chí đô thị loại III; lập đề án công nhận thị xã Kiên Lương,
+ Năm 2023- 2024: Lập đề án phân loại đô thị Kiên Lương là đô thị loại III, trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2024.
+ Năm 2025: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ưu tiên các hạng mục công trình thuộc các tiêu chuẩn/tiêu chí chưa đạt, đạt thấp theo Đề án phân loại đô thị loại III (kèm theo Phụ lục 4)
a) Tính chất: Là trung tâm huyện lỵ của huyện Giồng Riềng; là đô thị dịch vụ nông sản của tiểu vùng Tây Sông Hậu.
b) Loại đô thị: Hiện trạng là đô thị loại V. Giai đoạn 2021-2025, phấn đấu nâng cấp trở thành đô thị loại IV và nâng cấp đơn vị hành chính từ huyện lên thị xã.
c) Quy mô dân số: Đến năm 2025, dân số đô thị khoảng 25 nghìn người.
d) Động lực phát triển: Là huyện có thế mạnh về kinh tế nông nghiệp là sản xuất lúa chất lượng cao. Với vị trí trung tâm của vùng chuyên canh lúa cao sản Tây Sông Hậu, kết nối giao thông thuận lợi với các huyện khác trong vùng, định hướng phát triển Giồng Riềng trở thành trung tâm chế biến nông lớn và hiện đại của vùng Tây Sông Hậu. Các dự án động lực như: Cụm công nghiệp Long Thạnh, huyện Giồng Riềng, Trung tâm hành chính tập trung, Khu đông và khu tây (thuộc khu V); Dự án chỉnh trang đô thị thị trấn Giồng Riềng (kênh Lò Heo), dự án nhà ở thương mại (khu I) và sân vận động huyện...
đ) Các chỉ tiêu chất lượng đô thị chủ yếu:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 26,5-≥29 m2/người;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt từ 85-≥90%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12-≥17%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 3-≥5%.
- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt từ 90-95%;
- Tiêu chuẩn cấp nước đạt từ 100-≥120 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt từ 15-≥25%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt từ 70-80%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt từ 65-≥70%.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt từ 90-95%.
- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt từ 95-100%;
- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt từ 55-≥80%.
- Đất cây xanh toàn đô thị đạt từ 5-≥7 m2/người;
- Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt từ 4-≥5 m2/người.
e) Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp trở thành đô thị loại IV, xây dựng đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại IV.
+ Năm 2021: Lập, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Giồng Riềng đến năm 2040.
+ Năm 2022: Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Giồng Riềng; Đầu tư phát triển Giồng Riềng theo các tiêu chí đô thị loại IV.
+ Năm 2023-2024: Lập đề án phân loại đô thị Giồng Riềng là đô thị loại IV, trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2024; lập đề án công nhận thị trấn Giồng Riềng là đô thị loại IV
+ Năm 2025: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ưu tiên các hạng mục công trình thuộc các tiêu chuẩn/ tiêu chí chưa đạt, đạt thấp theo Đề án phân loại đô thị loại IV (kèm theo Phụ lục 5 )
a) Tính chất: Là trung tâm huyện lỵ của huyện An Biên, thuộc hành lang kinh tế ven biển Tây; là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, y tế, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.
b) Loại đô thị: Hiện trạng là đô thị loại V. Hoàn thiện các chỉ tiêu của đô thị loại V. Giai đoạn 2021-2025: Phấn đấu các chỉ tiêu cơ bản của đô thị loại IV.
c) Quy mô dân số: Đến năm 2025, dân số đô thị khoảng 25-30 nghìn người.
d) Động lực phát triển: Phát triển đô thị kết hợp với phát triển kinh tế biển tổng hợp (nông nghiệp, công nghiệp, phát triển du lịch ven biển kết hợp với bảo vệ rừng phòng hộ,...). Các dự án tạo động lực như: Dự án hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé, Khu công nghiệp Xẻo Rô, Trung tâm hậu cần nghề cá (xã Tây Yên A), các cơ sở dịch vụ hỗ trợ cho du lịch rừng U Minh Thượng, tuyến các làng văn hóa ven sông Cái Lớn.
đ) Các chỉ tiêu chất lượng đô thị:
- Diện tích sàn nhà ở bình quân đạt từ 26,5-≥29 m2/người;
- Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt từ 85-≥90%.
- Tỷ lệ đất giao thông so với diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12-≥17%;
- Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng đạt từ 3-≥5%.
- Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt từ 90-95%;
- Tiêu chuẩn cấp nước đạt từ 100-≥120 lít/người/ngày đêm.
- Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật đạt từ 15-≥25%.
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được thu gom đạt từ 70-80%;
- Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý đạt từ 65-≥70%.
- Tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt từ 90-95%.
- Tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt từ 95-100%;
- Tỷ lệ đường khu nhà ở, ngõ xóm được chiếu sáng đạt từ 55-≥80%.
- Đất cây xanh toàn đô thị đạt từ 5-≥7 m2/người;
- Đất cây xanh công cộng khu vực nội thành, nội thị đạt từ 4-≥5 m2/người.
e) Kế hoạch thực hiện:
- Giai đoạn đến năm 2025: Nâng cấp trở thành đô thị loại IV, xây dựng đô thị đạt các tiêu chí đô thị loại IV.
+ Năm 2021: Lập, trình thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện theo Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị thị trấn Thứ Ba đến năm 2040.
+ Năm 2022: Lập và phê duyệt Chương trình phát triển đô thị Thứ Ba; đầu tư phát triển thị trấn Thứ Ba theo các tiêu chí đô thị loại IV.
+ Năm 2023- 2024: Lập đề án phân loại đô thị Thứ Ba là đô thị loại IV, trình cấp có thẩm quyền quyết định công nhận năm 2024; lập đề án công nhận thị trấn Thứ Ba là đô thị loại IV.
+ Năm 2025: Huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, ưu tiên các hạng mục công trình thuộc các tiêu chuẩn/ tiêu chí chưa đạt, đạt thấp theo Đề án phân loại đô thị loại IV (kèm theo Phụ lục 6)
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KHUNG
1. Các chương trình ưu tiên đầu tư
- Chương trình đầu tư xây dựng thành phố Rạch Giá, lên đô thị loại I.
- Chương trình đầu tư xây dựng thành phố Phú Quốc, lên đô thị loại I.
- Chương trình đầu tư xây dựng thành phố Hà Tiên, lên đô thị loại II.
- Chương trình đầu tư xây dựng thị trấn Kiên Lương, lên đô thị loại III.
- Chương trình đầu tư xây dựng thị trấn Giồng Riềng, lên đô thị loại IV.
- Chương trình đầu tư xây dựng thị trấn Thứ Ba, lên đô thị loại IV.
2.1. Danh mục dự án ưu tiên (hạ tầng kỹ thuật khung, công trình đầu mối) kết nối các đô thị theo giai đoạn năm 2021 - 2025
- Giao thông:
+ Tiếp tục nâng cấp mở rộng hệ thống giao thông theo quy hoạch của ngành. Trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc-lộ N1 (Hà Tiên - Tịnh Biên); Nâng cấp quốc lộ 61 đoạn Bến Nhứt - Rạch Sỏi nhằm khai thác đồng bộ cho toàn tuyến; Nâng cấp đường tỉnh 970B đoạn Kiên Lương - Vĩnh Điều (đường T3), đường tỉnh 975C (Bãi Thơm - Hàm Ninh - Bãi Khem), đường Rạch Vẹm - Rạch Tràm - Bãi Thơm, đường tỉnh 963 kết nối với đường cao tốc Lộ Tẻ Rạch Sỏi.
+ Đối với huyện Giồng Riềng: Đầu tư đường huyện dọc theo tuyến sông Cái Bé (Đường ĐH.GR.DK.06); Nâng cấp đường huyện Thạnh Lộc và đầu tư mới đoạn đường Kênh Ranh giáp với thành phố Cần Thơ (từ xã Thạnh Lộc đến xã Hòa Lợi, đường ĐH.GR.DK.10); đầu tư nâng cấp mở rộng đường ĐT.963 đi qua địa phận huyện Giồng Riềng.
+ Đối với huyện An Biên: Đầu tư cầu Thứ Ba, (ngang kênh Xẻo Rô) và đường đê bao ven biển kết nối với cầu Thứ Ba.
- Cấp điện: Xây dựng mới đường dây 110kv Hà Tiên - Tịnh Biên và Trung tâm điện lực Kiên Giang công suất 2x750MW sử dụng khí lô B tại Khu công nghiệp Xẻo Rô; Trạm biến áp 220KV An Biên.
- Hạ tầng cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang tiếp tục triển khai theo quy hoạch ngành và quy hoạch đô thị đã phê duyệt.
- Hạ tầng khu cụm công nghiệp, khu du lịch: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khu công nghiệp Xẻo Rô, Cụm công nghiệp Kiên Lương II, Cụm công nghiệp Đông Bắc thành phố Rạch Giá, Cụm công nghiệp Long Thạnh; Khu kinh tế Cửa khẩu Hà Tiên; tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp các hạ tầng kỹ thuật đô thị tại các thành phố Rạch Giá, Phú Quốc và Hà Tiên để thúc đẩy phát triển du lịch.
2.2. Nguồn lực thực hiện
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tạo nguồn vốn. Kết hợp vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, mô hình hợp tác công - tư PPP (BOT, BTO, BT...), vốn vay và vốn của các thành phần kinh tế khác. Căn cứ danh mục chi tiết dự án đầu tư, kế hoạch phân bổ nguồn vốn các giai đoạn 5 năm và hàng năm theo nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nghị quyết phê duyệt kế hoạch đầu tư công của tỉnh đê thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện chương trình phát triển các đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025;.
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch xây dựng đối với quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch các khu chức năng;
- Phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu các phương án thành lập điều chỉnh, nhập chia đơn vị hành chính đô thị đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị của tỉnh Kiên Giang;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương lồng ghép nội dung của Chương trình phát triển các đô thị động lực đã được phê duyệt vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, hàng năm của địa phương;
- Phối hợp với các Sở ban ngành rà soát quy hoạch các ngành, lĩnh vực để xác định các dự án trọng điểm, xây dựng kế hoạch và cùng tham mưu UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư gắn với lộ trình, kế hoạch phát triển đô thị; đảm bảo xây dựng đồng bộ về cơ sở hạ tầng khung.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, các sở, ngành, đơn vị, địa phương cân đối nguồn lực từ vốn đầu tư công, ODA,... để thực hiện các nhiệm vụ, danh mục các công trình, dự án trọng điểm thuộc Kế hoạch này cho các dự án phát triển đô thị.
- Phối hợp các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch kêu gọi, thu hút đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm về phát triển đô thị giai đoạn 2021-2025 và thực hiện nhiệm vụ xúc tiến đầu tư dự án trong giai đoạn 2021-2025.
- Tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các nội dung, dự án về phát triển đô thị động lực trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 vào trong các chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổng hợp kinh phí hàng năm từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước để đầu tư cho phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua dự toán chi hàng năm và hướng dẫn các địa phương, đơn vị thực hiện và thanh quyết toán theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng và địa phương rà soát, đối chiếu các số liệu kiểm kê đất đai các đô thị, kế hoạch sử dụng đất theo lộ trình phát triển đô thị cho từng giai đoạn;
- Phối hợp với Sở Xây dựng, các cơ quan chức năng và địa phương tổ chức phương án tạo quỹ đất cho các dự án đầu tư phát triển đô thị trong khu vực phát triển đô thị đã được công bố. Thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai cho các dự án đầu tư phát triển đô thị.
Sở Nội vụ tham mưu cơ quan có thẩm quyền kiện toàn tổ chức, bộ máy theo quy định.
6. Các Sở, ban, ngành có liên quan:
- Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, các Sở, ban, ngành có liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực của từng sở, ban, ngành quản lý; tham gia huy động nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
7. UBND các huyện, thành phố có đô thị thuộc Kế hoạch này:
- Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng rà soát điều chỉnh định kỳ hoặc lập mới quy hoạch xây dựng đối với quy hoạch vùng, quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị,... làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển theo đúng lộ trình phát triển hệ thống đô thị tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2025;
- Chủ trì tổ chức hoặc phối hợp với các quan chức năng triển khai các dự án đầu tư xây dựng phát triển đô thị. Có trách nhiệm trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư phát triển các đô thị của địa phương. Xây dựng các dự án ưu tiên có khả năng thu hút các nguồn lực đầu tư xã hội hóa; đề xuất tháo gỡ các khó khăn của nhà đầu tư. Phối hợp với các sở, ngành liên quan để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, khắc phục những chỉ tiêu còn thiếu hoặc điểm thấp để triển khai đề án nâng loại đô thị hoặc công nhận đô thị hình thành mới theo đúng lộ trình được duyệt;
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan chức năng lập Chương trình phát triển từng đô thị, lập hồ sơ khu vực phát triển đô thị trên địa bàn theo lộ trình.
- Nghiên cứu lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, kế hoạch đầu tư công trung hạn 05 năm, để có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng và các chỉ tiêu kinh tế xã hội cho phù hợp theo Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Xây dựng tổ chức đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển đô thị hàng năm. Lập đề án nâng loại đô thị hoặc công nhận đô thị hình thành mới từng giai đoạn theo Chương trình phát triển đô thị được duyệt. Giám sát việc thực hiện Chương trình phát triển đô thị trên địa bàn. Bố trí cán bộ có năng lực trong tổ chức các cơ quan chuyên môn cấp huyện để hoàn thành tốt công tác quản lý và phát triển đô thị tại địa phương.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm các nội dung của Kế hoạch này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, trường hợp cần sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị chủ động đề xuất (gửi Sở Xây dựng tổng hợp), báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT.CHỦ TỊCH |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây