Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 triển khai Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025
Số hiệu: | 69/KH-UBND | Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang | Người ký: | Hồ Thu Ánh |
Ngày ban hành: | 15/04/2021 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 69/KH-UBND |
Loại văn bản: | Kế hoạch |
Nơi ban hành: | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký: | Hồ Thu Ánh |
Ngày ban hành: | 15/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 69/KH-UBND |
Hậu Giang, ngày 15 tháng 4 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “CHĂM SÓC DINH DƯỠNG 1.000 NGÀY ĐẦU ĐỜI NHẰM PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG BÀ MẸ, TRẺ EM, NÂNG CAO TẦM VÓC NGƯỜI VIỆT NAM” TỈNH HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
Thực hiện Quyết định số 1896/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”; Công văn số 230/BYT-BM-TE ngày 15 tháng 01 năm 2020 của Bộ Y tế về việc triển khai thực hiện Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025, với các nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát:
Cải thiện dinh dưỡng của phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi, góp phần nâng cao tầm vóc và thể lực người Việt Nam nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
Mục tiêu 1: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng phụ nữ có thai và trẻ em.
- Giảm tỷ lệ trẻ sinh ra có cân nặng < 2500 gram xuống ≤ 1,8%;
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em < 5 tuổi thể nhẹ cân mỗi năm từ 0,2-0,3%, đến năm 2025 ≤ 10,5%;
- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng < 5 tuổi thể thấp còi mỗi năm từ 0,5 - 0,6%, đến năm 2025 ≤ 20%;
- Kiểm soát tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức < 5%;
- Giảm số ca tử vong ở trẻ em < 5 tuổi liên quan đến suy dinh dưỡng nặng (hàng năm);
- Tăng tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu ≥ 50%.
Mục tiêu 2: Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng của người dân.
- Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng Vitamin A huyết thanh thấp xuống dưới 11%;
- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai xuống dưới 23% ;
- Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15%;
- Bảo đảm tỷ lệ hộ gia đình dùng muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt trên 90%, mức trung vị I-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 µg/dl.
Mục tiêu 3: Cải thiện tầm vóc của người Việt Nam.
- Tăng chiều cao của trẻ em trai và trẻ em gái < 5 tuổi đến năm 2025 từ 1,5 cm - 2,0 cm so với năm 2010;
- Tăng chiều cao đạt được của người trưởng thành theo giới đến năm 2025 từ 1,0 - 1,5 cm so với năm 2010.
Mục tiêu 4: Cải thiện số lượng và chất lượng bữa ăn của người dân, từng bước kiểm soát tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành.
- Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% đối với vùng nông thôn và dưới 10% đối với đô thị;
- Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12%;
- Giảm mức tiêu thụ muối trung bình ở người trưởng thành xuống dưới 7 gam/người/ngày.
Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế.
- Bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến tỉnh được đào tạo có chứng chỉ về chuyên ngành dinh dưỡng;
- Bảo đảm 100% cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tuyến huyện, xã và cộng tác viên dinh dưỡng được tập huấn, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng;
- Bảo đảm 95% bệnh viện tuyến tỉnh và 70% bệnh viện (trung tâm y tế) tuyến huyện có cán bộ dinh dưỡng tiết chế và thực hiện tư vấn, kê thực đơn dinh dưỡng cho điều trị một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù;
- Bảo đảm thực hiện giám sát dinh dưỡng tuyến huyện theo quy định là >95%; 100% tình huống khẩn cấp về dinh dưỡng do thiên tai, thảm họa được đánh giá và can thiệp kịp thời.
II. GIẢI PHÁP
1. Về chỉ đạo, quản lý và điều hành:
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền. Tổ chức triển khai kịp thời và hiệu quả kế hoạch và chương trình hành động nhằm đáp ứng kịp thời những vấn đề về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời trong cộng đồng;
- Xây dựng các chỉ tiêu về dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời đưa vào hệ thống các chỉ tiêu phát triển của địa phương;
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành trong triển khai thực hiện Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Phát huy tốt vai trò của Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong việc thực hiện chương trình;
- Tăng cường hoạt động giám sát hỗ trợ xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu, bố trí kinh phí, thực thi chính sách hỗ trợ phụ nữ có thai, bà mẹ cho con bú và trẻ em dưới 24 tháng tuổi tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thay đổi hành vi về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời:
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông và vận động về lợi ích của việc khám thai định kỳ và chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ có thai, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung hợp lý, bổ sung vi chất dinh dưỡng;
- Tổ chức truyền thông dưới nhiều hình thức: trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các chiến dịch truyền thông trong các Ngày vi chất dinh dưỡng, Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển…, truyền thông trực tiếp tại cộng đồng dưới các hình thức thảo luận nhóm, làm mẫu, thăm hộ gia đình, nói chuyện sức khỏe….
- Phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về dinh dưỡng nhằm đưa dinh dưỡng hợp lý vào cuộc sống, tới hộ gia đình, quan tâm đối tượng phụ nữ mang thai, nuôi con bằng sữa mẹ, dinh dưỡng cho trẻ em thông qua các kênh thông tin đa dạng, chú trọng tới công tác phổ cập kiến thức dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời;
- Tăng cường truyền thông trực tiếp đến các đối tượng phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ, người trực tiếp chăm sóc trẻ đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số;
- Phổ biến kiến thức và kỹ năng truyền thông cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã, cộng tác viên dinh dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
3. Về chuyên môn kỹ thuật:
- Triển khai toàn diện các can thiệp về chăm sóc dinh dưỡng cho 1.000 ngày đầu đời, bao gồm chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ trước, trong và sau sinh; nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu; ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi; thực hiện theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ.
- Tập huấn cập nhật kiến thức cho cán bộ y tế tuyến cơ sở, đội ngũ cộng tác viên về chăm sóc sức khỏe và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, tư vấn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, hướng dẫn ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, theo dõi tăng trưởng và phát triển của trẻ dưới 24 tháng tuổi;
- Có các hình thức hướng dẫn dinh dưỡng phù hợp cho từng đối tượng tại các địa bàn khác nhau;
- Xác định nhóm đối tượng ưu tiên các xã có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cao, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn;
- Xây dựng mô hình điểm tại một số xã đặc biệt khó khăn...
4. Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí triển khai Chương trình được chi từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ y tế, dân số, lồng ghép trong các Chương trình, Dự án có liên quan theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để thực hiện Chương trình dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời theo các mục tiêu, nội dung quyết định của Thủ tướng, hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Xây dựng kế hoạch kinh phí cụ thể hàng năm; dựa trên kế hoạch giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở đó bố trí nguồn kinh phí hoạt động của ngành y tế, kinh phí Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số hàng năm để triển khai thực hiện.
5. Về theo dõi, giám sát và đánh giá:
- Xây dựng chỉ tiêu báo cáo giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” tỉnh Hậu Giang.
- Thiết lập hệ thống theo dõi, thu thập thông tin phục vụ cho việc đánh giá giám sát về kết quả thực hiện chương trình.
- Thực hiện khảo sát, kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại các huyện, thị xã, thành phố.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương và các đoàn thể liên quan, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể nhằm cải thiện dinh dưỡng phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi phù hợp với chỉ tiêu của chương trình;
- Căn cứ các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam” xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo từng giai đoạn theo mục tiêu đề ra;
- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện một số mô hình triển khai điểm về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời tại xã đặc biệt khó khăn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố, thực hiện việc lồng ghép chương trình này với các chương khác của địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu tư về dinh dưỡng;
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ y tế các huyện, thị xã, thành phố;
- Phối hợp với Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng các chuyên trang, mục để thông tin tuyên truyền và vận động người chăm sóc trẻ thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời;
- Phối hợp với các sở, ngành tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá định kỳ sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện chương trình;
- Định kỳ tổng hợp, báo cáo việc thực hiện kế hoạch về UBND tỉnh và Bộ Y tế trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Y tế hàng năm tham mưu cho UBND tỉnh đưa các chỉ tiêu về dinh dưỡng vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Vận động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho các hoạt động của chương trình.
3. Sở Tài chính:
Cân đối kinh phí hàng năm bố trí thực hiện chương trình; tiếp nhận kinh phí từ Trung ương (nguồn Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030) giao các ngành liên quan và địa phương thực hiện.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các hoạt động dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em, phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng bị ảnh hưởng biến đổi khí hậu;
- Chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong đó có nội dung về các can thiệp dinh dưỡng giảm thấp còi, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
5. Sở Thông Tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, cơ quan truyền thông của tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, nâng cao chất lượng tuyên truyền, truyền thông về dinh dưỡng, chú trọng các thông tin về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời trong các chương trình, chuyên mục;
- Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan trong việc kiểm soát quảng cáo về dinh dưỡng cho trẻ em theo đúng quy định của pháp luật.
6. Ban Dân tộc tỉnh:
Phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, trong đó, quan tâm công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
7. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh:
Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế và UBND huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến kiến thức về dinh dưỡng hợp lý cho các hội viên, các bà mẹ; vận động hội viên và cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời và bữa ăn gia đình bảo đảm dinh dưỡng hợp lý.
8. UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, các chương trình tại địa phương, bố trí kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương nhằm giải quyết các vấn đề dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời.
- Đề xuất với Hội đồng nhân dân đưa các chỉ tiêu về chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời vào chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
- Chỉ đạo, tăng cường tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ y tế tuyến xã.
- Tăng cường xã hội hóa huy động nguồn lực và phối hợp liên ngành nhằm thông tin, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời.
- Kiểm tra, giám sát, báo cáo tiến độ và kết quả việc thực hiện kế hoạch. Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021-2025; đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc vượt thẩm quyền, đề nghị cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây