Quyết định 28/2020/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Quyết định 28/2020/QĐ-UBND về Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Số hiệu: | 28/2020/QĐ-UBND | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị | Người ký: | Võ Văn Hưng |
Ngày ban hành: | 09/11/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 28/2020/QĐ-UBND |
Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký: | Võ Văn Hưng |
Ngày ban hành: | 09/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 28/2020/QĐ-UBND |
Quảng Trị, ngày 09 tháng 11 năm 2020 |
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước ngày 15 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy chi tiết thi hành Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;
Căn cứ Thông tư 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 02 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 1285/TTr-PA03 ngày 06/10/2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2020.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BẢO VỆ BÍ MẬT NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2020/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2020 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
Quy chế này quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với công tác bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Quy chế này áp dụng đối với các hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh), Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã (gọi tắt là các cơ quan, đơn vị) và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Điều 3. Những hành vi bị nghiêm cấm
Được quy định cụ thể tại Điều 5, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 4. Xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu Quyết định về danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành để đề xuất độ mật đúng quy định.
2. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm nghiên cứu, xác định độ mật của tài liệu, vật mang bí mật nhà nước của cơ quan, đơn vị mình tạo ra hoặc tiếp nhận từ các cá nhân, tổ chức khác nhưng chưa được xác định bí mật nhà nước để quản lý, bảo vệ theo quy định.
Người đứng đầu có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện khi đồng thời ủy quyền ký văn bản thuộc danh mục bí mật nhà nước.
3. Người soạn thảo, tạo ra thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước phải có đề xuất tại Tờ trình, Phiếu trình duyệt, ký văn bản hoặc văn bản xác định độ mật của vật, lời nói, hoạt động chứa bí mật nhà nước để người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền xác định bí mật nhà nước, độ mật, nơi nhận, số lượng bản phát hành, được phép hay không được phép sao, chụp.
a) Đối với văn bản điện tử, người soạn thảo có trách nhiệm tạo ra dấu chỉ độ mật trên văn bản để người có thẩm quyền xác định; sau khi in ra phải được đóng dấu chỉ độ mật theo quy định.
b) Trường hợp văn bản có tính chất lặp đi, lặp lại có cùng độ mật thì đề xuất, xác định độ mật một lần cho loại văn bản đó.
c) Tài liệu bí mật nhà nước phải thể hiện được các thông tin: Nơi nhận, số lượng bản phát hành, tên người soạn thảo, được phép hoặc không được phép sao, chụp ở nơi nhận tài liệu.
d) Dự thảo văn bản có nội dung bí mật nhà nước phải được để xuất, xác định, bảo quản, sử dụng như văn bản chính thức; được thu hồi, tiêu hủy hoặc lưu giữ theo đúng quy định.
4. Trường hợp khi tiếp nhận thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước chưa được xác định bí mật nhà nước: Người có thẩm quyền và người được giao xử lý thông tin, tài liệu phải thực hiện quy trình đề xuất, xác định bí mật nhà nước tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 của Điều này.
Điều 5. Xác định thời hạn, gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Người tạo ra tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước nếu ngắn hơn thời hạn được quy định tại khoản 1, Điều 19 của Luật bảo vệ bí mật nhà nước thì phải xác định thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước theo mẫu dấu số 04, Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước (gọi tắt là Thông tư số 24/2020/TT-BCA.
2. Trường hợp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được gia hạn thời hạn bảo vệ thì người đứng đầu cơ quan, đơn vị tạo ra bí mật nhà nước (Chủ tịch UBND tỉnh; Thủ trưởng và Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch và Trưởng phòng UBND cấp huyện) quyết định gia hạn bằng văn bản, được đóng dấu theo mẫu số 04, Thông tư số 24/2020/TT-BCA và thông báo cho các đơn vị, cá nhân có liên quan biết theo quy định.
Điều 6. Điều chỉnh độ mật, Giải mật, tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người đứng đầu đơn vị tạo ra bí mật nhà nước (Chủ tịch UBND tỉnh; Thủ trưởng và Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch và Trưởng phòng UBND cấp huyện) có thẩm quyền quyết định bằng văn bản điều chỉnh tăng hoặc giảm độ mật theo danh mục bí mật nhà nước. Sau khi điều chỉnh xong phải đóng dấu theo mẫu số 06, Thông tư số 24/2020/TT-BCA và thông báo cho các đơn vị, cá nhân có liên quan biết theo quy định.
2. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần
a) Trường hợp hết thời hạn bảo vệ hoặc gia hạn bảo vệ thì đương nhiên giải mật, không thực hiện quy trình giải mật, không phải đóng dấu giải mật. Trường hợp không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước thì phải đóng dấu giải mật và thông báo bằng văn bản đến các đơn vị, cá nhân có liên quan.
b) Trường hợp giải mật để đáp yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; phát triển kinh tế - xã hội; hội nhập, hợp tác quốc tế thì phải tiến hành giải mật theo quy định tại khoản 4, Điều 22, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Việc tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Thẩm quyền cho phép tiêu hủy tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước gồm: Chủ tịch UBND tỉnh; Thủ trưởng và Trưởng phòng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch và Trưởng phòng UBND cấp huyện.
b) Trường hợp nếu không tiêu hủy ngay có thể gây hại cho lợi ích quốc gia dân tộc thì người đang quản lý, sử dụng tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được quyền quyết định tiêu hủy và phải có báo cáo ngay cho người đứng đầu đơn vị biết.
c) Quy trình tiêu hủy khi không cần thiết phải lưu giữ và không gây ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc được thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 23, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 7. Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật gồm:
a) Chủ tịch UBND tỉnh;
b) Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh (được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản).
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật gồm:
a) Người được quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện;
c) Phó Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện (được người đứng đầu ủy quyền bằng văn bản).
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật gồm:
a) Người được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc cơ quan chuyên môn, cơ quan trực thuộc UBND tỉnh; Trưởng phòng UBND cấp huyện.
4. Quy trình sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
a) Việc sao văn bản được thực hiện bằng các hình thức: Sao y bản chính, sao lục và trích sao,
b) Sau khi người có thẩm quyền được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này cho phép (bằng văn bản hoặc bút phê), người được giao nhiệm vụ sao tiến hành nhân bản văn bản cần sao, sau đó đóng dấu “bản sao số” ở tại trang đầu, đóng dấu “bản sao bí mật nhà nước” ở trang cuối tài liệu và ghi đầy đủ nội dung vào dấu theo quy định.
Trường hợp sao, chụp với số lượng nhiều bản: Người được giao nhiệm vụ sao đóng các dấu “bản sao số” và “bản sao bí mật nhà nước” vào văn bản cần sao, ghi hình thức sao, thời gian, số lượng, có chữ ký của người thẩm quyền cho phép sao, sau đó tiến hành nhân bản tài liệu với số lượng cần sao, cuối cùng ghi số thứ tự vào dấu “bản sao số”, ghi nơi nhận, đóng dấu đỏ vào chữ ký của người có thẩm quyền ở dấu “bản sao bí mật nhà nước”.
c) Việc sao, chụp phải ghi nhận vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” để quản lý, theo dõi.
d) Người được giao nhiệm vụ sao, chụp phải là cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 8. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được lưu giữ theo từng loại hồ sơ phù hợp và có bảng thống kê chi tiết kèm theo.
2. Hằng năm, các đơn vị thống kê bí mật nhà nước đã tiếp nhận, ban hành theo trình tự thời gian, độ mật và theo mẫu số 18 Thông tư 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020. Thời gian thống kê từ ngày 31 tháng 12 năm trước đến ngày 31 tháng 12 năm thống kê.
3. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được lưu giữ, bảo quản ở phòng, tủ có khóa an toàn. Riêng đối với phòng lưu trữ hồ sơ, tài liệu, vật có chứa bí mật nhà nước phải được trang bị phương tiện phòng cháy, nổ, đột nhập, lấy cắp.
Điều 9. Vận chuyển, giao, nhận, thu hồi tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Vận chuyển, giao nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong các cơ quan, do văn thư (hoặc cán bộ được giao nhiệm vụ văn thư) các cơ quan, đơn vị thực hiện. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi lãnh đạo đơn vị đó chỉ đạo.
2. Quy trình giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thực hiện theo Điều 4, Nghị định 26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Mọi trường hợp giao nhận phải được thể hiện đầy đủ thông tin trong “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”, “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến” và “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”; phải có ký giữa bên giao, bên nhận; trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý.
4. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi dự thảo lấy ý kiến góp ý, khi sử dụng tại các hội nghị, hội thảo, cuộc họp phải được thu hồi theo đúng quy định. Việc thu hồi do văn thư (hoặc người được giao nhiệm vụ soạn thảo, phát hành) thực hiện.
Điều 10. Mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ
1. Việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ để phục vụ công tác trong nước do người đứng đầu đơn vị của trực tiếp quản lý bí mật nhà nước hoặc cấp phó được ủy quyền cho phép. Người đứng đầu các đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho cấp phó thực hiện theo thẩm quyền.
2. Thẩm quyền cho phép mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước để phục vụ công tác ở nước ngoài do Chủ tịch UBND tỉnh (hoặc các Phó Chủ tịch UBND tỉnh được ủy quyền) cho phép và phải báo cáo với Trưởng đoàn công tác
3. Thủ tục, trình tự việc mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ được thực hiện theo Điều 5, Nghị định 26/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Thẩm quyền quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước cho cơ quan, tổ chức, người Việt Nam dược quy định như sau:
a) Chủ tịch UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật;
b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh, Trưởng phòng UBND cấp huyện quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Mật.
2. Chủ tịch UBND tỉnh quyết định việc cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài.
3. Thủ tục, trình tự cung cấp, chuyển giao bí mật nhà nước thực hiện theo Điều 15, Điều 16 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 12. Tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước
1. Thẩm quyền quyết định tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước
a) Trường hợp không có yếu tố nước ngoài, người có thẩm quyền quyết định được quy định tại khoản 1, Điều 11 của Quy chế này;
b) Trường hợp có yếu tố nước ngoài, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định bằng văn bản.
2. Đơn vị chủ trì tham mưu tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp phải có Tờ trình, báo cáo hoặc kế hoạch trình người có thẩm quyền quyết định tổ chức. Việc tổ chức hội nghị, hội thảo, cuộc họp phải tuân thủ các quy định sau:
a) Tổ chức tại phòng họp kín trong trụ sở làm việc (trường hợp tổ chức ngoài trụ sở phải có văn bản đề nghị Công an tỉnh bố trí lực lượng bảo vệ, phải được kiểm tra an ninh, an toàn người tham dự, phòng họp và trang thiết bị sử dụng); thời gian tổ chức từ hai ngày trở lên phải niêm phong phòng họp sau mỗi ngày tổ chức; ban hành nội quy, quy định; nếu cần thiết phải bố trí máy phá sóng trong suốt thời gian tổ chức; sử dụng micro có dây và các phương tiện thiết bị đã được Công an tỉnh kiểm tra an ninh, an toàn. Trường hợp tổ chức bằng hình thức truyền hình trực tuyến phải chịu trách nhiệm bảo vệ đường truyền theo quy định;
b) Kiểm soát chặt chẽ thành phần tham dự hội nghị, hội thảo, cuộc họp; người tham dự không được mang các thiết bị có tính năng thu, phát tín hiệu, ghi âm, ghi hình vào trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật. Trường hợp cần thiết ghi âm, ghi hình để tuyên truyền, lưu trữ tư liệu phải có sự đồng ý của người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức, phải giới hạn thời gian ghi âm, ghi hình; thông tin tuyên truyền, tư liệu lưu giữ phải được kiểm duyệt, bảo vệ chặt chẽ theo đúng quy định.
Điều 13. Các biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước
Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm làm đầy đủ các biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Biểu mẫu được quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
Điều 14. Phân công cán bộ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước
1. UBND tỉnh giao Chánh Văn phòng UBND tỉnh phân công công chức chuyên trách bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng UBND tỉnh.
2. Các cơ quan, đơn vị phân công công chức kiêm nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước tại Văn phòng hoặc Phòng Hành chính, tổng hợp.
3. Việc phân công phải được thể hiện bằng văn bản; công chức thực hiện kiêm nhiệm được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Kiểm tra, thanh tra, chế độ thông tin, báo cáo về công tác bảo vệ bí mật nhà nước
1. Các cơ quan, đơn vị tự kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước định kỳ một năm một lần; Giao Công an tỉnh định kỳ kiểm tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, UBND các địa phương một năm một lần, kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.
2. Công an tỉnh tiến hành thanh tra công tác bảo vệ bí mật nhà nước định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật.
3. Định kỳ một năm, các cơ quan, đơn vị báo cáo tình hình, kết quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý gửi UBND tỉnh (qua Công an tỉnh).
a) Nội dung báo cáo thực hiện theo khoản 2, Điều 8, Luật Bảo vệ Bí mật nhà nước;
b) Mốc thời gian báo cáo một năm gửi trước ngày 15 tháng 10.
4. Năm năm một lần, UBND tỉnh tổng kết tình hình, kết quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước; hình thức tổng kết do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định; báo cáo tổng kết gửi Chính phủ, Bộ Công an theo quy định.
5. Trường hợp để xảy ra vi phạm hoặc lộ lọt, mất thông tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo và báo cáo Công an tỉnh để phối hợp xử lý.
Điều 16. Trách nhiệm các đơn vị, cá nhân
1.3. Công an tỉnh
a) Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Phối hợp Văn phòng UBND tỉnh sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước; đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Phòng, chống, xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Tham mưu UBND tỉnh ban hành, sửa đổi Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
2. Văn phòng UBND tỉnh
a) Phối hợp với công an tỉnh trong công tác tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước trên địa bàn tỉnh;
b) Tiến hành tự kiểm tra về bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Tham mưu UBND tỉnh sơ kết, tổng kết về công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
d) Phân công công chức chuyên trách về công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
đ) Tiếp nhận, quản lý, phát hành, lưu trữ, thống kê tài liệu, vật mang bí mật nhà nước của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh theo đúng quy định.
e) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước đúng quy định.
3. Các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố, thị xã
a) Xây dựng Nội quy bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi đơn vị quản lý; phân công cán bộ kiêm nhiệm thực hiện công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Chấp hành, thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình về công tác bảo vệ bí mật nhà nước;
c) Lưu giữ, bảo quản, thống kê tài liệu, vật thuộc bí mật nhà nước theo quy định;
d) Tiến hành tự kiểm tra về bảo vệ bí mật nhà nước trong phạm vi quản lý; thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, sơ kết, tổng kết về bí mật nhà nước.
4. Sở Tài chính
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
5. Sở Nội vụ
- Phối hợp Công an tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định các hình thức khen thưởng về bảo vệ bí mật nhà nước; phối hợp tham mưu xử lý cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
6. Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức
- Thực hiện nghiêm túc các quy định tại Điều 26 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước,
Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước thì được được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Nếu vi phạm Quy chế này và các quy định khác của pháp luật về công tác bảo vệ bí mật nhà nước thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm, hậu quả tác hại gây ra sẽ bị xử lý kỷ luật, vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, phát sinh, các đơn vị, cá nhân kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Công an tỉnh) để xem xét, sửa đổi, bổ sung phù hợp./.
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây