Công văn 4901/BGDĐT-TTr năm 2020 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ năm 2020-2021 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Công văn 4901/BGDĐT-TTr năm 2020 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra nội bộ năm 2020-2021 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường sư phạm do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Số hiệu: | 4901/BGDĐT-TTr | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 4901/BGDĐT-TTr |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Phạm Ngọc Thưởng |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4901/BGDĐT-TTr |
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2020 |
Kính gửi: Cơ sở giáo dục đại học, trường sư phạm
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học ngày 10/12/2018: Thực hiện Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục; Căn cứ Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp (Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT); Chỉ thị số 1048/CT-BGDĐT ngày 28/4/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học (Chỉ thị số 1048/CT-BGDĐT); Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT ngày 24/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2020 - 2021 của ngành Giáo dục, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra năm học 2020 - 2021 đối với cơ sở giáo dục đại học, trường sư phạm (gọi chung là trường) như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục. Tổ chức thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, trong đó tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tự chủ theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018; các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, bảo đảm mở ngành và duy trì ngành đào tạo, việc thực hiện tự đánh giá, xác định và công khai chỉ tiêu tuyển sinh, hoạt động tuyển sinh, quản lý đào tạo, liên kết đào tạo, việc quản lý cấp phát, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ văn bằng chứng chỉ, việc tổ chức dạy, thi/kiểm tra cấp chứng chỉ/chứng nhận thuộc thẩm quyền; hoạt động tư vấn du học, việc thực hiện công khai, giải trình với xã hội.
2. Kiện toàn tổ chức thanh tra nội bộ, cộng tác viên thanh tra trong cơ sở giáo dục đại học, trường sư phạm.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Rà soát hoàn thiện văn bản, tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo
a) Thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), Luật tiếp công dân; tiếp tục quán triệt sâu sắc Chỉ thị số 1048/CT-BGDĐT, Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT, Chỉ thị số 666/CT-BGDĐT và các văn bản pháp luật có liên quan.
b) Rà soát sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản, quy định của trường về thanh tra nội bộ, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của trường theo quy định pháp luật (đặc biệt Quy chế tổ chức và hoạt động của trường) làm cơ sở để tổ chức, điều hành hoạt động trường và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
2. Kiện toàn tổ chức, đội ngũ cán bộ thanh tra nội bộ
a) Giám đốc/Hiệu trưởng các trường (gọi chung là Hiệu trưởng) hoàn thiện vị trí việc làm của Thanh tra nội bộ trên cơ sở đó bố trí đội ngũ đáp ứng vị trí việc làm theo đúng quy định tại Điều 6, Điều 8, Điều 9 Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT; ban hành quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ của đơn vị mình.
b) Kiện toàn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cộng tác viên thanh tra nội bộ bám sát tiêu chuẩn tại Điều 3 Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16/9/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
3. Xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra và thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra
a) Xây dựng kế hoạch và lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra
Căn cứ các nội dung trọng tâm trọng điểm được nêu trong phần Nhiệm vụ chung, Hiệu trưởng chỉ đạo Phòng/Ban thanh tra nội bộ xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học chú trọng thanh tra, kiểm tra các điều kiện thực hiện quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học, đặc biệt việc xây dựng và ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Hiệu trưởng, việc duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục đại học....
Đối với đại học quốc gia và đại học vùng cần lựa chọn thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý của Hội đồng trường (của các trường thành viên), Hiệu trưởng và việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể của một số trường thành viên và đơn vị trực thuộc; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tự chủ của các đơn vị trực thuộc, các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục, bảo đảm mở ngành và duy trì ngành đào tạo; việc tuyển sinh, đào tạo trình độ đại học, văn bằng 2, liên thông; đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ; việc thực hiện tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục; việc nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế, quản lý tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản....
Kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần xác định rõ mục đích, yêu cầu thanh tra; phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra; đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thanh tra và các nội dung khác theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 23/2016/TT-BGDDT ngày 13/10/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi; Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra. Quyết định số 2962/QĐ-BGDĐT ngày 26/7/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành quy định về công tác kiểm tra của Bộ GDĐT.
b) Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra
Hoạt động thanh tra nội bộ được thực hiện theo hình thức: Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất.
Hiệu trưởng quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra để thực hiện hoạt động thanh tra tại trường. Quyết định thanh tra thực hiện theo Mẫu số 04-TTr ban hành kèm theo Thông tư số 05/2014/TT-TTCP ngày 16/10/2014 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra.
Trưởng đoàn thanh tra là lãnh đạo trường hoặc lãnh đạo Phòng/Ban thanh tra nội bộ; thành viên đoàn thanh tra là cán bộ thuộc Phòng/Ban thanh tra nội bộ, cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ, cộng tác viên thanh tra của trường có chuyên môn phù hợp với nội dung thanh tra.
Thực hiện đầy đủ các bước bám sát quy định tại Thông tư số 05/2014/TT-TTCP và các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra có liên quan.
Hoạt động kiểm tra được thực hiện theo Quyết định số 2692/QĐ-BGDĐT ngày 26/7/2018 của Bộ GDĐT ban hành quy định về công tác kiểm tra của Bộ GDĐT, cần lưu ý các bước chính: Chuẩn bị kiểm tra; Tiến hành kiểm tra; Kết thúc kiểm tra; Xử lý sau kiểm tra.
c) Phối hợp tổ chức hoặc thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thi tốt nghiệp trung học phổ thông đúng quy định, sát thực tế, bảo đảm chất lượng, hiệu quả khi được giao hoặc trưng tập.
d) Tăng cường công tác dự báo, kịp thời tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất các nội dung phản ánh của dư luận, phương tiện thông tin đại chúng về các tiêu cực, sai phạm trong giáo dục và đào tạo trong phạm vi quản lý của Trường.
4. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư phản ánh, kiến nghị, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo
a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Bảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo.
b) Phòng/Ban thanh tra nội bộ hoặc cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ là đầu mối giúp Hiệu trưởng tiếp nhận, phân loại, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh theo quy định tại Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo, Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại; Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Tổng Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh.
c) Bố trí địa điểm tiếp công dân tại vị trí thuận lợi, bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất của địa điểm tiếp công dân; Phòng/Ban thanh tra nội bộ hoặc cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ thực hiện trực, tiếp công dân thường xuyên và thông báo công khai lịch tiếp công dân của Lãnh đạo trường theo quy định.
Việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo thực hiện theo đúng các quy định pháp luật, xử lý kịp thời các vụ việc có tính chất phức tạp; các vụ việc có liên quan thuộc trách nhiệm quản lý của trường; tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, không để tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp.
d) Tổ chức tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh dấu hiệu vi phạm pháp luật về giáo dục của các tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của trường qua đường dây nóng, các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên, hiệu quả.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra
Phòng/Ban thanh tra nội bộ hoặc cán bộ chuyên trách công tác thanh tra nội bộ của trường giúp Hiệu trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan thanh tra nhà nước hoặc của Hiệu trưởng theo quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra.
6. Về phòng, chống tham nhũng
Tiếp tục triển khai thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng tại đơn vị theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng. Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập và các văn bản liên quan.
Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo theo đúng hướng dẫn của Bộ GDĐT tại Văn bản số 4145/BGDĐT-TTr ngày 24/8/2016 về việc nâng cao chất lượng thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
7. Công tác phối hợp trong hoạt động thanh tra
Hiệu trưởng bố trí cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ làm đầu mối chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan trong trường; Thanh tra Bộ GDĐT; Thanh tra cấp tỉnh, Thanh tra Sở GDĐT (đối với các trường thuộc tỉnh, các trường có trung tâm ngoại ngữ, tin học); Thanh tra Bộ, ngành (đối với các trường thuộc Bộ, ngành) thực hiện hoạt động thanh tra, xây dựng kết luận thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân và công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Phòng/Ban thanh tra nội bộ hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác thanh tra nội bộ của trường chủ động cập nhật đầy đủ dữ liệu về hoạt động thanh tra của trường (kế hoạch thanh tra, số lượng các cuộc thanh tra, việc thực hiện kế hoạch thanh tra, xử lý sau thanh tra, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo và tiếp công dân, việc phòng, chống tham nhũng) vào phần mềm quản lý Thanh tra giáo dục (đối với các trường đã được cấp tài khoản cập nhật) theo hướng dẫn của Thanh tra Bộ GDĐT.
8. Trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường
a) Tổ Chức Thanh Tra Nội bộ và chỉ đạo hoạt động thanh tra nội bộ của trường theo đúng quy định của Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT và Hướng dẫn này.
b) Phê duyệt kế hoạch thanh tra năm học, bố trí kinh phí và các điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân và phòng chống tham nhũng theo quy định tại Thông tư số 51/2012/TT-BGDĐT, Thông tư số 320/2016/TT-BTC ngày 14/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ bồi dưỡng đối với người làm nhiệm vụ tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
c) Quy định cụ thể chế độ cho cán bộ làm công tác thanh tra nội bộ trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các quy định pháp luật có liên quan, trường hợp trưng tập cộng tác viên thanh tra, kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra được thực hiện theo quy định Thông tư số 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16/9/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21/12/2012 của Bộ GDĐT quy định về cộng tác viên thanh tra giáo dục.
9. Chế độ thông tin báo cáo
Các trường gửi Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2020 - 2021 đã được phê duyệt, kết luận thanh tra, thông báo kết quả kiểm tra, kết luận nội dung tố cáo, quyết định giải quyết khiếu nại sau khi ban hành; báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm học (theo mẫu gửi kèm) trước ngày 15/8/2021 về Thanh tra Bộ GDĐT. Thực hiện việc báo cáo đột xuất khi được yêu cầu hoặc khi có vụ việc phức tạp phát sinh tại trường. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học, việc thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra, kết quả thanh tra, kiểm tra, việc báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra năm học của các trường sẽ được xem là một trong những căn cứ để xây dựng kế hoạch thanh tra của Thanh tra Bộ GDĐT.
Trong quá trình triển khai công tác thanh tra nội bộ năm học, nếu có vấn đề nảy sinh, vướng mắc đề nghị các trường phản ánh kịp thời về Thanh tra Bộ GDĐT.
Thông tin phản ánh, báo cáo, kết luận gửi về Thanh tra Bộ GDĐT: Số 35, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội (điện thoại: 02436.231.285; Fax: 024.38693145; Email: thanhtrachuyennganh@moet.gov.vn)./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây