456591

Quyết định 1251/QĐ-LĐTBXH năm 2020 về Kế hoạch tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

456591
LawNet .vn

Quyết định 1251/QĐ-LĐTBXH năm 2020 về Kế hoạch tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 1251/QĐ-LĐTBXH Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành: 20/10/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1251/QĐ-LĐTBXH
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Nguyễn Bá Hoan
Ngày ban hành: 20/10/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1251/QĐ-LĐTBXH

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG KẾT, RÀ SOÁT VIỆC CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 05 năm 2013 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Người có công.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Người có công, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, Cục NCC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Bá Hoan

 

KẾ HOẠCH

TỔNG KẾT, RÀ SOÁT VIỆC CÔNG NHẬN NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1251/QĐ-LĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Thực hiện Kết luận số 63-KL/TW ngày 27 tháng 05 năm 2013 tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng, gồm các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Đánh giá, thống kê việc công nhận người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (từ năm 2013 đến năm 2020) làm căn cứ, định hướng xây dựng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

2. Yêu cầu

- Tập trung thống kê việc thực hiện công nhận người có công với cách mạng tại các cơ quan có thẩm quyền.

- Đánh giá những hạn chế, bất cập trong công tác công nhận người có công với cách mạng. Mỗi đánh giá cần cụ thể, chỉ rõ điều kiện, căn cứ xác nhận nào, quy trình thủ tục nào, bất cập là gì, kiến nghị hướng sửa đổi để phù hợp với thực tiễn giải quyết (nếu có); không đánh giá chung chung, hình thức; tránh đi sâu báo cáo thành tích đã xác nhận được người có công với cách mạng.

- Việc tổ chức tổng kết phải được tiến hành nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm. Đảm bảo dân chủ, khách quan và toàn diện trên phạm vi toàn quốc theo đúng nội dung, mục đích, tiến độ đề ra.

- Nội dung tổng kết phải bám sát những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và thủ tục hồ sơ công nhận người có công với cách mạng (quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn); phản ánh đúng tình hình thực tế; phân tích, đánh giá kèm theo số liệu cụ thể.

- Phân công nhiệm vụ hợp lý, xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền triển khai thực hiện công tác công nhận người có công với cách mạng, đảm bảo có sự phối hợp của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nội dung tổng kết.

II. NỘI DUNG TỔNG KẾT

1. Đánh giá kết quả đạt được trong việc công nhận người có công với cách mạng, trong đó tập trung vào các nội dung: tình hình thực hiện thủ tục hồ sơ tại các cơ quan, đơn vị (như: tình hình thực hiện công tác xác nhận ở cấp xã, cấp huyện...); thực hiện các văn bản hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương (công tác tuyên truyền, phổ biến; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện xác nhận; công tác bố trí nguồn nhân lực thực hiện...), tác động của việc công nhận người có công với cách mạng đến sự phát triển, ổn định tình hình chính trị, kinh tế - xã hội tại địa phương.

2. Đánh giá toàn diện các quy định về điều kiện, căn cứ xác nhận và thủ tục hồ sơ công nhận người có công với cách mạng. Thông qua đó, nêu rõ những bất cập, hạn chế trong quá trình công nhận người có công với cách mạng, đồng thời phân tích rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của những hạn chế, bất cập; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn công nhận người có công với cách mạng.

3. Đề xuất, kiến nghị hướng sửa đổi nhằm hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.

4. Xem xét, đề xuất khen thưởng đối với tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác công nhận người có công với cách mạng.

III. HÌNH THỨC TỔNG KẾT

1. Cấp xã: xây dựng báo cáo tổng kết (mời cấp ủy, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội đóng góp, hoàn chỉnh) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Cấp huyện: tổng hợp báo cáo của cấp xã; tùy điều kiện của địa phương có thể tổ chức hội nghị tổng kết hoặc tổ chức họp tổng kết, mời các ban, ngành, đoàn thể có liên quan. Lập báo cáo gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

3. Cấp tỉnh: tổng hợp báo cáo của cấp huyện; tùy điều kiện của địa phương có thể tổ chức hội nghị tổng kết hoặc tổ chức họp tổng kết, mời các ban, ngành, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có liên quan. Lập báo cáo gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Đề nghị các Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương; các Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Nội vụ; Bộ Y tế và các cơ quan Trung ương đã cấp quyết định về việc công nhận người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, quyết định về việc công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, cấp Giấy báo tử đề nghị xác nhận liệt sỹ, Giấy chứng nhận bị thương đề nghị xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, Giấy chứng nhận bệnh tật tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo tổng kết và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hội nghị tổng kết toàn quốc.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với các Bộ, ngành ở Trung ương

a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng ở các Bộ, ngành và địa phương về nội dung tổng kết, rà soát nhằm bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện cũng như bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu của việc tổng kết.

- Chủ trì tổng hợp kết quả tổng kết của các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng Báo cáo phục vụ hội nghị tổng kết; xây dựng kế hoạch và tổ chức hội nghị tổng kết toàn quốc về việc công nhận người có công với cách mạng.

- Giao Cục Người có công phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thanh tra Bộ và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ giúp Lãnh đạo Bộ thực hiện các nội dung nêu trên.

b) Các Ban đảng, Ban cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương

Tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng trong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung:

- Tình hình việc công nhận người có công với cách mạng (người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945).

- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác công nhận người có công với cách mạng.

- Đánh giá các quy định về điều kiện, căn cứ và thủ tục hồ sơ công nhận người có công với cách mạng và sự phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công ác ưu đãi người có công thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.

c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Đề nghị Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì việc tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng vong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung:

- Tình hình xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện về phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác công nhận người có công với cách mạng.

- Đánh giá các quy định về điều kiện, căn cứ và thủ tục hồ sơ công nhận người có công với cách mạng và sự đồng bộ giữa các quy định với các đạo luật liên quan.

d) Bộ Nội vụ

Đề nghị Bộ Nội vụ tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng trong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung:

- Tình hình việc công nhận người có công với cách mạng (phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà Mẹ Việt Nam anh hùng”).

- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác công nhận người có công với cách mạng.

- Đánh giá các quy định về điều kiện, căn cứ và thủ tục hồ sơ công nhận người có công với cách mạng và sự phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác ưu đãi người có công thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.

đ) Bộ Y tế

Đề nghị Bộ Y tế tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng trong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung:

- Tình hình thực hiện khám, giám định đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và thân nhân người có công.

- Đánh giá những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc, bất cập, nguyên nhân trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác ưu đãi người có công thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.

e) Các cơ quan Trung ương có thẩm quyền cấp Giấy báo tử, Giấy chứng nhận bị thương:

Tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng trong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung:

- Tình hình thực hiện thủ tục công nhận người có công với cách mạng.

- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác công nhận người có công với cách mạng.

- Đánh giá các quy định về điều kiện, căn cứ và thủ tục hồ sơ công nhận người có công với cách mạng và sự phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về công tác ưu đãi người có công thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.

2. Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương

Tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng trong phạm vi do ngành mình quản lý theo các nội dung nêu tại phần II của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào tình hình việc công nhận người có công với cách mạng (người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945, người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng tám năm 1945);

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng trong phạm vi thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương đối với những nội dung nêu tại Phần II của Kế hoạch này.

4. Về việc lấy số liệu và gửi báo cáo tổng kết

a) Đề nghị các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy số liệu phục vụ tổng kết việc công nhận người có công với cách mạng từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2020.

b) Các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động thực hiện việc tổng kết và gửi Báo cáo bằng văn bản về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Người có công) trước ngày 30/11/2020 (gửi kèm theo file điện tử về địa chỉ: info@nguoicocong.gov.vn).

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí thực hiện tổng kết của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được bảo đảm từ kinh phí của Bộ, ngành, địa phương mình.

2. Kinh phí thực hiện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng trong dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2020 của Cục Người có công./.

 

Mẫu Báo cáo tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng

CƠ QUAN XÂY DỰNG
BÁO CÁO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...../.....

......, ngày    tháng    năm 2020

 

BÁO CÁO

tổng kết, rà soát việc công nhận người có công với cách mạng

I. Tình hình triển khai thi hành việc công nhận người có công với cách mạng

1. Việc ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện công tác công nhận người có công với cách mạng.

2. Việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành công nhận người có công với cách mạng (Các Bộ, ngành có chức năng xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện công nhận người có công với cách mạng báo cáo nội dung này).

- Tình hình, kết quả ban hành văn bản được phân công chủ trì hoặc phối hợp xây dựng;

- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ; tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi của các văn bản hướng dẫn thi hành công nhận người có công với cách mạng.

II. Thực hiện quản lý nhà nước về công tác thực hiện việc công nhận người có công với cách mạng

1. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thực hiện việc công nhận người có công với cách mạng:

- Số lượng công chức (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm) thực hiện;

- Đánh giá về tính phù hợp của tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện.

2. Công tác phổ biến, tuyên truyền thủ tục, hồ sơ công nhận người có công với cách mạng:

- Số lượng hội nghị và các hình thức phổ biến, tuyên truyền đã được áp dụng, triển khai; số lượng người được phổ biến, tuyên truyền;

- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của hoạt động phổ biến, tuyên truyền đến các tổ chức, cá nhân.

3. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước và nghiệp vụ thực hiện việc công nhận người có công với cách mạng:

- Số lượng các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đã tổ chức.

- Số lượng công chức thực hiện công tác công nhận người có công với cách mạng tham gia tập huấn.

- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ, phù hợp và hiệu quả của công tác tập huấn, bồi dưỡng.

4. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ trong quá trình công nhận người có công với cách mạng:

- Số lượng vụ việc đã hướng dẫn.

5. Tình hình tuân thủ pháp luật về công tác công nhận người có công với cách mạng:

- Tính kịp thời, đầy đủ trong việc lập, hoàn thiện và thẩm định hồ sơ của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

- Tính chính xác, thống nhất trong hướng dẫn áp dụng và áp dụng thủ tục hồ sơ của cơ quan nhà nước và người có thẩm quyền;

- Mức độ tuân thủ pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

8. Công tác phối hợp quản lý nhà nước về việc công nhận người có công với cách mạng.

III. Đánh giá nội dung công tác công nhận người có công với cách mạng

1. Ưu điểm

2. Hạn chế, bất cập

- Phần này phải nêu cụ quy định nào (điều khoản nào), vướng mắc là gì.

- Những quy định còn chưa đồng bộ, thống nhất trong các văn bản hướng dẫn công nhận với hệ thống pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng và một số ngành luật như: Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Khiếu nại, Luật tố cáo...

3. Đề xuất

- Các đề xuất phải cụ thể: bổ sung, sửa đổi như thế nào. Ngoài ra cần nghiên cứu để đề xuất bổ sung thêm những nội dung mới cho phù hợp với tình hình thực liễn.

 

Biểu mẫu số liệu gửi kèm đối với các Ban đảng, Ban Cán sự đảng, Đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc trung ương, Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương

Biểu 1: Số liệu công nhận người có công với cách mạng

(Tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2020)

TT

Đối tượng

Số đối tượng đã thẩm định hồ sơ

Số đối tượng đã được công nhận

Ghi chú

1.

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945

 

 

 

2.

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

 

 

 

 

Biểu mẫu số liệu gửi kèm đối với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Biểu 1: Số liệu công nhận người có công với cách mạng

(Tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2020)

TT

Đối tượng

 

Số đối tượng đã thụ lý hồ sơ

Số đối tượng đã được công nhận

Ghi chú

1

Liệt sĩ

 

 

 

2

Người hưởng chính sách như thương binh

 

 

 

3

...............................

 

 

 

 

Biểu mẫu số liệu gửi kèm đối với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

Biểu 1: Số liệu công nhận người có công với cách mạng

(Tính từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2020)

TT

Đối tượng

Số đối tượng đã thụ lý hồ sơ

Số đối tượng đã được công nhận

Ghi chú

1

Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945

 

 

 

2

Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945

 

 

 

3

.........................

 

 

 

 

Biểu mẫu số liệu gửi kèm đối với các Bộ, cơ quan Trung ương có thẩm quyền cấp Giấy báo tử, Giấy chứng nhận bị thương
Biểu 1: Số liệu công nhận người có công với cách mạng
(Tính từ ngày 0101/2013 đến ngày 30/6/2020)

TT

Đối tượng

Số đối tượng đã thụ lý hồ sơ

Số đối tượng đã được công nhận

Ghi chú

1

Liệt sĩ

 

 

 

2

Người hưởng chính sách như thương binh

 

 

 

3

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

 

 

 

4

..............................

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác