Công văn 3477/BTP-PLHSHC năm 2020 về điều kiện xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn do Bộ Tư pháp ban hành
Công văn 3477/BTP-PLHSHC năm 2020 về điều kiện xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn do Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 3477/BTP-PLHSHC | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Đặng Hoàng Oanh |
Ngày ban hành: | 21/09/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 3477/BTP-PLHSHC |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Đặng Hoàng Oanh |
Ngày ban hành: | 21/09/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3477/BTP-PLHSHC |
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2020 |
Kính gửi: Văn phòng Chính phủ
Trả lời Công văn số 7498/VPCP-QHĐP ngày 10/9/2020 của Văn phòng Chính phủ về điều kiện xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù theo trình tự, thủ tục rút gọn, Bộ Tư pháp có ý kiến như sau:
1. Theo quy định Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn bao gồm: “1. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo quyết định của Quốc hội. 2. Trường hợp để ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định. 3. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành” (Điều 146). Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ (khoản 3 Điều 147).
2. Tại Công văn số 1107/UBDT-DTTS ngày 31/8/2020, Ủy ban Dân tộc đề xuất hai phương án xây dựng văn bản quy định tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù: Phương án 1 - Ban hành Nghị định rút gọn của Chính phủ; Phương án 2 - Chính phủ ban hành Nghị quyết, phân công Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí, giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Để án, hoàn thiện hồ sơ theo trình tự, thủ tục rút gọn trình Thủ tướng Chính phủ quyết định, Ủy ban Dân tộc giải trình lý do đề xuất việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản này là vận dụng quy định tại khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 “trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn” (trang 1 Công văn số 1107/UBDT-DTTS).
Bộ Tư pháp thấy rằng, việc Ủy ban Dân tộc giải trình lý do nêu trên là chưa bảo đảm phù hợp và đầy đủ vì theo quy định của khoản 1 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn phải theo quyết định của Quốc hội.
3. Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, trong đó giao Chính phủ tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.
Tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, Quốc hội đã giao Chính phủ “ban hành tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù ” Việc ban hành văn bản quy định về tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù sẽ là cơ sở pháp lý cho việc xác định các đối tượng thụ hưởng và thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển đối với các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Do đó, trong trường hợp thấy cấp thiết trong Quý IV/2020 phải ban hành văn bản quy định tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù thì Bộ Tư pháp cho rằng, Ủy ban Dân tộc có thể căn cứ vào quy định của khoản 3 Điều 146 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật “trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành” để giải trình và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc cho phép áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản này.
Bên cạnh đó, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban Dân tộc lưu ý tiến độ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội; chủ động nghiên cứu và chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm về tiến độ soạn thảo và chất lượng của dự thảo văn bản được phân công soạn thảo (theo quy định của khoản 2 Điều 7 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật).
Trên đây là ý kiến của Bộ Tư pháp về việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chí xác định các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù theo trình tự, thủ tục rút gọn, xin gửi Quý cơ quan./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây