Công văn 2468/BYT-KH-TC năm 2020 về thanh toán bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám chữa bệnh liên doanh, liên kết do Bộ Y tế ban hành
Công văn 2468/BYT-KH-TC năm 2020 về thanh toán bảo hiểm y tế đối với cơ sở khám chữa bệnh liên doanh, liên kết do Bộ Y tế ban hành
Số hiệu: | 2468/BYT-KH-TC | Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 05/04/2020 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 2468/BYT-KH-TC |
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế |
Người ký: | Nguyễn Thanh Long |
Ngày ban hành: | 05/04/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | Đang cập nhật |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ Y TẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 2468/BYT-KH-TC |
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2020 |
Kính gửi: |
- Bảo hiểm Xã hội Việt Nam |
Thời gian qua Bộ Y tế có nhận được phản ánh của một số đơn vị, địa phương cũng như của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về các khó khăn, vướng mắc liên quan đến cơ chế hoạt động, tài chính, thanh toán bảo hiểm y tế của cơ sở khám, chữa bệnh được hình thành từ việc liên doanh, liên kết với các nhà đầu tư, đặc biệt là vấn đề xác định hình thức tổ chức của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là tư nhân hay của Nhà nước; sau khi nghiên cứu, Bộ Y tế có ý kiến như sau:
Pháp luật về quản lý tài sản công đã quy định cụ thể về thẩm quyền quyết định và hướng dẫn cụ thể các trường hợp được thuê tài sản, sử dụng tài sản công vào mục đích liên doanh, liên kết, trong đó các hình thức sử dụng tài sản công để liên doanh, liên kết được Nghị định số 151/2017/NĐ-CP quy định như sau:
- Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên sử dụng tài sản của mình để thực hiện liên doanh, liên kết và tự quản lý, sử dụng tài sản của mình, tự bảo đảm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và được chia kết quả từ hoạt động liên doanh, liên kết theo hợp đồng;
- Hình thức liên doanh, liên kết không thành lập pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; các tài sản này được các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng kiểm soát việc quản lý, sử dụng;
- Hình thức liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, các bên tham gia liên doanh, liên kết cùng góp tài sản hoặc góp vốn để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản sử dụng cho mục đích liên doanh, liên kết; pháp nhân mới có trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật và Hợp đồng liên doanh, liên kết.
Như vậy khi cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án liên doanh, liên kết bắt buộc phải phê duyệt cụ thể hình thức tổ chức và mô hình hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo đó nếu cấp có thẩm quyền phê duyệt hình thức là:
- Đơn vị sự nghiệp thuộc cơ sở y tế công lập thì việc cấp giấy phép hoạt động và xếp hạng thực hiện theo quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
- Doanh nghiệp thì việc cấp giấy phép hoạt động và xếp hạng thực hiện theo quy định đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân.
Để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề nghị:
1. Đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành rà soát lại toàn bộ các đề án liên doanh, liên kết có thành lập mới pháp nhân. Trường hợp cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án và phân loại đơn vị chưa đúng các quy định nêu trên thì phải thực hiện phê duyệt lại, đồng thời Sở Y tế phải thu hồi lại giấy phép hoạt động, quyết định xếp hạng đã cấp không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn các cơ sở thực hiện lại thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động và xếp hạng trước ngày 31/11/2020.
2. Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ quyết định phê duyệt đề án và quy chế hoạt động của các đơn vị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2020 với các cơ sở y tế.
Xin trân trọng cảm ơn./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây