435134

Quyết định 274/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

435134
LawNet .vn

Quyết định 274/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 274/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 18/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 274/QĐ-TTg
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 18/02/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 274/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung sau:

1. Tên quy hoạch, thời kỳ quy hoạch, phạm vi ranh giới quy hoạch

a) Tên quy hoạch: Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

b) Thời kỳ quy hoạch: thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

c) Phạm vi của Quy hoạch: toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đất liền, vùng biển và hải đảo được chia theo vùng quy hoạch, địa giới hành chính và lưu vực sông phù hợp với đặc thù tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

d) Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch, gồm: điều kiện tự nhiên; biến đổi khí hậu; kinh tế - xã hội; chất lượng môi trường; cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; chất thải rắn, nguy hại; quan trắc và cảnh báo môi trường.

2. Yêu cầu về quan điểm, nguyên tắc và mục tiêu lập quy hoạch

a) Yêu cầu về quan điểm

- Cụ thể hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước; phù hợp với quy định của pháp luật về quy hoạch, bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan;

- Phục vụ hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường;

- Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm; quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại; cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường; bảo tồn và đa dạng sinh học;

- Kế thừa thống nhất, có chọn lọc nội dung, quan điểm, mục tiêu, kết quả thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Yêu cầu về nguyên tắc lập quy hoạch bảo vệ môi trường

- Quy hoạch bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước về quy hoạch, về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường;

- Bảo đảm thống nhất, đồng bộ giữa đối tượng, nội dung quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia và đối tượng, nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh;

- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bảo đảm phát triển bền vững đất nước;

- Đáp ứng yêu cầu hợp tác quốc tế; tôn trọng và bảo đảm phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

c) Yêu cầu về mục tiêu lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia

- Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: phải xác định được các mục tiêu cơ bản, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp và phát triển bền vững đất nước.

- Về mục tiêu cụ thể: định lượng được các mục tiêu cụ thể về xác lập vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo về chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050.

3. Yêu cầu về nội dung, phương pháp lập quy hoạch

a) Yêu cầu về nội dung lập quy hoạch

Nội dung lập quy hoạch thực hiện theo quy định tại Luật Quy hoạch và Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường, cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học; tình hình và dự báo phát sinh chất thải; tác động của biến đổi khí hậu; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường:

+ Điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội đầu kỳ quy hoạch;

+ Hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến chất lượng môi trường trong kỳ quy hoạch trước, gồm: chất lượng môi trường đất tại các khu vực bị nhiễm độc hóa chất trong chiến tranh, khu vực có các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, kho chứa hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, bãi chôn lấp chất thải, làng nghề đã đóng cửa hoặc di dời, khu vực khai thác khoáng sản độc hại hoặc có sử dụng hóa chất độc hại đã kết thúc khai thác, vùng canh tác nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất trên địa bàn quy hoạch; chất lượng môi trường nước tại các vùng biển, vùng biển ven bờ, dòng sông, đoạn sông, hồ, ao, kênh, mương, đặc biệt tại các khu vực tập trung nhiều nguồn nước thải, khu vực có nguồn nước thải lớn, khu vực nhạy cảm về môi trường; chất lượng không khí tại các đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực có hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, khu vực có nhiều nguồn khí thải công nghiệp hoặc có nguồn khí thải công nghiệp lớn;

+ Đánh giá tổng quan hiện trạng đầu kỳ quy hoạch, diễn biến cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học trên phạm vi cả nước gồm cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái tự nhiên, các loài động thực vật và các nguồn gen; đánh giá chuyên đề về khu vực có đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên và vùng đất ngập nước quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Đánh giá tình hình phát sinh các loại chất thải trong kỳ quy hoạch trước và dự báo về quy mô và tính chất của các loại chất thải phát sinh trong kỳ quy hoạch, gồm: nước thải công nghiệp, sinh hoạt và các loại nước thải khác; khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, khí thải khác; chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn xây dựng, chất thải rắn trong sản xuất nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp; rác thải sinh hoạt đô thị, nông thôn, làng nghề; chất thải nguy hại; các loại chất thải đặc thù khác; đánh giá chuyên đề về các cơ sở xử lý chất thải nguy hại, cơ sở, khu xử lý, chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn khác;

+ Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu trong kỳ quy hoạch trước và dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng môi trường và đa dạng sinh học trong kỳ quy hoạch;

+ Đánh giá tình hình quản lý và bảo vệ môi trường, gồm: công tác quản lý nhà nước về môi trường ở các bộ, ngành và địa phương; tình hình quản lý và bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp, cộng đồng và sự tham gia của các tổ chức xã hội, người dân; tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kinh tế - kỹ thuật về môi trường; tình hình phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp phép về môi trường, thanh tra, kiểm tra về môi trường; tình hình phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải rắn, nguy hại; quan trc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch trước; các vấn đề môi trường chính và thách thức đối với môi trường trong kỳ quy hoạch;

+ Đánh giá tình hình thực hiện các quy hoạch có liên quan đến phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; quản lý chất thải rắn, nguy hại; quan trắc và cảnh báo môi trường.

- Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường:

+ Xây dựng quan điểm về bảo vệ môi trường trong thời kỳ quy hoạch;

+ Xác định các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể bảo vệ môi trường trong thời kỳ quy hoạch 10 năm, tầm nhìn từ 30 đến 50 năm;

+ Xác định các nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường, trong đó có nhiệm vụ giảm thiểu tác động đến môi trường từ phát triển kinh tế - xã hội; kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải; quản lý, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học;

+ Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong việc thực hiện phân vùng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, quản lý chất thải rắn, nguy hại, quan trắc và cảnh báo môi trường.

- Định hướng xác lập các vùng môi trường; thiết lập khu vực bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường trong kỳ quy hoạch:

+ Nghiên cứu làm rõ mục đích, yêu cầu, khái niệm, nội hàm và tiêu chí xác lập vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; định hướng xác lập các vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng hạn chế phát thải trên phạm vi cả nước;

+ Chỉ tiêu và định hướng xác lập các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên quan trọng, vùng đất ngập nước quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

+ Định hướng về vị trí, quy mô, loại hình chất thải, công nghệ dự kiến, phạm vi tiếp nhận chất thải rắn, nguy hại để xử lý của các khu xử lý chất thải tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh;

+ Định hướng về điểm, thông số, tần suất quan trắc của mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường đất, nước, không khí quốc gia, liên tỉnh và tỉnh.

- Danh mục dự án quan trọng quốc gia, dự án ưu tiên đầu tư và thứ tự ưu tiên thực hiện:

+ Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thời kỳ quy hoạch;

+ Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng cấp quốc gia, dự án quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, đề xuất thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.

- Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch về: tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng; cơ chế, chính sách; khoa học và công nghệ; tài chính, đầu tư; đào tạo, tăng cường năng lực; hợp tác quốc tế; tổ chức và giám sát thực hiện quy hoạch.

- Xây dựng báo cáo quy hoạch, gồm: báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu về các đối tượng của quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia. Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia quy định tại mục VI Phụ lục I, Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch.

b) Yêu cầu về các phương pháp lập quy hoạch, gồm:

- Phương pháp kế thừa;

- Các phương pháp điều tra, khảo sát;

- Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu;

- Phương pháp đánh giá nhanh;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp;

- Các phương pháp chồng lớp bản đồ và GIS;

- Phương pháp chuyên gia;

- Phương pháp phân tích hệ thống;

- Phương pháp lập ma trận;

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích;

- Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội - Thách thức);

- Phương pháp tham vấn cộng đồng;

- Các phương pháp khác phù hợp với quy trình kỹ thuật lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia.

4. Thời hạn lập quy hoạch

Thời hạn lập quy hoạch không quá 24 tháng kể từ ngày Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

5. Thành phần, số lượng và tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ quy hoạch

a) Thành phần hồ sơ quy hoạch

- Tờ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Dự thảo Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Báo cáo thuyết minh tổng hợp; Báo cáo tóm tắt.

- Hệ thống bản đồ quy hoạch và cơ sở dữ liệu về quy hoạch. Bản đồ tỷ lệ từ 1:50.000 đến 1:1.000.000, gồm: Bản đồ hiện trạng và định hướng phân vùng môi trường (vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải); Bản đồ hiện trạng và định hướng bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Bản đồ hiện trạng và định hướng các khu xử lý chất thải rắn, nguy hại tập trung cấp quốc gia, cấp vùng, cấp tỉnh; Bản đồ hiện trạng và định hướng mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường cấp quốc gia, cấp vùng và cấp tỉnh; Bản đồ tích hợp hiện trạng và định hướng bảo vệ môi trường (phân vùng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại tập trung; mạng lưới quan trắc và cảnh báo môi trường).

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của Bộ, ngành, địa phương về quy hoạch và các văn bản góp ý kèm theo.

- Báo cáo thẩm định của cơ quan thẩm định quy hoạch.

- Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.

b) Số lượng: 05 bộ bản in và đĩa CD lưu toàn bộ nội dung quy hoạch.

c) Tiêu chuẩn, quy cách hồ sơ:

- Phần hồ sơ văn bản: Báo cáo thuyết minh tổng hợp; Báo cáo tóm tắt; Dự thảo văn bản quyết định hoặc phê duyệt quy hoạch; Các báo cáo thuyết minh chuyên đề được in màu, thể hiện trên giấy khổ A4.

- Các bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch được in màu, tỷ lệ bản đồ được thực hiện theo quy định tự 1:50.000 đến 1:1.000.000.

6. Nguồn kinh phí thực hiện lập quy hoạch

a) Chi phí lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được sử dụng từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan.

b) Căn cứ Nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về định mức trong hoạt động quy hoạch, hướng dẫn của Bộ Tài chính về giá trong hoạt động quy hoạch, các quy định khác về định mức, tiêu chuẩn chi có liên quan, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lập dự toán, thẩm định và quyết định cụ thể chi phí lập quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia theo quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định của pháp luật khác có liên quan.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Phê duyệt chi tiết nội dung, dự toán của dự án và lựa chọn đơn vị lập quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai thực hiện lập quy hoạch theo Nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, hiệu quả.

2. Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo quy định, bảo đảm hiệu quả, đúng tiến độ.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Bộ trưởng các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng
- Thủ tướng, c
ác Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban KHCNMT của Quốc hội;
- Kiểm toán nhà nước;
- VPCP; BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: CN, NN, QHĐP, PL;
- Lưu: VT, KGVX (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác