408410

Quyết định 460/QĐ-BTP năm 2019 về Kế hoạch sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

408410
LawNet .vn

Quyết định 460/QĐ-BTP năm 2019 về Kế hoạch sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu: 460/QĐ-BTP Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Phan Chí Hiếu
Ngày ban hành: 22/02/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 460/QĐ-BTP
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Phan Chí Hiếu
Ngày ban hành: 22/02/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 460/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH SƠ KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thi hành);
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban Dân tộc; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (để phối hợp);
- Hội đồng Dân tộc (để biết);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để chỉ đạo thực hiện);
- Ủy ban về các vấn đề xã hội (để bi
ết);
- Văn phòng Chính phủ (để phối hợp);
- Văn phòng Quốc hội (để phối hợp);
- Tòa án nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao (để phối hợp);
- Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (để phối hợp);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Sở Tư pháp (để thực hiện);
- Cổng thông tin của Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, PLDSKT (DS).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 VÀ CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH CHI TIẾT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-BTP ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19/6/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.

Nhằm đánh giá tình hình, kết quả thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, Bộ Tư pháp xây dựng Kế hoạch sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, bao gồm các nội dung sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đánh giá khách quan, toàn diện mặt tích cực, hiệu quả đã đạt được qua thực tiễn thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết;

- Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc về quy định pháp luật và áp dụng pháp luật trong quá trình thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết;

- Đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật khác có liên quan; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; đồng bộ, thống nhất, khả thi trong áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình.

2. Yêu cầu

Việc sơ kết cần thực hiện nghiêm túc, thực chất tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là địa phương) và các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan ở Trung ương. Nội dung sơ kết phải thiết thực, phản ánh đúng thực tế khách quan, tránh làm theo kiểu thống kê, báo cáo thành tích.

Kết quả sơ kết phải xây dựng thành Báo cáo để gửi về Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC SƠ KẾT

1. Nội dung sơ kết

a) Đánh giá về sự tác động của Luật hôn nhân và gia đình, các văn bản quy định chi tiết đến các quan hệ hôn nhân và gia đình nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung; tác động của phát triển kinh tế - xã hội đối với các quan hệ hôn nhân và gia đình và các quy định của Luật hôn nhân và gia đình, các văn bản quy định chi tiết.

b) Công tác chỉ đạo, triển khai, thi hành Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết.

c) Đánh giá ưu điểm, bất cập, hạn chế trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình, các văn bản quy định chi tiết về quy định chung; kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; chấm dứt hôn nhân; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa các thành viên khác của gia đình; cấp dưỡng; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.

d) Đánh giá về sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình, văn bản quy định chi tiết với pháp luật, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có liên quan.

đ) Xác định những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn hôn nhân và gia đình còn có khoảng trống pháp lý.

e) Việc tuyên truyền, phổ biến Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết.

g) Công tác phối hợp giữa địa phương, Bộ, ngành, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật hôn nhân và gia đình và các văn bản quy định chi tiết.

2. Hình thc sơ kết

2.1. Tổ chức Hội nghị sơ kết

a) Hình thức

- Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội và 62 điểm cầu ở địa phương.

- Tại các địa phương tùy theo tình hình, điều kiện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ động quyết định về việc tổ chức/không tổ chức Hội nghị sơ kết của địa phương; trường hợp tổ chức Hội nghị sơ kết thì thực hiện xong trước ngày 05/4/2019.

b) Thời gian, địa điểm

- Thời gian: Hội nghị sơ kết toàn quốc dự kiến tổ chức vào tuần thứ nhất của tháng 5 năm 2019.

- Địa điểm:

+ Điểm cầu Hà Nội.

+ Điểm cầu tại các địa phương.

c) Thành phần

(i) Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội:

- Chủ trì Hội nghị: Lãnh đạo Bộ Tư pháp.

- Đại biểu các cơ quan, tổ chức ở Trung ương:

+ Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ; Hội đồng Dân tộc, Ủy ban về các vấn đề xã hội, Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ Tài chính; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Y tế; Bộ Ngoại giao; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công an; Ủy ban Dân tộc; Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Hội Luật gia Việt Nam; Liên đoàn Luật sư Việt Nam; Đại diện Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.

+ Đại diện các đơn vị có liên quan của Bộ Tư pháp;

+ Đại diện một số cơ quan thông tấn, báo chí.

- Đại biểu các cơ quan, tổ chức của thành phố Hà Nội: Lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Đoàn đại biểu Quốc hội; Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, các Sở, ban, ngành có liên quan, Phòng Tư pháp một số quận, huyện; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư; Hội công chứng viên; một số tổ hòa giải ở cơ sở theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp.

(ii) Đại biểu tham dự Hội nghị trực tuyến tại 62 điểm cầu ở địa phương: Lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; Đoàn đại biểu Quốc hội; Ban Dân tộc (đối với những địa phương có đông đồng bào dân tộc thiểu số); Sở Tư pháp, Cục Thi hành án dân sự, các Sở, ban, ngành có liên quan, Phòng Tư pháp một số quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Mặt trận tổ quốc, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư; Hội công chứng viên (đối với các tỉnh đã có Hội công chứng viên); một số tổ hòa giải ở cơ sở theo đề xuất của Giám đốc Sở Tư pháp.

d) Tài liệu Hội nghị sơ kết

- Dự thảo Báo cáo sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Bộ Tư pháp);

- Báo cáo tham luận của một số Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương và Sở Tư pháp một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.2. Tng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết trên phạm vi toàn quốc

Trên cơ sở Báo cáo sơ kết của các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả Hội nghị sơ kết toàn quốc, Bộ Tư pháp tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết toàn quốc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết để báo cáo Chính phủ.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì hoạt động sơ kết toàn quốc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết.

- Tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch;

- Tổng hợp, xây dựng Báo cáo sơ kết toàn quốc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết.

- Tổ chức Hội nghị sơ kết toàn quốc:

+ Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có trách nhiệm chuẩn bị về nội dung, chương trình Hội nghị; các thủ tục về hành chính liên quan đến tổ chức Hội nghị; tài liệu cho Hội nghị; mời đại biểu; xây dựng dự trù và quyết toán kinh phí các nội dung được giao; làm đầu mối về nội dung, chương trình, tham luận giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức có liên quan.

+ Cục Công nghệ thông tin chuẩn bị về kỹ thuật trực tuyến cho Hội nghị tại Hà Nội và giữa điểm cầu Trung ương với 62 điểm cầu tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Các đơn vị có liên quan khác thuộc Bộ Tư pháp: Văn phòng Bộ, Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Cục Trợ giúp pháp lý, Cục Bổ trợ tư pháp, Cục Con nuôi, Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Tổng cục Thi hành án dân sự, Nhà xuất bản Tư pháp, Báo Pháp luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Học viện Tư pháp, Đại học Luật Hà Nội căn cứ nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch triển khai thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế chỉnh lý, hoàn thiện Báo cáo sơ kết toàn quốc và thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch này.

2. Các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương

2.1. Đnghị Tòa án nhân dân tối cao chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết thông qua công tác giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình hoặc giải quyết các vụ việc liên quan đến hôn nhân và gia đình.

2.2. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết thông qua công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình.

2.3. Đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết, trong đó tập trung đánh giá quy định liên quan đến quản lý nhà nước về gia đình; sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình với Luật phòng chống bạo lực gia đình, pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.4. Đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá quy định của Luật hôn nhân và gia đình về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; quyền và nghĩa vụ của người yếu thế trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình (người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người cao tuổi, người khuyết tật);

- Đánh giá sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình với Luật bình đẳng giới, Luật người cao tuổi, Luật trẻ em, Luật người khuyết tật, pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.5. Đề nghị Bộ Y tế chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá quy định và việc thực thi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về tuổi kết hôn; giới tính trong kết hôn; xác định cha, mẹ, con; sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; mang thai hộ vì mục đích nhân đạo;

- Đánh giá sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình với Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác; Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.6. Đề nghị Bộ Ngoại giao chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá tình hình thực hiện các thủ tục về đăng ký kết hôn hoặc ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thm quyền nước ngoài tại các Cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài và tại Bộ Ngoại giao;

- Đánh giá sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc chuẩn bị gia nhập.

2.7. Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng hoặc của các thành viên trong gia đình có liên quan đến quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

- Đánh giá sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 với Luật đất đai năm 2013, pháp luật khác có liên quan.

2.8. Đề nghị Ủy ban Dân tộc chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá các quy định và việc thực thi Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về áp dụng tập quán trong các quan hệ hôn nhân và gia đình; về điều kiện kết hôn; quan hệ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn; kết hôn trái pháp luật; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình thuộc người dân tộc thiểu số;

- Đánh giá sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình với pháp luật có liên quan đến hôn nhân và gia đình của đồng bào dân tộc thiểu số, khu vực vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới có đồng bào dân tộc thiểu số và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2.9. Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của vợ và chồng về tài khoản ngân hàng, đại diện, sở hữu, giao dịch;

- Đánh giá sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài khoản ngân hàng, đại diện, sở hữu, giao dịch với pháp luật có liên quan trong lĩnh vực ngân hàng.

2.10. Đề nghị Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam chủ trì việc sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết về các vấn đề chủ yếu sau:

- Đánh giá quy định về trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình; những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình; bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình; áp dụng tập quán trong các quan hệ hôn nhân và gia đình; quyền, nghĩa vụ của phụ nữ và trẻ em trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; điều kiện kết hôn; chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn; hủy kết hôn trái pháp luật; xác định cha, mẹ, con; cấp dưỡng; giải quyết ly hôn và các tranh chấp khác trong gia đình; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài; thẩm quyền yêu cầu giải quyết các vụ việc về hủy kết hôn trái pháp luật; cấp dưỡng; hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đánh giá về vấn đề giới trong quy định và áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình;

- Những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn qua quá trình tham gia giám sát, khảo sát của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (vấn đề con lai, kết hôn qua biên giới...);

- Đánh giá sự đồng bộ, thống nhất giữa Luật hôn nhân và gia đình với Luật bình đẳng giới, Luật phòng chống bạo lực gia đình, Luật trẻ em, pháp luật khác có liên quan và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch sơ kết trên địa bàn địa phương, có Báo cáo sơ kết gửi Bộ Tư pháp theo đúng nội dung và thời hạn để Bộ Tư pháp kịp thời tổng hợp, xây dựng Báo cáo Chính phủ.

Việc sơ kết ngoài thực hiện đầy đủ theo các nội dung sơ kết tại mục II. 1 của Kế hoạch này qua thực tiễn thi hành pháp luật hôn nhân và gia đình ở địa phương còn đánh giá rõ hoạt động xây dựng danh mục tập quán về hôn nhân và gia đình theo nhiệm vụ được giao tại Điều 6 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hôn nhân và gia đình.

4. Thời điểm lấy số liệu và thời hạn gửi Báo cáo sơ kết

- Số liệu phục vụ sơ kết được tính từ ngày 01/01/2015 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có hiệu lực thi hành) đến hết ngày 31/12/2018.

- Báo cáo sơ kết của các Bộ, ngành, tổ chức ở Trung ương; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp gửi về Bộ Tư pháp (Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế) trước ngày 15/4/2019; kèm theo file điện tử vào địa chỉ email: tranthuhuong@moj.gov.vn.

5. Kinh phí

- Kinh phí tổ chức thực hiện Kế hoạch sơ kết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản quy định chi tiết được bố trí trong dự toán kinh phí hoạt động thường xuyên của các Bộ, ngành, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hp pháp khác (nếu có)./.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác