Thông tư 02/2019/TT-BQP quy định về hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Thông tư 02/2019/TT-BQP quy định về hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Số hiệu: | 02/2019/TT-BQP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng | Người ký: | Bế Xuân Trường |
Ngày ban hành: | 07/01/2019 | Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/01/2019 | Số công báo: | 75-76 |
Tình trạng: | Đã biết |
Số hiệu: | 02/2019/TT-BQP |
Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Quốc phòng |
Người ký: | Bế Xuân Trường |
Ngày ban hành: | 07/01/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Ngày công báo: | 22/01/2019 |
Số công báo: | 75-76 |
Tình trạng: | Đã biết |
BỘ QUỐC PHÒNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/2019/TT-BQP |
Hà Nội, ngày 07 tháng 01 năm 2019 |
QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường;
Căn cứ Nghị định số 164/2017/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Theo đề nghị của Tổng Tham mưu trưởng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư quy định về hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Thông tư này quy định nguyên tắc, nội dung hoạt động đo lường; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động đo lường; thanh tra, xử lý vi phạm và trách nhiệm của cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng trong việc thực hiện công tác đo lường thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, đơn vị và cá nhân tham gia hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
2. Thông tư này không áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Quân đội tham gia hoạt động đo lường phục vụ đời sống, kinh tế-xã hội, đảm bảo dân sinh.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng là việc thiết lập, sử dụng đơn vị đo, chuẩn đo lường; sản xuất, sửa chữa, mua sắm, cải tiến, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo; thực hiện phép đo; định lượng đối với hàng đóng gói sẵn; quản lý về đo lường; thông tin, đào tạo, tư vấn, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường. Hoạt động này nhằm bảo đảm kịp thời cho nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện quân sự và các nhiệm vụ quốc phòng khác.
2. Kiểm tra kỹ thuật đo lường là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật, xác định tham số kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo quy trình kiểm tra kỹ thuật đo lường.
3. Cơ sở Đo lường-Chất lượng là đơn vị được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng công nhận năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phù hợp với chuẩn mực công nhận hiện hành của Bộ Quốc phòng.
4. Cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lương-Chất lượng đơn vị đầu mối Ngành là phòng, ban, trợ lý Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn, tổng cục, viện, học viện hoặc tương đương; chịu trách nhiệm trước người chỉ huy về công tác Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
5. Đơn vị đo đặc thù quân sự là những đơn vị đo không quy định trong Nghị định 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đo lường (sau đây viết gọn là Nghị định số 86/2012/NĐ-CP) nhưng cần thiết được sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
1. Đo lường phải bảo đảm tính thống nhất, chính xác.
2. Hoạt động đo lường phải bảo đảm:
a) Trung thực, khách quan, chính xác, minh bạch;
b) An toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường;
c) Phù hợp với thông lệ quốc tế, quy định của Nhà nước, quy định đặc thù trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng;
d) Thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động đo lường.
Điều 5. Chính sách về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng
1. Bộ Quốc phòng tập trung đầu tư xây dựng và duy trì hệ thống chuẩn đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; bảo đảm kinh phí cho việc thực hiện các yêu cầu về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo do Bộ Quốc phòng đầu tư, quản lý.
2. Bộ Quốc phòng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
3. Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng là cơ quan được Bộ Quốc phòng giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất về chủ trương, biện pháp và tổ chức thực hiện đối với các hoạt động đo lường.
ĐƠN VỊ ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG, PHƯƠNG TIỆN ĐO
1. Đơn vị đo sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng gồm các đơn vị đo pháp định, đơn vị đo khác theo quy định của Luật đo lường năm 2011, Nghị định 86/2012/NĐ-CP và các đơn vị đo đặc thù quân sự, quốc phòng.
2. Sử dụng đơn vị đo
a) Phải sử dụng đơn vị đo pháp định trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 9 Luật đo lường;
b) Việc trình bày kết quả đo, thể hiện giá trị đại lượng theo đơn vị đo pháp định phải tuân thủ quy định tại Phụ lục V Nghị định 86/2012/NĐ-CP. Giá trị đại lượng đo, trị số và đơn vị đo pháp định trình bày trước; trị số và đơn vị đo khác trình bày sau và để trong ngoặc đơn;
c) Việc quy đổi các đơn vị đo đặc thù quân sự, quốc phòng theo đơn vị đo pháp định được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Chuẩn đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được thiết lập, quản lý, sử dụng phù hợp với Kế hoạch phát triển chuẩn đo lường quốc gia, Quy hoạch hệ thống chuẩn đo lường của Bộ Quốc phòng; với mục tiêu đảm bảo truyền độ chính xác từ cao xuống thấp; đáp ứng nhiệm vụ quản lý nhà nước về đo lường; đáp ứng yêu cầu đo lường phục vụ các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng.
Hệ thống chuẩn đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng gồm:
a) Chuẩn đo lường quốc gia do Bộ Quốc phòng thiết lập;
b) Chuẩn đo lường chính của Bộ Quốc phòng là chuẩn đo lường do Bộ Quốc phòng thiết lập; được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, xác định giá trị đo của các chuẩn đo lường khác ở các đơn vị, cơ sở Đo lường-Chất lượng hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng;
c) Chuẩn đo lường công tác là chuẩn đo lường được dùng để kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo.
2. Yêu cầu đối với chuẩn đo lường
a) Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản của chuẩn đo lường phải được thể hiện trên chuẩn đo lường hoặc ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo. Đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành hoặc được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định áp dụng;
b) Chuẩn đo lường quốc gia phải được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt; Chuẩn đo lường chính phải được phê duyệt theo quy định của Bộ Quốc phòng;
c) Chuẩn đo lường quốc gia phải được thiết lập, duy trì, bảo quản, sử dụng tại tổ chức được chỉ định giữ chuẩn quốc gia theo quy định của Luật đo lường; chuẩn đo lường chính, chuẩn đo lường công tác phải được thiết lập, duy trì, bảo quản, sử dụng tại các cơ sở Đo lường-Chất lượng. Chuẩn đo lường phải được định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn hoặc so sánh với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn.
3. Yêu cầu đối với chất chuẩn
Chất chuẩn phải bảo đảm tuân thủ yêu cầu đối với chuẩn đo lường quy định tại Khoản 2 Điều này và các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm độ đồng nhất, độ ổn định và giá trị thuộc tính của chất chuẩn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được quy định;
b) Phải được xác nhận giá trị thuộc tính của chất chuẩn cùng với độ không đảm bảo đo của giá trị thuộc tính này.
Chất chuẩn dùng trực tiếp để kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo phải được hiệu chuẩn và chứng nhận phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường.
Điều 8. Điều kiện hoạt động của cơ sở Đo lường-Chất lượng giữ chuẩn đo lường
Cơ sở Đo lường-Chất lượng giữ chuẩn đo lường phải có đủ nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật và hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Giữ, duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường theo quy định.
2. Định kỳ kiểm định, hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường theo quy định.
3. Kiểm định, hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác tới chuẩn đo lường, phương tiện đo có độ chính xác thấp hơn.
4. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về chuẩn đo lường; xây dựng phương pháp duy trì, bảo quản chuẩn đo lường; xây dựng phương pháp đo để truyền độ chính xác tới chuẩn đo lường, phương tiện đo có độ chính xác thấp hơn.
1. Phương tiện đo sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được kiểm soát nghiêm ngặt về yêu cầu kỹ thuật đo lường; được quản lý, sử dụng theo các quy định của Bộ Quốc phòng để bảo đảm kiểm soát được tính năng chiến, kỹ thuật của vũ khí trang bị, sản phẩm, hàng hóa quốc phòng; duy trì tính thống nhất, tính bí mật đặc thù trong hoạt động quân sự, quốc phòng.
2. Yêu cầu đối với phương tiện đo
a) Yêu cầu kỹ thuật đo lường cơ bản phải được thể hiện trên phương tiện đo hoặc tài liệu đi kèm;
b) Đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành hoặc được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định áp dụng;
c) Cấu trúc của phương tiện đo phải bảo đảm ngăn ngừa sự can thiệp dẫn đến làm sai lệch kết quả đo.
3. Kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo
Phương tiện đo phải được kiểm soát về đo lường bằng các biện pháp sau:
a) Phê duyệt mẫu khi sản xuất, cải tiến, mua sắm, nhập khẩu;
b) Kiểm định hoặc hiệu chuẩn ban đầu trước khi đưa vào sử dụng;
c) Kiểm định hoặc hiệu chuẩn hoặc kiểm tra kỹ thuật đo lường định kỳ trong quá trình sử dụng;
d) Kiểm định hoặc hiệu chuẩn hoặc kiểm tra kỹ thuật đo lường sau sửa chữa, cải tiến;
đ) Kiểm định hoặc hiệu chuẩn hoặc kiểm tra kỹ thuật đo lường khi có yêu cầu.
PHÊ DUYỆT MẪU, KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM VÀ KIỂM TRA KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG
Điều 10. Phê duyệt mẫu phương tiện đo
1. Phê duyệt mẫu phương tiện đo (sau đây gọi là phê duyệt mẫu) là việc Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng tổ chức đánh giá, xác nhận mẫu phương tiện đo hoặc mẫu của loại phương tiện đo phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định.
2. Đối tượng phê duyệt mẫu là phương tiện đo được sản xuất, cải tiến, mua sắm, nhập khẩu phục vụ cho các hoạt động trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
3. Việc thử nghiệm mẫu phương tiện đo phải được thực hiện tại cơ sở Đo lường-Chất lượng được chỉ định. Mẫu phương tiện đo có thể được miễn, giảm thử nghiệm theo quy định của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
Điều 11. Kiểm định phương tiện đo
1. Kiểm định là biện pháp kiểm soát về đo lường được ưu tiên áp dụng đối với tất cả phương tiện đo được quản lý, sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Việc kiểm định do các cơ sở Đo lường-Chất lượng trong Bộ Quốc phòng và các tổ chức kiểm định ngoài Quân đội thực hiện.
2. Các cơ sở Đo lường-Chất lượng trong Bộ Quốc phòng chỉ được thực hiện kiểm định phương tiện đo theo năng lực đã được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng công nhận phù hợp với chuẩn mực công nhận hiện hành của Bộ Quốc phòng.
3. Tổ chức kiểm định ngoài Quân đội thực hiện kiểm định phương tiện đo sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định đủ năng lực thực hiện.
4. Thực hiện kiểm định phải tuân thủ theo quy trình kiểm định đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng hoặc cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành ban hành. Chuẩn đo lường, phương tiện đo, thiết bị phụ trợ, điều kiện môi trường của cơ sở Đo lường- Chất lượng phải phù hợp với quy trình kiểm định. Phương tiện đo sau kiểm định đạt yêu cầu kỹ thuật, được cấp Giấy chứng nhận kiểm định, dán Tem kiểm định và Tem niêm phong.
Điều 12. Hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường
1. Hiệu chuẩn là hoạt động xác định, thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo của chuẩn đo lường, phương tiện đo với giá trị đo của đại lượng cần đo; được áp dụng đối với các chuẩn đo lường, phương tiện đo chưa đủ điều kiện kiểm định, hoặc việc áp dụng kiểm định không phù hợp. Việc hiệu chuẩn được thực hiện tại nước ngoài, tại các tổ chức hiệu chuẩn ngoài Quân đội được cơ quan quản lý nhà nước về đo lường có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định và tại các cơ sở Đo lường-Chất lượng cấp chiến lược, đầu chuyên ngành theo quy định.
2. Cơ sở Đo lường-Chất lượng chỉ được thực hiện việc hiệu chuẩn theo năng lực đã được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng công nhận phù hợp với chuẩn mực công nhận của Bộ Quốc phòng; hoặc được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường- Chất lượng thừa nhận năng lực hiệu chuẩn đã được cơ quan công nhận quốc gia, quốc tế công nhận năng lực hiệu chuẩn theo Tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025 hoặc Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025.
3. Khi thực hiện hiệu chuẩn phải áp dụng quy trình, phương pháp hiệu chuẩn phù hợp với chuẩn đo lường, phương tiện đo, thiết bị phụ trợ, điều kiện môi trường của cơ sở Đo lường-Chất lượng. Chuẩn đo lường, phương tiện đo sau khi hiệu chuẩn được cấp Giấy chứng nhận hiệu chuẩn, dán Tem hiệu chuẩn và Tem niêm phong.
Điều 13. Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường
1. Thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường được thực hiện theo quy trình thử nghiệm đã được ban hành. Kết quả thử nghiệm làm cơ sở cho hoạt động phê duyệt mẫu.
2. Việc thử nghiệm do các cơ sở Đo lường-Chất lượng được cơ quan quản lý có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
Điều 14. Kiểm tra kỹ thuật đo lường
1. Kiểm tra kỹ thuật đo lường được áp dụng đối với các phương tiện đo chưa đủ điều kiện kiểm định hoặc hiệu chuẩn. Phương tiện đo được kiểm tra kỹ thuật đo lường tại cơ sở Đo lường-Chất lượng có đủ điều kiện thực hiện việc đánh giá tình trạng kỹ thuật, xác định một hoặc một số đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.
2. Việc thực hiện kiểm tra kỹ thuật đo lường phải tuân thủ theo quy trình kiểm tra kỹ thuật đo lường đã được ban hành, phù hợp với năng lực của cơ sở Đo lường-Chất lượng. Phương tiện đo sau khi kiểm tra kỹ thuật đo lường được cấp Biên bản kiểm tra kỹ thuật đo lường.
Điều 15. Yêu cầu đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường
1. Độc lập, khách quan, chính xác; công khai, minh bạch về trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường.
2. Tuân thủ các quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
PHÉP ĐO, LƯỢNG CỦA HÀNG ĐÓNG GÓI SẴN
Điều 16. Quy định chung về phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn
Phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng phải được kiểm soát chặt chẽ theo yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành hoặc Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định.
Điều 17. Yêu cầu cơ bản đối với phép đo
1. Phương tiện đo, phương pháp đo, điều kiện để thực hiện phép đo, mức độ thành thạo của người thực hiện phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành hoặc do Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định.
2. Độ chính xác của kết quả đo phải bảo đảm được truyền từ chuẩn đo lường thông qua một chuỗi không đứt đoạn các hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn.
Điều 18. Yêu cầu cơ bản đối với lượng của hàng đóng gói sẵn
1. Lượng của hàng đóng gói sẵn phải phù hợp với thông tin ghi trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu đi kèm và phải phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành hoặc đo Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định.
2. Trên nhãn hàng hóa phải có dấu định lượng. Việc sử dụng dấu định lượng và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng do Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định.
3. Danh mục các loại hàng đóng gói sẵn sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Hàng năm, theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị và yêu cầu quản lý nhà nước về đo lường, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng tổng hợp, đề xuất Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định sửa đổi, bổ sung danh mục các loại hàng đóng gói sẵn sử dụng trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG ĐO LƯỜNG
Điều 19. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị sản xuất, mua sắm chuẩn đo lường, phương tiện đo
1. Cơ quan, đơn vị sản xuất, mua sắm chuẩn đo lường, phương tiện đo trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng có các quyền sau đây:
a) Lựa chọn cơ sở Đo lường-Chất lượng hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn phù hợp để thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo;
b) Khiếu nại kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường phương tiện đo, chuẩn đo lường với cơ sở thực hiện.
2. Cơ quan, đơn vị sản xuất, mua sắm chuẩn đo lường, phương tiện đo trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện biện pháp kiểm soát về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo theo quy định khi sản xuất, mua sắm và trước khi đưa chuẩn đo lường, phương tiện đo vào sử dụng;
b) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
c) Thông tin trung thực về các đặc tính kỹ thuật đo lường của chuẩn đo lường, phương tiện đo;
đ) Hướng dẫn các điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo.
1. Cơ sở Đo lường-Chất lượng thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường có các quyền sau đây:
a) Thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc kiểm tra kỹ thuật đo lường trong phạm vi năng lực đã được Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng công nhận hoặc thừa nhận;
b) Được thừa nhận kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường phục vụ quản lý nhà nước về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng;
c) Được bảo đảm kinh phí để thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường theo quy định.
2. Cơ sở Đo lường-Chất lượng thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ trình tự, thủ tục thực, hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường; bảo đảm việc thực hiện khách quan, chính xác, công khai, minh bạch;
b) Thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường theo phân cấp, đúng kế hoạch hàng năm đã được Thủ trưởng các cấp phê duyệt. Bảo mật thông tin, số liệu, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường theo quy định;
c) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong Quân đội để xử lý theo quy định khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường;
đ) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường đã cung cấp;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo
1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, đơn vị sản xuất, mua sắm hoặc nhà cung cấp chuẩn đo lường, phương tiện đo cung cấp thông tin, tài liệu về đặc tính kỹ thuật đo lường, điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo;
b) Đề nghị với cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường theo kế hoạch đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo do đơn vị quản lý, sử dụng;
c) Khiếu nại về kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường của cơ sở đã thực hiện với cơ quan quản lý cấp trên.
2. Cơ quan, đơn vị, cá nhân sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện các biện pháp kiểm soát về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo trong quá trình sử dụng;
b) Bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, kinh doanh chuẩn đo lường, phương tiện đo; dừng sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo và thực hiện các biện pháp khắc phục trong trường hợp phát hiện sai, hỏng;
c) Tuân thủ yêu cầu về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo theo quy định của cơ quan, đơn vị quản lý chuyên ngành hoặc của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng;
d) Bảo đảm điều kiện theo quy định để Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, chuẩn đo lường;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Điều 22. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, đơn vị sản xuất cung cấp hàng đóng gói sẵn
1. Cơ quan, đơn vị sản xuất, cung cấp hàng đóng gói sẵn cho các đơn vị trong Quân đội có các quyền sau đây:
a) Công bố dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn;
b) Khiếu nại với cơ quan quản lý cấp trên về hành vi hành chính, quyết định hành chính không phù hợp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, đơn vị sản xuất, cung cấp hàng đóng gói sẵn cho các đơn vị trong Quân đội có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về lượng của hàng đóng gói sẵn;
b) Thông báo với người sử dụng điều kiện phải thực hiện khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hàng đóng gói sẵn;
c) Bảo đảm lượng của hàng đóng gói sẵn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật đo lường theo quy định;
d) Phải thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa của hàng đóng gói sẵn theo quy định. Dấu định lượng là ký hiệu để công bố lượng của hàng đóng gói sẵn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường. Dấu định lượng là chữ V, kiểu chữ in hoa, đứng, đậm, phông sử dụng phông Times New Roman, chiều cao chữ lớn hơn hoặc bằng 3 mm.
Dấu định lượng được thể hiện bằng cách in, gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì hoặc nhãn gắn trên hàng hóa ở vị trí dễ đọc, dễ thấy;
đ) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra nhà nước về đo lường của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
KIỂM TRA, THANH TRA, XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ ĐO LƯỜNG
Điều 23. Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường
Đối tượng kiểm tra nhà nước về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng gồm chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường.
Điều 24. Nội dung kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Kiểm tra sự phù hợp của chuẩn đo lường so với yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
2. Kiểm tra sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu quy định tại Điều 9 Thông tư này.
3. Kiểm tra đối với phép đo gồm:
a) Kiểm tra, xác định sự phù hợp của phương tiện đo, phương pháp đo đã sử dụng và các điều kiện đo với yêu cầu kỹ thuật đo lường;
b) Kiểm tra sai số của kết quả đo với giới hạn sai số cho phép theo yêu cầu kỹ thuật đo lường.
4. Kiểm tra sự phù hợp đối với lượng của hàng đóng gói sẵn theo yêu cầu quy định tại Điều 18 Thông tư này.
5. Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, việc bảo đảm các điều kiện hoạt động, việc thực hiện nghĩa vụ của cơ sở Đo lường-Chất lượng thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường.
Điều 25. Trách nhiệm kiểm tra nhà nước về đo lường
Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm tra nhà nước về đo lường trong phạm vi toàn quân; chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện:
1. Kiểm tra thường xuyên theo kế hoạch hoặc đột xuất đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn.
2. Kiểm tra đột xuất đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi phát hiện có hành vi vi phạm.
1. Đoàn kiểm tra do Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quyết định thành lập.
2. Thành phần của Đoàn kiểm tra gồm Trưởng đoàn và thành viên khác. Số lượng thành viên Đoàn kiểm tra tùy thuộc vào nội dung kiểm tra và do Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quyết định.
3. Trưởng đoàn là Thủ trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng hoặc cán bộ quản lý cấp Phòng có đủ năng lực được ủy quyền của Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng. Trưởng đoàn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đoàn: Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra; tổ chức lập biên bản kiểm tra hoặc biên bản vi phạm pháp luật về đo lường theo quy định; thông qua hồ sơ, biên bản để trình cơ quan ra quyết định kiểm tra, chuyển cho cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định.
4. Thư ký là cán bộ của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, có trách nhiệm xây dựng các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra theo quy định và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
5. Thành viên khác
a) Cán bộ kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực đo lường cần kiểm tra và làm nhiệm vụ kiểm tra về kỹ thuật đo lường;
b) Cán bộ của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng và cán bộ của cơ quan, đơn vị khác được cử tham gia Đoàn kiểm tra và thực hiện nhiệm vụ theo phân công của Trưởng đoàn kiểm tra.
6. Thành viên Đoàn kiểm tra chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, xử lý theo phân công và theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Trình tự, thủ tục kiểm tra nhà nước về đo Lường
1. Đối với phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn
a) Đoàn kiểm tra thông báo quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra đối với đối tượng và nội dung kiểm tra trong quyết định kiểm tra;
c) Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến điều kiện vận chuyển, bảo quản, lưu giữ, sử dụng và các yêu cầu kỹ thuật đo lường của phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn cần được kiểm tra;
d) Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra kỹ thuật đo lường với từng nội dung cụ thể;
đ) Lập biên bản kiểm tra. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường, Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm và báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định. Mẫu biên bản vi phạm pháp luật về đo lường do Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định;
e) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 28 Thông tư này;
g) Báo cáo kết quả kiểm tra về Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
2. Đối với hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
a) Đoàn kiểm tra thông báo quyết định kiểm tra trước khi tiến hành kiểm tra;
b) Tiến hành kiểm tra theo nội dung của quyết định kiểm tra;
c) Đoàn kiểm tra yêu cầu cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan hoạt động duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn đo lường, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cần kiểm tra;
d) Căn cứ hồ sơ, tài liệu của cơ sở và các quy định quản lý nhà nước về đo lường, đoàn kiểm tra tiến hành quan sát, kiểm tra các yêu cầu quy định;
đ) Lập biên bản kiểm tra. Trường hợp phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về đo lường, Trưởng đoàn kiểm tra lập biên bản vi phạm và báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xử lý theo quy định. Mẫu biên bản vi phạm pháp luật về đo lường do Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng quy định;
e) Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra theo quy định tại Điều 28 Thông tư này;
g) Báo cáo kết quả kiểm tra về Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng.
Điều 28. Xử lý vi phạm trong quá trình kiểm tra nhà nước về đo lường
1. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện chuẩn đo lường, phương tiện đo, phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường của cơ quan, đơn vị, cơ sở Đo lường-Chất lượng không phù hợp với quy định thì Đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp sau đây:
a) Kịp thời thông báo cho cơ quan cấp trên của đơn vị được kiểm tra về những vi phạm đã được phát hiện;
b) Yêu cầu cơ quan, đơn vị tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện đo đó và thực hiện ngay các biện pháp khắc phục;
c) Yêu cầu cơ quan, đơn vị tạm dừng việc sản xuất, kinh doanh hàng đóng gói sẵn đó và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
d) Yêu cầu cơ quan, đơn vị, cơ sở Đo lường-Chất lượng tạm dừng phép đo và thực hiện ngay biện pháp khắc phục;
đ) Yêu cầu cơ sở Đo lường-Chất lượng tạm dừng hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường không phù hợp và thực hiện ngay biện pháp khắc phục.
2. Trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng về đo lường hoặc sau khi đã yêu cầu thực hiện các biện pháp quy định tại Khoản 1 Điều này mà cơ quan, đơn vị, cơ sở Đo lường-Chất lượng vẫn tiếp tục vi phạm thì Đoàn kiểm tra phải báo cáo ngay với Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ kiểm tra gửi cơ quan có thẩm quyền gồm công văn của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng, biên bản kiểm tra của Đoàn kiểm tra và các giấy tờ, chứng cứ có liên quan, Hồ sơ kiểm tra là một trong các cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Điều 29. Thanh tra về đo lường
1. Thanh tra Bộ Quốc phòng và Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Việc thanh tra được thực hiện theo quy định của Luật đo lường và pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra chuyên ngành về đo lường có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật và các quy định kỹ thuật về đo lường của cơ quan, đơn vị, cá nhân trong hoạt động đo lường thuộc lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
3. Đối tượng thanh tra chuyên ngành về đo lường là các cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Điều 30. Xử lý vi phạm pháp luật về đo lường
1. Cơ quan, đơn vị, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và của Quân đội.
2. Cá nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định của pháp luật về đo lường tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 31. Nguồn kinh phí bảo đảm
1. Ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng bảo đảm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác đo lường.
2. Ngân sách nhà nước chi đầu tư phát triển.
3. Quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước (Ngân sách đặc biệt).
4. Nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Đối với đơn vị dự toán Quân đội, nội dung chi hoạt động đo lường gồm: Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra kỹ thuật đo lường chuẩn đo lường, phương tiện đo đang quản lý ở cấp Bộ Quốc phòng hoặc đã đưa vào trang bị, sử dụng được bảo đảm từ nguồn ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng.
2. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động kinh tế quốc phòng: Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, kiểm tra kỹ thuật đo lường chuẩn đo lường, phương tiện đo tính vào giá thành sản phẩm, dịch vụ.
3. Đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo sử dụng để thực hiện dự án hoặc sản phẩm của dự án đầu tư đang trong giai đoạn triển khai (chưa bàn giao, đưa vào sử dụng): Chủ đầu tư sử dụng kinh phí của dự án để chi kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra, nghiệm thu.
4. Đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo được hình thành trong quá trình mua sắm: Chi phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm do bên bán (nhà cung cấp) bảo đảm cho đến khi hoàn thiện thủ tục bàn giao cho bên mua.
5. Đối với đơn vị sản xuất chuẩn đo lường, phương tiện đo: Đơn vị tự bảo đảm kinh phí kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm; chi phí thực hiện nội dung này tính vào giá thành sản xuất sản phẩm.
6. Chi phí phê duyệt mẫu: Đơn vị nào có mẫu cần phê duyệt phải tự bảo đảm kinh phí phê duyệt mẫu; mẫu được hình thành từ sản xuất, cải tiến, mua sắm trong nước hoặc nhập khẩu thì chi phí phê duyệt mẫu được tính tương ứng vào chi phí sản xuất, cải tiến, mua sắm trong nước hoặc nhập khẩu.
7. Kinh phí hoạt động kiểm tra nhà nước về đo lường được bảo đảm từ Ngân sách nhà nước chi cho quốc phòng bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của Ngành Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng các cơ quan, đơn vị. Căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nhiệm vụ của Ngành.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN TIÊU CHUẨN-ĐO LƯỜNG-CHẤT LƯỢNG
Điều 33. Trách nhiệm của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng
1. Tham mưu, đề xuất với Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu báo cáo Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các chủ trương, chính sách, biện pháp tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về đo lường trong phạm vi toàn quân.
2. Chủ trì phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan báo cáo Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, quy hoạch phát triển hệ thống chuẩn đo lường của Bộ Quốc phòng, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính quân sự về hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
3. Quản lý việc thiết lập, duy trì, bảo quản và sử dụng hệ thống chuẩn đo lường trong Bộ Quốc phòng. Tổ chức quản lý về đo lường đối với phép đo, lượng của hàng đóng gói sẵn, chuẩn đo lường, phương tiện đo trong toàn quân. Quy định chu kỳ kiểm định, hiệu chuẩn và kiểm tra kỹ thuật đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo. Quản lý hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường của các cơ sở Đo lường-Chất lượng; Quy định về tem Kiểm định, tem Niêm phong và Giấy chứng nhận sử dụng trong hoạt động kiểm định, thử nghiệm.
4. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng. Tổ chức hợp tác trong và ngoài nước về đo lường. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
5. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đơn vị đầu mối Ngành thực hiện quản lý đo lường trong phạm vi, quyền hạn được giao.
6. Phối hợp với Thanh tra Bộ Quốc phòng tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đo lường theo thẩm quyền. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra về hoạt động đo lường trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đơn vị đầu mối Ngành
1. Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng về công tác quản lý đo lường trong phạm vi phụ trách. Tham mưu cho người chỉ huy về công tác quản lý đo lường; soạn thảo, đề nghị chỉ huy đơn vị ban hành các văn bản hành chính quân sự, văn bản quy phạm nội bộ áp dụng thực hiện các quy định của Ngành về công tác quản lý đo lường.
2. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện giữ chuẩn, truyền chuẩn, liên kết chuẩn đo lường; kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, kiểm tra kỹ thuật đo lường theo phân cấp tại các đơn vị thuộc đầu mối Ngành.
3. Báo cáo Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng việc thực hiện quản lý đo lường theo quy định. Phối hợp các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm quy định pháp luật về đo lường đối với các cơ quan, đơn vị thuộc đầu mối Ngành.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 02 năm 2019.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm các tổng cục, Chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Thông tư này./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐƠN VỊ ĐO ĐẠC THU QUÂN SỰ SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC QUÂN SỰ,
QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BQP ngày 07 tháng 01 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
TT |
Đại lượng |
Đơn vị đo đặc thù |
Giá trị |
Ghi chú |
||
Tên |
Ký hiệu |
Một (01) đơn vị đo đặc thù |
Quy đổi theo đơn vị đo pháp định |
|||
1 |
góc phẳng |
li giác hệ Nga |
Lg |
1 Lg |
3,6' |
Li giác là đơn vị đo góc dùng trong khí tài pháo binh. Có giá trị bằng góc ở tâm đường tròn chắn 1 cung có độ dài bằng 1/1 000 bán kính. Với phép đo này, góc đầy (cả vòng tròn) số có giá trị 1 000 x 2 π = 6 283,18 Lg. Để tiện tính toán, các loại pháo và khí tài pháo binh của Nga và các nước Liên Xô cũ quy chẵn Lg bằng 1/6 000 góc đầy; còn pháo và khí tài pháo binh của Mỹ, Anh, Pháp... quy chẵn LgA bằng 1/6 400 góc đầy. Vì vậy: 1 Lg của Liên Xô bằng 3,6'; 1 LgA của Mỹ bằng 3,375'. 1 Lg = 3,6' = 3'36" 1 LgA = 3,375'= 3'22,5" Cách viết: 60-00 Lg = 360°; 0-01 Lg = 3,6'= 3'36"; 24-72 Lg = 148,32° = 148°19'12"; 15-00 Lg = 90° (góc vuông); 30-00 Lg = 180° (góc bẹt); Cách đọc: 60-00 Lg: (sáu mươi, không không); 0-01 Lg: (không, không một); 24-72 Lg: (hai bốn, bảy hai); 15-00 Lg: (mười lăm, không không). 30-00 Lg: (ba mươi, không không). |
li giác hệ Mỹ |
LgA |
1 LgA |
3,375' |
|||
2 |
Tốc độ |
nút (knot) |
kn |
1 kn |
1 852 m/h |
Nút (tiếng Anh: knot) là đơn vị đo tốc độ tương đương 1 mile/h hay 1 852 m/h. Trên thế giới, đơn vị nút được dùng trong ngành khí tượng học, hàng hải và hàng không. |
DANH MỤC HÀNG HÓA ĐÓNG GÓI SẴN SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC
QUÂN SỰ, QUỐC PHÒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 02/2019/TT-BQP ngày 07 tháng 01 năm 2019 của
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng)
TT |
Tên hàng hóa đóng gói sẵn |
Tiêu chuẩn áp dụng |
Đơn vị sản xuất, đóng gói |
1 |
Lương khô bay 784 |
TCVN/QS 1342:2012 |
Công ty Cổ phần 22/ Tổng cục Hậu cần |
2 |
Lương khô BB 794 |
TCVN/QS 663:2012 |
Công ty Cổ phần 22/ Tổng cục Hậu cần |
3 |
Lương khô K16 |
TCQS 482:2017/TCHC/QN |
Công ty Cổ phần 22/ Tổng cục Hậu cần |
4 |
Nhiên liệu tên lửa lỏng chất cháy TG-02 |
TCVN/QS 568-1:2010 |
Viện Kỹ thuật PK-KQ/ Quân chủng PK-KQ |
5 |
Nhiên liệu tên lửa lỏng chất “O” loại AK-20A |
TCYN/QS 568-3:2010 |
Nhà máy A31/ Cục Kỹ thuật/ BTL PK-KQ |
6 |
Nhiên liệu tên lửa lỏng chất “O” loại AK-27И |
TCVN/QS 568-3:2010 |
Nhà máy A31/ Cục Kỹ thuật/ BTL PK-KQ |
7 |
Chất làm mát ALTRIIFRIZ MARK- 65VN |
TQSB 1091:2006 |
Viện Kỹ thuật PK-KQ/ Quân chủng PK-KQ |
8 |
Khí Ôxy |
01 TC 635:2000 |
Nhà máy A34, Nhà máy A41/ Cục Kỹ thuật/ BTL PK-KQ |
9 |
Khí Nitơ |
01 TC 635:2000 |
Nhà máy A34, Nhà máy A41/ Cục Kỹ thuật/ BTLPK-KQ |
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
(Không có nội dung)
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
-
Ban hành: {{m.News_Dates_Date}} Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}} Tình trạng: {{m.TinhTrang}} Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}} Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}Tình trạng: {{m.TinhTrang}}Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...
Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây