400276

Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020

400276
LawNet .vn

Kế hoạch 165/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020

Số hiệu: 165/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang Người ký: Phạm Vũ Hồng
Ngày ban hành: 13/11/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 165/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
Người ký: Phạm Vũ Hồng
Ngày ban hành: 13/11/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 13 tháng 11 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

Căn cứ Nghị quyết số 169/2018/NQ-HĐND ngày 24/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình việc làm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018 -2020;

Căn cứ Nghị quyết số 159/NQ-HĐND ngày 24/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chuyển nguồn vốn Quỹ Đầu tư phát triển Kiên Giang ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018 -2020;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình việc làm tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2018 - 2020, với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Tạo lập môi trường phát triển thị trường lao động; tập trung đào tạo giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; có giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động đã qua đào tạo. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyn dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, tạo ra việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

Giải quyết việc làm giai đoạn 2018 -2020 trên 105.000 lượt lao động; mỗi năm giải quyết việc làm trên 35.000 lượt lao động. Trong đó:

- Giải quyết việc làm từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương trên 17.000 lượt lao động.

- Giải quyết việc làm cho lao động đi làm việc ở ngoài tỉnh trên 17.900 lượt lao động.

- Giải quyết việc làm đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên 100 lao động.

Phấn đấu đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67%; tỷ lệ thất nghiệp dưới 2,66%; tỷ lệ lao động khu vực nông nghiệp còn dưới 50% so với tổng số lao động xã hội.

II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế tạo việc làm mới:

1.1. Xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp:

- Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính theo hướng công khai, minh bạch, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút mạnh mọi nguồn lực đầu tư vào những ngành, lĩnh vực phù hợp với quy hoạch phát triển của tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi, bình đẳng để phát triển các thành phần kinh tế; có cơ chế, chính sách thu hút các tập đoàn, các công ty lớn thành lập; khuyến khích, hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp có quy mô lớn, có sử dụng nhiều lao động, có sản phẩm chủ lực, mang thương hiệu của tỉnh, tạo động lực nâng cao năng lực cạnh tranh; hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận các nguồn lực về vốn, đất đai, thông tin công nghệ, tìm kiếm thị trường, chủ động hội nhập quốc tế trong bối cảnh tham gia các hiệp định thương mại, cộng đồng kinh tế quốc tế.

1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế “Dịch vụ - Công nghiệp, Xây dựng - Nông nghiệp” theo chiều sâu và chuyển đổi cơ cấu nội bộ ngành theo hướng hiện đại; đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế đầu tư dự án vào các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, ưu tiên tuyển dụng lao động trong tỉnh,

- Tổ chức thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp với những cách làm mới sáng tạo, đổi mới trong tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa và dịch vụ trên thị trường; chuyển dịch cơ cấu lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang các ngành nghề, lĩnh vực khác phù hợp. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ nhất là dịch vụ du lịch và thương mại.

2. Đẩy mạnh giáo dục nghề nghiệp, phát triển nguồn nhân lực:

- Tập trung phát triển hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nâng cao trình độ giáo dục nghề nghiệp theo hướng chuyên sâu, hiện đại đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, gắn với định hướng và nhu cầu phát triển kinh tế của tỉnh.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Kiên Giang đến năm 2020”.

- Tiếp tục thực hiện chính sách giáo dục nghề nghiệp miễn phí tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, tập trung cho đối tượng là gia đình thuộc diện chính sách người có công với cách mạng, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, lao động thuộc diện hộ nghèo, dân tộc thiu s, lao động nông thôn, lao động thuộc diện di dời giải tỏa, không còn đất sản xuất.

- Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp tiếp nhận lao động vào đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Tổ chức thực hiện kết nối giữa các trường và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.

- Tiếp tục đầu tư hỗ trợ và nhân rộng các mô hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm tại chỗ có hiệu quả ở các địa phương, đặc biệt là các doanh nghiệp có sử dụng nhiu lao động như giy da, may mặc, chế biến thủy sản..., và các làng nghề truyền thống,

- Giai đoạn 2018-2020, đào tạo nghề cho khoảng 75.000 lao động, bình mỗi năm đào tạo nghề cho 25.000 lao động. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 67%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50%.

3. Phát triển thông tin thị trường lao động: Tổ chức thực hiện tốt dự báo thông tin thị trường lao động hàng năm đạt kết quả theo nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 27/2015/TT-BLĐTBXH ngày 24/7/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động.

4. Phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho vay giải quyết việc làm:

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm để hỗ trợ cho người thất nghiệp, thiếu việc làm tự tạo việc làm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát triển sản xuất nhằm tạo thêm việc làm mới cho người lao động, Trong đó, chú trọng công tác phát hiện, khai thác, thẩm định các dự án có quy mô vừa và nhỏ, hỗ trợ vốn vay để tạo việc làm tăng thêm đồng thời thu hẹp những hộ vay nhỏ lẻ, manh mún, kém hiệu quả trong sử dụng vốn vay giải quyết việc làm.

- Lồng ghép các hoạt động của chương trình cho vay vốn giải quyết việc làm và chương trình tín dụng khác được ủy thác sang Ngân hàng chính sách xã hội đphát huy hiệu quả vốn vay, tạo việc làm mới và ổn định cuộc sng.

- Huy động thêm các nguồn vốn khác để cho vay giải quyết việc làm và giảm nghèo, tranh thủ các dự án viện trợ của các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức nước ngoài để hỗ trợ cho vay sinh kế tạo việc làm ổn định.

- Trong 03 năm (2018 - 2020) hoạt động cho vay vốn giải quyết việc làm, hỗ trợ tín dụng khác sẽ hỗ trợ, tạo việc làm cho khoảng 35.000 lao động, Trong đó:

+ Vay vốn giải quyết việc làm (theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm): Hỗ trợ tạo việc làm cho 6.500 lao động.

+ Vốn vay của đối tượng di dời giải tỏa: Hỗ trợ, tạo việc làm cho 5.000 lao động.

+ Hoạt động hỗ trợ tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác về hướng dẫn cách làm ăn, tạo việc làm cho 23.500 lao động.

- Nguồn vốn hỗ trợ việc làm do Trung ương phân bổ, từ ngân sách tỉnh cấp hàng năm và các nguồn huy động hp pháp khác với mục đích sử dụng đhỗ trợ cho các địa phương, các ngành và các đoàn thể thực hiện các hoạt động hỗ trợ người thất nghiệp, người thiếu việc làm tìm việc làm.

5. Tăng cường hoạt động xuất khẩu lao động:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xuất khẩu lao động trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống có nhu cầu về trình độ công nhân kỹ thuật, có thu nhập cao; hạn chế thị trường có nhiều rủi ro. Trước hết tập trung vào các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,

- Tổ chức các khóa đào tạo định hướng về xuất khẩu lao động, hỗ trợ kinh phí đào tạo định hướng người lao động thuộc diện hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, bộ đội xuất ngũ và hộ di dời giải tỏa mất đất sản xuất đđi lao động có thời hạn ở nước ngoài,

- Mở rộng đối tượng và hỗ trợ cho vay vốn với lãi suất ưu đãi để tạo điều kiện cho người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Ngoài vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội theo mức quy định.

- Tạo điều kiện và hỗ trợ cho các doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động trong các hoạt động tư vấn, đào tạo để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt tỷ lệ cao.

6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống dịch vụ việc làm:

- Tiếp tục phát huy và từng bước nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ việc làm có đủ năng lực và điều kiện tư vn cho 34.000 lượt lao động/năm.

- Nâng cao chất lượng các phiên giao dịch việc làm hàng quý, bình quân mỗi phiên giao dịch thu hút từ 15 đơn vị trở lên có nhu cầu sử dụng lao động trực tiếp tham gia tuyển dụng, tuyển sinh. Đồng thời, thu hút từ 10 đơn vị trở lên tham gia trực tuyến phiên giao dịch. Mỗi phiên giao dịch có khoảng 1.000 lao động tham dự. Thông qua các phiên giao dịch ít nhất 30-35% tổng số lao động được giải quyết việc làm; định kỳ thứ sáu hàng tuần tổ chức sàn giao dịch việc làm trực tuyến để doanh nghiệp và người lao động gặp gỡ, đối thoại; tư vấn, giới thiệu việc làm theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

- Củng cố và phát huy vai trò của Trung tâm Dịch vụ việc làm thực hiện công tác tổ chức tt việc gn kết và phối hợp, xử lý thông tin thị trường lao động, dự báo cung - cu lao động đ đra giải pháp phù hợp nhằm thực hiện tt mục tiêu giải quyết việc làm của tỉnh.

7. Bồi dưng, nâng cao năng lực cán bộ tổ chức thực hiện:

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cán bộ đảm bảo năng lực để triển khai tốt đến cơ sở.

- Thực hiện giám sát, đánh giá thường xuyên và định kỳ các mô hình, dự án (lập kế hoạch giám sát, đánh giá cụ thể hằng năm) từ cấp cơ sở xã, phường, thị trấn; cấp huyện về hiệu quả kinh tế và xã hội của các mô hình, dự án.

- Thực hiện tốt thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ các cấp, các ngành và người lao động về việc làm, dạy nghề và thị trường lao động.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Hằng năm, cùng với thời gian quy định về lập dự toán ngân sách nhà nước, căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, các sở, ban, ngành và các địa phương, đơn vị lồng ghép, gắn kết với các chương trình, dự án liên quan do các đơn vị chủ trì, lập dự toán chi hằng năm, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách của cơ quan, đơn vị, địa phương gửi Sở Tài chính tng hợp (đối với nội dung chi thường xuyên) và Sở Kế hoạch và Đầu tư (đối với nội dung chi đầu tư) trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định. Ngoài ra, huy động nguồn lực từ các t chc quốc tế, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các doanh nghiệp, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch, có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu các chính sách và các chương trình, giải pháp liên quan đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động,

- Chủ trì phối hợp với các ngành, các địa phương, các hội đoàn thể, doanh nghiệp triển khai các giải pháp của kế hoạch, tổ chức các phiên giao dịch việc làm định kỳ và di động; tổ chức thực hiện giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm; triển khai cập nhật thông tin thị trường lao động hàng năm.

- Lập kế hoạch chương trình giám sát, đánh giá hằng năm.

- Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định, và báo cáo theo yêu cầu của UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Sở Tài chính:

- Có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp vào dự toán ngân sách tỉnh, báo cáo UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh bố trí dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này trong dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm của các sở, ngành và các địa phương theo phân cấp ngân sách nhà nước.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan, rà soát, hoàn thiện, bổ sung và xây dựng một số chính sách của tỉnh như: Chính sách về vốn vay giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận người lao động vào giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm, hỗ trợ các hoạt động của các cơ sở dịch vụ việc làm.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất UBND tỉnh lồng ghép các mục tiêu của Kế hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của tỉnh và các chương trình, dự án có liên quan đến lĩnh vực lao động, việc làm.

- Cung cấp thông tin về lao động của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn và thực hiện các chính sách có liên quan ngành quản lý và phối hợp với UBND các huyện, thành phố hỗ trợ di dân ổn định cuộc sống.

- Tổng hợp dự báo nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động thuộc lĩnh vực nông-lâm-thủy sản, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

5. Sở Công Thương:

- Triển khai thực hiện các cơ chế chính sách quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp - thương mại trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh kêu gọi đầu tư, dự án về phát triển cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cụm công nghiệp thu hút lao động, thực hiện tt chương trình khuyến công giai đoạn đến năm 2020 được phê duyệt.

- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, hàng năm tổng hợp nhu cầu đào tạo, nhu cầu sử dụng lao động thuộc lĩnh vực công nghiệp - thương mại để xây dựng kế hoạch đào tạo và cung ứng nguồn lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo:

Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức phân luồng học sinh, sinh viên, tư vấn học nghề và định hướng việc làm.

7. Sở Du lịch:

Thực hiện và hướng dẫn xây dựng các chính sách, dự án thuộc ngành quản lý; phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện giải quyết việc làm phục vụ phát triển dịch vụ - du lịch, nhà hàng - khách sạn, phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Thông tin - Truyền thông, Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang:

- Phối hợp với các ngành, địa phương, tổ chức thông tin, tuyên truyền các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về giải quyết việc làm cho người lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động.

- Kịp thời phổ biến những thông tin về mô hình dạy nghề tạo việc làm hiệu quả, những cá nhân đin hình tự tạo việc làm cho cá nhân và tạo việc làm cho người khác; tuyên truyền và giới thiệu các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ hợp tác phát triển các lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và tạo việc làm.

- Thực hiện đăng thông tin tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp thường xuyên trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Kiên Giang, Báo Kiên Giang.

9. Các sở, ban, ngành có liên quan:

- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của ngành để xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn gắn với chỉ tiêu tạo việc làm, thu hút lao động. Chủ động phối hợp với các ngành khác, các địa phương đề xuất những giải pháp khắc phục tình trạng mất việc làm, tạo thêm việc làm mới và giải quyết những bức xúc về vấn đề việc làm của ngành.

- Phối hợp với các địa phương rà soát, thống kê về tình trạng việc làm, nhu cầu học nghề, chuyển đổi ngành nghề..., để có giải pháp hỗ trợ phù hợp.

- Cung cấp thông tin về nhu cầu lao động của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho các địa phương (thông qua Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội), hỗ trợ các địa phương tìm việc làm cho người lao động.

- Vận động các doanh nghiệp được giao đất tại địa bàn giải tỏa tiếp nhận lao động tại địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp.

10. UBND các huyện, thành phố:

- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và nội dung Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho người trong độ tuổi lao động của địa phương. Tổ chức thực hiện lồng ghép Kế hoạch này với kế hoạch giảm nghèo, Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, các chương trình dự án khác để giải quyết việc làm có hiệu quả.

- Có kế hoạch ủy thác vốn vay giải quyết việc làm cho các Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội để thực hiện cho vay.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan nắm tình hình lao động biến động ở địa phương về việc làm; vận động các doanh nghiệp trên địa bàn, các doanh nghiệp được giao đất tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp được giao đất tại địa bàn giải tỏa tiếp nhận lao động của địa phương vào làm việc tại doanh nghiệp.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn khảo sát, lập danh sách shọc sinh, sinh viên ở địa phương tốt nghiệp ra trường chưa có việc làm; thng kê slao động mất việc làm do di dời, giải tỏa, mt đất sản xuất đcung cấp thông tin nhu cầu về việc làm và chủ động phối hợp với các ngành liên quan có biện pháp giải quyết.

- Củng cvà nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác lao động - việc làm, giảm nghèo, quản lý giáo dục nghề nghiệp để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ ở địa phương.

11. BQL Khu kinh tế tỉnh và BQL Khu kinh tế Phú Quốc;

- Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế nghiên cứu thị trường, tiếp tục đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.

- Khuyến khích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế xây dựng và thực hiện cơ chế ưu tiên tuyn dụng lao động trong tỉnh.

- Phối hợp với các ngành có liên quan cập nhật, tổng hợp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế để giới thiệu, thu hút người lao động vào làm việc.

12. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh:

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các đoàn thể, các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng giao dịch hoạt động cho vay giải quyết việc làm, giảm nghèo và xuất khẩu lao động ở các địa phương đảm bảo đúng đối tượng và đáp ứng nhu cầu vay của nhân dân, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cho vay.

- Thẩm định và tham mưu cho UBND các cấp phê duyệt cho vay và giải ngân các dự án cho vay để giải quyết việc làm kịp thời, không để tồn đọng vốn.

13. Các trường đại học, cao đẳng và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động đào tạo, tìm việc làm cho sinh viên, học sinh khi tốt nghiệp ra trường.

- Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tham gia công tác tuyến sinh học nghề ở các phiên giao dịch việc làm để cung cấp thông tin, tư vấn về giáo dục nghề nghiệp cho người lao động. Tham gia thực hiện quy định về cơ chế liên kết phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp trong tỉnh.

14. Đề nghị các tổ chức chính trị, các hội, đoàn thể:

- Tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các cấp.

- Tuyên truyền cho hội viên về các chính sách và hoạt động của Kế hoạch này; hướng dẫn hội viên xây dựng dự án vay vốn, tín chấp vay vốn để giải quyết việc làm, giảm nghèo, vận động các thành viên tự tạo việc làm và tạo việc làm cho người khác.

- Chỉ đạo các cấp hội thực hiện ủy thác cho vay có hiệu quả, tạo và huy động nguồn vốn cho vay bổ sung để tạo việc làm.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ:

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có kế hoạch và thường xuyên kiểm tra giám sát tình hình việc làm, thất nghiệp trong lĩnh vực và trên địa bàn quản lý; báo cáo kịp thời những vướng mc, khó khăn và đxuất trình UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để có hướng giải quyết.

- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể các nội dung đã được phân công trong Kế hoạch này. Định kỳ 6 tháng, năm báo cáo tình hình thực hiện cho UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp). Thời gian gửi báo cáo: 6 tháng đầu năm vào ngày 20/6, cả năm vào ngày 20/12.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi, đôn đốc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo cho UBND tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội định kỳ 6 tháng vào ngày 01/7 và cả năm vào ngày 31/12.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để xem xét, giải quyết kịp thời./

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh (Đảng, chính quyền, đoàn thể);
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP và CVNC;
- Lưu: VT, tthuy.

CHỦ TỊCH




Phạm Vũ Hồng

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản
Văn bản khác