Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng
Nguyễn Thị Diễm My

Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gồm những nguyên tắc gì? – Minh Thuận (Cần Thơ)

Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 18/9/2023, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 1388/QĐ-TCT về áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế do

1. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

- Việc đánh giá xếp hạng rủi ro đối với NNT để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT; xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật, Bộ chỉ số tiêu chí và hướng dẫn thực hiện ban hành theo Quyết định này.

- Thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định NNT có dấu hiệu rủi ro bao gồm: thông tin về NNT trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế; thông tin về NNT thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra NNT; thông tin về NNT do các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan cung cấp. Các thông tin này được cập nhật thường xuyên, đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT và ứng dụng quản lý rủi ro để đảm bảo việc phân tích, đánh giá, nhận diện NNT có dấu hiệu rủi ro chính xác, kịp thời.

- Việc đánh giá, xếp hạng rủi ro đối với NNT được thực hiện hoàn toàn tự động, tập trung bằng ứng dụng quản lý rủi ro để phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT; lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.

- Việc phân loại hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:

(1) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT được rà soát, đối chiếu với quy định của Luật Quản lý thuế và các văn bản quy phạm pháp luật quy định, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế để xác định các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

(2) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT có dấu hiệu rủi ro thuộc một trong những CSTC Nhóm I tại Phụ lục I ban hành theo Quyết định này được xác định là trường hợp thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

(3) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT được phân tích, xếp hạng rủi ro cao theo Bộ CSTC do Tổng cục Thuế quy định thuộc chỉ số tiêu chí Nhóm II, Nhóm III tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này.

(4) Hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT được phân tích, xếp hạng rủi ro cao theo Bộ CSTC do Cục Thuế lựa chọn.

- Các hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT còn lại thuộc diện hoàn thuế trước được chuyển sang ứng dụng QLRR phân hệ lập kế hoạch thanh tra kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế để tiến hành theo dõi lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.

- Trường hợp đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2021 của Bộ Tài chính và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro, công chức thuế được miễn trừ trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung bộ chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Bộ CSTC phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế bao gồm 03 nhóm, cụ thể:

- Nhóm I: Nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau

Là nhóm các chỉ số tiêu chí mà nếu NNT có dấu hiệu rủi ro thuộc một (01) trong các chỉ số tiêu chí này thì hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT sẽ được thực hiện phân loại thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau.

- Nhóm II: Nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT theo phương pháp chấm điểm rủi ro

Là nhóm các chỉ số tiêu chí áp dụng phương pháp tính điểm, xếp hạng rủi ro. Trên cơ sở đó thực hiện phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.

- Nhóm III: Nhóm chỉ số tiêu chí theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế

Là nhóm các chỉ số tiêu chí áp dụng phương pháp chấm điểm rủi ro mà cơ quan thuế có thể lựa chọn bổ sung vào Bộ CSTC đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT.

Tổng cục Thuế sử dụng các chỉ số tiêu chí Nhóm II và có thể lựa chọn thêm các chỉ số tiêu chí Nhóm III (nếu cần) để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT và lựa chọn NNT có dấu hiệu rủi ro phù hợp với từng thời kỳ để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế. Bộ chỉ số tiêu chí do Tổng cục Thuế sử dụng được áp dụng toàn quốc.

Cục Thuế có thể xây dựng thêm Bộ chỉ số tiêu chí trên cơ sở lựa chọn các chỉ số tiêu chí Nhóm II và Nhóm III ban hành theo Quyết định này để thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro, phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT cho phù hợp với đặc điểm NNT và phù hợp với công tác quản lý từng địa phương. Trường hợp Cục Thuế lựa chọn, xây dựng thêm Bộ CSTC, Cục Thuế có văn bản báo cáo gửi về Tổng cục Thuế (qua Ban Quản lý rủi ro) để xem xét quyết định thực hiện.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

545 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;