Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn
Lê Trương Quốc Đạt

Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn hiện nay gồm những trường hợp nào? - Duy Minh (Trà Vinh)

Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

1. Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Các trường hợp thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn theo khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;

- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;

- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;

- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Hình thức thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn

Hình thức thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn theo khoản 2 và khoản 3 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

* Thực phẩm không bảo đảm an toàn bị thu hồi theo các hình thức sau đây:

- Thu hồi tự nguyện do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm tự thực hiện;

- Thu hồi bắt buộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn.

* Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:

- Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;

- Chuyển mục đích sử dụng;

- Tái xuất;

- Tiêu hủy.

3. Trách nhiệm khi thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn

Theo khoản 4 và khoản 6 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định về trách nhiệm khi thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn có trách nhiệm công bố thông tin về sản phẩm bị thu hồi và chịu trách nhiệm thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn trong thời hạn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; 

Chịu mọi chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Trong trường hợp quá thời hạn thu hồi mà tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không thực hiện việc thu hồi thì bị cưỡng chế thu hồi theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm:

+ Căn cứ vào mức độ vi phạm về điều kiện bảo đảm an toàn, quyết định việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn, thời hạn hoàn thành việc thu hồi, xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

+ Kiểm tra việc thu hồi thực phẩm không bảo đảm an toàn;

+ Xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm theo thẩm quyền do pháp luật quy định;

+ Trong trường hợp thực phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng hoặc các trường hợp khẩn cấp khác, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trực tiếp tổ chức thu hồi, xử lý thực phẩm và yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm không bảo đảm an toàn thanh toán chi phí cho việc thu hồi, xử lý thực phẩm.

4. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn theo Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

- Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:

+ Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

+ Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:

+ Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;

+ Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;

+ Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý.

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

660 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;