Từ giữa tháng 01/2018 (từ ngày 15/01 - 31/01/2018) nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực thi hành. Sau đây, Thư Ký Luật xin điểm qua một số chính sách nổi bật về tiền lương, CBCCVC,… như sau:
Nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được Chính phủ thông qua ngày 07/12/2017, thay thế Nghị định 153/2016/NĐ-CP.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2018 được quy định như sau:
Đồng thời, địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới cũng có một số thay đổi.
Xem chi tiết Nghị định 141/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25/01/2018. Mức lương tối thiểu vùng được áp dụng thực hiện từ 01/01/2018.
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư 132/2017/TT-BTC quy định tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 15/12/2017.
Theo đó, để đảm bảo thực hiện chế độ tiền lương, trợ cấp trong năm 2018, Bộ Tài chính quy định:
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi phân bổ ngân sách cấp dưới phải tiết kiệm 10% chi thường xuyên năm 2018 (không tính các khoản chi tiền lương, có tính chất lương) để tạo nguồn cải cách tiền lương, đảm bảo không thấp hơn mức Bộ Tài chính giao.
Thông tư 132/2017/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 29/01/2018, áp dụng đối với năm ngân sách 2018.
Đây là một trong những chính sách đáng chú ý của Chính phủ tại Nghị định 140/2017/NĐ-CP nhằm thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.
Theo đó, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ sau khi tuyển dụng sẽ được đặc cách thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc thăng hạng CDNN viên chức tương đương ngạch chuyên viên chính nếu đáp ứng điều kiện:
Xếp loại: Hoàn thành tốt hoặc xuất sắc nhiệm vụ trong 03 năm liên tiếp tính từ khi có quyết định tuyển dụng;
Đối với cán bộ khoa học trẻ trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I còn phải có ít nhất 01 đề tài khoa học được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành có uy tín.
Đối với cán bộ khoa học trẻ trình độ tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, dược sĩ chuyên khoa cấp II còn phải có ít nhất 01 công trình nghiên cứu khoa học được công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành khu vực hoặc quốc tế.
Nghị định 140/2017/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/01/2018.
Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn, điều kiện, nội dung, hình thức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp (CDNN) giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Theo đó, giáo viên mầm non, tiểu học được xét thăng hạng CDNN như sau:
Xét thăng hạng CDNN từ giáo viên hạng IV lên giáo viên hạng III: Thông qua việc xét và chấm điểm hồ sơ theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên hạng III của mỗi cấp học;
Xét thăng hạng CDNN từ giáo viên hạng III lên giáo viên hạng II: Thông qua việc xét, chấm điểm hồ sơ và sát hạch theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên hạng II của mỗi cấp học.
Đối với giáo viên mầm non, tiểu học hạng III xét thăng hạng lên hạng II có điểm hồ sơ đạt 100 điểm thì được tham gia sát hạch.
Việc sát hạch được thực hiện qua hình thức làm bài khảo sát hoặc phỏng vấn.
Hồ sơ xét thăng hạng thực hiện theo quy định tại Điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BNV.
Thông tư 28/2017/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 15/01/2018.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |