Văn bản hợp nhất các quy định pháp luật về cựu chiến binh

Ngày 01/6/2017, Bộ Nội vụ ban hành Văn bản 01/VBHN-BNV hợp nhất các quy định hướng dẫn chi tiết và thi hành một số điều của Pháp lệnh Cựu chiến binh.

 

Theo quy định, cựu chiến binh (CCB) là những công dân Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ.

Căn cứ xác nhận CCB

  • Việc xác nhận CCB được căn cứ vào hồ sơ khi họ hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi CCB đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội CCB cùng cấp xác nhận;
  • Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận CCB được thực hiện bởi cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội CCB cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để UBND nơi họ nhập ngũ xác nhận;
  • Việc xác nhận là CCB trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận CCB về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.

 
 

Chính sách ưu đãi và những quyền lợi ưu tiên
 
CCB thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

CCB thuộc các đối tượng sau được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế- xã hội:

  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên quốc phòng thuộc quận đội nhân dân Việt Nam đã tham gia chiến đấu, làm nhiệm vụ quốc tế, trực tiếp phục vụ chiến đấu trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
  • Cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ đã tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu ở đơn vị tập trung theo quyết định thành lập hoặc giao nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền sau ngày 30/4/1975;
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc đã phục viên, nghỉ hưu, chuyển ngành.

CCB trong độ tuổi lao động được ưu tiên:

  • Học nghề;
  • Tạo việc làm;
  • Tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức đơn vị phù hợp với sức khỏe và chuyên môn đào tạo;
  • Xuất khẩu lao động.

CCB thuộc diện nghèo theo chuẩn được:

  • Ưu tiên cấp thẻ BHYT và khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT;
  • Ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách – xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xóa đói, giảm nghèo.

CCB tham gia kháng chiến từ ngày 30/4/1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30/4/1975:

  • Được hưởng chế độ BHYT theo quy định của pháp luật;
  • Khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành. 

CCB cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động:

  • Được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội;
  • Được trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật.

CCB khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối với hợp Hội CCb và gia đình tổ chức tang lễ theo nghi thức;
CCB trong các cơ quan làm công tác Hội CCB được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ.

Văn bản 01/VBHN-BNV hợp nhất các Nghị định sau:

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
1566 lượt xem
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;