Sáng ngày 16/6, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ
- Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ theo Luật Sở hữu trí tuệ
- Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009: Giám định về sở hữu trí tuệ
- Quyền đăng ký nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ (Hình từ Internet)
Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 được thông qua ngày 16/6/2022.
Về tác giả, đồng tác giả; quyền nhân thân: Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, khoản 1 Điều 12a của dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi đã quy định nhiều tiêu chí để xác định đồng tác giả, gồm tiêu chí về số lượng (từ 2 người trở lên), về tính chất (cùng trực tiếp sáng tạo tác phẩm), sự thống nhất ý chí (cùng chủ ý tạo ra một tổng thể hoàn chỉnh tác phẩm); khoản 2 và khoản 3 Điều 12a đã quy định về trường hợp không phải là đồng tác giả và cơ chế thực hiện quyền nhân thân, quyền tài sản đối với các đồng tác giả để bảo đảm chặt chẽ, thuận lợi trong quá trình thực thi quyền tác giả.
Thực tiễn thi hành pháp luật cũng như tham khảo pháp luật các nước cho thấy, không có cơ sở để quy định tỷ lệ thời gian đóng góp để xác định đồng tác giả. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho giữ nội dung này như dự thảo Luật.
Đồng thời, 4 dự án luật khác được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 3 Quốc hội XV bao gồm:
- Luật Thi đua, khen thưởng 2022;
- Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Như Mai