Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự.
Theo như Thông tư 216/2016/TT-BTC, người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:
Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
Thuộc diện neo đơn được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có tóm tắt hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;
Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.
Bên cạnh đó, nếu thuộc các trường hợp sau đây, người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự:
Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo;
Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;
Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định trên nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.
Xem chi tiết tại Thông tư 216/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2017.
- Thanh Lâm -
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |